Mở Đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài 3
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 4
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
IV. Mục đích và nhiêm vụ nghiên cứu. 5
V. Phương pháp nghiên cứu. 6
VI. Khối lượng và kết cấu của khoá luận tốt nghiệp. 6
Chương một:
Lịch sử quan hệ ngoại giao trên lĩnh vực kinh tế - chính trị
giữa Việt Nam -ASEAN
1.1: Quá trình hình thành và phát triển ASEAN 8
1.2. Đường lối đối ngoại của Đảng đối với hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ( ASEAN) 11
1.3: Những thành quả Việt Nam đạt được trong quá trình
hội nhập khu vực 13
Chương hai:
Báo chí phản ánh hoạt động kinh tế - chính trị Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN từ 2001 đến 2003
2.1. Báo chí phản ánh hoạt động chính trị của Việt Nam với tư cách
là thành viên ASEAN từ 2001- 2003. 19
2.2.Báo chí phản ánh hoạt động kinh tế của Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN từ 2001- 2003 24
2.2.1 Hợp tác giao thông vận tải. 27
2.2.2 Hợp tác về công nghiệp và năng lượng. 28
2.2.3 Hợp tác về nông nghiệp. 30
2.2.4 Hợp tác về khoa học công nghệ. 31
2.3. Những đánh giá và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – ASEAN 32
2.3.1. Triển vọng trong mối quan hệ Việt Nam - ASEAN 32
a.Triển vọng về chính trị 32
b.Về kinh tế 33
2.3.2. Những thách thức trong mối quan hệ chính trị Việt Nam – ASEAN 34
a. Về chính trị 34
b. Về kinh tế 34
Chương ba
Hình thức chuyển tải thông tin về hoạt động kinh tế - chính trị của Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN trên báo “Nhân dân”, “Quốc tế”, “Thời báo kinh tế Việt Nam” từ 2001 đến 2003
3.1. Các thể loại được sử dụng. 37
3.1.1.Thể loại và phong cách ngôn ngữ 37
3.1.2 Tin. 38
3.1.3 Bài phản ánh. 41
3.1.4 Bài phỏng vấn 45
3.2.Chuyên trang, chuyên mục 47
3.2.1. Chuyên trang 47
3.2.2. chuyên mục 49
Kết luận 51
55 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hình thức chuyển tải thông tin về hoạt động kinh tế - Chính trị của Việt Nam với tư cách là thành viên ASEAN trên báo “Nhân dân”, “Quốc tế”, “Thời báo kinh tế Việt Nam” từ 2001 đến 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nam và các quốc gia trong khối ASEAN cam kết củng cố và tăng cường hơn nữa đoàn kết gắn bó theo phong cách ASEAN truyền thống “các nước láng giềng cùng chung thịnh vượng” nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác đoàn kết về một khu vực vì hoà bình và thịnh vượng.
Là một thành viên trong khối ASEAN. Với lập trường kiên định và hoạt động tích cực của Việt Nam đã góp phần rất quan trọng vào việc duy trì và củng cố hình ảnh của ASEAN như là một tổ chức khu vực thành công, vững vàng trước thách thức. Trong bối cảnh phức tạp của tình hình, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững hướng đi, các nguyên tắc của ASEAN giữ được cách tiếp cận năng động và tỉnh táo, trong khi tăng cường nỗ lực chống khủng bố, vẫn tiếp tục quan tâm thích đáng đến việc thực hiện các mục tiêu ưu tiên của ASEAN nhất là về tăng cường liên kết và thu hẹp khoảng cách phát triển. Việt Nam còn tiếp tục tăng cường ổn định chính trị xã hội, kinh tế phát triển trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, đó chính là đóng góp quan trọng của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu ưu tiên của ASEAN. (Những đóng góp tính cực của Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu chung của ASEAN- QT số 31, 1/8/2002, trang 5 ).
Tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 36 diễn đàn an ninh lần thứ 10(ARF- 10). Chủ đề của của AMM – 36 lần này là “hướng tớ một cộng đồng kinh tế ASEAN hội nhâp và mở rộng ra bên ngoài”(QT số 25, 19/6/2003, trang4). Phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 36 kết thúc tại Thủ đô Phnôm Phênh ngày 17/6/03, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường hợp tác gắn kết hơn nữa về chính trị, kinh tế, văn hoá giữa các nước thành viên ASEAN ..(Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn về hội nghị AMM-36 và các hội nghị liên quan. QT số 25, 19/6/2003, trang 5).
