MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TIỀN THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 4
1.1. Khái niệm hình phạt tiền 4
1.2. Mục đích, ý nghĩa của hình phạt tiền 6
1.2.1. Mục đích của hình phạt tiền 6
1.2.2. Ý nghĩa của hình phạt tiền 6
1.3. khái quát lịch sử lập pháp về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam 8
1.3.1. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền giai đoạn 1945 – 1975 8
1.3.3. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về hình phạt tiền 11
1.3.3. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hình phạt tiền Giai đoạn 1985 đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực 13
CHƯƠNG 2
HÌNH PHẠT TIỀN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 19
2.1. Hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính 20
2.1.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng 20
2.1.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt 23
2.2. Hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung 25
2.2.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng 25
2.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt 28
2.3. một số quy định của phần chung Bộ luật hình sự liên quan đến hình phạt tiền 28
2.3.1. Tổng hợp hình phạt tiền 28
2.3.2. Miễn hình phạt tiền 30
2.3.3. Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền 30
2.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên 31
2.3.5. Xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền 31
2.3.6. Hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 32
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TIỀN 35
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền 35
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt tiền. 43
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5739 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng. (chương XIX).
- Có 7/20 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính.(chương XX).
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với một số tội phạm khác do BLHS quy định:
- Có 10/11 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội phạm về môi trường (chương XVII).
- Có 1/9 điều luật có quy định việc áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân. (chương XIII).
- Có 1/9 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội phạm về ma túy (chương XVIII).
- Có 1/13 điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong chương các tội xâm phạm sở hữu (chương XIV).
Trong 76 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính nhà làm luật đều quy định hình phạt này trong chế tài lựa chọn với các hình phạt chính khác như cải tạo không giam giữ, cảnh cáo… Điều này tạo điều kiện cho Tòa án tùy từng trường hợp phạm tội cụ thể có thể lựa chọn một hình phạt phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Theo quy định tại phần chung BLHS năm 1999 thì chỉ áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với các tội phạm ít nghiêm trọng nhưng tại phần các tội phạm lại có tương đối nhiều điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với các tội phạm nghiêm trọng . Ví dụ: khoản 1 Điều 155, khoản 1 Điều 158… Thậm chí, có 1 điều luật còn quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính đối với tội rất nghiêm trọng là Điều 222 khoản 3. Quy định như vậy đã tạo nên sự không thông nhất giữa các quy định ở phần chung với các quy định ở phần các tội phạm trong BLHS Việt Nam.
2.1.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt
* Mức phạt tiền
Khoản 3 Điều 30 quy định: “ Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng”.
BLHS năm 1985 không quy định mức phạt tiền tối thiểu gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế. Khắc phục bất cập này, BLHS hiện hành đã quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng, mức cao nhất tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể quy định trong phần các tội phạm của BLHS. Việc quy định mức tiền phạt tối thiểu là một triệu đồng đã “khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1985 tạo cơ sở pháp lý cho việc quy định Điều 47 BLHS năm 1999. Đồng thời làm căn cứ cho việc quy định mức hình phạt tối thiểu và tối đa tại các điều luật cụ thể. Thể hiện rõ tính nghiêm khắc của chế tài hình sự với các chế tài khác (hành chính, kinh tế)” [50, 163]. Khi quyết định mức phạt tiền, Tòa án căn cứ vào các quy định tại điều 45 BLHS ngoài ra còn phải xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả để quyết định mức phạt tiền phù hợp, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, đồng thời đảm bảo tính khả thi của hình phạt đã tuyên, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta đối với người phạm tội.
Phạt tiền được quy định theo hai cách:
- Cách thứ nhất: Quy định phạt tiền từ mức tối thiểu đến mức tối đa. Ví dụ: “…thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng” (Điều 165 khoản 1 – Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả).
Theo cách quy định này, mức thấp nhất là 1 triệu đồng (ví dụ: Điều 245 – Tội gây rối trật tự công cộng) và mức cao nhất là 1 tỉ đồng (ví dụ: Điều 172 – Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên).
- Cách thứ hai: quy định mức phạt tiền theo bội số tiền trốn thuế hoặc tiền lãi với mức thấp nhất là một lần và mức cao nhất là mười lần (ví dụ: Điều 161 – tội trốn thuế, Điều 163 – tội cho vay nặng lãi).
