Khóa luận Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

 

MỤC LỤC

Lời mở đầu .3

 

Chương 1: Một số vấn đề chung về Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam .6

1. Vài nét về Australia .6

1.1. Thể chế chính trị và kinh tế .6

1.2. Vị thế của Australia trong Thương mại Quốc tế .7

1.3. Vị thế của Australia đối với Việt Nam .8

2. ODA của Australia cho Việt Nam .11

2.1. Khái quát chung về ODA .11

2.2. Đặc điểm ODA của Australia cho Việt Nam 17

 

Chương 2: Thực trạng ODA của Australia vào Việt Nam thời gian qua .33

1. Đánh giá chung về tình hình ODA của Australia cho Việt Nam 33

2. Đánh giá cụ thể về tác động của ODA Australia cho Việt Nam . .42

2.1. ODA trong Quản lý nhà nước .44

2.2. ODA trong phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng .48

2.3. ODA trong giáo dục và y tế .53

2.4. ODA trong bảo vệ môi trường .63

2.5. ODA trong bảo vệ quyền phụ nữ .66

3. Tác động ODA của Australia tới nền kinh tế Việt Nam 68

3.1. Tác động tích cực .68

3.2. Những vấn đề còn tồn tại .71

3.3. Nguyên nhân tồn tại .73

 

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA của Australia cho Việt Nam .76