Quan hệ về chính trị giữa nước ta và ASEAN được thiết lập chặt chẽ qua các hội nghị cấp cao ASEAN. Ngày 5/11/2001 Hội nghị Cấp cao Asean lần thứ 7 đã diễn ra tại Vương quốc Brunei, với sự tham dự của 10 vị lãnh đạo Nhà nuớc, Chính phủ các nước ASEAN chủ đề của Hội nghị cấp cao Asean 7 là Đẩy nhanh liên kết Asean và tương lai phát triển của Asean. Đây cũng là Hội nghị Cấp cao đầu tiên thực hiện cải tiến lề lối làm việc, cắt giảm tối đa các thủ tục lễ tân để đi vào làm việc thực chất theo sáng kiến của Việt Nam và sáng kiến này đã được thực hiện tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Asean lần thứ 34 tổ chức tại Hà Nội tháng 7 vừa qua. Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phan Văn Khải đã nêu bật sự cần thiết phải tăng cường đoàn kết, gia tăng hợp tác Asean trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới mỗi quốc gia và cả Hiệp hội. Về hợp tác chính trị, Thủ Tướng nêu những hướng chính cần gia tăng hợp tác như: đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động Hà Nội, phối hợp và thống nhất lập trường trên những vấn đề quan trọng tại các diễn đàn khu vực và quốc tế (TTXVN.6/11/2001).
Ngày 4/11 Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8(ASEAN-8) tại PhnômPhênh thảo luận về chủ đề: “hướng tới một cộng đồng các Quốc gia Đông Nam á”. Các nhà lãnh đạo bàn biện pháp dỡ bỏ các hàng rào cản thương mại, liên kết các nghành dịch vụ để thu hút khách du lịch. Phát biểu tại hội nghị thủ tướng chỉ rõ sự cần thiết phải ra tăng buôn bán, đầu tư nội khối, mở rộng hợp tác trong những ngành mà các nước có thể hỗ trợ cho nhau với phương châm “ASEAN quyết tâm dành lấy tương lai tươi sáng hơn”, “Hướng tới một cộng đồng Đông Nam á phát triển” (QT số 31, 1/8/2002).Tham gia hội nghị Việt Nam mong muốn đóng góp vào việc củng cố hoà bình ổ định khu vực, củng cố đoàn kết và mở rộng liên kết và hội nhập trong và ngoài ASEAN, tăng cường vai trò và vị thế của hiệp hội nhằm tranh thủ những cơ hội và đối phó với những thách thức của một thế giới đang toàn cầu hoá nhanh chóng đưa ASEAN tiên bước vững chắc tới những múc tiêu trong “tầm nhìn ASEAN 2020”.
Ngày 7/8/2003 Việt Nam đã tham gia hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 và các hội nghị cấp cao ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản , Hàn Quốc) và ASEAN + 1 với chủ đề : “Hướng tới một cộng đồng kinh tế và an ninh ASEAN”. Tham gia hội nghị cấp cao lần này đoàn Việt Nam do thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu đã tham gia tích cực và chủ động trong suốt quá trình hội nghị thủ tướng đã đưa ra sáng kiến về “hội chợ du lịch Đông Nam á” tổ chức hàng năm luân phiên ở ASEAN (Hướng tới một cộng đồng ASEAN vững mạnh vào năm 2020- QT số 41, 9/10/2003).
Ngày 25/2/2003 Đại hội Liên đoàn báo chí các nhà báo ASEAN (CAJ) cùng với hội thảo “Báo chí ASEAN đoàn kết, đổi mới - vì sự ổn định và phát triển bền vững của khu vực” được tổ chức tại hà nội với tinh thần hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau tìm ra tiếng nói chung và những phương pháp tốt để báo chí thực sự trở thành nhân tố quan trọng cho sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi nước trong khu vực. Bằng các chương trình hành động cụ thể, báo chí ASEAN cùng cất tiếng nói phản đối chiến tranh nhằm vào iraq, chống các hành động khủng bố, bảo vệ hoà bình, ổn định khu vực và trên toàn thế giới, tích cực nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề xã hội toàn cầu.
Tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN ngày 16/6/2003 Việt Nam và ASEAN cùng cam kết nhấn mạnh hơn về nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, phát huy tính năng động bằng việc tích cực, chủ động hơn để đạt sự đồng thuận trên tinh thần nhân nhựng lẫn nhau, có đi có lại và cùng chia sẻ trách nhiệm. Cũng trong khuôn khổ hội nghị này Việt Nam đã đề nghị ASEAN đẩy nhanh việc thực hiện các dự án, chương trình hành động Hà Nội (HPA): “ASEAN cần sớm kiểm tra và đánh giá về việc thực hiện HPA tạo tiền đề cho việc xây dựng chương trình hành động mới của ASEAN trong giai đoạn 2005-2010 để các lãnh đạo ASEAN thông qua hội nghị cấp cao 10 tại Viên Chăn (Lào) vào tháng 12/2004, đồng thời qua đó Việt Nam muốn góp phần quan trọng vào việc giữ vững hướng đi các nguyên tắc của ASEAN, các giá trị ASEAN, giữ được cách tiếp cận năng động, tỉnh táo và cân bằng, tiếp tục quan tâm thích đáng đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN (Trích báo điện tử Vnexpress 16/6/2003).
Việt Nam không ngừng cải thiện mối bang giao với các nước trong khu vực và hiệp hội. Ngày 22/ 6/2003 đoàn hộ nhà báo Việt Nam thăm Thái Lan nhằm thắt chặt thêm tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau gữa hai hộ cũng như gữa như gữa các hộ báo chí thành viên của liên đoàn báo chí ASEAN. Ngày 26/6/2003 Việt Nam bắt tay cùng Inđônêxia tăng cường hợp tác thương mại tạo lên bản thông cáo tuyên bố chung Việt Nam - Indonesia, Tại chuyến thăm Việt Nam của thư tướng Gô-chuốc-tông tháng 3/2003 cũng như các cuộc trao đổi đoàn cấp khác góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Indonesia (Chủ tịch quốc hội Việt Nam hội kiến thủ tướng Gô-Chuốc-Tông (ND số 17678, 20/12/2003), hợp tác toàn diện giữa hai Đảng hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Lào.
2. 2 - Báo chí phản ánh hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - thương mại của Việt Nam với tư cách thành viên ASEAN từ 2001- 2003.
Bước sang những năm gần đây hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN cũng có nhiều thay đổi đòi hỏi Việt Nam phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo một chiều hướng mới trong đó phải đòi hỏi các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, nhất là sức lao động, vốn đầu tư và đất đai. Việt Nam đã thực sự chứng tỏ được mình trong hợp tác kinh tế khi tự mình tạo được bước phát triển mạnh mẽ về chất lượng theo chiều sâu, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cấp công nghệ và quản lý, cả về tầm vi mô và vĩ mô trong hoạt động kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN. Trước hết là “tăng trưởng GDP vào loại cao nhất so với cựng kỳ từ năm 1998 đến nay và cao hơn tốc độ tăng 6,7% của 8 tháng đầu năm 2002” (TBKT. 22/3/2003). Đạt được tốc độ tăng cao hơn trong điều kiện khó khăn do rào cản thương mại, chiến tranh irac, do dịch SARS ... là một cố gắng lớn. Hoạt động kinh tế giữa Việt Nam – ASEAN trong những tháng đầu năm 2003 này đặc biệt phải kể đến là cỏc cam kết liờn quan tới ngành cụng nghiệp, Việt Nam – ASEAN tiếp tục phổ biến nội dung Hiệp định ưu đói thuế quan cú hiệu lực chung (CEPT), Hiệp định hợp tỏc cụng nghiệp ASEAN (AICO), Hiệp định khu vực đầu tư ASEAN (AIA), cỏc cam kết hài hũa húa cỏc quy định về hải quan, biểu thuế... theo hướng tập trung vào cỏc cam kết liờn quan đến cụng nghiệp tới cỏc Sở cụng nghiệp địa phương, cỏc tổng cụng ty và cụng ty để họ xõy dựng được kế hoạch thực hiện cỏc điều khoản cú liờn quan, tập trung vào việc sắp xếp lại sản