Một người phụ trách kinh doanh dịch vụ nhà hàng và trung tâm thương mại.
+ Là người trợ giúp cho giám đốc, điều hành quản lý các công việc tại trung tâm thương mại.
+ Giám sát, điều hành nhân viên dưới quyền nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.
+ Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng và trung tâm thương mại.
+ Giải quyết kịp thời các vấn đề về hàng hóa và những thắc mắc của khách hàng.
+ Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty, giữ vẫn và phát triển thị phần.
+ Theo dõi các khoản công nợ, xúc tiến thu nợ.
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty.
+ Hướng dẫn, giám sát nhân viên cách bài trí hàng hóa tại trung tâm thương mại sao cho thuận lợi cho khách hàng lựa chọn.
+ Chỉ đạo, đôn đốc lực lượng bán hành, nhân viên phục vụ luôn nhiệt tình và thân thiện với khách hàng, với phương châm "khách hàng là thượng đế", đến với Bích Hợp quý khách luôn luôn hài lòng với đội ngũ nhân viên và phong cách phục vụ của chúng tôi.
89 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Bích Hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư: chiết khấu, giảm giá, dùng thử hàng hóa mà không trả tiền, tặng thưởng, tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo cho những khách hàng thường mua sản phẩm của công ty.
- Chiết khấu và giảm giá: Các doanh nghiệp đều áp dụng chính sách thay đổi giá cho các đối tượng khách hàng thanh toán trước thời hạn , mua với khối lượng lớn, mua trái thời vụ. Dưới đây là một số cách đều chỉnh giá:
+ Chiết khấu trả tiền mặt: Tức là giảm giá cho người mua thanh toán ngay trên hóa đơn.
+ Chiết khấu về số lượng hàng mua: Doanh nghiệp giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn.
+ Chiết khấu thời vụ: Giảm giá cho những khách hàng mua trái mùa vụ. Cách này giúp doanh nghiệp duy trì mức sản xuất ổn định trong cả năm.
+ Bớt giá: Là dạng khác của việc giảm giá so với giá đã định. Ví dụ như bớt giá mua hàng mới khi đổi hàng cũ là việc giảm giá cho những trường hợp giao lại hàng cũ khi mua hàng mới. Bớt giá khuyến mãi là thanh toán ngay hay giảm giá để thưởng cho những đại lý tham giá quảng cáo và tham gia các chương trình hỗ trợ tiêu thụ của doanh nghiệp.
+ Dùng thử hàng hóa không phải trả tiền: hoạt động này nhằm tác động vào khách hàng tiềm năng, thuyết phục họ dùng thử sản phẩm với hi vọng sau lần dùng thử sẽ thích và mua sản phẩm.
+ Tặng vật phẩm mang biểu tượng quảng cáo: đây là hoạt động nhằm cho tên tuổi của doanh nghiệp ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàng, chủ yếu là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng.
III TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.
III.1 Các nguyên tắc xác định chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:
Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường đều mong muốn một điều rằng: tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu về lợi nhuận cao, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, do đó họ cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển trong dài hạn, một chiến lược giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định. Đây là cũng một vấn đề cần xem xét, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những điều liện, hoàn cảnh, địa vị, vị thế khác nhau, do đó cũng phải chon lựa những chính sách khác nhau. Nhưng cho dù sử dụng chính sách nào đi chăng nữa thì cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên những cơ sở của thị trường hiện có. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện được các biện pháp khai thác thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp tìm kiếm và mở rộng thị trường mới.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp. Các nguồn lực như lao động, vốn, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng, giá cả của sản phẩm. Mỗi kế hoạch sản xuất đều phải cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng của doanh nghiệp, có vậy mới đảm bảo thỏa mãn được thị trường, ổn định thị trường.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ phải dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu, khả năng của người tiêu dùng, dự báo chính xác những biến động của thị trường. Doanh nghiệp cần xác đinh chính xác nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của công ty, và đánh giá thử xem nó đã phù hợp với người tieu dùng hay chưa? Có như vậy, doanh nghiệp mới tạo được chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với các quy chế, luật định và thống kê quản lý vĩ mô của Nhà nước, của xã hội trong từng thời kỳ. Mỗi sự thay đổi đều là các nhân tố khách quan tác động đến kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cố gắng kiểm soát nó nhằm hạn chế các tác động xấu tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo trong dài hạn, doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận, tăng được doanh thu.
* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo tăng được tài sản vô hình của doanh nghiệp, đó chính là tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra.
Cuối cùng, các chính sách đó phải có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, khắc phục được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.
III.2. Tính tất yếu của việc tăng cường các chính sách hỗ trợ tiêu thụ:
Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trước đây, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp hết sức đơn giản, doanh nghiệp hoạt động theo các chỉ tiêu của Nhà nước qui định, tức là doanh nghiệp chỉ cần sản xuất theo các chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho, còn việc sản phẩm có tiêu thụ được hay không, với giá cả bao nhiêu, thì doanh nghiệp không cần biết đến. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như sau:
Đầu ra
Đầu vào
Sản xuất
Doanh nghiệp không cần tìm kiếm thị trường, mõi thứ đã có Nhà nước lo, do đó doanh nghiệp hầu như không có hoạt động tiêu thụ, và cũng không có công tác xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ.
Nhưng ngày nay, doanh nghiệp đang đứng trước một môi trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp phải tự quyết định sự sống còn của mình, phải tự quyết định ba vấn đề trung tâm của quá trình sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Qua trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như sau:
Đầu ra
Đầu vào
Sản xuất
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu của thị trường, loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã…Từ đó mới có kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đề cao vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc hoàn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ tiêu thụ, có vậy thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố khách quan để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong cơ chế như hiện nay.
III.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ:
III.3.1 Phân tích thị phần:
Mức tiêu thụ của công ty không thể hiện rõ thành tích của công ty khá hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp cần theo dõi thị phần của mình. Nếu thị phần của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là doanh nghiệp đã chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và ngược lại. Doanh nghiệp cần lựa chọn các số đo của thị phần để tiến hành phân tích. Sau đây là 4 số đo cơ bản:
+ Thị phần tổng quát: Là mức tiêu thụ của nó được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của thị trường.
+ Thị phần phục vụ: Là mức tiêu thụ của doanh nghiệp tính bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng mức thị trường phục vụ. Thị trường phục vụ của doanh nghiệp là tất cả những người mua có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm của công ty trên thị trường.
+ Thị phần tương đối (so với ba đối thủ lớn nhất): Số đo này đòi hỏi phải biểu diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Nếu số đo này lớn hơn 33% thì có thể nói doanh nghiệp có thị phần lớn.
+ Thị phần tương đối (so với 3 đối thủ cạnh tranh dẫn đầu): Số đo này đòi hỏi phải biểu diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất
III.3.2 Số lượng sản phẩm tiêu thụ:
Được đo bằng thước đo hiện vật với đơn vị cái, chiếc, bộ,…Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh đơn thuần về số lượng, chứ chưa phản ánh được đúng bản chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
III.3.3 Doanh thu tiêu thụ:
Ta có công thức DTTT=
Trong đó:
Qi: Khối lượng hàng hóa i tiêu thụ trong kỳ.
Gi: Giá bán sản phẩm i.
n: Số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.
Khối lượng sản phẩm hàng hóa thứ i bán ra trong kỳ:
Qti = Qđki + Qsxi - Qcki
Trong đó:
Qti : Khối lượng hàng hóa i bán ra trong kỳ,
Qđki : Hàng hóa i tồn đầu kỳ.
Qsxi: Số lượng hàng hóa i sản xuất trong kỳ.
Qcki: Số lượng hàng hóa i tồn cuối kỳ.
Hệ số tiêu thụ hàng hóa:
Hti=Qti/Qsxi
Hti càng tiến tới 1 cầng tốt, chứng tỏ sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó.
III.3.4 Phân tích chi phí cho hoạt động xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên doanh số bán, lợi nhuận thu về:
Chỉ tiêu này được tính dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ với doanh thu tiêu thụ, thể hiện một đồng doanh thu thu về cần tốn bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động này, tương tự như vậy ta có chỉ tiêu đó so với lợi nhuận doanh nghiệp thu về.
Chi phí bỏ ra cho hoạt động hỗ trợ tiêu thụ
CT1= -----------------------------------------------------------
Doanh thu tiêu thụ
Chi phí bỏ ra cho hoạt động hỗ trợ tiêu thụ
CT2= --------------------------------------------------------------
Lợi nhuận
III.3.5 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ
Tỷ lệ % thực hiện Qti
kế hoạch tiêu thụ = ----------------- * 100%
từng loại sản phẩm Qki
Trong đó:
Qti : Số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế.
