Khóa luận Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại bảo hộ lao động đại an toàn đến năm 2015

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

5. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 4

1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh 4

1.1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 4

1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh 4

1.1.3. Khái niệm về quản trị chiến lược 5

1.2 Khái niệm và mục tiêu của hoạch định chiến lược 5

1. 2.1 Khái niệm của hoạch định chiến lược 5

1.2.2. Qui trình của hoạch định chiến lược 6

1.2.3. Mục tiêu của công tác hoạch định chiến lược 6

1.2.3.1 Mục tiêu dài hạn 6

1.2.3.2 Mục tiêu ngắn hạn 7

1.2.4 Phương hướng hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 7

1.3 Phân tích mội trường kinh doanh 10

1.3.1 Phân tích môi trường vĩ mô 11

1.3.2 Phân tích môi trường vi mô 14

1.4 Phân tích ma trân SWOT 16

1.5 Các chiến lược thường được lựa chọn 15

Chương II: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN 22

2.1 Giới thiệu tổng quát về công ty 22

2.1.1 Chức năng và nhiệm vụ công ty 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hình thành nhân sự của công ty 23

2.1.3 Sơ đồ tổ chức của công ty 23

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 25

2.2 Hiện trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 28

2.2.1 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm

qua 28

2.2.2 Thị trường và khách hàng 29

2.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 30

2.3.1 Bảng phân tích nguồn vốn kinh doanh của công ty 30

2.3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 31

2.3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính 32

2.4 Công tác hoạch định chiến lược ở Công ty 35

2.4.1 Xác định nhu cầu hoạch định chiến lược của công ty 35

2.4.2 Căn cứ vấn đề cơ bản của việc hoạch định chiến lược của công ty 36

Chương III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015 38

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty 38

3.1.1 Mục tiêu chung 38

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty đến năm 2015 39

3.2 Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 40

3.2.1.Môi trường vĩ mô 41

3.2.1.1 Tác lực kinh tế 41

3.2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền và pháp luật 43

3.2.1.3 Tác lực cạnh tranh 43

3.2.2 Môi trường vi mô 44

3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại 44

3.2.2.2 Quyền thương lượng của nhà cung cấp 48

3.2.2.3 Quyền thương lượng của khách hàng 48

3.2.2.4 Sự gia nhập tiềm tàng của các đối thủ mới 48

3.3 Phân tích mội trường bên trong của Công ty 49

3.4 Phân tích ma trân SWOT của Công ty 50

3.4.1 Nhóm 1 Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của công ty 50

3.4.2 Nhóm 2 Phân tích cơ hội và đe dọa cho công ty 52

3.4.3 Ma trận SWOT của Công ty 54

3.5 Cơ sở hoạch định các phương hướng chiến lược kinh doanh 57

3.6 Chiến lược kinh doanh của Công ty 57

3.6.1 Chiến lược mở rộng thị trường 57

3.6.2 Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm 60

3.6.3 Chiến lược liên kết 62

3.6.4 Chiến lược nguồn nhân lực 63

3.7 Chiến lược chức năng 64

3.7.1 Chiến lược marketing 64

3.7.2 Chiến lược phát triển thương hiệu 69

3.7.3 Chiến lược tài chính 70

PHẦN KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

1.KẾT LUẬN 71

2.KIẾN NGHỊ 72

