MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J 4
I. Những vấn đề cơ bản về phá giá tiền tệ 4
1. Tỷ giá hối đoái 4
1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái 4
1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái 5
1.3. Các chế độ tỷ giá hối đoái 6
2. Định nghĩa phá giá tiền tệ 7
3. Tác động của phá giá tiền tệ lên nền kinh tế 8
3.1. Tác động tích cực 8
3.2. Tác động tiêu cực 8
4. Nguyên nhân Chính phủ thực hiện phá giá tiền tệ 10
4.1. Nguyên nhân chủ quan 10
4.2. Nguyên nhân khách quan 11
II. Tác động của phá giá lên Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia qua cách tiếp cận co giãn 12
1. Cán cân thanh toán quốc tế 12
1.1. Định nghĩa Cán cân thanh toán quốc tế 12
1.2. Kết cấu nội dung của Cán cân thanh toán quốc tế 12
2. Cách tiếp cận co giãn (Elasticity approach) 15
2.1. Một số giả định quan trọng 16
2.2. Điều kiện Marshall-Lerner 16
2.3. Ví dụ minh họa 18
2.4. Các hiệu ứng 19
III. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ 21
1. Định nghĩa hiệu ứng tuyến J 21
2. Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng tuyến J 22
3. Kiểm nghiệm hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ 26
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN VỀ PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 30
I. Phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994 30
1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994 30
1.1. Nguyên nhân 30
1.2. Diễn biến 35
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ 1994 đến nền kinh tế Mexico 37
2.1. Ảnh hưởng tích cực 37
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực 39
3. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994 42
II. Phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997 44
1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ tại Thái Lan năm 1997 44
1.1. Nguyên nhân 44
1.2. Diễn biến 48
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1997 đến nền kinh tế Thái Lan 49
2.1. Ảnh hưởng tích cực 49
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực 50
3. Hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá tiền tệ Thái Lan năm 1997 52
III. Phá giá tiền tệ ở Trung Quốc năm 1994 54
1. Nguyên nhân và diễn biến phá giá tiền tệ Trung Quốc năm 1994 54
1.1. Nguyên nhân 54
1.2. Diễn biến 55
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1994 đến nền kinh tế Trung Quốc 56
2.1. Ảnh hưởng tích cực 56
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực 57
IV. Bài học kinh nghiệm rút ra trên cơ sở phân tích phá giá tiền tệ qua thực tiễn phá giá của Mexico, Thái Lan và Trung Quốc 60
1. Bài học về chính sách tỷ giá hối đoái 60
2. Bài học về thời điểm phá giá 61
CHƯƠNG III. NHỮNG KHUYẾN NGHỊ RÚT RA CHO VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH PHÁ GIÁ TIỀN TỆ VÀ HIỆU ỨNG TUYẾN J 64
I. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái và tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam 64
1. Đặc điểm chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn tháng 2/1999 – nay 64
2. Tình hình Cán cân thương mại của Việt Nam 69
3. Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá đến Cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian qua 74
II. Một số quan điểm về việc phá giá đồng VND trong thời điểm hiện tại 77
1. Quan điểm ủng hộ phá giá mạnh đồng VND 77
2. Quan điểm phản đối phá giá mạnh đồng VND 79
3. Quan điểm về phá giá đồng VND dựa trên những phân tích về hiệu ứng tuyến J 79
III. Khuyến nghị các điều kiện để Việt Nam có thể phá giá thành công VND 81
1. Hình thành một chế độ điều hành tỷ giá mềm dẻo, linh hoạt 81
2. Tạo khả năng chuyển đổi cho đồng VND 83
3. Hạn chế tình trạng đô la hóa 84
4. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định 84
5. Kiểm soát lạm phát 85
6. Kiểm soát vay nợ nước ngoài 86
7. Kiểm soát chi tiêu Chính phủ 86
8. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu 87
Kết luận quan điểm của người viết 88
KẾT LUẬN 91
Danh mục tài liệu tham khảo 93
Danh mục các từ viết tắt 94
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ: Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn 3 tháng của Mexico và Mỹ
Tỷ lệ lãi suất hàng năm cho trái phiếu kỳ hạn 3 tháng:
US T-bills: Trái phiếu Chính phủ Mỹ
$-Mex bonds (Tesobonos): Trái phiếu Chính phủ Mexico tính bằng USD
Peso-Mex bonds (Cetes): Trái phiếu Chính phủ Mexico tính bằng đồng Peso
Nguồn:
3. Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ ở Mexico năm 1994
Biểu đồ 6: Tình hình Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại của Mexico từ quý 1/1994 đến quý 4/1996
Nguồn: Banco de Mexico,
Dựa vào biểu đồ 6 ở trên ta thấy Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại của Mexico sau khi phá giá không biến động theo lý thuyết hiệu ứng tuyến J đã chỉ ra. Khóa luận xin nêu ra một số lý do giải thích như sau.