Qki: Số lượng sản phẩm i tiêu thụ kì kế hoạch
Thước đo giá trị:
Tỷ lệ % hoàn thành S(Khối lượng sản phẩm * Giá bán kế hoạch)
kế hoạch tiêu thụ thực tế (giá cố định)
tiêu thụ chung = --------------------------------------------------------
S(Khối lượng sản phẩm * Giá bán kế hoạch)
tiêu thụ thực tế (giá cố định)
Nếu tỷ lệ này >=100%, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ.
CÔNG TY TNHH BÍCH HỢP
Tên giao dịch : CÔNG TY TNHH BÍCH HỢP
Trụ sở chính : 241 Nguyễn Tất Thành, Tp Tuy Hòa, Phú Yên.
Điện thoại : 057.383.8187
Fax : 057.382.3575
MST : 4400350172
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BÍCH HỢP PHÚ YÊN
I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Năm 1986 bà Huỳnh Bích Hợp thành lập cửa hàng vật liệu xây dựng vốn lúc này khoảng 1,2 tỷ đồng.Với suy nghĩ: tại sao lại phải nhập các mặt hàng vật liệu xây dựng từ các tỉnh, thành khác về bán, phải chịu phí vận chuyển cao làm đội giá thành sản phẩm và sức mua của người dân trong khi địa phương có thể sản xuất được? Trăn trở đã khiến chị Huỳnh Thị Bích Hợp mạnh dạn xây dựng đề án thành lập nhà máy sản xuất tôn, xà gồ, lưới rào phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Để có vốn đầu tư, chị không quản đường xa ra tận Hà Nội xin vốn ưu đãi. Nhưng ở thời điểm đó, Tuy Hoà vẫn chưa phải là địa phương được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 51/NĐ-CP của Chính phủ. Không chùn bước trước khó khăn, chị lại làm đơn lên Chính phủ và đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp nghe chị trình bày đề án. Cảm thông và mến phục nghị lực, tâm huyết của người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, đồng thời nhận thấy Phú Yên là tỉnh mới tái lập, còn nhiều khó khăn cần được quan tâm, giúp đỡ, Chính phủ đã đồng ý phê duyệt đề án xây dựng nhà máy sản xuất tôn, xà gồ, lưới rào với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng, trong đó chị Hợp được vay ưu đãi 1 tỷ đồng.
- Được sự quan tâm và cổ vũ kịp thời của các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Yên, chị Hợp đã tiến hành xây dựng nhà xưởng với diện tích 1.100 m2.
- Năm 2000, nhà máy đi vào hoạt động. Ngay trong năm đầu tiên, doanh thu của công ty đã đạt 10 tỷ đồng và không ngừng tăng qua các năm.
- Ăn nên làm ra , đầu tháng 10 /2004 doanh nghiệp đã chuyển lên thành công ty TNHH Bích HỢP, doanh thu đạt 25 tỷ đồng, gấp 2,5 lần năm 2000. Sản phẩm tôn, xà gồ, lưới rào của Bích Hợp ngày càng đáp ứng yêu cầu của thị trường xây dựng Phú Yên.
- Với phương châm "luôn tìm tòi, sáng tạo trong kinh doanh", đầu năm 2005, công ty đã khánh thành Trung tâm thương mại Bích Hợp với quy mô vào loại lớn nhất miền Trung, chuyên doanh siêu thị nội thất và dịch vụ tổ chức, phục vụ đám cưới, hội nghị. Đây là hướng đi táo bạo và mới mẻ ở thành phố Tuy Hoà trong thời điểm hiện nay. Trung tâm thương mại Bích Hợp có số vốn đầu tư 10 tỷ đồng, trên diện tích hơn 4.000 m2 với 4 tầng. Trong đó, tầng 2, 3, 4 chuyên kinh doanh các sản phẩm nội thất, còn tầng 1 dành cho dịch vụ cưới, hỏi, hội nghị,...
- Tháng 5/2006 Công ty được trao tặng giải thưởng “Quả cầu vàng” dành cho các doanh nghiệp kinh doanh giỏi của các tỉnh tại Đà Nẵng.
- Năm 2009, Công ty Bích Hợp đã rất thành công với sự ra đời của gạch mang thương hiệu BLOCK VISTA được sản xuất tại KCN Hòa An, trên dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập khẩu, hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn của Châu Âu, cùng với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 : 2008. Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn châu Âu và quốc tế, sản phẩm gạch không nung BLOCK VISTA của Công ty TNHH Sản xuất vật liệu xây dựng Bích Hợp được trao giải thưởng Cúp hội nhập WTO.