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5991 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại bảo hộ lao động đại an toàn đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra các thiết bị máy móc và các mặt hàng thiết bị điện tồn kho trong công ty. - Bảo quản các sản phẩm của công ty . -Lên kế hoạch báo cáo về ban giám đốc các sản phẩm tồn kho để kịp thời xử lý. -Quản lý đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm vụ giao nhận hàng hoá đến cho khách hàng. Phòng kế toán Đảm nhận các nhiệm vụ sau: -Quản lý các hoá đơn bán hàng, quản lý các chứng từ xuất nhập hàng hoá vào kho. -Hạch toán, báo cáo thuế và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý và năm. -Làm báo cáo tài chính cho công ty hàng tháng và báo cáo lên ban giám đốc. -Quản lý các khoản thu chi, đảm bảo được nguồn tài chính cho công ty -Quản lý các công nợ và các khoản chi phí tiền lương, thưởng, hoa hồng. -Nộp báo cáo thuế cho cơ quan thuế. Phòng hành chánh Phòng hành chánh nhân sự với nhiệm vụ giám sát, điều hành về chính sách nhân sự của công ty. Lên kế hoạch tuyển dụng , đào tạo, khen thưởng nhân viên trong công ty. Tổ chức các sự kiện, phong trào thi đua trong công ty. 2.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua. Từ khi thành lập , Công ty TNHH Đại AnToàn chủ yếu tập trung vào kinh doanh các mặt hàng bảo hộ lao động như các nón bảo hộ, quần áo bảo hộ, mắt kiếng và một số thiết bị đo lường dùng đo lường điện Hiện nay công ty đã đưa vào gia công sản xuất thêm các loại quần áo đồng phục bảo hộ dùng trong các công trình thì công điện, công ty cũng đang kinh doanh và phân phối thêm cho các đại lý các thiết bị, máy móc điện như máy phát điện, phụ tùng, cáp điện… Mặt khác Công ty cũng mở rộng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như khảo sát tư vấn xây dựng, xây dựng các công trình điện, máy lọc nước, kinh doanh các máy móc thiết bị đo lường điện . Mặc dù những lĩnh vực mới này công ty chưa phát huy hết thế mạnh, doanh thu chưa cao nhưng nó là cơ sở để công ty mở rộng hoạt động kinh doanh mở rộng thị phần trong tương lai. Sản phẩm kinh doanh của công ty bao gồm : a. Nhóm bảo hộ cơ bản: Đây là nhóm sản phẩm bao gồm các loại nón, kiếng và quần áo bảo hộ, găng tay cách điện, quần áo bảo hộ, giầy bảo hộ… b. Nhóm máy móc thiết bị điện: Đây là nhóm sản phẩm mang tính chất cần thiết cho mọi công trình hay công ty như máy phát điện 3 pha, máy phát điện dân dụng, máy đồng hóa, thiết bị đo điện thế. c. Nhóm các thiết bị hệ thống: Đây là nhóm sản phẩm có giá trị cao từ 5.000 USD tới 10.000 USD chủ yếu sử dụng trong các khu công nghiệp, trung tâm phân tích hoặc các nhà máy chế biến thực phẩm. -Hệ thống lọc nước. -Hệ thống xử lý nước. -Hệ thống giảm tiếng ồn trong động cơ - Hệ thống cầu dao 3 pha chống cháy nổ 2.2.2 Thị trường và khách hàng Thị Trường : Thị trường của công ty hiện nay trải khắp từ Hà Nội vào tới các tỉnh miền Nam, nhưng chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Tiền Giang, Bình Dương, Biên Hoà. Khách Hàng Khách hàng hiện nay của công ty chủ yếu là: - Các công ty hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, các đơn vị đại lý kinh doanh các thiết bị bảo hộ lao động. -Các công ty hoạt động trong lĩnh vực cần mức độ bảo hộ an toan điện cao -Các trường đại học có phòng thí nghiệm điện công nghiệp, điện dân dụng các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện, Tổng công điện lực, Bưu điện… Một Số khách hàng tiêu biểu công ty : Đại lý bảo hộ lao động Minh Phát chợ Kim Biên Q5, Thành Phố Hồ Chí Minh Đại lý điện công nghiệp Thuận ký Q5, TP. Hồ Chí Minh Công ty may mặc Tân Hồng Phát TP.Hồ Chí Minh Khoa Điện Tử Viễn Thông Trường Đại Học Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh Khoa Công nghệ Sinh Học Trường ĐH Công Nghiệp Khoa Điện Công Nghiệp Trường ĐH Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh Nhà máy Bia Sài Gòn Bệnh Viện An Sinh TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Hồng Đức TP.Hồ Chí Minh Bệnh Viện ViệtSing TP. Hồ Chí Minh Công Ty Gốm Sứ Minh Long Bình Dương Công Ty Gốm Sứ Bình Dương Công Ty Nước khoáng Vĩnh Hảo Công Ty nước khoáng B&B. Công ty nước tinh khiết venus. Công ty Greentech, Bình Duơng. 