MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. 1
Kết cấu đề tài 2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LLUẬN LUẬN
1.1. Tổng quan về chiến lược kinh doanh 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp 3
1.1.3. Đặc trưng của chiến lược kinh doanh 3
1.1.4. Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh 4
1.2. phân tích môi trường kinh doanh 4
1.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài. 4
1.2.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 5
a. Môi trường chung 5
b. Môi trường ngành: 6
1.2.1.2. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 7
Đối thủ cạnh tranh hiện tại 7
Đối thủ canh tranh tiềm ẩn 7
Sản phẩm thay thế và sản phẩm bổ sung 8
Khách hàng 8
Các nhà cung ứng 8
1.2.2. Phân tích môi trường bên trong 9
1.2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực 9
1.2.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 9
1.2.2.3. Khả năng tài chính doanh nghiệp 9
1.2.2.4. Các yếu tố sản xuất, vật chất kỹ thuật của công ty 9
1.2.2.5. Về hoạt động marketing 10
1.2.2.6. Một vài yếu tố khác đặc trưng riêng của công ty 10
1.3. Mục tiêu của việc kinh doanh 10
1.4. Phân tích SWOT 10
1.5. Xác định mục tiêu 12
1.6. Các loại hình chiến lược 13
1.6.1. Chiến lược tổng quát 13
1.6.1.1. Khả năng sinh lợi 13
1.6.1.2. Thế lực trên thị trường 13
1.6.1.3. An toàn trong kinh doanh 13
1.6.2. Các chiến lược kết hợp 14
1.6.2.1. Kết hợp về phía trước 14
1.6.2.2. Kết hợp về phía sau 14
1.6.3. Các chiến lược chuyên sâu 14
1.6.3.1. Thâm nhập vào thị trường 14
1.6.3.2. Phát triển thị trường 14
1.6.3.3. Phát triển sản phẩm 14
1.6.4. Các chiến lược mở rộng hoạt động 14
1.6.4.1. Đa dạng hóa hoạt động đồng tâm 14
1.6.4.2. Đa dạng hóa hoạt động theo chiều ngang 15
1.6.4.3. Đa dạng hóa hoạt động kiểu hỗn hợp 15
1.6.5. Các chiến lược khác 15
1.6.5.1. Liên doanh – liên kết 15
1.6.5.2. Thu hẹp bớt hoạt động 15
1.6.5.3. Chiến lược tổng hợp 15
CHƯƠNG II
Giới Thiệu Về Công Ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Đại Bảo Nga. 16
2.1. Quá trình hình thành và phát triển 16
2.2. Chức năng kinh doanh 16
2.3. Mục tiêu của doanh nghiệp 17
2.4. Cơ cấu tổ chức và quy trình thực hiện công việc kinh doanh của công ty 17
2.4.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 17
2.4.2. Quy trình thực hiện công việc của Công ty 20
CHƯƠNG III
Phân Tích Môi Trường Kinh Doanh Công Ty TNHH Vận Tải Và Thương Mại Đại Bảo Nga 22
3.1. Thị trường dịch vụ vận tải hiện nay tại Thành Phố Hồ Chí Minh 22
3.2. Phân tích môi trường bên trong 23
3.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua 23
3.2.2. Doanh thu và hoạt động tài chính 30
3.2.3. Tình hình nhân sự của công ty 31
3.3. Phân tích môi trường bên ngoài 33
3.3.1. Môi trường vĩ mô 33
3.3.1.1. Các yếu tố kinh tế 33
3.3.1.2. Các yếu tố luật pháp, chính trị, chính phủ 34
3.3.1.3. Các yếu tố văn hóa - xã hội 35
3.3.1.4. Các yếu tố về công nghệ 36
3.3.1.5. Môi trường tự nhiên 36
3.3.2. Môi trường vi mô 37
3.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 37
3.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 40
3.3.2.3. Sản phẩm thay thế và sản phẩm bổ sung 41
3.3.2.4. Khách hàng 41
3.3.2.5. Nhà cung cấp 43
3.3.2.6. Hoạt động marketing của công ty 43
3.3.2.7. Thương hiệu trên thị trường 44
3.4. Phân tích SWOT 44
CHƯƠNG IV
Đề Xuất Chiến Lược Kinh Doanh
4.1. Mục tiêu của công ty 50