xuất, nõng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường tỡm kiếm thị trường trong khu vực cũng như trên trường quốc tế. Việt Nam chủ động đẩy mạnh xây dựng kế hoạch hoạt động thương mại, dịch vụ cụng nghiệp cú thể thõm nhập vào thị trường ASEAN, đặc biệt là trong giai đoạn 2002-2006, hoặc thụng qua cỏc ưu đói mà cỏc nước ASEAN 6 dành cho cỏc nước ASEAN 4 để tiếp cận thị trường ASEAN trờn cơ sở những lợi thế cạnh tranh mà ta cú. Yờu cầu cỏc doanh nghiệp cú liờn quan kịp thớch ứng với việc điều chỉnh thuế nhập khẩu và mở cửa từng bước đối với cỏc ngành hàng, dịch vụ liờn quan tới cụng nghiệp (như ngành điện tử dõn dụng, ụ tụ, xe mỏy, cơ khớ, húa chất...). Qua đó trên cơ sở danh mục các mặt hàng Việt Nam đề xuất với các nước ASEAN cũ, Thái Lan và Brunay đã thông báo cơ chế và danh mục AISP dành cho Việt Nam (Brunay có một mặt hàng và Thái Lan có 19 mặt hàng). Trong số những mặt hàng được hưởng AISP của Thái Lan, một số mặt hàng ta chưa được hưởng ưu đãi CEPT nhưng vẫn được hưởng ưu đãi AISP với thuế suất 5% hoặc 3%. Nhiều mặt hàng hưởng AISP có doanh số xuất khẩu sang Thái Lan hàng triệu đô la Mỹ.Thực hiện cam kết về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên ASEAN, các nước ASEAN - 6 (gồm Brunay, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) sẽ dành ưu đãi thuế đặc biệt đối một số mặt hàng xuất khẩu quan tâm của các nước thành viên mới ASEAN (gọi tắt là cơ chế AISP).
Tại Hội nghị lần thứ 24 Malaysia đã công bố văn bản pháp lý về áp dụng thuế suất nhập khẩu 0% đối với 170 mặt hàng theo đề nghị của Việt Nam. Indonesia dự kiến sẽ dành ưu đãi thuế đối với 50 mặt hàng của Việt Nam. Việc cải cách thuế đã đem lại cho Việt Nam một bước chuyển biến mới, hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT) của khu vực to do thương mại ASEAN, qua đó theo lộ trình chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung(CEPT) thì Việt Nam phải nâng biểu thuế quan xuất, nhập khẩu hàng hoá từ 6.495 dòng thuế lên 10.689 dòng thuế. (Báo bộ ngoại giao ngày 23/5/2003).
Với việc cắt giảm này mức ưu đãi thuế nhập khẩu của hàng hoá Việt Nam và các nước ASEAN tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó tiềm năng và lợi thế từ AFTA, thị trường ASEAN được xem là điểm hấp dẫn của các doanh nghiệp Việt Nam, nổi bật và tiêu biểu là thị trường Campuchia (chỉ trong 6 tháng đầu năm 2003 kim ngạch suất khẩu của Việt Nam sang Campuchia tăng 64,4% so với cùng thời kì ). Ngay trong quý một năm 2003 Việt Nam đã đẩy nhanh quá trình thực hiện hội nhập kinh tế khu vực ASEAN của Việt Nam là thu hỳt đầu tư ngoài nước, đăng ký bản quyền tờn thương mại hàng húa, tỡm kiếm và tiếp cận cụng nghệ hiện đại, mở rộng thị trường, đào tạo đội ngũ cỏn bộ, đẩy mạnh cụng tỏc quảng cỏo, tiếp thị, tăng cường ứng dụng khoa học cụng nghệ, cụng nghệ thụng tin tranh thủ sự trợ giỳp trong chương trỡnh hợp tỏc song phương để tạo dựng thế cạnh tranh trong ASEAN, đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp theo hướng cổ phần húa nhằm nõng cao khả năng cạnh tranh. Tiếp tục khuyến khớch và tạo điều kiện để cỏc doanh nghiệp thành lập và đẩy mạnh hoạt động của cỏc văn phũng đại diện tại cỏc nước ASEAN kốm theo phũng giới thiệu sản phẩm, đồng thời, vận động, tổ chức bà con Việt kiều tham gia vào mạng lưới phõn phối, tiờu thụ và quảng bỏ cho hàng cụng nghiệp Việt Nam. Xõy dựng mối quan hệ giữa cỏc hiệp hội, hội chuyờn ngành Việt Nam với cỏc đối tỏc tương ứng của ASEAN để quảng bỏ, giao lưu cỏc sản phẩm, dịch vụ chuyờn ngành (Trích báo Bộ ngoại giao ngày 23/5/2003).