Đảm bảo sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và mức sống của người dân, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã tăng mức tiền phạt khởi điểm và mức tiền phạt cao nhất ở một số điều luật cụ thể. Ví dụ: Điều 171 – Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tăng mức tiền phạt khởi điểm từ 20 triệu đồng lên 50 triệu đồng, tăng mức tiền phạt cao nhất từ 200 triệu đồng lên 500 triệu đồng; Điều 160 – Tội đầu cơ tăng mức tiền phạt khởi điểm từ 5 triệu đồng lên 20 triệu đồng, tăng mức tiền phạt cao nhất từ 50 triệu đồng lên 200 triệu đồng, …Việc tăng mức phạt tiền ở một số tội phạm cụ thể trong BLHS Việt Nam đánh mạnh hơn vào kinh tế của người phạm tội, tạo ra tính răn đe cao hơn của hình phạt tiền trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm.
* Cách thức nộp tiền phạt
Lần đầu tiên cách thức nộp tiền phạt được quy định cụ thể trong BLHS năm 1999 tại khoản 4 Điều 30: “Tiền phạt có thể nộp một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quy định trong bản án”.
Khi quy định hình phạt tiền và mức phạt cụ thể, Tòa án có quyền quy định cách thức nộp tiền phạt trong bản án. Quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án với điều kiện hoàn cảnh khác nhau có khả năng thi hành hình phạt đã tuyên. Theo quy định tại Điều 257 khoản 5 BLTTHS năm 2003 “Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự”. Do vậy, cơ quan thi hành án dân sự thi hành án phạt tiền theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự hiện hành, cụ thể là Luật thi hành án dân sự năm 2008. Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định người bị kết án nếu có khả năng thi hành án mà cố tình không thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án (Điều 46 Luật thi hành án dân sự năm 2008). Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế thi hành án còn được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương IV của Luật thi hành án dân sự năm 2008. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xác định tài sản riêng của người bị kết án lại rất khó trong khi pháp luật tố tụng cũng như pháp luật thi hành án chưa có các quy định cụ thể về vấn đề này. Đối với những đối tượng không chịu thi hành án hoặc đã bị cưỡng chế nhưng vẫn không chịu thi hành thì vẫn chưa có một chế tài đủ nghiêm khắc để xử lý. Những nguyên nhân đó đã làm giảm đi đáng kể hiệu quả của thi hành án phạt tiền.
2.2. Hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung
2.2.1. Phạm vi và điều kiện áp dụng
Hình phạt bổ sung là hình phạt áp dụng kèm với hình phạt chính. Nếu Tòa án không áp dụng hình phạt chính đối với một người thì cũng không được phép áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một hình phạt chính nhưng lại có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hoặc không bị áp dụng hình phạt bổ sung nào. Tòa án chỉ có thể tuyên hình phạt tiền là hình phạt bổ sung nếu điều luật có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Khoản 2 Điều 30 quy định “Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do bộ luật này quy định”. Như vậy, hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung trong những trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Áp dụng đối với người phạm các tội về tham nhũng. Đó là các tội mà người có chức vụ quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật.
Trường hợp thứ hai: Áp dụng với người phạm các tội về ma túy. Ở nước ta, do đặc tính nguy hiểm thể hiện ở khả năng gây nghiện của các chất ma túy mà nhà nước ta có quy định độc quyền quản lí đối với các chất này. Đồng thời, nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của các chất ma túy đến đời sống xã hội, BLHS Việt Nam đã quy định tất cả các hành vi xâm phạm các quy định của nhà nước về chế độ quản lý các chất ma túy là những hành vi trái pháp luật hình sự Việt Nam và được BLHS điều chỉnh bằng việc quy định về nhóm các tội phạm ma túy tại chương XVII, từ điều 192 đến điều 201.