4.1.1. Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2011 50
4.1.2. Mục tiêu dài hạn giai đoạn 2011 đến 2015 51
4.2. Đề xuất chiến lược 52
4.2.1. Chiến lược ngắn hạn 52
4.2.1.1. Huy động thêm vốn và sử dụng có hiệu quả 52
4.2.1.2. Cắt giảm chi phí và sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào 53
4.2.1.3. Thực hiện tốt hơn việc chăm sóc khách hàng 55
4.2.1.4. Củng cố đội ngũ nhân viên của công ty 56
4.2.2. Chiến lược dài hạn 56
4.2.2.1. Liên doanh – liên kết 56
4.2.2.2. Chuyên môn hóa nghiệp vụ giao nhận 57
4.2.2.3. Mở rộng thị trường 58
4.2.2.4. Khắc phục những hạn chế so với đối thủ cạnh tranh 59
4.2.2.5. công tác đào tạo và phát triển 61
Kết Luận
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4673 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty TNHH vận tải và thương mại Đại Bảo Nga giai đoạn 2011 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
008 và chiếm tỷ trọng 16% trên tổng sản lượng cả năm, bên cạnh đó lượng hàng luân chuyển do công ty thực hiện là 3.577tấn.km chiếm tỷ trọng 50% trên tổng toàn bộ lượng hàng hóa, điều này chứng tỏ hiệu quả thực hiện của lực lượng xe công ty tại giai đoạn này còn quá thấp. Với lượng xe ít và tổng tải trọng còn quá thấp như vậy, khu vực Bến Tre, Nha Trang bấy giờ bị bỏ ngỏ cho đơn vị bên ngoài thực hiện giao nhận hoàn toàn, làm giảm khả năng kiểm soát của công ty và tăng chi phí thuê ngoài.
Năm 2009
Công ty bắt đầu trang bị thêm một số xe chuyên dụng chở hàng đã nâng mức tổng tải trọng của cả nguồn xe lúc bấy giờ lên tới 5.978(tấn). Công ty đã mở rộng thêm hệ thống chân rết tại khu vực Miền Tây để quản lý, tăng khả năng giám sát việc điều hàng tại các khu vực này đã nâng sản lượng vận chuyển do đội xe công ty thực hiện lên 3.663 (tấn) tăng 323% so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng 61% trên tổng sản lượng cả năm còn lại là thuê ngoài. Lượng hàng hóa luân chuyển cả năm 2009 là 6.636 tấn.km tăng 185% so với năm 2008 trong đó lượng hàng hóa luân chuyển của xe công ty là 3.978tấn.km tức chiếm 60% tỷ trọng của cả năm và tăng 278% so với năm 2008 trong khi các đơn vị thuê ngoài chỉ tăng 23% so với năm 2008.
Năm 2010
Năm 2010 công ty mạnh dạn đầu tư hệ thống xe chuyên dụng chở hàng đông lạnh đã nâng mức tổng tải trọng nguồn xe của công ty lên 978 (tấn) đưa sản lượng vận chuyển của công ty lên 9.788 tấn chiếm tỷ trọng 51% tổng sản lượng toàn năm 2010 và tăng 163% so với năm 2009.
3.2.1.2. Lượng khách vận chuyển thời gian qua
ĐVT: Người
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tăng Trưởng
2009/2008
Tăng Trưởng
2010/2009
6.274
14.342
56.694
228%
395%
Hình 3.2. lượng khách vận chuyển thời gian qua (Nguồn: Phòng điều độ và giao nhận)
Nhận xét
Năm 2008
Lượng hành khách vận chuyển chỉ đạt 6.274 người, do năm này số lượng xe chuyên chở khách ít và xe có sức chở thấp (4 xe, trong đó có 2 xe 24 chỗ ngồi/xe), xe công ty chủ yếu chạy tuyến ngắn, chủ yếu là trong thành phố và khu vực giáp ranh nên sức chuyên chở của công ty không cao.
Năm 2009
Lượng hành khách vận chuyển tăng gấp đôi so với năm 2008, đạt 14.342 người, tăng 228% so với năm 2008. Lượng hành khách tăng như vậy là do công ty đã đầu tư mua sắm thêm một số xe khách mới, vận chuyển 100% lượng khách du lịch cho công ty Tân Việt Á và ký hợp đồng chuyên chở khách đi du lịch với một số công ty, trường học đóng trên địa bàn Tân Bình.