Việt Nam đang tích cực lộ trình giảm thuế xây dựng hệ thống chính sách nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Kể từ 1/7/2003 Việt Nam thực hiện giảm thuế theo cam kết AFTA. Bộ Tài chính đưa ra 1.416 mặt hàng trong danh mục loại trừ tạm thời vào diện cắt giảm ngay với mức thuế suất trung bình từ 30% - 50% xuống còn 20% trong đó có những mặt hàng cắt giảm thuế rất cao từ 40 - 80 xuống còn 20%.(Từ ngày 01/07/2003 giảm thuế theo cam kết AFTA. QT số 25, 19/6/2003. Tr 5) với lợi thế về thuế quan này hứa hẹn sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vào năm 2004 dự đoán sẽ tăng đến 8%.
2.2.1. Hợp tác giao thông vận tải ASEAN:
Trong chiến lược phát triển kinh tế - chính trị, vai trò của giao thông chiếm một vị trí quan trọng, đây là mấu chốt cũng như là cầu nối giữa các nền kinh tế - chính trị giữa các nước trong hiệp hội được dịp cọ sát nhau nhiều hơn, rút ngắn thời gian và chi phí trong mọi hoạt động ngoại giao. Là một quốc gia có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi và quan trọng trong khu vực (phía đông Đông Nam á với 1/2 đường biên giới tiếp xúc với biển, nơi tiếp nhận các nền kinh tế bên ngoài đi vào Đông Nam á qua con đường hàng hải của Việt Nam), Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và phát triển những lợi thế mà mình vốn có này.
Bên cạnh đó việc mở rộng những đường xuyên quốc gia nhằm rút ngắn khoảng cách và thời gian cũng như là sự thuận lợi phát triển kinh tế - chính trị được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Với dự án tuyến đường bộ nối liền 4 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan dưới sự hỗ trợ của ngân hàng phát triển Châu á (ADB) và chính phủ Nhật đang được tiến hành xây dựng, trong đó dự án xa lộ xuyên á đoạn TP Hồ Chí Minh - PhnômPênh đang trên đường hoàn tất. Dự án hành lang Đông - Tây từ Mukdahan ở Đông Bắc Thái Lan qua Savanakhet (Lào) và kết thúc ở cảng Tiên xa (Đà Nẵng - nơi được chính phủ Nhật và ngân hàng phát triển Châu á tài trợ 140 triệu USD để nâng cấp cảng biển Tiên xa) tạo nên tuyến đường bộ khu vực Sông MêKông đi qua quốc lộ 1A Việt Nam.
Về đường sắt, ASEAN đang nỗ lực triển khai xây dựng tuyến đường sắt xuyên á từ Sinhgapore đến Côn Minh-Trung Quốc (ASEAN 2001 - dấu ấn Việt Nam. QT số 52, ngày 27/12/01, tr1).
- Về vận tải hàng không:
Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách “Bầu trời mở” như đã ký kết với Lào, Mianma, Campuchia tại Thành phố Hồ Chí Minh (TTXVN ngày 25/2/2002) bằng cách không ngừng cải thiện chuyến bay và mở ra nhiều điểm đến như: Huế, Đà nẵng, Đà Lạt, Điện Biên Phủ vv... Trên cơ sở đó, mỗi nước đang tự triển khai để đẩy mạnh hợp tác hàng không. Đây là một biên pháp thúc đẩy nhanh việc tự do hoá vận tải hàng không trong khu vực.