1. Những giải pháp đối với chính phủ Australia 76

1.1. Nhóm giải pháp tăng cường đầu tư hiệu quả vào Việt Nam .76

1.2. Nhóm giải pháp sử dụng, quản lý hiệu quả ODA ở Việt Nam . .78

2. Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam .81

2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút ODA của Australia 81

2.2. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả ODA của Australia 85

3. Nhóm giải pháp khác .88

Kết luận .90

Tài liệu tham khảo .91

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Australia cho Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cực kỳ quan trọng để các nhà tài trợ trong đó có Australia công nhận và tiếp tục cam kết hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam với số lượng lớn. Chính phủ Australia nhận thấy, mặc dù là một trong những nước nghèo nhất khu vực Nam á nhưng Việt Nam có một tiềm năng tương đối lớn. Kể từ khi Chính phủ Việt Nam đưa ra chính sách đổi mới năm 1986, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nửa số dân Việt Nam đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn phải sống trong cảnh khó khăn, nghèo nàn, họ cần và rất cần sự giúp đỡ, quan tâm, đầu tư để thay đổi cuộc sống. Tổ chức phát triển quốc tế của Australia (Australia Agency for International Development-gọi tắt là AusAID) là cơ quan thực hiện các chương trình viện trợ phát triển quốc tế của Australia. AusAID phối hợp một cách chặt chẽ với các cơ quan tiếp nhận viện trợ của Việt Nam để đảm bảo chắc chắn rằng nguồn viện trợ đến được nơi có nhu cầu lớn nhất đồng thời đáp ứng được các nguyên tắc phát triển của Australia. AusAID thường xuyên duy trì giám sát các chương trình viện trợ của mình và phối hợp với các nhà tài trợ chính khác để đảm bảo rằng các chương trình viện trợ của Australia được thực hiện một cách có hiệu quả nhất, mang lại kết quả khả quan nhất. Để giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo AusAID đặt ra các mục tiêu sau: Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực để nâng cao khả năng phát triển của đất nước từ trung hạn lên dài hạn. Thứ hai, tăng cường cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho khu vực nông thôn, đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện đời sống cho dân nghèo. Thứ ba, ủng hộ chương trình cải cách của Chính phủ Việt Nam, đưa ra các hoạt động mang tính chiến lược, tăng cường khả năng quản lý, phát triển các hệ thống tư vấn về xây dựng chính sách... nhằm nâng cao tính hiệu quả và trách nhiệm của Chính phủ. Các hoạt động trợ giúp rất đa dạng của AusAID đã làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu dân Việt Nam. Dù đôi khi có những khó khăn trở ngại tưởng chừng như không thể vượt qua được nhưng trên thực tế đã đạt được những tiến bộ thực sự. ODA của các nước nói chung và của Australia nói riêng đã phần nào giúp nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam lên trên 63 tuổi và giảm một nửa tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trong ba thập kỷ qua. Đây là một bằng chứng rõ ràng rằng các chương trình viện trợ này có tác dụng trực tiếp tới đời sống người dân Việt Nam. Các chương trình viện trợ song phương của Australia tập trung vào bốn lĩnh vực: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển khu vực nông thôn và cơ sở hạ tầng; Chăm sóc sức khỏe; Quản lý Nhà nước. AusAID luôn khẳng định một điều rằng các chương trình viện trợ này không phải là giải pháp tạm thời mà là giải pháp mang tính dài hạn. Tất cả các chương trình viện trợ của Australia đều đề cập, xem xét, phân tích nguyên nhân gây ra sự nghèo đói để từ đó đề ra hướng giải quyết nhằm mục tiêu thay đổi cuộc sống cho người dân nghèo đói, khổ cực. Ngoài ra trong các chương trình viện trợ phát triển của Australia có hai vấn đề mấu chốt luôn được quan tâm và