Năm 2010
Trong năm này lượng hành khách mà công ty vận chuyển được tăng gấp ba lần so với năm 2009, đạt 56.694 người, tăng 395% so với năm 2009. Cũng như năm 2009, năm 2010 công ty đã mua thêm 4 xe HUYNDAI mới có sức chở 50 người đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của công ty Tân Việt Á. Trong năm này, lượng hành khách tăng như vậy là do công ty đã tăng chuyến phục vụ một số trường trung học trên địa bàn Quận Tân Bình cho học sinh đi tham quan Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang.
3.2.1.3. Doanh thu của công ty thời gian qua
ĐVT: Đồng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tăng Trưởng 2009/2008
Tăng Trưởng 2010/2009
1. Doanh thu (VAT)
6.314.877.275
11.875.516.476
24.736.511.574
188%
208%
2. Tổng chi phí
2.696.669.798
5.326.595.624
9.367.537.477
197%
175%
- Xe Công ty
953.766.339
2.657.679.886
6.747.446.667
278%
253%
* Tỷ trọng
35%
49%
72%
- Thuê ngoài
1.742.903.459
2.668.915.738
2.620.090.810
153%
-1,82%
* Tỷ trọng
65%
51%
28%
3. Lãi/lỗ
3.618.207.477
6.548.920.852
15.368.974.097
180%
234%
Hình 3.3. doanh thu của công ty thời gian qua (Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh thời gian qua:
Thu nhập bình quân lao động của công ty:
Công thức tính tiền lương:
Đơn giá tiền lương = Quỹ lương / tổng số giờ công lao động
Tiền lương = Tổng số giờ công lao động x Đơn giá tiền lương.
ĐVT: Đồng
Tiền lương bình quân/người/tháng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
2.730.000
3.400.000
4.200.000
Hình 3.4. thu nhập bình quân của người lao động (Nguồn: phòng kế toán – tài vụ)
Nhận xét
Năm 2008
Do mới đi vào hoàn thiện công tác quản lý tổ chức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp nên doanh thu của công ty là không cao, tổng doanh thu chỉ đạt 6.314.877.275 đồng. Toàn bộ chi phí do công ty chi ra vào thời điểm này đều là chi phí thuê ngoài, mức chi phí do công ty đã chi ra cho hoạt động xe công ty là 953.766.339 (đồng) chiếm tỷ trọng 35% trên tổng chi phí của cả năm 2008 còn lại là 65% của các đơn vị thuê ngoài. Tổng chi phí trong năm là 2.696.669.798 (đồng) chiếm đến 42% doanh thu điều đó hoạt động công ty bấy giờ là kém hiệu quả. Lượng chi phí lớn có thể lý giải bởi một số lý do là vào thời điểm này kế hoạch luân chuyển hàng của SEASPIMEX chưa ổn định, hay thay đổi về lộ trình có nhiều tuyến đường đi từ các tỉnh vào thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại làm tăng chi phí hao phí trong vận chuyển trong khi đó đơn giá của SEASPIMEX khoán không điều chỉnh tăng được. Ngoài ra, công ty mới ký hợp đồng vận chuyển khách du lịch với công ty Tân Việt Á nên lượng khách chuyên chở không nhiều, dẫn đến doanh thu giảm vì chi phí nhân viên, chi phí bảo trì phương tiện công ty vẫn phải chi trả.
Năm 2009
Doanh thu đạt được là 11.875.516.476 trong đó, tổng chi phí cho việc vận chuyển và giao nhận hàng năm 2009 là 5.326.595.624 (đồng) tăng 197% so với năm 2007 trong khi sản lượng chỉ tăng 167% so với năm 2008 như vậy trong năm này hoạt động của công ty vẫn còn phụ thuộc vào các đơn vị thuê ngoài dẫn đến việc bị làm giá, bị lựa chọn các tuyến đường có lợi và hơn cả là tình hình chung trong hệ thống SEASPIMEX lúc bấy giờ là tâm lý người tiêu dùng chưa thống nhất về chất lượng sản phẩm của các nhà máy nên dẫn đến có những tuyến đường chở từ Miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại làm gia tăng chi phí hao phí, hơn thế năm này là năm có biến động lớn về giá nhiên liệu nên các đơn vị thuê ngoài đòi tăng gía trong khi đơn giá công ty ký với SEASPIMEX, Tân Việt Á là ổn định.