2.3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SX & TM ĐẠI AN TOÀN. 2.3.1 Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn kinh doanh công ty TNHH SX & TM Đại An Toàn Bảng 2.1: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 VNĐ % VNĐ % VNĐ % VỐN CỐ ĐỊNH 2,019 31,21 2,284 26,340 2,417 30,97 VỐN LƯU ĐỘNG 4,45 68,78 6,387 73,66 5,387 69,03 TỔNG VỐN KINH DOANH 6,469 100 8,671 100 7,804 100 (NGUỒN TỪ CÔNG TY TNHH SX & TM ĐẠI AN TOÀN) Nhận xét: Nhìn vào bảng phân tích trên cho ta thấy tổng vốn kinh doanh năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,202 tỷ VNĐ chiếm 34,01% ,trong khi đó vốn lưu động năm 2007 chiếm 73,66%. Từ năm 2006 công ty đó nâng vốn lưu động từ 4,45 tỷ VNĐ lên 6,387 tỷ VNĐ tương đương 1,937 tỷ VNĐ và đồng thời cũng tăng vốn cố định làm tổng nguồn vốn kinh doanh tăng lên. Tuy nhiên sang năm 2008 vốn lưu động công ty giảm 1 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ 15,66% làm tổng nguồn vốn công ty cũng giảm theo so với năm 2007. 2.3.2 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DOANH THU 16,654 20,740 17,780 LỢI NHUẬN 2,120 3,655 2,887 TỔNG TÀI SẢN 6,469 8,671 7,804 NỢ PHẢI TRẢ 3,084 4,238 3,279 NV CHỦ SỞ HỮU 3,385 4,433 4,525 Tỷ số lợi nhuận/doanh thu (ROS) 0,1273 0,176 0,162 Tỷ số lợi nhuận/tổng TS (ROA) 0,327 0,421 0,369 Tỷ số lợi nhuận/VCSH (ROE) 0,623 0,824 0,639 (NGUỒN TỪ CÔNG TY TNHH SX & TM ĐẠI AN TOÀN) Nhận xét : - Doanh thu công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 4,086 tỷ VNĐ chiếm tỷ lệ 24,54 % .Nhưng đến năm 2008 doanh thu giảm so với năm 2007 là 14,27 % tương ứng 2,96 tỷ VNĐ. - Lợi nhuận năm 2006 là 2,120 tỷ VNĐ nhưng khi sang năm 2007 là 3,655 tỷ VNĐ như vậy từ 2006 tăng so với 2007 là 1,535 tỷ VNĐ, sang năm 2008 so với năm 2007 thì lợi nhuận giảm là 768 triệu VNĐ. - Từ doanh thu và lợi nhuận năm 2008 giảm so với năm 2007 cho ta thấy tình hình hoạt động của công ty có biến động và không ổn định nhưng xét thấy vốn chủ sở hữu thì lại tăng đều cho mỗi năm. Đánh giá cho thấy rằng công ty đã sử dụng nguồn vốn và chi phí quản lý của mình có hiệu quả làm tăng vốn chủ sở hữu. 2.3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Tỷ số nợ =Tổng NỢ/Tổng TS Năm 2006 : Tỷ số nợ =3,084/6,469 = 0,476 Năm 2007 : Tỷ số nợ =4,238/8,671 = 0,488 Năm 2008 : Tỷ số nợ = 3,279/7,804 =0,4201 Khả năng thanh toán nợ =TTS/ Nợ phải trả Năm 2006 : Khả năng thanh toán nợ = 6,469/3,084 = 2,097 Năm 2007 : Khả năng thanh toán nợ = 8,671/4,238 = 2,046 Năm 2008 : Khả năng thanh toán nợ = 7,804/3,279 = 2,38 Khả năng thanh toán nợ tới hạn = Vốn lưu động/Nợ phải trả Năm 2006 : Khả năng thanh toán nợ tới hạn = 4,45/3,084 = 1,443 Năm 2007 : Khả năng thanh toán nợ tới hạn = 6,387/4,238 = 1,507 Năm 2008 : Khả năng thanh toán nợ tới hạn = 5,387/3,279 = 1,642 Vòng quay Tài sản = Doanh thu/TTS Năm 2006 : Vòng quay tài sản = 16,654/6,469 = 2,574 Năm 2007: Vòng quay tài sản = 20,740/8,671 = 2,40 Năm 2008 : Vòng quay tài sản = 17,780/7,804 = 2,278 Nhận xét : Ta thấy tỷ số nợ năm 2006 là 47,6%, năm 2007 là 48,8% năm 2008 là 42,01% Khả năng thanh toán nợ qua các năm 2006; 2007 và 2008 các hệ số 2,097 ; 2,046 và 2,38 lần lượt đều lớn hơn 1 đều này phản ánh tài chính công ty tương đối ổn định, công ty dư khả năng trả nợ.Thông qua đó ta có hệ số thanh toán nợ tới hạn năm 2006 