Thứ nhất, đề cập đến sự tăng đột biến của Tài khoản vãng lai từ thâm hụt chuyển sang thặng dư, có thể giải thích là do sự giảm mạnh của nhập khẩu. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh mẽ nhập khẩu ngay sau khi phá giá có thể nói là do đồng Peso mất giá quá nhiều cùng với suy thoái trầm trọng nền kinh tế. Sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của Mexico có tăng lên khi đồng nội tệ mất giá, do đó khiến lượng xuất khẩu tăng lên nhưng không nhiều do nền kinh tế của Mexico trong thời kỳ sau phá giá đã rơi vào suy thoái, ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, do áp lực lạm phát tăng cao khiến một phần lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu có được do phá giá giảm vì mức giá chung trong nền kinh tế tăng lên. Do đó nó cũng là một nhân tố hạn chế nhập khẩu tăng trong thời gian sau phá giá.
Sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, lúc đó nhập khẩu có xu hướng tăng trở lại (giữa năm 1995). Vào thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng được hưởng lợi thế cạnh tranh do giá trị đồng nội tệ thấp đem lại nên giá trị xuất khẩu tiếp tục tăng. Đồng thời giá trị đồng nội tệ thấp góp phần hạn chế nhập khẩu, do đó xuất khẩu vẫn được duy trì cao hơn nhập khẩu nhưng khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu được thu hẹp dần do nền kinh tế hồi phục, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng trở lại. Kết quả là thặng dư thương mại và Tài khoản vãng lai vẫn được duy trì trong năm 1996, nhưng lượng thặng dư giảm dần.
Sau khi tuyên bố phá giá, Cán cân Tài khoản vãng lai của Mexico đã thặng dư liên tục trong suốt 3 năm và mức thặng dư duy trì khá ổn định dù không tránh khỏi những biến động. Như vậy mặc dù không biến động đúng theo hiệu ứng tuyến J mô tả nhưng kết quả của cuộc phá giá tiền tệ năm 1994 tại Mexico thể hiện trên biến động của Tài khoản vãng lai cho thấy điều kiện Marshall-Lerner đã được thỏa mãn trong dài hạn, phá giá đã có tác dụng cải thiện Tài khoản vãng lai của quốc gia này.
II. Phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997
Từ năm 1990 đến năm 1996 tiền nước ngoài đua nhau đổ vào Thái Lan cùng các nước Đông Á khác vì không khí kinh tế rất lạc quan. Ai cũng tin rằng Đông Á là mảnh đất hứa hẹn nhiều tiềm năng. Các quỹ đầu tư quốc tế, đặc biệt là của Nhật Bản và Châu Âu sau khi bỏ chạy khỏi châu Mỹ La tinh đã tìm thị trường mới cho những khoản tiền vốn chưa dùng tới và họ đã tìm đến Đông Á.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1997 thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính trên diện rộng của các nước Châu Á mở đầu ở Thái Lan trong đó có thể coi sự kiện Chính phủ Thái tuyên bố thả nổi tỷ giá đồng Bath sau một thời gian dài cố định tỷ giá vào đồng USD là sự kiện mở màn cho giai đoạn khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tại hàng loạt các nước Châu Á.
1. Nguyên nhân và diễn biến cuộc phá giá tiền tệ tại Thái Lan năm 1997
1.1. Nguyên nhân
1.1.1. Nguyên nhân chủ quan
Về mặt chủ quan, có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến phá giá tiền tệ ở Thái Lan năm 1997. Đó là nhóm nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ các chính sách của Chính phủ Thái Lan và nhóm nguyên nhân thứ hai từ hệ thống tài chính yếu kém trong nền kinh tế.