Năm 2010:
Vào năm 2010, cùng với việc đầu tư nguồn xe công ty đã thành lập và hoàn thiện chức năng hoạt động, tăng độ cơ động trong giao nhận hàng, giúp công ty tăng khả năng giám sát việc luân chuyển hàng hóa và thoát khỏi tình trạng bị động trước các đơn vị thuê ngoài trong việc dành tuyến có lợi cũng như làm giá từ các đơn vị thuê ngoài và hơn tất cả là giảm được lượng lớn chi phí chênh lệch do phải thuê ngoài. Với việc đầu tư như vậy lượng chi phí mà công ty bỏ ra trong năm 2009 là 9.367.537.477 (đồng) tăng 176% so với năm 2009 trong khi sản lượng vẫn tăng ổn định là 163% so với năm 2009 dù tốc độ tăng chi phí vẫn cao hơn tốc độ tăng sản lượng cũng như tỷ lệ thuận với tốc độ tăng luân chuyển hàng hóa đã khẳng định hoạt động của công ty là hiệu quả và hoàn toàn đúng hướng, tổng doanh thu của năm là 24.736.511.574 đồng. Trong năm này mức chi phí cho lượng xe công ty là 6.747.446.667 (đồng) chiếm tỷ trọng 72%/tổng chi phí của cả năm và tăng 252% so với năm 2009 làm giảm chi phí thuê ngoài còn 2,620,090,810 (đồng) chiếm tỷ trọng 28% cả năm.
Trong năm này một trong những yếu tố mấu chốt làm tăng chi phí của hoạt động kinh doanh của công ty là giá nhiên liệu luôn tăng cao dẫn đến việc tăng giá từ các đơn vị thuê ngoài trong khi giá do công ty nhận là ổn định, hơn thế tình hình thực hiện phân phối hàng hóa Thủy Sản chế biến có nhiều lúc xảy ra biến động về nguồn cung dẫn đến việc khan hiếm hàng nên xảy ra tình trạng điều hàng từ các nơi xa đến dẫn đến tăng chi phí hao phí làm giảm lợi nhuận công ty.
Vốn cố định của công ty sẽ tăng thêm vì đầu năm 2011, công ty sẽ mua thêm 5 chiếc xe mới. Trong đó có 3 xe Container lạnh trị giá 920.000.000đồng/xe, còn lại 2 xe chở khách trị giá là 850.000.000đồng/xe. Như vậy, số vốn cố định tăng thêm là 4.460.000.000đồng.
Ngoài ra, công ty cũng đã tổ chức đại tu, bảo dưỡng phương tiện vận tải, tính đến tháng 12 năm 2010 như sau:
Đại tu máy: xe công ty là 4 xe, xe của công ty ngoài 7 xe.
Bảo dưỡng: 124 lần.
3.2.2. Doanh thu và hoạt động tài chính
Bảng tổng hợp tình hình tài chính của công ty tính đến năm 2010 như sau:
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ Tiêu
Đơn Vị
1
Tổng doanh thu
24.736.511.574
2
Tổng chi phí
9.367.537.477
3
Lãi/Lỗ
+ 15.368.974.097
4
Thu nhập bình quân người lao động/tháng
4.000.000
5
Vốn điều lệ
8.000.000.000
6
Nộp ngân sách
395.253.769
7
Nguyên giá TSCĐ
32.324.564.768
8
Giá trị hao mòn
7.445.981.560
9
Giá trị còn lại
24.878.583.208
10
Vốn kinh doanh, trong đó
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn tự có
29.971.458.000
8.500.000.000
21.471.458.000
Hình 3.5. doanh thu và hoạt động tài chính (Nguồn: phòng kế toán tài vụ)
Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu và hoạt động tài chính của công ty là tương đối tốt, năm 2010 công ty lãi 15.368.974.097 đồng. Nguồn vốn tự có của công ty đương đối dồi dào (29.971.458.000 đồng), lượng vốn vay ngân hàng chưa bằng 1/3 nguồn vốn tự có điều này phản ánh nguồn vốn của công ty tương đối an toàn. Những số liệu trên chứng tỏ công ty đang đi đúng hướng với hai lĩnh vực kinh doanh chủ lực là vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách.