- Không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cuối năm 2010 vốn đầu tư của công ty đã tăng lên 28 tỷ đồng.
- Với những bước đi vững chắc, chị Huỳnh Thị Bích Hợp cùng doanh nghiệp của mình đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương. Sự sáng tạo, tâm huyết đã mang đến những thành công đáng tự hào cho người phụ nữ dám nghĩ, dám làm. Đây cũng sẽ là nền tảng để chị và Công ty Bích Hợp tiếp tục bứt phá trong tương lai.
- Với phương châm chất lượng, giá rẻ, phục vụ mọi lúc, mọi nơi,… thị phần của Bích Hợp ngày càng được mở rộng; từ chỗ chỉ có 7 người, hiện Bích Hợp đã có một đội ngũ 180 công nhân với 40 đại lý dọc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
- Hiện nay, sản phẩm của Bích Hợp đã có mặt trên khắp các công trình xây dựng thuộc khu vực tỉnh Phú Yên, miền Trung và Tây Nguyên. Thương hiệu Bích Hợp được nhiều người biết đến bởi các sản phẩm nổi tiếng như: gạch Block vista; tôn, xà gồ, lưới rào, … sản xuất từ nguồn nguyên liệu thép của tập đoàn nổi tiếng Bluescope Steel hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Bích Hợp còn là địa chỉ phân phối uy tín của các sản phẩm vật liệu xây dựng và trang trí nội thất cao cấp, như: gạch men Decara, gạch men Ý, Mỹ, đá ốp lát siêu bóng Caramic Weilesi, bình nước nóng lạnh năng lượng…
- Với những nỗ lực trong hơn 20 năm phát triển, Công ty Bích Hợp đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý:
Cúp vàng Thương hiệu Việt.
Cúp vàng Sản phẩm Ưu tú hội nhập WTO.
Giải thưởng Bạch Thái Bưởi.
Doanh nhân đất Việt thế kỷ 21.
Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng.
Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam.
Cúp Bông Hồng Vàng.
II.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của công ty
II.1 Chức năng:
Chức năng chính của công ty TNHH Bích Hợp là:
+ Sản xuất vật liệu xây dựng:tôn, thép, xà gồ, lưới rào B40.
+ Thi công xây dựng và lắp đặt khung thép nhà tiền chế các công trình dân dụng công nghiệp.
+ Kinh doanh với trung tâm thương mại, siêu thị nội thất chuyên cung cấp:
bàn ghế, thiết bị văn phòng, hội trường,đồ gỗ cao cấp Taiwan, thảm trải nền USA, rèm cửa của Korea; Công ty làm công tác tư vấn thiết kế và lắp đặt miễn phí tận nơi, đặt biệt là mặt hàng chống cháy, chống sét, chống trộm của Korea ( bởi máy móc thiết bị hiện đại rất cần bảo vệ và duy trì ). Ngoài ra, công ty là nhà phân phối chính thức của tập đoàn Blue Scope ( Austraulia).Về sản phẩm khung kèo thép mạ kẽm Smartruss và tôn lạnh Zace , tôn màu Ecodek thuộc công ty Blue Scope VN …..cho thị trường Miền Trung và Tây Nguyên.
II.2 Nhiệm vụ:
- Công ty TNHH Bích Hợp chuyên hoạt động trong lĩnh vực vật tư xây dựng và cung cấp các thiết bị trang trí nội thất.
- Sản xuất đúng ngành nghề được giao trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Tiếp tục nâng cao điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng nhiều hàng hóa, dịch vụ xã hội, không ngừng áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm mang thương hiệu của công ty, nâng cao năng suất lao động, tạo công ăn việc làm giúp người lao động có thu nhập ổn định.
- Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, kĩ thuật, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên toàn công ty.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, chính trị, trật tự, an toàn cho xã hội.
- Thực hiện hoạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực theo đúng quy định của nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà Nước.
II.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty:
- Chuyên sản xuất tôn, xà gồ, thép, lưới B40 tại nhà máy số 1: 241 – Nguyễn Tất Thành – TP. Tuy Hòa – Phú Yên.
- Sản xuất gạch không nung BLOCK VISTA tại khu công nghiệp Hòa An.