Chính sách của Chính phủ Thái Lan
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến phá giá đồng Bath phải kể đến là chính sách tỷ giá cố định của Chính phủ Thái. Ngay từ đầu khi tiền nước ngoài chảy vào Thái Lan, NHTW Thái vì muốn kiểm soát tỷ giá đã cố định tỷ giá giữa đồng Bath và đồng USD là 25THB/USD. Do vậy, khi giá đồng USD tăng mạnh, NHTW Thái buộc phải bỏ dự trữ ngoại hối để giữ được tỷ giá neo của mình.
Trước tiên, chính sách tỷ giá hối đoái neo cố định vào đồng USD trong một thời gian dài khiến đồng Bath bị định giá quá cao so với giá trị thực của nó. Kết quả là từ đầu năm 1996 xuất khẩu của Thái Lan giảm sút nghiêm trọng (tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Thái Lan từ trên 20% thời điểm giữa năm 1995 giảm xuống còn -7% vào năm 1996). Xuất khẩu là động lực phát triển chính của Thái Lan, do vậy việc xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng dẫn tới nền kinh tế Thái Lan rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng giảm, cùng với đó là tình trạng Tài khoản vãng lai và Cán cân thương mại liên tục trong thâm hụt.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan giai đoạn 1993 – 1997
1993
1994
1995
1996
1997
GDP (tỷ USD)
3170.3
3630.8
4188.9
4598.3
4827.2
CA (triệu USD)
-6126
-7801
-13206
-14350
-3011
TB (triệu USD)
-8516
-8730
-14625
-16148
-4614
EX (triệu USD)
36553
44649
55731
54667
56734
IM (triệu USD)
45069
53379
70383
70815
61348
Nguồn: IMF, Staff Country Report No.98/119 – Thailand Statistical Appendix, 4/11/1998
Suy thoái kinh tế khiến doanh thu và lợi nhuận của các nhà sản xuất giảm sút, kéo theo sự sụt giảm khả năng thanh toán các khoản nợ. Đồng thời, suy thoái kinh tế cũng khiến niềm tin của các tổ chức tài chính quốc tế vào khả năng thanh toán nợ của Thái Lan giảm đi nhiều. Kết quả là dòng vốn nước ngoài chảy vào Thái Lan giảm. Sau những năm vay tiền nước ngoài thoải mái, khi nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt dòng tiền chảy vào cũng là lúc Thái Lan phải đối mặt với khó khăn. Muốn trả lãi những món nợ cũ thì Thái Lan cần phải có ngoại tệ. Hàng xuất khẩu khó bán, lượng ngoại tệ sẵn có thì chưa đủ để mua hàng nhập khẩu. Do vậy, muốn có ngoại tệ trả nợ thì phải đi vay thêm USD nhưng việc đi vay ngày càng khó khăn hơn. Giới đầu tư quốc tế dần mất tin tưởng và không muốn cho vay thêm khi biết người vay nợ mới chỉ để trả nợ cũ. Nhiều công ty muốn đổi đồng Bath để lấy đồng JPY hay USD để trả nợ nước ngoài trong khi dòng ngoại tệ đang giảm. Theo quy luật cung cầu, khi cầu về ngoại tệ tăng đồng thời cung ngoại tệ có xu hướng giảm như vậy lập tức khiến giá ngoại tệ tăng lên. Chính phủ Thái Lan buộc phải dùng dự trữ ngoại tệ để duy trì mức tỷ giá cố định.
Bảng 3: Dự trữ ngoại hối, Tổng nợ nước ngoài và Nợ nước ngoài ngắn hạn của Thái Lan từ 1993 – 1997
Đơn vị: triệu USD
1993
1994
1995
1996
1997
Dự trữ ngoại hối
25440
30279
37027
38725
26968
Tổng nợ nước ngoài
52107
64866
82568
90536
91781
Nợ nước ngoài ngắn hạn
22634
29179
41096
37613
29933
Nguồn: IMF, Staff Country Report No.98/119 – Thailand Statistical Appendix, 4/11/1998
Nhìn vào bảng trên ta thấy dự trữ ngoại hối của Thái Lan giảm từ 38725 triệu USD năm 1996 xuống còn 26968 triệu USD (số liệu tính sơ bộ năm 1997) cho thấy trong năm này NHNN Thái đã phải bỏ ra một lượng ngoại hối đáng kể để duy trì tỷ giá hối đoái ở mức cố định. Trong khi đó, nợ ngắn hạn của Thái Lan năm 1995 đang ở mức 41096 triệu USD năm 1995 đã giảm dần, đến năm 1997 chỉ còn 29933 triệu USD chứng tỏ các nhà đầu tư mất lòng tin và đang có hiện tượng rút vốn ra khỏi quốc gia này.