3.2.3. Tình hình nhân sự của công ty
Ban giám đốc
Phòng hành chánh – tổ chức
Phòng kế toán - tài vụ
Phòng điều độ và giao nhận
Phòng kỹ thuật
Xưởng bảo dưỡng – sửa chữa.
2 người
3 người
3 người
65 người
3 người
6 người
Hình 3.6. phân bổ nhân sự tại các phòng, ban (Nguồn: phòng hành chánh tổ chức)
Hiện nay, đội ngũ nhân viên của công ty là 82 người, trong đó đội ngũ lái xe là 46 người, chiếm gần 68% số nhân viên trong công ty. Đây là đội ngũ nhân viên rất quan trọng trong công ty, việc quản lý tương đối khó khăn và phức tạp vì đa số lái xe không ở tại công ty mà thường xuyên di chuyển giữa các địa bàn trong thành phố và các tỉnh, dẫn đến nhiều lúc công ty không kiểm soát được lái xe có đi đúng lộ trình hay không, lượng xăng dầu tiêu thụ khó kiểm soát. Cho nên, khi tuyển lái xe, công ty cố gắng sàng lọc và tuyển những lái xe có tư cách đạo đức, tay nghề cao, có kinh nghiệm và được đào tạo trong các trường dạy nghề lái xe có uy tín trên địa bàn thành phố.
Đội ngũ nhân viên hành chính - văn phòng là 20 người, chiếm 24% số nhân viên tại công ty. Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phó phòng của các phòng ban đều tốt nghiệp Đại học, những nhân viên còn lại đều có trình độ từ Cao đẳng trở lên. Đây là bộ phận quyết định đến doanh thu và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Phòng điều độ và giao nhận chịu trách nhiệm nặng nề nhất vì phải quản lý đội ngũ lái xe của công ty.
Riêng xưởng sửa chữa, có 6 nhân viên, chiếm 8% tổng số nhân viên của công ty. Trình độ tay nghề của phân xưởng này yêu cầu tốt nghiệp từ trung cấp sửa chữa ô tô trở lên, trong đó vị trí trưởng xưởng sửa chữa tốt nghiệp Đại học chuyên ngành ô tô.
Xác định được vai trò của đội ngũ nhân viên là quan trọng, công ty thường xuyên tổ chức các lớp học về luật an toàn giao thông và các mục tiêu chất lượng cung cách phục vụ, quy chế của công ty cho đội ngũ lái xe. Ngoài ra, công ty đã có những chính sách khuyến khích nhân viên đi học thêm nâng cao trình độ và hỗ trợ 80% học phí, công ty còn có những chính sách đãi ngộ tốt để giử chân những nhân viên giỏi như tăng lương trước thời hạn, đề bạt giử trọng trách quan trọng tại các phòng trong công ty.
Khi chuyển sang cổ phần, công ty sẽ huy động vốn bằng cách mời cán bộ công nhân viên trong công ty mua cổ phiếu, như thế công ty vừa có thêm nguồn vốn đầu tư vừa ràng buộc được nhân viên với công ty, họ sẽ cố gắng làm việc tốt hơn để tăng thu nhập.
3.3. Phân tích môi trường bên ngoài
3.3.1. Môi trường vĩ mô
3.3.1.1. Các yếu tố kinh tế
Do tác động của khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay đang chậm lại, tăng trưởng GDP đang ở mức trên 8%/ năm, 2008 đạt 6,3% và đến năm 2009 chỉ đạt khoảng 5,32%, là mức thấp nhất trong trong 10 năm qua. Tuy nhiên, theo đánh giá của ngân hàng ACB, GDP của Việt Nam năm 2010 đạt khoảng 6,7%. Đây là mức tăng tương đối cao so với sự tăng trưởng của các nền kinh tế khác trên thế giới. Giá trị tăng thêm của nhiều ngành thấp hơn nhiều so với những năm trước. Nhiều cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật sự vững chắc. Bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao nhất trong hàng chục năm qua (6,9%/GDP) và chính sách tiền tệ nới lỏng là nguy cơ lạm phát cao trở lại. Giá cả vẫn biến động phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63% năm 2007, 19,8% năm 2008 và 6,88% năm 2009. Đó là chưa nói tới sự tăng giá xăng dầu rất đáng được quan tâm. Do hoạt động kinh tế toàn cầu tăng, do nhu cầu xăng dầu năm 2010, đặc biệt ở các nước đang phát triển và một số nguyên nhân kinh tế - chính trị khác, theo dự báo giá dầu thế giới sẽ tăng cao hơn năm 2009 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của công ty khi nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty là xăng dầu, mặt hàng luôn biến động theo thế giới.