Australia coi đó là những yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển bền vững là vấn đề cải thiện quyền của phụ nữ và vấn đề bảo vệ môi trường. Vấn đề cải thiện quyền của phụ nữ, theo AusAID, mặc dù quan niệm về phụ nữ đã thay đổi và dù đã có những thành tựu lớn lao trong việc thiết lập các điều luật đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ cũng như bình đẳng về địa vị xã hội song phụ nữ vẫn là những người chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là phụ nữ ở những vùng nông thôn và các dân tộc thiểu số. Phụ nữ ít khi được đề bạt vào những vị trí có tính chất quyết định hay lãnh đạo trong lực lượng lao động, tiền lương của họ thường thấp hơn của nam giới, họ được đi học ít hơn và phải làm hầu hết các công việc thấp kém trong xã hội. Chính vì vậy các dự án của AusAID cam kết ủng hộ phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định và tham gia vào các hoạt động của dự án cũng như giúp phụ nữ đạt được sự bình đẳng trong xã hội. Vấn đề bảo vệ môi trường: Sự gia tăng dân số, việc phát triển mở rộng trong nông nghiệp và công nghiệp, quá trình đô thị hóa gia tăng không ngừng kết hợp với khả năng quản lý còn yếu kém đang đặt ra một sức ép lớn đối với môi trường tự nhiên của Việt Nam. AusAID mong muốn giúp người dân Việt Nam tăng cường hơn nữa sự hiểu biết về môi trường, về nguy cơ đang đe dọa môi trường sống của chúng ta, ngoài ra, AusAID còn cung cấp cho Việt Nam vốn, kỹ thuật cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Các chương trình viện trợ của Australia vào Việt Nam rất đa dạng, hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều có mặt ODA dưới dạng cấp vốn, kỹ thuật, chuyên gia hay người tình nguyện... Phớa Việt Nam và Australia cũng thường xuyờn tiến hành họp kiểm điểm hàng thỏng giữa Bộ KH&ĐT và Văn phũng Cơ quan phỏt triển quốc tế Australia (AusAID). Cụ thể, tại cuộc họp gần đõy ngày 21/1/2003 tại Bộ KH & ĐT, hai bờn trao đổi về tỡnh hỡnh thực hiện cỏc dự ỏn ODA của Australia , đặc biệt là một số dự ỏn mới sẽ triển khai trong năm 2003 như dự ỏn Đào tạo tiền du học Australia , dự ỏn Tăng cường năng lực theo dừi và đỏnh giỏ dự ỏn - giai đoạn 2, dự ỏn Phũng chống thiờn tai tại Quảng Ngói. Ngoài ra, hai bờn cũng đó trao đổi về dự thảo bản Chiến lược Quốc gia về Chương trỡnh hợp tỏc phỏt triển Việt Nam - Australia giai đoạn 2003 - 2007. Về cơ bản, bản chiến lược mới này sẽ được xõy dựng cú mục tiờu phự hợp với Chiến lược phỏt triển kinh tế – xó hội của Việt Nam và Chiến lược về Tăng trưởng Toàn diện và Xoỏ đúi Giảm nghốo (CPRGS), hoạt động theo dừi và đỏnh giỏ được tăng cường hơn nhằm đỏnh giỏ được tỏc động và ảnh hưởng của chương trỡnh viện trợ của Chớnh phủ Australia dành cho Việt Nam. Một số chương trỡnh sẽ được điều chỉnh để nõng cao hiệu quả và chất lượng như cỏc hoạt động trong khuụn khổ chương trỡnh hỗ trợ cho cỏc tổ chức phi chớnh phủ Australia (NOVA) với quy mụ khoảng 4 triệu đụ la Australia /năm sẽ tập trung vào hai lĩnh vực chớnh là phũng chống thiờn tai và y tế; Chương trỡnh học bổng phỏt triển Australia (ADS) sẽ được thảo luận kỹ giữa AusAID với cỏc bộ ngành liờn quan theo hướng cú tớnh ưu tiờn cao hơn. Bộ KH&ĐT đang phối hợp tớch cực với AusAID để hoàn thiện bản Chiến lược này để hai phớa phờ duyệt tại Hội nghị tư vấn cấp cao về hợp tỏc phỏt triển Việt Nam - Australia lần thứ 10 sắp tới tổ chức tại Việt Nam. Sau cuộc họp này, ngày 28/3, hai bờn cũng đó tổ chức họp kiểm điểm và thảo luận về cỏc nội dung chớnh sau đõy: (i) Chuẩn bị cho Hội nghị tư vấn cấp cao thường niờn dự kiến tổ chức vào cuối thỏng 5 năm 2003; (ii) Chiến lược hợp tỏc phỏt triển Việt Nam – Australia giai đoạn 2003-2007; và (iii) Bỏo cỏo đỏnh giỏ ảnh hưởng của Chương trỡnh học bổng Australia (ADS) tại Việt Nam. (Nguồn: AusAID Information) 2. Đánh giá cụ thể về