Thứ hai là chính sách tự do hóa tài chính của Chính phủ Thái Lan. Về nguyên tắc, một chế độ tỷ giá hối đoái cố định và chính sách tự do hóa tài chính không thể được tiến hành cùng lúc. Nhưng do Chính phủ Thái Lan cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Thái Lan đồng thời cũng cần duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp nên đã tiến hành đồng thời cả hai chính sách này. Kết quả là cuối cùng quỹ dự trữ ngoại hối của Thái Lan cạn kiệt.
Nhằm mục đích thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế để tăng cường dự trữ ngoại hối, giải quyết nhu cầu đồng USD ngày càng tăng trên thị trường ngoại hối do chính sách tỷ giá cố định Chính phủ Thái Lan đã sử dụng một tỷ lệ lãi suất trong nước cao. Hầu hết dòng ngoại tệ đổ vào được rót vào thị trường chứng khoán và lĩnh vực bất động sản. Nhu cầu bất động sản tăng mạnh đã thổi phồng giá địa ốc, tạo ra một nền kinh tế “bong bóng”. Nguy cơ dẫn đến khủng hoảng là rất cao do hầu hết các khoản vay nước ngoài đều là các khoản vay ngắn hạn nhưng lại được đưa vào sử dụng với các mục đích dài hạn dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng của nền kinh tế.
Thứ ba, NHTW Thái đã phát hành thêm tiên để hỗ trợ các tổ chức tài chính. Khi thực trạng nhiều công ty tài chính của Thái Lan không có khả năng trả nợ thể hiện rõ rệt, NHTW Thái đã tìm cách hỗ trợ các công ty tài chính này bằng cách in thêm tiền. Điều này khiến lạm phát trong nước tăng cao do cung nội tệ quá nhiều, đồng thời khiến hiện tượng đầu cơ USD tăng cao dẫn đến sự cạn kiệt của dự trữ ngoại hối.
Sự yếu kém của hệ thống tài chính trong nền kinh tế Thái Lan
Tình trạng bong bóng trong thị trường bất động sản khiến chúng được định giá cao hơn giá trị thực. Bởi vậy, các tổ chức tài chính có thể cho những người chủ bất động sản nhiều hơn năng suất thực nó có thể tạo ra. Khi “bong bóng” vỡ, người vay không có khả năng trả các khoản nợ của mình. Kết quả là các tổ chức tài chính phải đối mặt với nhiều khoản nợ xấu (non – performance loan).
Thêm vào đó, với sự yếu kém trong hoạt động quản lý của các tổ chức tài chính khiến họ gặp phải những rủi ro do đưa ra lựa chọn đối nghịch (adverse selection). Hậu quả là Chính phủ phải đứng ra hỗ trợ cho một hệ thống tài chính hoạt động không hiệu quả.
1.1.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, sự biến động của giá trị hai đồng tiền USD và JPY của hai đối tác thương mại chính của Thái Lan là Mỹ và Nhật Bản đã tạo áp lực giảm giá lên đồng Bath. Thương mại của Thái Lan phụ thuộc chặt chẽ vào hai đối tác này, do đó bất cứ sự biến động giá trị nào của đồng USD và JPY cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và Cán cân thương mại Thái Lan. Khi đồng USD lên giá vào giai đoạn từ tháng 4/1995 đến cuối năm 1996 còn đồng JPY giảm giá từ 80 USD/JPY xuống 125 USD/JPY, sức cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu Thái Lan trên thị trường thế giới bị giảm mạnh, đặc biệt là các mặt hàng thủ công. Thêm vào đó, cũng vào thời gian này Trung Quốc lại phá giá mạnh mẽ, khiến tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Trung Quốc tăng lên. Điều này đã gây bất lợi cho các nước Đông Á trong đó có Thái Lan khiến xuất khẩu của quốc gia này giảm mạnh trong khi nhập khẩu vẫn tăng dẫn đến tình trạng Cán cân thương mại và Tài khoản vãng lai thâm hụt liên tục.