Hơn thế, do đòi hỏi của hạch toán kinh tế, của yêu cầu kinh tế thị trường, một số sản phẩm và một số ngành lâu nay bị kìm giữ giá phục vụ cho chính sách điều tiết vĩ mô của nền kinh tế, đến lúc đòi hỏi tính đủ chi phí và tất yếu là tăng giá sẽ ảnh hưởng dây truyền tới hàng loạt ngành kinh tế khác và cả nền kinh tế như giá điện, giá than, giá nước sinh hoạt, giá vận tải, dịch vụ.…Giá than tăng sẽ kéo theo giá điện và nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.
Các chính sách ưu đãi về phí và thuế giá trị gia tăng với nhiều nhóm mặt hàng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân áp dụng trong năm 2009 sẽ không còn được áp dụng trong năm 2010 sẽ là những chi phí tăng thêm trong chi phí vật tư, chi phí lao động của các doanh nghiệp cũng như làm giảm khả năng tích lũy.
Nhà nước bỏ hỗ trợ lãi suất vay ngắn hạn (4%) duy trì gói kích cầu qua lãi suất vay vốn trung hạn, dài hạn và lưu động với mức hỗ trợ lãi suất chỉ 2%, giảm một nửa so với năm 2009. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng chi phí vốn của những doanh nghiệp cần đến vốn vay và vốn huy động dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng mặc dù được kìm giữ bởi lãi suất cơ bản và một số biện pháp mang tính hành chính của ngân hàng nhà nước (về mức tăng tín dụng và trần lãi suất huy động) nhưng chắc chắn chi phí về vốn của các doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó có lý do về khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước, phương thức huy động , cho vay của ngân hàng thương mại.
3.3.1.2. Các yếu tố luật pháp, chính trị, chính phủ
Hệ thống chính trị ổn định tại Việt Nam trong những năm qua là nhân tố góp phần bảo đảm phát triển kinh tế. Theo đánh giá của tổ chức nghiên cứu hòa bình thế giới, Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 180 nước được điều tra về độ ổn định chính trị. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, đã nâng cao uy tín của mình trước toàn thế giới, tạo sự yên tâm lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư quốc tế. Và theo điều khoản Việt Nam chúng ta đã ký kết khi gia nhập WTO thì năm 2009 sẽ chính thức cho phép các công ty giao nhận vận tải 100% vốn nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Các công ty nước ngoài này với tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn… sẽ là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty chúng ta nói riêng hiện nay và tương lai nếu không xác định được một chiến lược kinh doanh hợp lý về lâu dài sẽ thua trên sân nhà. Các quyết định này sẽ có tác động khuyến khích rất lớn đối với việc phát triển và tự khẳng định mình của doanh nghiệp, nhưng cũng là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số biện pháp nhằm cải tiến thủ tục hành chính, thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nhanh về mặt số lượng. Các cơ quan chính phủ đang cố gắng đến cuối năm 2010 cắt giảm 30% thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh qua mạng Internet, chính phủ và các bộ ngành có liên quan thường xuyên đối thoại về lĩnh vực thuế với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3.1.3. Các yếu tố văn hóa - xã hội
Sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự thay đổi về các nhu cầu xã hội, ngoài việc nhu cầu thực hiện đúng kế hoạch cũng như những ký kết trong hợp đồng giao nhận, đối tác của công ty cũng có nhu cầu được làm việc với các đơn vị có uy tín, làm việc với lực lượng tài xế (bộ phận trực tiếp thực hiện công việc) một cách chuyên nghiệp và có văn hóa, lịch sự. Hiện nay đa số tài xế có trình độ học vấn thấp, trình độ từ cấp III trở lên chỉ có 40% đến 45% còn lại là trình độ cấp II (chiếm 55%), đây thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải của Việt Nam. Tình trạng tài xế thường xuyên uống rượu bia mà vẫn tham gia giao thông rồi gây tai nạn, tác động xấu đến xã hội. Thực trạng các trường đào tạo lái xe chỉ chú trọng đến số lượng tài xế được đào tạo mà không quan tâm đến chất lượng đào tạo tài xế về trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức cũng là một bất lợi cho các công ty vận tải. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh sẽ dẫn đến tình trạng tài xế phóng nhanh vượt ẩu để kịp thời gian giao hàng, kịp tăng chuyến cho công ty làm cho hình ảnh các tài xế lái xe trong cảm nhận của khách hàng là không tốt. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có những chính sách kiểm soát bằng cách cấp phép hoạt động cho các trường đào tạo lái xe chuyên nghiệp trên khắp cả nước để đào tạo ra đội ngũ lái xe tốt hơn cho xã hội.