2.2.2.Hợp tác về công nghiệp và năng lượng.
Bước vào một giai đoạn mới trong một thế kỷ mới cùng với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp trên thế giới cũng đang đặt chúng ta trước một nhu cầu phải nhanh chóng điều chỉnh, chuyển đổi lại cơ cấu sản xuất, đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ: Quốc gia, doanh nghiệp và ngành hàng. Cơ cấu sản xuất, đầu tư của nền kinh tế nước ta phải đặt ra được những ngành mũi nhọn có hiệu quả cao và có đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và khu vực đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam bắt tay hội nhập kinh tế khu vực trong một bối cảnh mới. Nhiệm vụ trước mắt đặt ra là Việt Nam phải thực hiện xây dựng và triển khai thực hiện một chiến lược dài hạn về chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế và cho từng ngành sản xuất. Các doanh nghiệp cũng cần thiết xây dựng chiến lược điều chỉnh, chiến lược sản xuất kinh doanh của mình để đảm bảo thích nghi một cách hiệu quả trong tình hình mới sao cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực, và bước đầu đang đem lại hiệu quả đáng khích lệ trên lĩnh vực xuất nhập khẩu:
Tại thị trường Indonesia, Việt Nam Xuất khẩu một lượng gạo lớn sang nước này(khoảng 25% đến 60% tổng sản lượng gạo Indonesia nhập khẩu từ các nước), ngoài ra còn lạc nhân, cao su, dầu thô, hạt tiêu,...
Tại thị trường Myanma. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2002 đạt 13 triệu USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 9,3 triệu USD. Trong 3 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 30%/năm. Xuất khẩu của Việt Nam sang Myanma chủ yếu là: vải và phụ liệu may mặc, dược phẩm và thiết bị y tế, phân bón và thuốc trừ sâu, máy và phụ tùng xay xát gạo, máy nông nghiệp, thép ống, thiết bị đường dây và trạm điện,...
Tại thị trường Thái lan, kim ngạch suất khẩu sang thị trường này đạt 240 triệu USD(năm 2002). Mặt xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là các sản nông sản, hàng may mặc và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ,...
Tại thị trường Singapore, Việt nam đang có nhiều lợi thế. Một thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu không có thuế(thuế suất bằng 0), chính vì vậy mà Việt Nam đã tận dụng được 3 kênh tiêu thụ quan trọng ở đây là: Kênh tiêu thụ nội địa, kênh trung chuyển và kênh tái xuất khẩu đi các thị trường lân cận.
Đối với nhu cầu năng lượng của khu vực Đông Nam á tăng lên trong khi nguồn nhiên liệu cung cấp lại cạn kiệt. Các chương trình dự án hợp tác công nghiệp của ASEAN lần lượt được triển khai và thực hiện.
Tại Hội Nghị lần thứ 13 bộ trưởng năng lượng hiệp hội các nước Đông Nam á tổ chức ở Malaixia đã ra tuyên bố chung cam kết tăng cường nỗ lực để đa dạng hoá các nguồn năng lượng. (TTXVN 3/7/2003)
Điện năng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hợp tác năng lượng của các nước thành viên ASEAN trong mấy năm lại đây. Do điều kiện sản xuất và phân bổ, sử dụng điện năng ở mỗi nước thành viên có sự khác nhau, ý tưởng thiết lập mạng lưới điện chung của ASEAN ra đời. Hợp tác về sản xuất và tiêu thụ điện năng là trung tâm của dự án năng lượng ASEAN (APG). Hiện tại mạng lưới điện ASEAN là một trong 4 mạng lưới điện lớn nhất Châu á, bên cạnh Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản với công suất 72 MGW. Việc ghép nối hệ thống điện năng sẽ giúp cho nền kinh tế của các nước ASEAN có mối quan hệ gần nhau hơn.
Cũng trong thời điểm hiện nay, các nước ASEAN đang tiến hành nghiên cứu và triển khai ở nhiều mức độ khác nhau 13 dự án liên kết lưới điện giữa các vùng lãnh thổ trong một nước hoặc giữa các nước với nhau. Khi các dự án này được thực hiện, hoàn thành thì lưới điện của tất cả 10 nước ASEAN sẽ được liên kết thành một lưới điện thống nhất.