Thứ hai, các nhà đầu tư và người dân nhận thấy sự bất ổn của tỷ giá đồng Bath và áp lực phá giá ngày càng tăng vượt ngoài khả năng kiểm soát của Chính phủ nên bắt đầu rút tiền ra khỏi ngân hàng và các tổ chức tài chính. Chỉ trong hai ngày 4 – 5/3/1997 đã có hơn 21.14 tỷ Bath bị rút Asean University Network, Economics crisis in South East Asia and Korean, 2000
. Sức ép phá giá chỉ thực sự tăng mạnh khi các nhà đầu cơ đồng loạt tấn công vào thị trường tiền tệ. Đồng Bath được đem bán ở cả thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. Các nhà đầu cơ mua đồng Bath ở thị trường giao ngay và bán ở thị trường kỳ hạn nhằm hưởng lãi suất chênh lệch.
Trước tình hình đó, Chính phủ phải can thiệp nhằm duy trì tỷ giá cố định bằng cách sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để mua vào đồng Bath khiến quỹ dự trữ ngoại hối suy giảm nghiêm trọng. Nền kinh tế Thái Lan lúc này như một quả bong bóng chắc chắn sẽ nổ tung, vấn đề chỉ là sớm hay muộn và điều này phụ thuộc vào sức cầm cự của quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
1.2. Diễn biến
Sức ép phá giá nội tệ tăng cao vượt ngoài khả năng chịu đựng của quỹ dự trữ ngoại hối buộc Chính phủ Thái Lan phải chính thức tuyên bố thả nổi đồng Bath vào ngày 2/7/1997. Đồng thời Chính phủ cũng tuyên bố từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái trước đây chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết mà thực chất là thả nổi tự do.
Ngay sau khi Chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Bath, đồng tiền này đã bị mất giá 17% từ 24,5THB/USD xuống 28,8THB/USD.
Ngay khi THB bị phá giá 17%, thị trường đã có những hoạt động tích cực với hy vọng NHTW Thái Lan sẽ đưa ra những biện pháp để củng cố các tổ chức tài chính và giảm lãi suất vốn đã được nâng lên ở giai đoạn trước để duy trì tỷ giá cố định. Tuy nhiên, NHTW Thái Lan đã không can thiệp để thiết lập một mức tỷ giá ổn định mới. Một trong những nguyên nhân chính là do dự trữ ngoại hối của Thái Lan đã cạn kiệt, không đủ để bảo vệ nền kinh tế Thái Lan trước bất kỳ một cuộc tấn công nào khác.
Sau đó một tháng, đồng Bath tiếp tục bị giảm giá ở mức 20%. Đến tháng 1/1998, tỷ giá chính thức của đồng Bath là 53THB/USD, tức mất giá 116% so với trước lúc phá giá. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Hậu quả là nền kinh tế Thái Lan rơi vào trạng thái suy thoái trầm trọng, tốc độ tăng GDP giảm từ 6,7% năm 1996 xuống - 8,3% năm 1998, xã hội mất lòng tin vào Chính phủ, tình hình chính trị trở nên bất ổn. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar.
2. Ảnh hưởng của phá giá tiền tệ năm 1997 đến nền kinh tế Thái Lan
2.1. Ảnh hưởng tích cực
Dù cuộc phá giá tiền tệ vào tháng 2/1997 của Thái Lan là do điều kiện bắt buộc vì không còn đủ dự trữ ngoại hối để duy trì tỷ giá cố định nhưng nó cũng đã có một số tác động tích cực lên nền kinh tế Thái Lan.
Việc đồng Bath phá giá đã hạn chế nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại của Thái Lan. Chỉ trong vòng 16 tháng cán cân thương mại của Thái Lan đã thặng dư ở mức 11.485 triệu USD và tiếp tục thặng dư trong các năm tiếp theo cho dù mức thặng dư giảm dần do Chính phủ cam kết sẽ trả hết nợ nước ngoài và nợ ngân hàng.