3.3.1.4. Các yếu tố về công nghệ
Trong nền kinh tế hội nhập thì lĩnh vực vận tải cũng hội nhập đáng kể trong lĩnh vực thông tin truyền thông. Chính lĩnh vực thông tin giúp cho công ty nắm bắt tình hình vận tải nhanh, nhạy và thuận tiện đối phó khi có các tình huống phát sinh. Khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển mạnh và mức dộ cải tiến công nghệ thay đổi rất nhanh, trong đó ngành kỹ thuật về chế tạo xe hơi, xe ô tô vận tải. Với sự ra đời của các loại xe chất lượng cao (nội thất cao cấp, có đầy đủ tiện nghi trên xe như máy nghe nhạc, tivi, gắn hệ thống định vị GPS trên xe,…) ít tiêu hao nhiên liệu và đạt tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4. Là nước đang phát triển, Việt Nam đang áp dụng tiêu chuẩn môi trường cho các loại phương tiện vận tải ở mức Euro 2 nên gây ô nhiễm môi trường rất trầm trọng. Sự phát triển bùng nỗ về kỹ thuật công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải phải đầu tư mua sắm xe tốt thay thế những xe hết niên hạn sử dụng nhằm tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa xe cũ, thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và tạo ưu thế trước đối thủ cạnh tranh, đồng thời phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường khắt khe. Hiện tại mới chỉ có công ty Mai Linh, Thuận Thảo, Hoàng Long và một số công ty khác là có đội xe mới nhập từ Hàn Quốc đáp ứng đủ tiêu chuẩn môi trường. Vì thế, để phát triển hơn nữa, đội ngũ nhân viên quản lý phải có được sự đào tạo bài bản và cập nhật liên tục tri thức quản lý mới của thế giới.
3.3.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, nằm ở trung tâm của khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới hiện nay. Vì vậy nền kinh tế Việt Nam luôn đón nhận các lượng đầu tư lớn trong đó lượng đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng khá lớn làm cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Ở nước ta, đặc biệt là khu vực phía Nam có khí hậu với hai mùa mưa nắng rõ ràng, mùa mưa kéo dài cộng thêm bão lũ thường xuyên, điều này gây cản trở và làm thiệt hại không nhỏ cho việc thi công các công trình xây dựng cầu đường.
Sự biến động về khí hậu gây ra bão lụt, làm thiệt hại về người và của cải vật chất đối với Việt Nam hiện nay là rất nghiêm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ, nơi ít chịu ảnh hưởng của bão và lũ lụt nên có điều kiện để phát triển kinh tế.
3.3.2. Môi trường vi mô
3.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên công ty TNHH vận tải và thương mại Đại Bảo Nga có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, có thể kể đến như: công ty vận tải Thuận Thảo, công ty vận tải Thành Hưng, công ty vận tải Thiên Phú, công ty Mai Linh,... đều là những công ty kinh doanh dịch vụ vận tải lớn. Một số công ty nước ngoài đang xin cấp phép hoạt động, ngày 17 tháng 6 vừa qua, công ty vận tải đa quốc gia BDP đã được cấp phép hoạt động tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh và chi nhánh tại một số tỉnh trên cả nước, việc này sẻ tạo ra sự cạnh tranh về thị trường vận tải ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh tạo ra sự rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu nhất là các hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận, do vậy các công ty luôn tìm mọi hình thức để thu hút khách hàng về phía mình.