- Cung cấp các loại hàng trang trí nội thất tại trung tâm thương mại Bích Hợp số 241 Nguyễn Tất Thành – TP. Tuy Hòa – Phú Yên.
Là một trong những công ty có tiếng trong hàng ngũ các doanh nghiệp của Tỉnh. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín trong kinh doanh. Chính vì vậy, công ty đã xây dựng nên một hệ thống đại lý rộng khắp.
III Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất
III.1 Tổ chức quản lý:
III.1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý:
Để thuận tiện cho việc điều hành, quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty thiết lập hệ thống quản lý tập trung nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra.
GIÁM ĐỐC
KT TRƯỞNG
Phòng Kế toán -Tài vụ - Hành chính
Siêu thị nội thất
Nhà máy SX, cửa hàng bán sỉ, lẻ VLXD
P. Giám đốc
K doanh-Kỹ thuật
P. Giám đốc
K doanh-Dịch vụ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
(Nguồn: Phòng hành chính)
III.1.2 Chức năng của các bộ phận:
* Giám đốc: 1 người
+ Là người điều hành cao nhất và toàn diện trên các mặt của công ty, phụ trách chung, quản lý toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
+ Phân chia công việc cho các phòng ban, các bộ phận và giữ trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các phòng ban.
+ Quản lý nhân viên và tài sản của công ty, điều hành công ty hoạt động theo đúng kế hoạch, quy định của Nhà Nước.
+ Kiểm tra các quyết định quan trọng cần phê duyệt.
* Phó giám đốc: 2 người.
Một người phụ trách kinh doanh kỹ thuật và nhà máy sản xuất VLXD:
+ Là người trợ giúp cho giám đốc phụ trách kỹ thuật và sản xuất tại nhà máy.
+ Trực tiếp chỉ đạo công việc cho bộ phận kĩ thuật và bộ sản sản xuất.
+ Hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động trong nhà máy liên quan đến kỹ thuật, quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm.
+ Phụ trách về công tác khoa học- kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, đề xuất cho nhà máy hoạt động hiệu quả hơn.
+ Chỉ đạo, đôn đốc Phòng tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân thuộc quyền quản lý.
+ Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động của các bộ phận trực thuộc. Trong lĩnh vực sản xuất VLXD, phó Giám đốc này có toàn quyền quyết định các công việc, điều hành sản xuất tại nhà máy có hiệu lực như Giám đốc. Nhưng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các quyết định của mình.
Một người phụ trách kinh doanh dịch vụ nhà hàng và trung tâm thương mại.
+ Là người trợ giúp cho giám đốc, điều hành quản lý các công việc tại trung tâm thương mại.
+ Giám sát, điều hành nhân viên dưới quyền nhằm hoàn thành tốt công việc được giao.
+ Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh của nhà hàng và trung tâm thương mại.
+ Giải quyết kịp thời các vấn đề về hàng hóa và những thắc mắc của khách hàng...
+ Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty, giữ vẫn và phát triển thị phần.
+ Theo dõi các khoản công nợ, xúc tiến thu nợ...
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty.
+ Hướng dẫn, giám sát nhân viên cách bài trí hàng hóa tại trung tâm thương mại sao cho thuận lợi cho khách hàng lựa chọn.
+ Chỉ đạo, đôn đốc lực lượng bán hành, nhân viên phục vụ luôn nhiệt tình và thân thiện với khách hàng, với phương châm "khách hàng là thượng đế", đến với Bích Hợp quý khách luôn luôn hài lòng với đội ngũ nhân viên và phong cách phục vụ của chúng tôi.
* Kế toán trưởng:
+ Trưởng phòng, phụ trách công tác kế toán tài chính toàn doanh nghiệp.
+ Phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty theo khuôn khổ của pháp luật. Qua đó giúp Giám đốc công ty quản lý, điều hành và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh tế của công ty.
+ Đưa ra các quyết định nhanh chóng và kịp thời liên quan đến công việc kế toán trong công ty.
+ Tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra trong công ty theo đúng những quy định, chính sách của pháp luật và của công ty ban hành.
* Phòng kế toán - tài vụ - tài chính:
+ Quản lý toàn bộ tài sản (vô hình và hữu hình của công ty) : hàng hóa, tiền tệ, vốn, các khoản phải thu, chi, tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của công ty.
+ Định hướng xây dựng kế hoạch về công tác tài chính ngắn hạn, dài hạn, tìm các biện pháp tạo và thu hút nguồn vốn.
+ Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư của công ty. Cân đối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả.
+ Báo cáo định kỳ các quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để giúp Giám đốc kịp thời điều chỉnh.
+ Tham gia thẩm định các dự án đầu tư dài hạn, đầu thư bổ sung và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra chứng từ quyết toán của công ty, đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước khi trình Giám đốc duyệt.
+ Chỉ đạo các kế toán viên hoạch toán, lập bảng biểu, ghi chép sổ sách chứng từ... theo đúng quy định của Nhà nước, của công ty.
+ Tham mưu cho giám đốc các vấn đề hoạt động tài chính kế toán của công ty.
+ Kiểm tra cân đối kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính khắc phục những khâu còn yếu và đề xuất phương hướng, biện pháp khắc phục.
+ Hạch toán các hoạt động của công ty, kiểm tra giám sát, uốn nắn các hoạt động tài chính, kế toán của công ty.
+ Cân đối thu chi tài chính, thu hồi công nợ đúng quy định, kế hoạch khấu hao TSCĐ, kế hoạch vốn lưu động, kế hoạch lãi lỗ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Tổ chức lưu trữ chứng từ hình thành trong quá trình hoạt động của công ty.
+ Tổ chức công tác hoạch toán, kế toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng chế độ kế toán mà Nhà nước ban hành. Qua đó, phản ánh đúng, đủ tài sản hình thành và tài sản hiện có của công ty.
+ Tổ chức phản ánh kịp thời theo định kỳ tình hình tài chính của công ty, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các hoạt động kinh tế phát sinh khác.
* Nhà máy sản xuất, cửa hàng bán sỉ và lẻ VLXD:
Thực hiện việc gia công sản xuất các vật liệu xây dựng như: tôn, thép, xà gồ, lưới rào B40 để cung cấp cho khách hàng. Do phó giám đốc kinh doanh kỹ thuật quản lý.
* Trung tâm thương mại:
Bán các hàng trang trí nội thất như: giường, tủ, bàn, nệm, gạch men, bồn nước Inox, giấy nhám…. đốc trung tâm thương mại quản lý.
Qua sơ đồ tổ chức quản lý, ta thấy công ty quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là Giám đốc là người lãnh đạo duy nhất và các phòng ban phải làm theo những mệnh lệnh mà cấp trên đưa xuống. Đồng thời giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ với nhau trong công việc. Do vậy mà mô hình tổ chức quản lý của công ty là ổn định và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay.
III.2 Cơ cấu sản xuất:
III.2.1 Sơ đồ tổ chức sản xuất: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SXKD
Phó giám đốc
Kinh doanh - kỹ thuật
Tổ
sản xuất
Tổ kế toán
bán hàng
Tổ
vận chuyển
Tổ
thi công
(Nguồn: Phòng hành chính)
III.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Tổ kế toán bán hàng: có chức năng bán hàng, ghi sổ sách, theo dõi các đại lý mà Công ty cung cấp hàng hoá, vật liệu.
Tổ sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất, đưa các cuộn tôn, các cây xà gồ, theo yêu cầu của khách hàng.Tổ thi công: đi lắp đặt nhà tiền chế cho khách hàng hoặc đi quét sơn.
Tổ sản xuất và thi công có thể chuyển đổi qua lại cho nhau khi cần thiết.
Tổ vận chuyển: vận chuyển các mặt hàng như tôn, xà gồ thép, lưới B40, la phong đến tận nơi giao cho khách hàng.
III.3 Đặc điểm về quy trình công nghệ:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành VLXD, công nghệ là yếu tố hàng đầu để phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhanh chóng nắm bắt được điều đó, Bích Hợp đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại với dây chuyền được nhập từ châu Âu , Mỹ, Nhật Bản ... Một trong những công nghệ nổi bật của Công ty là dây chuyền công nghệ sản xuất tôn – thép liên hợp tự động và công nghệ sản xuất gạch Block không nung với sản phẩm gạch Block VISTA được sản xuất tại khu công nghiệp Hòa An, đang chiếm ưu thế trên thị trường. Đây là dây chuyền đồng bộ được nhập khẩu của Taiwan, hoàn toàn tự động theo tiêu chuẩn châu Âu.
Để các sản phẩm đạt chuẩn và có độ đồng đều, ổn định cao, Công ty đã áp dụng hệ thống q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH BÍCH HỢP.doc