là 1,43; năm 2007 là 1,507 và năm 2008 là 1,642 tất cả lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo về nguồn vốn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ tới hạn trả của công ty. Hệ số này cũng tăng lên hàng năm đã khẳng định rằng khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn của công ty đang phát triển theo chiều hướng tốt. Ngoài ra tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 là 12,73% ; năm 2007 là 17,6%; năm 2006 là 16,2% đều này chứng tỏ việc kinh doanh công ty có hiệu quả rất tốt. Đánh giá : Tuy chỉ phân tích chỉ có 3 năm của công ty cho ta thấy rằng doanh thu và lợi nhuân công ty chưa ổn định, nhưng công ty đang hoạt động rất có hiệu quả biết sử dụng tốt khả năng tài chính của mình.Tình hình tài chính công ty tương đối tốt thể hiện qua các chỉ tiêu vòng quay tài sản, hệ số ROS và ROE, khả năng thanh toán nợ tới hạn cũng như qui mô phân phối kinh doanh, tốc độ phát triển nguồn vốn và tài sản giúp công ty hoạt động ngày càng ổn định và phát triển lâu dài Biểu Đồ 2.1 : Doanh Thu và Thị Phần của Công ty (NGUỒN TỪ CTY TNHH SX& TM ĐẠI AN TOÀN) Biểu đồ 2.2: Thị phần 3 nhóm sản phẩm của công ty TNHH Đại An Toàn (NGUỒN TỪ CTY TNHH SX& TM ĐẠI AN TOÀN) 2.4 CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ở CÔNG TY TNHH SX & TM BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN. 2.4.1 Xác định nhu cầu hoạch định chiến lược của công ty Công ty TNHH SX & TM BHLĐ ĐẠI AN TOÀN mặc dù là một Công ty được hình thành từ năm 2000, tuy nhiên trong suốt thời kỳ hoạt động công ty chủ yếu là kinh doanh thương mại, chính vì vậy công ty không cần phải định hướng xây dựng hay hoạch định chiến lược, chỉ cần thực hiện kế hoạch theo hợp đồng ký kết là đủ. Trong xu thế đổi mới của nền kinh tế thị trường, Công ty đã không ngừng từng bước đổi mới. Công ty đã bắt đầu quan tâm đến thị trường, đến nhu cầu của khách hàng, tự vạch định hướng riêng cho mình những mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn mang tính định hướng chiến lược. Đối với các kế hoạch ngắn hạn Công ty thường xây dựng vào các thời điểm chuyển đổi có tính chu kỳ như hàng quý, hàng năm. Nhưng đối với các kế hoạch dài hạn mang tính định hướng hoạch định chiến lược, do tính phức tạp của việc xây dựng nên chúng không được thực hiện. Các kế hoạch dài hạn, định hướng hay hoạch định chiến lược chỉ được xây dựng vào các thời điểm có tính bước ngoặt đối với Công ty nói riêng, ngành hàng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trên thực tế thị trường hiện nay tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, do có nhiều doanh nghiệp nhảy vào ngành, thị trường ngày càng bị thu hẹp lại. Vì vậy yêu cầu cấp bách của công ty là phải xây dựng mục tiêu và hoạch định chiến lược phù hợp với công ty, để từng bước dẫn dắt công ty phát triển hợp với quy luật, hợp với xu thế phát triển của thời đại. Hiện nay Công ty chưa hoạch định các chiến lược rõ ràng cho toàn công ty. Công ty chỉ đề xuất và vạch ra mục tiêu kế hoạch kinh doanh từng năm và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn. Nguyên nhân Công ty chưa có chiến lược kinh doanh là: - Tuy chiến lược kinh doanh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và đã được rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài áp dụng thành công nhưng nó lại khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam. - Khi mới thành lập qui mô công ty chưa đủ lớn mạnh, vì thế trong những năm qua công ty chỉ vạch ra các mục tiêu và các kế hoạch ngắn hạn nhưng mục tiêu chủ yếu là ổn định sản xuất kinh doanh, tồn tại và phát triển lâu dài. - Muốn xây dựng được một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh thì cần phải đầu tư một lượng lớn về tài chính cũng như con người, trong khi đó công ty không thể đáp ứng một cách tốt nhất cho các điều kiện nêu trên. 2.4.2 Căn cứ vấn đề cơ bản của việc hoạch định chiến lược của công ty Công ty TNHH sản xuất thương mại Đại An Toàn là một doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu hoạt động sản xuất và kinh doanh là các mặt hàng điện công nghiệp, gia dụng và thiết bị bảo hộ và các thiết bị đo lường phân tích trong phòng thí nghiệm. Do vậy để tồn tại và phát triển trong điều kiện khi có nhiều sự cạnh như hiện nay công ty cần phải hoạch định và xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh rõ ràng phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Hiện nay trên thị trường khi đấu thầu các dự án lớn những tổng công ty lớn thường bỏ giá đấu thầu rất thấp, hoặc có sự cạnh tranh về giá, cả thế mạnh về tài chính và công nghệ. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ này khiến cho thị phần của các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như bị thu hẹp lại. Vì thế muốn xây dựng được một chiến lược kinh doanh tốt phải dựa vào các yếu tố đó là: kế hoạch dài hạn của Công ty, đối thủ cạnh tranh, khả năng của Công ty. Các yếu tố này phải được xác định một cách cụ thể trên góc độ định tính và định lượng. Việt nam là một quốc gia đông dân số do đó thị trường nội địa là rất lớn cần phải biết cách khai thác tốt và hiệu quả.Với định hướng phát triển các ngành công nghệ và việc gia tăng thu nhập trong tương lai cũng như đời sống của người dân ngày càng cao sẽ làm thay đổi mạnh cách thức nhìn nhận và kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp. CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT & THƯƠNG MẠI BẢO HỘ LAO ĐỘNG ĐẠI AN TOÀN ĐẾN NĂM 2015 3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẠI AN TOÀN Công ty Đại An Toàn là một đơn vị kinh doanh do đó công ty hoạt động luôn hướng tới doanh thu và lợi nhuận. Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến doanh số bán hàng, sự thâm nhập sản phẩm công ty vào thị trường và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận. 3.1.1 Mục tiêu chung Trong quá trình hoạt động Công ty cần xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể như: - Tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng doanh thu cho công ty. - Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường cho các sản phẩm bảo hộ cơ bản, các máy móc thiết bị phân tích phòng thí nghiệm và các hệ thống phân tích xử lý. -Hoạch định chiến lược sản xuất và liên kết với các công ty may mặc, nhà phân phối thiết bị điện khác nhằm đảm bảo nguồn hàng phân phối ra thị trường. - Xây dựng chiến lược sử dụng hiệu quả và huy động nguồn vốn nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. - Thực hiện và xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho công ty. - Nâng cao chất lượng và sự phục vụ thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. 3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển công ty Đại An Toàn đến năm 2015. Về thị phần: Thực hiện và xây dựng chiến lược mở rộng thị phần cho tất cả các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh. Đối với sản phẩm là nhóm các mặt hàng bảo hộ cơ bản thì có chiến lược liên kết với các công ty khác nhằm ổn định nguồn hàng cung ứng ra thị trường và trở thành là nhà phân phối độc quyền cho các đại lý. Riêng về nhóm sản phẩm máy móc thiết bị điện trong phòng thí nghiệm và các hệ thống xử lý, công ty mở rộng thêm thị phần và có chính sách thâm nhập thị trường cố gắng nâng thị phần lên khoảng 10-20%. Do tính