tỏc động của ODA Australia cho Việt Nam: Viện trợ phát triển của Australia dành cho Việt Nam nhằm xóa đói giảm nghèo và đạt được sự phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Australia rất quan tâm tới vấn đề nhân đạo và mối quan tâm lớn nhất là trợ giúp cho sự phát triển của các quốc gia láng giềng. Sự ổn định của các quốc gia góp phần đem lại sự ổn định cho khu vực và tăng cường thương mại và đầu tư. Để Việt Nam đạt được sự phát triển bền vững, điều quan trọng là có sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ giữa Chính phủ hai nước Australia và Việt Nam. Các chương trình phát triển được đưa ra và thực hiện dưới sự hợp tác chặt chẽ của hai nước, nhiều hoạt động được Chính phủ hai nước tài trợ. Điều này có nghĩa là cả hai nước cùng thực hiện một cam kết chung nhằm mang lại thành công cho các hoạt động này. Mặc dù là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người là 450 USD/ năm nhưng Việt Nam có một tiềm năng rất lớn. Kể từ năm 1986, việc Chính phủ Việt Nam quyết định mở cửa nền kinh tế đã đem lại những cải thiện đáng kể cho mức sống của người dân. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ 70% trong những năm 80 xuống còn 50% trong những năm gần đây. Sức khỏe của trẻ em được nâng cao, kinh tế gần như tăng trưởng gấp ba lần. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng một nửa dân số, tức là 40 triệu dân, sống trong cảnh nghèo đói, Việt Nam phải đối mặt với một thách thức lớn để có thể giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay và giảm sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng. Các dân tộc thiểu số và những người dân sống ở vùng sâu, vùng xa phải chịu mức sống thấp hơn rất nhiều so với những người dân sống ở các thành phố. Thông qua chương trình viện trợ của mình, Australia đang làm việc với phía Việt Nam trong một nỗ lực nhằm xóa đói giảm nghèo, cải thiện mức sống của người dân Việt Nam. Chương trình viện trợ giúp Việt Nam tăng cường khả năng phát triển thông qua việc hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mức sống của người dân vùng nông thôn thông qua việc cải thiện sức khỏe của người dân, hỗ trợ cho nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Chương trình viện trợ của Australia cũng nhằm hỗ trợ cho chương trình Quản lý Nhà nước của Chính phủ Việt Nam trong các lĩnh vực như phát triển khu vực tư nhân, hội nhập kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực chung và tăng cường hệ thống luật pháp. 2.1. ODA trong Quản lý Nhà nước: Quản lý Nhà nước cũng là một trong số các lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu trong chương trình viện trợ của Australia vào Việt Nam. Australia luôn ủng hộ phương pháp quản lý hiệu quả các nguồn lực của đất nước và thỏa mãn nhu cầu của nhân dân một cách thông thoáng, công bằng và có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là cần phải có những chính sách khuyến khích đầu tư và tăng trưởng, có các tổ chức công tác xã hội phục vụ khu vực công cộng một cách hiệu quả, tăng cường hệ thống luật pháp mang tính hiệu lực cao, bảo vệ nhân quyền và cho phép các tổ chức xã hội làm công tác dân sự giúp nhân dân trình bày quan điểm của mình lên Chính phủ nhằm nâng cao tính hiệu quả và trách nhiệm của bộ máy quản lý. Australia quan niệm tính hiệu quả của bộ máy quản lý là điều kiện sống còn đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Một nền kinh tế phát triển bền vững có các điều kiện ưu đãi với việc đầu tư của khu vực tư nhân và phát triển thương mại mở rộng. Đến lượt nó, các điều kiện ưu đãi này tác động ngược lại giúp nền kinh tế tăng trưởng, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, lợi ích của tăng trưởng được phân phối công bằng, hợp lý. Viện trợ của Australia cho hoạt động quản lý bao gồm việc tài trợ cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền và lập chính sách cho khu vực công cộng ở Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội, ủng hộ việc cải cách luật pháp trong ngành xây dựng và hầm mỏ, đào tạo luật pháp quốc tế. Hầu hết các chương trình thuộc các lĩnh vực đang được quan tâm đều đặt trọng tâm vào công tác quản lý hành chính một cách hiệu quả. Ví dụ như hiện nay trong tất cả các hoạt động phát triển nông thôn, việc khuyến khích cải cách bộ máy quản lý cho hợp lý và quản lý tài chính ở cấp địa phương đều chiếm một vị trí quan trọng. Ngày 20/3/2002, Chính phủ Australia đã ký một hiệp định với chính phủ Việt Nam xét 10 triệu $ Australia (xấp xỉ 84,8 tỷ đồng VN) viện trợ cho một dự án 3 năm hỗ trợ xây dung năng lực quản lý quốc gia có hiệu quả. Quỹ này sẽ kết hợp những kỹ năng của chuyên gia Australia và Việt Nam và các quan chức chính phủ để nâng cao hiệu quả phát triển chính sách, quản lý và cung cấp dịch vụ khu vực công ở Việt Nam. Một uỷ ban điều phối quỹ hỗ trợ bao gồm đại diện của Cơ quan phát triển quốc tế Australia (AusAID) và Bộ kế hoạch và đầu tư của Việt Nam sẽ đưa ra định hướng chính sách chiến lược và giám sát quỹ hỗ trợ này. Chính phủ Australia cũng hỗ trợ nhiều chương trình quản lý quốc gia khác nhăm tăng cường khu vực tư nhân và khu vực công ở Việt Nam. Các chương trình trong lĩnh vực này: Các chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người: Các chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người nhằm nâng cao và bảo vệ quyền con người bằng cách cung cấp những khoản viện trợ nhỏ cho những tổ chức ở những nước khác nhau thực hiện những hoạt động để phát triển năng lực trong nước nhằm tôn trọng, nâng cao và bảo vệ quyền con người một cách trực tiếp và hữu hình. Một yếu tố cơ bản của chính sách quyền con người của Australia là củng cố những cơ sở hạ tầng trong nước giúp nâng cao và bảo vệ quyền con người. Chương trình viện trợ nhỏ về quyền con người đóng vai trò bổ trợ cho những hoạt động lớn hơn về quyền con người được thực hiện thông qua những chương trình viện trợ khu vực và song phương của Chính phủ Australia. Trong năm 2001 AusAID đã tài trợ cho dự án “Tăng cường dân chủ và ý thức về quyền công dân và chính trị cho công dân ở các cơ sở” do Trung tâm nghiên cứu và dịch vụ pháp luật thực hiện. Dự án 1 năm này đã hoàn thành vào tháng 3-2002 và giúp tăng cường ý thức về luật pháp quốc gia và quốc tế để bảo vệ những quyền lợi chính trị và công dân. Dự án này cũng giúp xây dung nền dân chủ ở cấp cơ sở thông qua đào tạo các trưởng thôn tại 4 huyện ở các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Nam Định và Quảng Ninh. Dự án tăng cường công tác giám sát và đánh giá Việt Nam Australia: Giai đoạn 1 của dự án Tăng cường công tác giám sát và đánh giá Việt Nam Australia mới kết thúc hồi tháng 2 năm 2002. Dự án này là một dự án thí điểm hỗ trợ của Australia cho chính phủ Việt Nam để tăng cường năng lực theo dõi, giám sát trên phạm vi quốc gia để có thể cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về thực hiện các dự án có vốn ODA. Mục đích chính của dự án là tối đa hoá những lợi ích từ những dự án và chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Giai đoạn thí điểm này đã thử nghiệm nhiều phương pháp tiếp cận quản lý, kỹ thuật sáng tạo kể cả việc sử dụng những quỹ tín thác cho những hoạt động dự án của các cơ quan Chính phủ Việt Nam quản lý, cấp kinh phí cho nhân viên làm hợp đồng của địa phương và các nhà tư vấn để hỗ trợ cho Bộ Kế hoạch và đầu tư, các cơ quan hữu quan cấp Bộ và cấp Tỉnh trong quản lý và thực thi dự án. Một báo cáo đánh giá nhu cầu cho giai đoạn 2 của dự án đã được hoàn thành hồi tháng 4-2002. Giai đoạn 2 sẽ hỗ trợ thêm cho chính phủ Việt Nam triển khai và thể hiện một khuôn khổ quốc gia cho giám sát và đánh giá có hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Các khóa học về tiếng Anh pháp lý và Luật thương mại nhằm giúp Việt Nam tăng cường khả năng hội nhập và trở thành một thành viên của Cộng đồng kinh tế quốc tế: Dự án này bắt đầu từ năm 1997 và kết thúc vào năm 1999. Vốn của dự án này nằm trong Dự án đào tạo Việt Nam-Australia. Dự án quốc gia về Luật xây dựng: Đây là dự án trợ giúp Bộ Xây dựng dự thảo các điều luật khuyến khích xây dựng an toàn và tiết kiệm và giúp thiết lập Luật quốc gia về xây dựng ở Việt Nam. Dự án này được thực hiện từ năm 1994 và đã kết thúc năm 1997 với tổng số vốn ODA của Australia là 1,9 triệu AUD. Toàn bộ số vốn đã được giải ngân. Ngoài ra, trong hai năm 1998-1999, Australia còn đóng góp một lượng vốn 6 triệu AUD vào Quỹ trợ giúp khủng hoảng ở Châu á. Số tiền này dùng để tăng cường cải cách kinh tế và cải cách hành chính, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp ở các nước Đông á chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Quỹ này đã hoạt động rất hiệu quả, vì vậy trong giai đoạn 1999-2000 quỹ này đã tăng lên gấp đôi là 12 triệu AUD: Tại Việt Nam, Austraila đang tài trợ cho một dự án thí điểm ở thành phố Hải Phòng do Tập đoàn tài chính quốc tế (thuộc Ngân hàng thế giới) tiến hành với chi phí là 1,1 triệu AUD. Dự án này nhằm mục đích hỗ trợ cho việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Việt Nam được trợ giúp cổ phần hóa các công ty và loại bỏ các Công ty Nhà nước làm ăn không hiệu quả, phối hợp quản lý các công ty Nhà nước có hiệu quả và củng cố hệ thống Ngân hàng, buộc một số Ngân hàng thua lỗ phải phá sản và tịch thu tài sản để thế nợ. Việc cải cách hệ thống Ngân hàng được Hiệp hội các giám đốc Ngân hàng của Australia giúp đỡ. 2.2. ODA trong phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng: Hơn 80% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn, tuy nhiên lực lượng sản xuất khổng lồ này hiện đang trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng về cơ sở vật chất cơ bản như: nước sạch, điều kiện vệ sinh, phương tiện giao thông an toàn, quyền được học hành và hưởng các dịch vụ y tế...để có thể vượt qua tình trạng nghèo nàn, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Australia là nước quan tâm rất nhiều đến điều kiện sống, đến những yếu tố liên quan đến cuộc sống của người dân và việc phát triển kinh tế, vì vậy nông nghiệp là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. Gần nửa số viện trợ phát triển của Australia cấp cho Việt Nam được đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng các khu chung cư ở cả khu vực nông thôn và thành thị phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Cây cầu Mỹ Thuận dài 1,5 km, một điểm nối then chốt trên đường quốc lộ Bắc-Nam nối liền đôi bờ sông Cửu Long, mở ra một con đường trực tiếp đến các khu buôn bán sầm uất và khu dịch vụ cho khoảng 16 triệu dân ở đồng bằng sông Mê Kông và khuyến khích phát triển nền công nghiệp ở vùng đồng bằng này. Cây cầu này là công trình tiêu biểu rõ nhất và là biểu tượng cho quan hệ hợp tác tốt đẹp Việt Nam-Australia. Việc xây dựng cây cầu này cũng chính là nơi chuyển giao công nghệ và tạo việc làm, nâng cao trình độ cho công nhân và kỹ sư Việt Nam. Trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng cây cầu này, hơn 300 người Australia và 1500 người Việt nam được tạo công ăn việc làm. Qua đây, các kỹ sư nước ta, các nhà thầu lại, công nhân xây dựng nhận được một “tài sản” lớn đó là kỹ thuật thích ứng và các kỹ năng liên quan. Các dự án cung cấp nước sạch của Australia cũng giúp cho Việt Nam không chỉ là vốn mà cả một nguồn kiến thức rất hữu ích. Ví dụ, dự án cung cấp nước sạch cho năm tỉnh (The five towns Provincial Water Supply Project) không chỉ cung cấp nước máy sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh tốt hơn cho hàng trăm nghìn người, mà còn chuyển giao cho phía Việt Nam bí quyết kỹ thuật, các kỹ năng về lập và quản lỹ dự án, giúp người dân nâng cao tầm hiểu biết về lợi ích của nước sạch đối với sức khỏe của con người và khuyến khích mọi người tham gia các hoạt động vì cộng đồng. Các dự án có quy mô nhỏ hơn cũng góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống nhân dân. Với số vốn phát triển do Liên Hợp Quốc cấp, AusAID đã huy động nhân dân tỉnh Trà Vinh thuộc miền Trung Việt Nam đóng góp sức lực xây dựng đường xá cầu cống, các dự án xây dựng cơ sơ hạ tầng có quy mô nhỏ khác giúp nhân dân có thể đến các khu buôn bán, đến trường học, bệnh viện và có thể tiếp cận với các dịch vụ cơ bản khác... Dự án này cũng vạch ra một hướng đổi mới trong việc phối hợp giữa cộng đồng nhân dân địa phương và chính quyền trong việc lập kế hoạch công tác cũng như các vấn đề về tài chính. Ngoài ra, cũng trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng này Australia cong giúp Việt Nam một số các dự án nhỏ khác như: giúp Việt Nam xây dựng trại giống tôm càng xanh ở Vũng Tàu kết thúc từ năm 1988. Trong các năm 1993-1994, các tổ chức phi chính phủ Australia đã trợ giúp ngành lâm nghiệp Việt Nam các dự án nhỏ (khoảng 468.000 AUD) về lâm nghiệp, lâm sinh. Trong tài khóa 1994-1995 Australia viện trợ 3.200 tấn thép để xây dựng các cầu sông Danh, Hiền Lương, Lai Vu, Đức Huệ; Tư vấn kỹ thuật cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại II (600 MW), thí điểm điện khí hóa ở một số nơi, đấu thầu tư vấn và cung cấp thiết bị điện... Trong tổng số vốn ODA viện trợ của Australia vào Việt Nam, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được số vốn cam kết lớn nhất và thực tế nó cũng được giải ngân nhiều nhất. Hai dự án lớn nhất của Australia tài trợ là Dự án cầu Mỹ Thuận và Dự án cấp nước sạch cho năm tỉnh hoàn thành vào năm 2000 đã chứng minh được tính thực tế của các cam kết cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và khu vực nông thôn nơi mà 90% dân số còn phải sống trong cảnh nghèo nàn lạc hậu. Các dự án lớn trong lĩnh vực phát triển nông thôn và cơ sở hạ tầng: Dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận: Phía Australia thiết kế và xây dựng cầu cáp treo dài 1,5 km bắc qua sông Mê Kông nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Tây Nam. Đây là cây cầu được thiết kế đặc biệt, có cấu trúc hiện đại nhất trong tất cả các cây cầu của Việt Nam hiện nay. Dự án này đã được nghiên cứu khả thi từ năm 1993, được khởi công xây dựng từ năm 1997 và đã hoàn thành vào tháng 5 năm 2000. Đây là dự án về cơ sở hạ tầng có số vốn tài trợ lớn nhất trong các dự án của Australia tài trợ cho Việt Nam với số vốn viện trợ ban đầu là 60 triệu AUD. Phía Việt Nam cũng đóng góp một lượng vốn không nhỏ là 31 triệu AUD. Các công ty của Australia gồm Baulderstone Hornibrook Engineering, Maunsell McIntyre và tập đoàn Snowy Mountains Engineering đã làm việc, phối hợp rất chặt chẽ với phía Việt Nam. Trong quá trình xây dựng cầu, hơn 500 công nhân xây dựng và 60 kỹ sư Việt Nam đã được tham gia vào chương trình đào tạo chính thức trong việc thiết kế cầu, lập kế hoạch, xây dựng và quản lý. Nối liền vựa lúa của Việt Nam với các vùng của đất nước, cây cầu đã giúp cho nông dân và những người kinh doanh nhỏ khác đưa sản phẩm của họ ra thị trường nhanh hơn và hiệu quả hơn, giúp cho người dân đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện được chăm sóc tốt hơn về y tế và giáo dục. Trong tương lai lâu dài, cây cầu sẽ giúp cho việc phát triển tiềm năng kinh tế to lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và du lịch. Hơn nữa, sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long sẽ hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt nam nói chung. Dự án cấp