Trường hợp thứ ba: Áp dụng với những trường hợp khác do BLHS Việt Nam quy định. Đó là các tội không thuộc nhóm các tội tham nhũng và ma túy. BLHS hiện hành đã mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về môi trường…
Qua nghiên cứu các quy định của BLHS Việt Nam về hình phạt bổ sung có thể rút ra một số nhận xét sau:
BLHS hiện hành có 111 điều luật (phụ lục 2) áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung trong tổng số 270 điều luật chiếm 41 % tổng số các điều luật tăng gần 3 lần so với BLHS năm 1985. Trong đó:
Nhóm tội phạm về tham nhũng có 10 điều luật quy định cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm tội phạm về ma túy có 9 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Ngoài ra theo quy định của Điều 30 khoản 2, phạt tiền còn được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với một số tội phạm khác do BLHS quy định. Cụ thể:
Nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có 3 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân có 1 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội xâm phạm sở hữu có 10 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có 29 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội phạm về môi trường có 11 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng có 31 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính có 7 điều luật quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Ở các chương còn lại: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia, Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp…BLHS không cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung.
Hình phạt tiền trong BLHS được quy định là hình phạt bổ sung tùy nghi bên cạnh các hình phạt bổ sung khác như: tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định…
2.2.2. Mức phạt tiền và cách thức nộp tiền phạt
* Mức phạt tiền
Cũng giống như các trường hợp áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính, mức phạt trong trường hợp áp dụng là hình phạt bổ sung cũng được quy định tại khoản 3 Điều 30: “ mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng”. Như vậy, khi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mức tối thiểu cũng không được thấp hơn một triệu đồng.
Có hai cách quy định mức phạt tiền tại các điều luật cụ thể:
- Quy định mức tối thiểu và tối đa từ “…đồng đến …đồng”. Tuy khoản 2 Điều 30 quy định mức phạt tiền tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng song trong từng tội phạm cụ thể mức phạt tối thiểu thường cao hơn một triệu đồng, mức tối đa cao nhất là 500 triệu đồng. Ví dụ: “người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng” (khoản 3 Điều 172).
- Quy định mức phạt tiền theo số tiền thu lợi bất chính hoặc giá trị tài sản phạm pháp. Ví dụ: “ người phạm tội …có thể bị phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần giá trị của hối lộ” (khoản 5 Điều 279).
* Cách thức nộp tiền phạt:
Giống như phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính, phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung cũng có thể nộp một lần hoặc nhiều lần theo quyết định của Tòa án trong thời hạn nhất định được ghi trong bản án. Đơn vị tính theo Việt Nam Đồng.
2.3. một số quy định của phần chung Bộ luật hình sự liên quan đến hình phạt tiền
2.3.1. Tổng hợp hình phạt tiền
Tổng hợp hình phạt là việc tổng hợp các hình phạt riêng lẻ áp dụng đối với người phạm tội thành hình phạt chung buộc người bị kết án phải chấp hành. Tổng hợp hình phạt được đặt ra trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50).
- Nếu các hình phạt cần tổng hợp đều là hình phạt tiền thì hình phạt chung là tổng số tiền được cộng lại.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Sang bị TAND tỉnh HY tuyên phạt 50.000.000 đồng về tội “Buôn lậu” theo Điều 153 khoản 1; 20.000.000 đồng về tội “ Đầu cơ” theo Điều 160 khoản 1. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng 50.000.000 đồng với 20.000.000 đồng và buộc Nguyễn Ngọc Sang phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai tội là 70.000.000 đồng.
- Nếu các hình phạt đã tuyên trong đó có hình phạt tiền thì không tổng hợp hình phạt tiền cùng với các hình phạt khác, các khoản tiền được cộng lại với nhau.
Ví dụ: Nguyễn Ngọc Anh bị phạt 20.000.000 đồng về tội “Kinh doanh trái phép” theo Điều 159 khoản 1; bị phạt 20.000.000 đồng về tội “Lừa dối khách hàng” theo Điều 162 khoản 1 BLHS và 5 năm tù về tội “Buôn bán hàng giả” theo Điều 156 khoản 2 BLHS. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án cộng 20.000.000 đồng với 20.000.000 đồng và buộc bị cáo Nguyễn Ngọc Anh phải chấp hành hình phạt chung cho hai tội “Kinh doanh trái phép”, “Lừa dối khách hàng” là 40.000.000 đồng và 5 năm tù cho tội “Buôn bán hàng giả”.
- Trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án theo quy định tại Điều 51 BLHS:
+ Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của BLHS.
+ Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của BLHS.
+ Trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 BLHS.
Như vậy, hình phạt tiền không được tổng hợp với các hình phạt khác. BLHS Việt Nam không cho phép quy đổi từ hình phạt tù có thời hạn thành hình phạt tiền và ngược lại.
2.3.2. Miễn hình phạt tiền
Miễn hình phạt tiền là không buộc người phạm tội phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước là hình phạt về tội mà người đó đã thực hiện.
Điều 54 BLHS quy định: “người phạm tội có thể được miễn hình phạt trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức miễn truy cứu trách nhiệm hình sự”
Như vậy, người phạm tội có thể được miễn hình phạt tiền khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 khoản 1 của BLHS tức là có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và các tình tiết giảm nhẹ đó phải được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS.
- Người phạm tội đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Hai điều kiện trên là điều kiện cần và đủ để người phạm tội có thể được miễn hình phạt.
2.3.3. Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền
Thời hiệu thi hành bản án phạt tiền là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án phạt tiền đã tuyên (khoản 1 Điều 55).
Khoản 2 Điều 55 quy định người bị kết án không phải thi hành bản án phạt tiền sau 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực. Nếu trong thời hạn đó, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh không được tính vào thời hiệu, mà thời hiệu được tính lại kể từ khi người bị kết án ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Nếu trong 5 năm mà phạm tội mới thì thời hiệu được tính lại kể từ ngày bản án có hiệu lực. Bản án có hiệu lực là bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, bản án phúc thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm.
2.3.4. Giảm mức hình phạt đã tuyên
Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc Tòa án quyết định giảm một phần hình phạt đã tuyên với người bị kết án trong quá trình chấp hành hình phạt bằng một quyết định, nếu người bị kết án có đủ điều kiện theo quy định của BLHS.
Trường hợp đặc biệt: Khoản 2 Điều 58 BLHS quy định: “người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần hình phạt còn lại”.
Khoản 3 Điều 58: “một người có thể được giảm nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên”.
Như vậy, người bị kết án phạt tiền dù có được giảm nhiều lần nhưng mức phạt tối thiểu mà họ chấp hành vẫn phải đảm bảo tối thiểu 1/2 mức hình phạt tiền đã tuyên. Quy định đó nhằm làm cho mục đích trừng trị và cải tạo giáo dục của hình phạt vẫn được đảm bảo cho dù người bị kết án đáp ứng đủ các điều kiện để được miễn giảm hình phạt nhiều lần.
Quy định việc miễn, giảm hình phạt tiền trong luật hình sự thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta.
2.3.5. Xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền
Án tích là hậu quả pháp lý đối với người bị kết án và bị áp dụng hình phạt. Án tích được ghi lại trong lí lịch tư pháp của người phạm tội cho đến khi được xóa án tích.
Xóa án tích là xóa bỏ án tích hình sự đối với người bị kết án, bị áp dụng hình phạt, người được xóa án tích coi như chưa bị kết án, được Tòa án cấp giấy chứng nhận, khi phạm tội mới không bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Các trường hợp xóa án tích đối với người bị kết án phạt tiền trong BLHS năm 1999:
- Xóa án tích đương nhiên (Điều 64): sau một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người phạm tội không phạm tội mới thì sẽ được xóa án tích.
- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Điều 66 BLHS quy định: “Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định”. Như vậy, nếu người phạm tội bị tuyên hình phạt tiền, đã chấp hành được 1/3 mức phạt tiền thì có thể được xóa án tích nếu thỏa mãn điều kiện theo quy định tại Điều 66 BLHS.
2.3.6. Hình phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
* Điều kiện áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội:
Điều 12 BLHS năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Điều 68 chương X BLHS năm 1999 quy định : “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo những quy định tại chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung của Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu của việc phòng chống tội phạm đối với người chưa thành niên, BLHS quy định những nguyên tắc đặc thù về xử lí người chưa thành niên phạm tội thể hiện chính sách hình sự của nhà nước ta đối với chủ thể đặc biệt này. Điều đó được cụ thể hóa trong những quy định về áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội trong BLHS năm 1999.
Khoản 5 Điều 69: “…không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi”.
Điều 72: “Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng”.