chất còn mới công ty chưa phát huy được hai nhóm sản phẩm này trong thị trường. Về quy mô kinh doanh: Mở rộng kinh doanh từ các mặt hàng có sẵn. Khai thác và tìm thêm các kênh phân phối mới cho các mặt hàng máy móc thiết bị phòng thí nghiệm. Từ nay tới năm 2015 cố gắng phấn đấu tăng lợi nhuận đều đặn,và năm 2011 công ty có chính sách xây dựng mở rộng xưởng gia công may mặc các mặt hàng găng tay cách điện, khẩu trang và đồng phục cho các công ty. Về qui mô công ty: Nhanh chóng thay đổi hình thức công ty bằng cách đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty năm 2012. Về tài chính: Công ty cố gắng tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có kế hoạch huy động thêm nguồn vốn vay ngân hàng và phong phú hoá các kênh cung cấp vốn để mua sắm thiết bị đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Về thương hiệu: Tiếp tục củng cố và nâng cao hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng qua việc: nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín sản phẩm của công ty, tăng cường quảng bá sản phẩm của công ty cho khách hàng, tăng cường các hoạt động PR. Về nguồn lực: Nâng cao chất lượng và tiến hành tuyển dụng bổ sung những người có năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty để hình thành đội ngũ nhân viên làm việc và quản lý, điều hành giỏi đáp ứng nhu cầu nhân sự cho quá trình phát triển của công ty phù hợp với tình hình mới. Đặt biệt chú trọng việc nâng cao trình độ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường trong tương lai. 3.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm các yếu tố, những lực lượng những thể chế nằm bên ngoài doanh nghiệp mà nhà kinh doanh, công ty không thể kiểm soát được những gì đang xảy ra nhưng chúng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích môi trường kinh doanh cho công ty Đại An Toàn để thấy được các yếu tố bên ngoài tác động như thế nào đến ngành thiết bị điện nói chung cũng như về công ty nói riêng. Từ đó, công ty có thể nắm bắt được những cơ hội, giảm thiểu nhưng rủi ro có thể xảy ra đối với công ty. Bên cạnh đó, cũng cần phân tích các yếu tố bên trong công ty để nhận biết được đối thủ cạnh tranh hiện nay và đối thủ tiềm năng của công ty, các sản phẩm, các khách hàng, các nhà cung cấp có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp.Từ đó công ty sẽ xây dựng những chiến lược phù hợp. 3.2.1 Môi trường vĩ mô 3.2.1.1 Tác lực kinh tế: Các tác lực kinh tế ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của các công ty sản xuất kinh doanh, nó tác động gián tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Các yếu tố chủ yếu là: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành. Mặc dù trong những năm gần đây nước ta có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các nước trong khu vực và thế giới, hiện nay bình quân chỉ số GDP (%) cũng tăng trưởng đều theo từng năm. Đây là kết quả của công cuộc đổi mới và mở cửa kinh tế trong xu thế hội nhập. BẢNG 3.1: Số liệu thống kê của GDP qua Các năm NĂM 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng trưởng GDP(%) 6,8 6,84 7,04 7,1 7,7 8,43 8,17 (Nguồn từ tổng cục thống kê năm 2007) Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây theo thống kê trong giai đoạn 2000-2006 có sự tăng trưởng tương đối cao, tuy nhiên hiện nay trước tình hình suy thoái kinh tế trong khu vực và thế giới biến động khá phức tạp,Việt Nam vừa đối mặt với sự lạm phát tăng cao,và sự suy giảm kinh tế toàn cầu.Tuy nhiên theo chính sách kích cầu kinh tế của chính phủ giúp kích thích tiêu thụ hàng hoá bên cạnh cũng giảm áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, tạo