nước cho năm tỉnh: ở dự án này Australia cung cấp nước sạch, cải thiện thiết bị vệ sinh môi trường và ủng hộ việc phát triển các cơ quan ở hai tỉnh miền Bắc là: Bắc Ninh, Bắc Giang, một tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh và hai tỉnh miền Nam: Trà Vinh, Vĩnh Long. Dự án này được thực hiện từ năm 1995 và đã hoàn thành vào năm nay. Dự án này do các công ty của Australia thực hiện với tổng số hợp đồng trị giá 50 triệu AUD, bên Việt Nam góp vốn 20 triệu AUD. Có được nguồn nước sạch tức là điều kiện về sức khỏe được cải thiện hơn. Trước đây, nguồn nước duy nhất sẵn có cho những người dân ở đây là nước được múc lên từ những dòng nước tù đọng từ các con mương ở trong làng. Tổ chức Y tế thế giới cho biết 80% dịch bệnh bắt nguồn từ việc sử dụng nước ô nhiễm và thiếu nước sạch. Vì vậy, nếu có nước sạch chúng ta có thể giảm 80% tỷ lệ dịch bệnh. Dự án cấp nước và cải thiện điều kiện vệ sinh ở Đà Nẵng: Đây là dự án trợ giúp về kỹ thuật giúp người dân ở Đà Nẵng tiếp cận hệ thống nước sạch, thiết bị vệ sinh an toàn. Dự án này được Ngân hàng thế giới cấp vốn vay ưu đãi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng chủ chốt. Dự án này được thực hiện trong khoảng thời gian sáu năm, từ năm 1995 đến năm 2000 trong đó Australia cấp cho ta 5,8 triệu AUD. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Trà Mỹ: Dự án này nhằm mục đích giảm nghèo cho mười lăm xã dân tộc thiểu số biệt lập thuộc huyện Trà Mỹ, Đà Nẵng bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận các phương tiện vận chuyển, hệ thống giáo dục, y tế, các khu buôn bán và tăng cường mở rộng ngành nông nghiệp với các dự án nhỏ về cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn phát triển do Liên Hợp Quốc cấp cho AusAID để viện trợ cho Việt Nam. Dự án này được bắt đầu thực hiện từ năm 1998 và kết thúc vào năm 2001. ở dự án này Australia viện trợ cho ta 2 triệu AUD và giúp Việt Nam củng cố kiến thức về nông nghiệp. Dự án phòng chống lũ lụt Bắc Nam Vao: ở dự án này, Australia tài trợ cho Việt Nam xây dựng hệ thống đê điều, kênh rạch ngăn lũ lụt và cải thiện hệ thống cống rãnh trên diện tích 31.000 hecta của đảo Bắc Nam Vao thuộc tỉnh An Giang. Dự án này sẽ được thực hiện trong năm năm, từ năm 1998 đến hết năm 2002, với số vốn tài trợ không nhỏ từ phía Australia là 10 triệu AUD. 2.3. ODA trong giáo dục và y tế: Giáo dục: ở bất cứ thời kỳ nào, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định vận mệnh của đất nước, quyết định sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vây, AusAID coi vấn đề đào tạo con người, nâng cao trình độ cho mọi tầng lớp nhân dân là vấn đề cấp thiết nhất đối với Việt Nam hiện nay. Trong báo cáo của Chính phủ Việt Nam, hỗ trợ cho giáo dục giai đoạn 1996-2000, ngành giáo dục đào tạo cần đầu tư 125.000 tỷ đồng, trong đó 100.000 tỷ đồng có thể huy động từ các nguồn trong nước, 25.000 tỷ đồng huy động từ những nguồn vốn khác mà chủ yếu trong đó là ODA. Từ năm 1991, Australia đã trở thành một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Từ năm 1993 đến nay hơn 1.500 cán bộ, sinh viên đã được đào tạo theo chương trình học bổng của Chính phủ Australia trong đó năm 1993 Việt Nam nhận được 154 suất học bổng tài trợ, năm 1994 có 216 suất, năm 1995 có 250 suất. Trong năm 1996 có khoảng 2.300 sinh viên Việt Nam đi học tại Australia, 75% là du học tự túc (khoảng 1.725 người), còn lại 575 người được hưởng học bổng tài trợ của Australia (từ năm 1992 đến nay có khoảng hơn 6.000 học sinh, sinh viên đi học tự túc tại Australia). Riêng năm tài khóa 1997-1998, Australia dành cho Việt Nam 500 suất học bổng. Trong năm 1998, có khoảng 150 sinh viên Việt Nam nhận bằng tốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docODA cua Australia cho VN - Thuc trang va giai phap.doc
Tài liệu liên quan