2.2.3. Hợp tác về nông nghiệp.
Chương trình hợp tác tài chính cho giai đoạn 1999 - 2004 bao gồm hợp tác trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp và lương thực, tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá nông sản ASEAN.v.v....
Việt Nam là nước có ưu thế về sản xuất nông nghiệp, nông sản đa dạng và có giá trị kinh tế cao các mặt hàng nông sản chủ lực có kim ngạch xuất khẩu sang các nước trong khu vực và thế giới gồm: gạo, chè, cà phê, điều, hạt tiêu, rau quả, trong đó sản xuất gạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là ưu thế mạnh của Việt Nam. (Nông nghiệp Việt Nam trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế - Báo Nông nghiệp số 11 năm 2003)
2.2. 4. Hợp tác về khoa học công nghệ.
Từ 24 đến 27 tháng 9 năm 2002 tại Hà Nội, trung tâm công nghiệp môi trường á - Â u phối hợp phối hợp với cục môi trường. Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam tổ chức hội nghị về lĩnh vực công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm. Mục tiêu của hội nghị này nhằm mục đích cung cấp thông tin gúp cho các nước ASEAN nhận thức sâu sắc hơn về khả năng phong phú của công nghệ sinh học xử lý ô nhiễm môi trường. Các báo cáo ứng dụng của công nghệ sinh học tại các bãi chôn lấp chất thải, ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải trong các khu công nghiệp, xử lý chất thải sinh hoạt đô thị, khôi phục môi trường đất bị ô nhiễm bằng thực vật, xử lý bùn tích tụ tại các sông hồ và bảo vệ nguồn nước. Đây là vấn đề Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và phát triển những kết quả bước đầu cho thấy phát triển công nghệ sinh học là phù hợp với quy mô và trình độ sản xuất điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam . (Hội nghị ASEM về công nghệ sinh học và xử lý ô nhiễm- TBKT số 115, 25/2/2002). Hội nghị sẽ đem lại cho Việt Nam bài học kinh nghiệm quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cũng như kinh nghiệm xây dựng cơ chế chính sách và hợp tác trợ giúp kỹ thuật để phát triển công nghệ này.
Từ ngày 22 đến 27/9 /2003 đã diễn ra hội nghị uỷ ban khoa học lần thứ 46 tại thành phố Hồ Chí Minh. Bộ khoa học và công nghệ Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết của phía Việt Nam tham gia và đóng góp tích cực các hội nghị Bộ trưởng khoa học công nghệ ASEAN chính thức và không chính thức, các hội nghị của Uỷ ban khoa học công nghệ ASEAN tổ chức ở các thành viên, đảm nhận chức chủ tịch một số ngành khoa học công nghệ của ASEAN, tiếp nhận chức chủ tịch Uỷ ban khoa học công nghệ ASEAN (COST) nhiệm kỳ 2003 - 2005. (Về hội nghị Uỷ ban khoa học công nghệ ASEAN lần thứ 46-ND số 17594, 28/9/2003.Tr5). Hợp tác khoa học công nghệ trong khuôn khổ ASEAN đã có những tác động tích cực với sự phát triển khoa học công nghệ trong thời gian qua, ASEAN đã thực hiện hàng trăm dự án dưới các hình thức như: hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ, trao đổi cán bộ khoa học và đào tạo nhân lực, tổ chức triển lãm các thành tựu khoa học công nghệ, trao đổi thông tin và kinh nghiệm quản lý khoa học công nghệ. Hiện nay giữa hai kỳ hội nghị COST 45 và 46, có 39 dự án ASEAN về khoa học công nghệ đang được tiến hành. 25 dự án đang trong quá trình bàn bạc. Việt Nam thông qua 9 tiểu ban khoa học công nghệ ASEAN nói trên và tham gia hầu hết các dự án này.
2.3. Những đánh giá và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN.
2.3.1. Triển vọng trong mối quan hệ Việt Nam - ASEAN
a. Triển vọng về chính trị.