Bảng 4 – 5: Một số chỉ tiêu kinh tế của Thái Lan gian đoạn từ quý 3/1997 – 2000
Đơn vị: Triệu USD
Q3/1997
Q4/1997
Q1/1998
Q2/1998
Q3/1998
Q4/1998
Q1/1999
EX (FOB)
14,515.0
14,893.0
13,251.0
12,952.0
13,259.0
13,416.0
12,695.0
% change Phần trăm thay đổi so với cùng kỳ năm trước đó
7.10
6.66
-2.90
-5.25
-8.65
-9.91
-4.19
IM (CIF)
15,376.0
12,399.0
10,122.0
10,352.0
10,112.0
10,057.0
10,021.0
% change
-11.40
-27.53
-39.82
-38.21
-34.23
-18.88
-0.99
TB
-861.0
2,494.0
3,129.0
2,600.0
3,147.0
3,359.0
2,674.0
CA
-746.0
2,871.0
4,210.0
2,811.0
3,410.0
3,860.0
3,972.0
Q2/1999
Q3/1999
Q4/1999
Q1/2000
Q2/2000
Q3/2000
Q4/2000
EX (FOB)
13,686.00
14,704.00
15,716.00
16,220.00
15,747.00
17,996.00
17,926.00
% change
5.66
10.89
17.14
27.76
15.05
22.38
14.06
IM (CIF)
11,566.0
12,330.0
13,612.0
14,301.0
14,800.0
16,502.0
16,820.0
% change
11.72
21.93
35.34
42.71
27.96
33.83
23.56
TB
2,120.00
2,374.00
2,104.00
1,919.00
947.00
1,494.00
1,106.00
CA
2,218.00
3,026.00
3,249.97
3,302.00
1,677.00
2,165.00
2,184.00
Nguồn: Bank of Thailand,
Nhìn vào bảng trên ta thấy sau khi Thái Lan tiến hành phá giá vào đầu quý 3 năm 1997, nhập khẩu của quốc gia này đã giảm mạnh trong 6 quý liên tục (bảng 5) trong khi xuất khẩu có biến động nhưng không nhiều đã giúp Cán cân thương mại và theo đó là Tài khoản vãng lai thặng dư liên tục giai đoạn sau phá giá.
Sau khi phá giá, do sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tăng lên nên xuất khẩu của Thái Lan cũng có xu hướng tăng nhưng tăng không nhiều do trong giai đoạn này, khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên diện rộng và nền kinh tế Thái Lan cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng tài chính và suy thoái.
Tuy nhiên, điều này cũng có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Thái Lan, giúp nó từng bước thoát khỏi khủng hoảng và ổn định về mặt vĩ mô. Cụ thể là sau khi xuất khẩu của Thái Lan sụt giảm trong vài quý đầu đã tăng trở lại và có xu hướng tăng liên tục. Đi kèm với đó là dấu hiệu tăng trở lại trong GDP và GNP chứng tỏ nền kinh tế Thái Lan sau những tác động tiêu cực ban đầu của phá giá nội tệ và khủng hoảng tài chính đã từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Phá giá tiền tệ Thái Lan năm 1997 diễn ra trong khi thị trường tài chính Thái Lan đang lâm vào khủng hoảng, dự trữ ngoại hối cạn kiệt, nền kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái đồng thời Chính phủ cũng không có những động thái thích hợp để giải quyết tình trạng này, do vậy không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực của phá giá đến nền kinh tế Thái Lan.
Bảng 6: GDP, GNP trên đầu người và CPI của Thái Lan giai đoạn 1996 - 2000
1996
1997
1998
1999
2000
GDP tính theo mức giá cố định năm 1998 (tỷ Bath)
3,115.3
3,072.6
2,749.6
2,871.9
3,008.4
(% change) Phần trăm thay đổi so với năm GDP năm trước đó
5.8
-1.4
-10.5
4.4
4.8
GNP trên đầu người (Bath : đầu người)
75,145.5
76,057.4
72,979.2
72,980.6
77,860.1
CPI toàn phần (2007=100) Headline Consumer Price Index với chỉ số năm 2007 = 100
71.8
75.9
82.0
82.2
83.5
(% change) Phần trăm thay đổi so với năm trước đó
5.9
5.6
8.0
0.3
1.6
CPI cơ bản (2007=100) Core Consumer Price Index với chỉ số năm 2007 = 100 (không tính thực phẩm thô và các sản phẩm năng lượng trong giỏ hàng hóa tính CPI)
81.0
84.8
90.8
92.4
93.2
(% change)
5.1
4.6
7.1
1.8
0.7
Tỷ giá bình quân THB:USD
25.3
31.4
41.4
37.8
40.2
Nguồn: Bank of Thailand,
Từ bảng số liệu trên ta thấy phá giá trước tiên đã khiến tỷ lệ lạm phát ở Thái Lan tăng cao, đặc biệt là trong năm 1998. CPI toàn phần của Thái Lan năm 1998 tăng khoảng 8% so với năm 1997, sau đó có tăng lên trong các năm tiếp theo nhưng không nhiều. Có thể khẳng định phá giá đã khiến lạm phát của Thái Lan tăng đột biến.