Xếp hạng các doanh nghiệp ngành vận tải thuộc danh sách VNR500 – 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Xếp
hạng
trong
ngành
Xếp
hạng
trong
VNR500
Tên công ty
1
17
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
2
25
TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM - VINALINES
3
62
TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
4
173
CÔNG TY TNHH MTV VẬT TƯ VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ - VINACOMIN
5
209
TỔNG CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN
6
232
TẬP ĐOÀN MAI LINH
7
233
TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG MIỀN NAM
8
253
TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI
9
267
CÔNG TY CP VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
10
270
TỔNG CÔNG TY CP VẬN TẢI DẦU KHÍ (PV TRANS)
11
285
CÔNG TY CP GEMADEPT
12
320
CÔNG TY CP HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES
13
392
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM
14
491
CÔNG TY CP VẬN TẢI XĂNG DẦU VIPCO
Hình 3.7. Xếp hạng các doanh nghiệp vận tải lớn nhất Việt Nam (Nguồn: vatgia.com)
Xếp hạng các doanh nghiệp ngành vận tải thuộc danh sách VNR500 – 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Xếp
hạng
trong
ngành
Xếp
hạng
trong
VNR500
Tên công ty
1
56
TẬP ĐOÀN MAI LINH
2
77
CÔNG TY CP GEMADEPT
3
209
CÔNG TY CP ÁNH DƯƠNG VIỆT NAM
4
226
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC ÔTÔ PHƯƠNG TRANG
5
258
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI TRƯỜNG THÀNH
6
302
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX SÀI GÒN
7
373
CÔNG TY CP GIAO NHẬN VÀ VẬN CHUYỂN INDO TRẦN
8
415
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ VẬN TẢI DẦU KHÍ VINASHIN
9
416
CÔNG TY CỔ PHẦN INDECO
10
479
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ GIAO NHẬN BIA SÀI GÒN
Hình 3.8. Xếp hạng các doanh nghiệp vận tải tư nhân lớn nhất Việt Nam (Nguồn: vatgia.com)
Một số công ty vận tải nước ngoài cũng đã có mặt tại Việt Nam như: tập đoàn BDP của Mỉ, tập đoàn ALE của vương quốc Anh, tập đoàn ABC của Úc, công ty liên doanh KUMHO, công ty liên doanh vận tải Việt Nhật Logitem,…
Điểm mạnh của đối thủ
Quy mô công ty lớn (Thuận Thảo tính đến 2010 là gần 200 xe các loại và gần 1.300 nhân viên, tập đoàn Mai Linh là 10.000 xe các loại và hơn 10.000 nhân viên).
Sản phẩm, dịch vụ đa dạng và đã có thương hiệu trên thị trường.
Có nguồn tài chính dồi dào (tính đến năm 2007 vốn điều lệ của tập đoàn Mai Linh là 497 tỉ đồng, của công ty Thuận Thảo là 49 tỉ đồng – nguồn doanhnhan360.com).
Có lượng khách hàng lớn và quen thuộc.
Các công ty vận tải lớn có hẵn một đội ngũ Marketing được đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời họ cũng đã thành lập ban truyền thông chuyên giải quyết các vấn đề phát sinh gây bất lợi cho công ty.
Điểm yếu của đối thủ
Chỉ tập trung vào các thị trường có điểm mạnh.
Quy mô lớn dẫn đến việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Phương tiện vận tải của một số công ty bị xuống cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn còn lạc hậu.
Với kinh nghiệm mà công ty đã tích lũy được qua những năm hoạt động, khả năng chớp lấy thời cơ, trình độ hiểu biết về thủ tục pháp lý, trình độ quản lý, công ty Đại Bảo Nga hoàn toàn có thể tự tin vào khả năng cạnh tranh của mình trước các đối thủ cạnh tranh khác hoạt động cùng lĩnh vực. Nhìn chung trong tương lai ngày càng sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm thị phần của công ty nhưng với những kinh nghiệm và tiềm năng của mình, công ty có thể kiểm soát được rủi ro này và từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm khẳng định tên tuổi mình trên thị trường.
3.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Vào những năm 1990, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chỉ có vài doanh nghiệp của nhà nước và của các hợp tác xã như công ty vận tải Sài Gòn, Hợp tác xã vận tải Thắng Lợi,… kinh doanh lĩnh vực vận tải. Sự phát triển của