Như vậy phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
* Mức phạt:
Điều 72 BLHS năm 1999 quy định về mức phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như sau: “Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá 1/2 mức phạt tiền mà điều luật quy định”. Vậy phạt tiền chỉ được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội với mức phạt không quá 1/2 mức phạt mà điều luật đã quy định khi và chỉ khi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và có tài sản riêng hoặc có thu nhập đảm bảo cho việc thi hành án.
Bên cạnh đó BLHS còn một số điều luật, quy định khác có liên quan đến áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội. Đó là :
*Miễn giảm hình phạt tiền: khoản 3 Điều 76: “Người chưa thành niên phạm tội lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền còn lại”.
*Xóa án tích: Theo khoản 1 Điều 77 và khoản 1 Điều 64 người chưa thành niên phạm tội được xóa án tích nếu sau 6 tháng kể từ ngày chấp hành xong bản án phạt tiền mà họ không phạm tội mới.
Những quy định đặc biệt khi áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội nói riêng, trong toàn bộ BLHS nói chung thể hiện rõ chính sách nhân đạo của nhà nước ta hướng tới mục đích giáo dục cải tạo người chưa thành niên là chính.
BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã có những sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện hơn các quy định về hình phạt tiền so với BLHS năm 1985 ở các nội dung sau:
- Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền, quy định rõ điều kiện và phạm vi áp dụng hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính cũng như khi được áp dụng là hình phạt bổ sung.
- Quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền là một triệu đồng.
- Quy định cách thức nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần, tạo điều kiện cho người bị kết án có khả năng thi hành án cũng như nâng cao tính khả thi của hình phạt tiền.
- Tăng mức tiền phạt ở một số điều luật cụ thể cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và đảm bảo tính răn đe của hình phạt.
Bên cạnh đó BLHS năm 1999 vẫn còn một số hạn chế khi quy định về hình phạt tiền được bộc lộ trong quá trình áp dụng trên thực tế đòi hỏi phải được tiếp tục hoàn thiện đáp ứng yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT TIỀN
3.1. Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền
Trong những năm qua, số người bị áp dụng hình phạt tiền chiếm tỉ lệ không lớn. Theo báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao thì tỉ lệ số bị cáo bị xử phạt tiền so với số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong 3 năm gần đây như sau:
Năm 2007: 6,7 %; năm 2008: 6,5 %; năm 2009: 6,9%
Từ báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao trong 3 năm gần đây (2007- 2009), có thể biểu thị việc áp dụng hình phạt tiền của TAND trên cả nước trong thực tiễn xét sử theo các bảng số liệu sau:
Bảng 1
Năm
Tổng số vụ xét xử sơ thẩm
Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền
Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính
Tổng số bị cáo bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung
2007
55299
92260
6217
1187
5030
2008
58449
98741
6505
1543
4962
2009
60433
102577
7088
1905
5183
(Nguồn: Phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao).
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy: Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền có chiều hướng tăng lên nhưng không đáng kể. con số này từ năm 2007, 2008, 2009 tương ứng là 6217, 6505, 7088 bị cáo. Trong tổng số các bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền, số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm tỉ lệ thấp. Năm 2007 tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 6217 bị cáo trong đó có 1187 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 19,1 %, có 5030 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 80,9 %. Năm 2008, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 6505, trong đó có 1543 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 23,7 %, có 4962 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 76,3%. Năm 2009, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là 7088, trong đó có 1905 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính chiếm 26,9 %, có 5183 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung chiếm 73,1 %. Như vậy, mặc dù số lượng bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính còn thấp song tỉ lệ bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính có chiều hướng tăng lên rõ rệt từ 19,1 % lên 26,9%.
Nghiên cứu về vấn đề này có thể chọn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – hai trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội lớn nhất cả nước để tìm hiểu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền tại các Tòa án.
* Thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa …của cả nước. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có thu nhập bình quân đầu người cao nhất nước ta. Tình hình tội phạm diễn ra trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua diễn biễn phức tạp và có chiều hướng tăng lên về mức độ nghiêm trọng. Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền tại các Tòa án trên địa bàn Hà Nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hình phạt tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam – những vấn đề lí luận và thực tiễn.doc