Bên cạnh đó, sau khi phá giá nền kinh tế Thái Lan rơi vào khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng. Trong năm 1998, mức tăng trưởng GDP là -10.5%, cùng với đó là GNP bình quân trên đầu người giảm khoảng trên 4%. Hai năm 1999 và 2000 tình hình đã được cải thiện hơn, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Có thể nhận thấy phá giá đi kèm với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã khiến nền kinh tế của Thái Lan năm 1998 ở trong tình trạng trì trệ, tăng trưởng âm với mức chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nền kinh tế mất ổn định.
Biểu đồ 7: GDP Thái Lan tính theo mức giá năm 1988 giai đoạn 1996 – 2000
Nguồn:
Phá giá cũng làm tăng ghánh nặng nợ nước ngoài của Thái Lan tính theo đồng nội tệ. Vào năm 1997, tổng nợ chưa trả của Thái Lan vào khoảng 109.2 tỷ USD, gấp khoảng gần 5 lần dự trữ ngoại hối trong năm này là 27 tỷ USD. Với khoản nợ khổng lồ và quỹ dự trữ ngoại hối cạn kiệt, phá giá đồng Bath khiến gánh nặng nợ của Thái Lan tăng lên đáng kể. Nếu Chính phủ Thái Lan quyết định thả nổi đồng Bath sớm hơn, khi quỹ dự trữ ngoại hối chưa cạn kiệt như tại thời điểm tháng 7/1997 thì đã giảm được phần nhiều gánh nặng nợ này.
3. Hiệu ứng tuyến J trong thực tiễn phá giá tiền tệ Thái Lan năm 1997
Biểu đồ 8: Tài khoảng vãng lai của Thái Lan từ quý 3/1996 – quý 4/2001
Nguồn: Bank of Thailand,
Từ biểu đồ trên ta thấy Tài khoản vãng lai của Thái Lan thâm hụt trầm trọng trong giai đoạn trước phá giá, mức thâm hụt vào quý 2/1997 là 3134 triệu USD. Ngay sau khi phá giá, Tài khoản vãng lai của Thái Lan được cải thiện, tăng liên tục kể từ sau quý 3/1997 đến quý 1/1998 đã thặng dư ở mức 4210 triệu USD. Nhận thấy biến động của Tài khoản vãng lai Thái Lan sau khi phá giá không theo lý thuyết hiệu ứng tuyến J đã chỉ ra – tức xấu đi trong ngắn hạn sau đó được cải thiện, vậy đâu là nguyên nhân?
Trước tiên, tình hình xuất nhập khẩu trong giai đoạn sau phá giá của Thái Lan chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện kinh tế suy thoái và khủng hoảng không chỉ ở Thái Lan mà hầu hết các quốc gia trong khu vực Châu Á. Do vậy, sự cải thiện của Tài khoản vãng lai phần nhiều là do sự sụt giảm của nhập khẩu vì kinh tế suy thoái. Hơn nữa, kinh tế suy thoái và khủng hoảng cũng là nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu không tăng nhiều do các doanh nghiệp không có khả năng mở rộng sản xuất dù phá giá đem lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, do khủng hoảng tài chính diễn ra tại nhiều quốc gia trong khu vực nên một phần lợi thế cạnh tranh do phá giá đem lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Thái Lan cũng bị triệt tiêu vì trong giai đoạn khủng hoảng tài chính này rất nhiều quốc gia cũng phải phá giá mạnh đồng tiền của mình như Hàn Quốc, Indonesia…Dù xuất khẩu không tăng nhiều nhưng do nhập khẩu giảm mạnh nên Tài khoản vãng lai của Thái Lan vẫn được cải thiện. Tuy nhiên, đây cũng không nhất thiết là một dấu hiệu đáng mừng vì nhập khẩu giảm ở đây không phải do nền kinh tế tăng trưởng, cung cấp nhiều hàng hóa thay thế mà do kinh tế suy thoái. Đồng thời khoảng thặng dư Tài khoản vãng lai của Thái Lan cũng chỉ đủ để trả khoản nợ của quốc gia này trước khi phá giá chứ không tạo được nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, đó chỉ là những dấu hiệu trong ngắn hạn, trong dài hạn Tài khoản vãng lai đã được cải thiện hơn rất nhiều so với giai đoạn quý 3/1997. Cụ thể là trong các năm sau đó tuy Tài khoản vãng lai của Thái Lan có một số biến động lên xuống nhất định nhưng vẫn luôn ở trạng thái thặng dư, phản ánh sự ổn định và từng bước phục hồi của nền kinh tế này. Như vậy có thể kết luận dù Cán cân Tài khoản vãng lai trong trường hợp phá giá tại Thái Lan năm 1997 không theo đúng biến động của hiệu ứng tuyến J nhưng xét trên dài hạn nó đã phản ứng đúng với điều kiện Marshall-Lerner chỉ ra – tức phá giá tiền tệ trong dài hạn sẽ giúp cải thiện Cán cân Tài khoản vãng lai, tạo điều kiện nền tảng cho một quốc gia tăng trưởng kinh tế.