điều kiện thuận lợi hình thành các thị trường mới. Việt Nam hội nhập AFTA, gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong nước, như về thuế quan (các nước gia nhập WTO đều phải cam kết không tăng thuế vượt mức nhất định đối với phần lớn các mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu). Chính vì vậy các nước gia nhập WTO đều phải giảm thuế nhập khẩu hơn nhiều mặt hàng. Bên cạnh đó, trong WTO còn qui định “cắt giảm thuế quan theo ngành “ và “ hài hòa hoá thuế quan”, có thể mức thuế còn rất thấp,chủ yếu bằng 0%. Các ngành chủ yếu như Viễn thông, hoá phẩm, thiết bị máy móc công nghiệp…Như vậy việc gia nhập WTO đã tạo nhiều thuận lợi cho công ty Đại An Toàn trong việc nhập khẩu hàng hoá các loại máy móc thiếc bị phân tích trong phòng thí nghiệm…Bởi lẽ các mặt hàng này sẽ được giảm thuế nhập khẩu, tiết kiệm một số chi phí đáng kể. Việt Nam là một đất nước năng động có nền kinh tế đang tăng trưởng rất cao, vì thế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển dần từ các nước khác sang thị trường Việt Nam đều này sẽ mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều đe dọa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Áp lực canh tranh sẽ càng gay gắt hơn nữa. Nhiều tập đoàn lớn sẽ tham gia vào lĩnh vực phân phối, tiêu thụ sản xuất hàng hoá, ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp, đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng. -Lãi suất : Để đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, trang bị máy móc thiết bị, cãi tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng thì vốn là yếu tố quan trọng nhất và đây cũng là yêu cầu hết sức thiết thực. Chính sách về vay vốn của ngân hàng liên quan trực tiếp đến vốn đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Mà lãi suất tiền gởi tiết kiệm tăng cao tác động mạnh đến lãi suất vay vốn, điều này gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp đang cần nguồn vốn đầu tư mở rộng quy mô hay thay đổi công nghệ. -Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có một ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tỷ giá giữa tiền đồng và các ngoại tệ mạnh khác đang giảm và còn có khả năng giảm xuống trong tương lai do đô la Mỹ tăng giá trên thị trường thế giới. Việc giá của tiền đồng Việt Nam giảm so với các ngoại tệ mạnh đã gây không ít khó khăn cho hoạt động nhập khẩu các công ty có nguồn nguyên liệu, hàng hoá phải nhập khẩu.Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. -Lạm phát: Lạm phát làm cho nền kinh tế mất ổn định, lãi suất tiền vay cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn.Trong điều kiện môi trường có chỉ số lạm phát cao, khó xác định được doanh thu thực từ hoạt động kinh doanh. Chính điều này làm hạn chế các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Các doanh nghiệp sẽ thu hẹp kinh doanh sản xuất, giảm biên chế tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Việt Nam từ năm 2006 -2010 với mức lạm phát gia tăng nhanh chóng đạt tới mức 14% do giá lương thực, thực phẩm leo thang và một số mặt hàng chính yếu trên thế giới tăng mạnh. Lạm phát tăng cao sẽ tác động tới tiêu dùng cá nhân cũng như đầu tư chung cho nền kinh tế. Bối cảnh kinh tế thế giới, đặc biệt là giá nhiên liệu đầu vào chưa ổn định thiên tai khắc nghiệt cũng tác động không thuận lợi đến nền kinh tế quốc gia. 3.2.1.2 Tác lực chính trị, chính quyền và pháp luật: Tác lực này có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, chính quyền thực hiện việc kiểm soát và điều khiển cả nền kinh tế về mặt vĩ mô thông qua các biện pháp, chính sách và sắc luật trong kinh doanh như luật doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật đầu tư…Nhằm định hướng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình và kinh doanh những mặt hàng mà thị trường, nền kinh tế đang đòi hỏi và cũng hạn chế kinh doanh những mặt hàng, lĩnh vực mà nhà nước muốn hạn chế. Các chính sách kinh tế mới được ban hành tạo sự thông thoáng và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Nhà nước đang khuyến khích các thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước tham gia các hoạt động bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ hoá học.. 3.2.1.3 Tác lực cạnh tranh : Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao tạo ra một thị trường rất lớn bắt buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực đáp ứng vì thị trường luôn thay đổi mạnh về qui mô và tính chất. Sự thay đổi về chính sách kinh tế đã tạo ra một nền kinh tế đa thành phần và hết sức năng động, bộ mặt xã hội thay đổi rõ nét, thị trường trong nước đa dạng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành, từ bỏ ngành này chuyển sang ngành khác. Điều này tạo ra một áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp trong ngành. Sự phát triển mạnh của dân số, nhất là tỷ lệ có trình độ lao động năng lực cao, tạo nhiều điều kiện thuận lợi về mặt nhân lực, đảm bảo được các yêu cầu về nhân lực cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải có các chiến lược cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý. Ngày nay các công ty cạnh tranh rất khốc liệt để có thể giành lấy thị phần về mình. Họ thường thực hiện các chiến lược để tận dụng những cơ hội, giảm thiểu những đe dọa đến mức thấp nhất. Các công ty kinh doanh các sản phẩm điện tử, máy móc các trang thiết bị công nghệ muốn tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, tăng doanh số bán cho các sản phẩm của mình bằng cách thực hiện nhiều chiến lược đa dạng hoá chủng loại sản phẩm.. 3.2.2 Môi trường vi mô Môi trường vi mô còn gọi là môi trường cạnh tranh bao gồm những yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường vi mô được chia ra làm 5 loại như các đối thủ canh tranh trong ngành, các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế, khách hàng và các đối thủ tiềm ẩn. 3.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại (Cạnh tranh trong ngành) : Hiện nay trên thị trường thành phố có rất nhiều công ty kinh doanh cùng ngành nghề giống công ty Đại An Toàn như : Công ty TNHH THIẾT BỊ BHLĐ PHƯỚC TIẾN Trụ sở chính : 31 Hàn Thuyên-Phường Bến Nghé, Quận 1,Thành Phố Hồ Chí Minh.   Hiện nay các mặt hàng của Phước Tiến đang được tiêu thụ tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ quan Nhà nước. Khách hàng của Phước Tiến hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: điện lực, giao thông, xây dựng, sản xuất sắt/thép, hóa chất, đóng tàu, viễn thông, bệnh viện, trường học….Vì vậy mộ số sản phẩm của Phước Tiến như o   Giày da BHLĐ chống đinh, chống dầu, chống nóng, axit,….với tính năng: chống trơn, chịu nhiệt, mũi giày lót thép bảo vệ ngón chân. o   Đồng phục văn phòng, đồng phục ngành: May đo, may size với nhiều loại vải và chất liệu khác nhau. o   Áo thun (cotton, cá mập, cá sấu), đồng phục công nhân, đồng phục BHLĐ…. o   Quần áo thiết bị dùng cho công an, quân đội, viễn thông, điện lực, cơ khí…. o  Găng tay các loại: Găng tay sợi, găng tay phủ hạt nhựa và phủ cao su…. o   Ủng các loại: làm việc trong các môi trường khác nhau: chống nước, dầu, cách điện, cách nhiệt. o   Khẩu trang các loại: khẩu trang lọc bụi, lọc độc….Đặc biệt là mặt nạ phòng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
  • pdf2.pdf
Tài liệu liên quan