Việt Nam và ASEAN đã không ngừng phấn đấu cho một nền hoà bình của mỗi quốc gia và cả khu vực, sự phát triển của Việt Nam cũng là của ASEAN. Với ý thức trách nhiệm cao, Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ trong các giả pháp tối ưu để nâng cao vai trò chính trị của ASEAN trong khu vực và trên thế giới. Điều đó cho thấy một khả năng phát triển tốt đẹp quan hệ Việt Nam- ASEAN về vấn đề an ninh, chính trị.
Thực tiễn lịch sử cũng như tỡnh hỡnh hiện nay cho thấy sự đe dọa hũa bỡnh, ổn định, đe dọa nền an ninh của Việt Nam là do những yếu tố bờn ngoài, xuất phỏt từ õm mưu gõy chiến, sự tiến hành cỏc cuộc chiến tranh xõm lược của cỏc nước đế quốc, sự xung đột bięn giới lănh thổ từ cỏc nước lỏng giềng do lịch sử để lại, sự cạnh tranh lợi ớch của Biển Đụng do tham vọng của một số nước lỏng giềng mới phỏt sinh, sự can thiệp của cỏc thế lực thự địch từ bờn ngoài ủng hộ bọn phản động bờn trong nước gõy nội chiến, bạo loạn, thực hiện "diễn biến hoà bỡnh" lật đổ chế độ xă hội chủ nghĩa để thiết lập sự thống trị của chỳng.
Vì vậy, Việt Nam hội nhập ASEAN, cựng với cỏc thành viờn khỏc phấn đấu cho mục tiờu tăng cường cơ sở cho một cộng đồng cỏc quốc gia Đụng Nam Á hoà bỡnh và thịnh vượng là cơ sở vững chắc bảo đảm hoà bỡnh, ổn định, an ninh và là nhõn tố thỳc đẩy sự phỏt triển kinh tế, sự thịnh vượng chung của khu vực. Thực tế cho thấy hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN thực sự là nhõn tố quan trọng giỳp Việt Nam và cỏc nước lỏng giềng hiểu biết nhau, xớch lại gần nhau hơn, khộp lại quỏ khứ, hợp tỏc để nhõn lờn điểm tương đồng, đấu tranh để hạn chế bất đồng theo xu thế hội nhập, ổn định và cựng nhau phỏt triển. Hơn thế, Việt Nam đă cú tiếng núi chung với ASEAN trong việc chống sức ộp từ bên ngoài về cỏc vấn đề tụn giỏo, dõn chủ, nhân quyền. Đồng thời, nhờ việc hội nhập ASEAN, trở thành thành viờn của ASEAN, Việt Nam cú điều kiện để đẩy mạnh hợp tỏc kinh tế với cỏc nước lớn là đối tỏc của ASEAN như: Mỹ, Nhật, cộng đồng chõu Âu (EU). Điều đú phần nào đã tạo sự chế ước lẫn nhau giữa cỏc nước, cỏc tổ chức khu vực, tạo sự đan cài lợi ớch để duy trì cục diện hoà bỡnh, ổn định. Như vậy, việc hội nhập kinh tế Việt Nam - ASEAN đứng trên quan điểm quốc phòng an ninh đú chớnh là sự tạo thành một mặt trận, một hướng chiến lược từ bờn ngoài nhằm tạo mụi trường thuận lợi bảo đảm cho nền quốc phòng an ninh của ta thêm vững chắc.
b. Triển vọng về kinh tế
Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều điều kiện thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác và hội nhập giữa các nước trong khu vực, giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường vốn, công nghệ, đội ngũ chuyên gia của ASEAN cũng như tham gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, việc phân bố các nguồn lực sẽ được cải thiện nhờ chuyên môn hoá theo lợi thế cạnh tranh.
Hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của khu vực, thúc đẩy phát triển có hiệu quả nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của cả ASEAN nói chung, bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Quan hệ mậu dịch hai bên đã được tăng cường, tạo ra thị trường buôn bán sản phẩm mới. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam dễ thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các nước ASEAN tham gia trong nhiều dự án. Môi trường chính trị ổn định và chính sách ngoại giao chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại ” của khu vực cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam và ASEAN củng cố hơn nữa các quan hệ kinh tế.
Việc tham gia các chương trình hợp tác và liên k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2281.doc