III. Phá giá tiền tệ ở Trung Quốc năm 1994
1. Nguyên nhân và diễn biến phá giá tiền tệ Trung Quốc năm 1994
Trung Quốc là một quốc gia điển hình với những chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái hiệu quả đem lại những ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế, góp phần đưa quốc gia này đến một vị thế đáng nể trong nền kinh tế thế giới. Một trong những lần điều chỉnh chính sách tỷ giá hiệu quả là lần Trung Quốc chủ động tuyên bố phá giá đồng CNY vào tháng 1/1994.
1.1. Nguyên nhân
Trong thời kỳ 1990 – 1993, mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã đem lại những thay đổi tích cực cho Cán cân thương mại của Trung Quốc, nhưng do tỷ lệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái cao hơn mức lạm phát nên đồng nhân dân tệ có khả năng quay trở lại tình trạng bị định giá cao làm xói mòn sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trên thị trường thế giới. Kết quả là xuất khẩu bị hạn chế, nhập khẩu tăng khiến Cán cân thương mại Trung Quốc đã lâm vào tình trạng thâm hụt nặng nề vào năm 1993.
Bảng 7: Tài khoản vãng lai của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 1995
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tài khoản vãng lai (tỷ USD)
11.997
13.271
6.402
-11.902
7.657
1.618
Nguồn:
Từ 1979 đến 1993 (14 năm), Trung Quốc đã điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái 7 lần. Xu hướng điều chỉnh là phá giá mạnh đồng NDT. Năm 1993, mức điều chỉnh tỷ giá (phá giá) so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục và với biên độ lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng CNY) gây ra vẫn rất lớn (bảng 9). Lý do là vì tỷ giá CNY/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bảng 8: Tổn thất tài chính với xuất khẩu do tỷ giá ở Trung Quốc (đơn vị: CNY).
Năm
1979
1981
1983
1985
1988
1993
Chi phí để thu 1 USD xuất khẩu
2,40
2,31
3,02
3,67
5,80
6,32
Tổn thất ứng với 1 USD xuất khẩu
0,85
0,49
0,22
0,73
2,08
1,0
Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998.
Nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, ngày 1/1/1994, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiến hành phá giá mạnh đồng CNY. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh từ mức 5.8 CNY/USD lên mức 8.7 CNY/USD, ngang bằng với tỷ giá thị trường tự do. Tỷ lệ phá giá thực tế theo tính toán là 50.14% . Phá giá đã nhanh chóng cải thiện được sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc trên phương diện giá cả. Đồng thời với việc phá giá nội tệ, Trung Quốc đã chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết.
1.2. Diễn biến
Để hạn chế những tác động tiêu cực của sự thay đổi mạnh trang chính sách tỷ giá hối đoái lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã song song thực hiện một loạt các biện pháp hỗ trợ như xây dựng thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thực hiện ngân hàng kết nối, cải tiến cơ chế điều hành tỷ giá, cải thiện và hoàn chỉnh quản lý thu chi, kết toán ngoại hối, xóa bỏ kế hoạch thu chi ngoại tệ mang tính mệnh lệnh, xóa bỏ sự ghìm giá và tăng ngoại hối của các công ty, tăng cường oạt động kiểm soát của NHTW đối với các giao dịch ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định số lượng và địa chỉ các ngân hàng được phép giữ lại một phần ngoại tệ để chủ động trong hoạt động kinh doanh…
Kết quả của phá giá mạnh đồng CNY và hàng loạt các biện pháp hỗ trợ khác là Trung Quốc đã nhanh chóng khôi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khóa luận Ngoại thương- Hiệu ứng tuyến J trong phá giá tiền tệ- Lý thuyết, thực tiễn một số nước và những khuyến nghị rút ra cho Việt Nam.doc