Khóa luận Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty tnhh phát triển công nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011-2015

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5. Kết cấu của đề tài 2

 

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái quát về Marketing 4

1.1.1. Khái niệm Marketing 4

1.1.2. Vai trò quản trị Marketing 4

1.1.3. Tầm quan trọng của Marketing 5

1.1.4. Các hoạt động của Marketing 6

1.2. Thị trường 6

1.2.1. Khái niệm thị trường 6

1.2.2. Phân loại thị trường 8

1.2.3. Phân khúc thị trường 9

1.2.4. Chiến lược phát triển và thâm nhập thị trường 11

1.2.5. Vai trò của chiến lược phát triển thị trường 15

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

2.1. Giới thiệu công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 16

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 16

2.1.1.1. Lịch sử hình thành 16

2.1.1.2. Quá trình phát triển 17

2.1.2. Cơ cấu tổ chức 18

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức 18

2.1.2.2. Nhiệm vụ của từng phòng, ban 19

2.1.2.2.1. Phòng Tài chính kế toán 19

2.1.2.2.2. Phòng Nghiên cứu phát triển và phòng lập trình 19

2.1.2.2.3. Phòng Maketing và phòng Hỗ trợ khách hàng 20

2.1.3. Sản phẩm của Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 20

2.1.3.1. Giới thiệu sản phẩm ECUS 20

2.1.3.2. Chức năng của sản phẩm ECUS 21

2.1.3.2.1. Quản lý danh sách mã sản phẩm, danh sách nguyên phụ liệu 21

2.1.3.2.2. Quản lý định mức 22

2.1.3.2.3. Quản lý tờ khai 22

2.1.3.2.4. Thanh lý tự động 23

2.1.3.3. Quy trình khai báo Hải Quan của phần mềm ECUS 24

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010 25

2.1.4.1. Về doanh thu và lợi nhuận qua các năm 25

2.1.4.2. Về kết quả sử dụng lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước 26

2.1.4.3. Thị trường tiêu thụ của công ty 26

2.1.5. Phương hướng, kết quả hoạt động của công ty trong thời gian tới 31

2.1.6. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011-2015 31

2.1.6.1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 31

2.1.6.1.1. Mục tiêu của chiến lược 32

2.1.6.1.2. Phương hướng thực hiện 33

2.1.6.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2011 – 2015 33

2.1.6.2.1. Mô hình kinh doanh hiện tại của công ty Thái Sơn 33

2.1.6.2.2. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2011 – 2015 34

2.2. Thực trạng của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 35

2.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty Thái Sơn 35

2.2.1.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT cho phần mềm 35

2.2.1.2. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT 37

2.2.2. Đánh giá tình hình phát triển thị trường của Công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 39

2.2.2.1. Chiến lược phát triển thị trường mà Công Ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn đã áp dụng 39

2.2.2.2. Những thành tựu đã đạt được 44

2.2.2.3. Hạn chế và nguyên nhân 44

 

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

3.1. Đề xuất 46

3.2. Giải pháp 47

3.2.1. Cải thiện khâu thương mại điện tử 47

3.2.2. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 47

3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trên thị trường 49

3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các kênh phân phối 50

3.2.5. Tăng cường xúc tiến thương mại 51

3.2.6. Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế 52

3.2.7. Đầu tư nhiều vào nguồn lực 53

PHẦN KẾT LUẬN 55

KIẾN NGHỊ 56

 

 

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường của công ty tnhh phát triển công nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách mã sản phẩm, nguyên phụ liệu. Hình 2.1.3.2.1: Danh mục nguyên phụ liệu thể hiện trong phần mềm ECUS_EX Quản lý theo trạng thái: Chưa khai báo Hải quan, đã khai báo nhưng chưa được duyệt, đã được duyệt. Quản lý quá trình khai báo bổ sung danh sách với Hải quan: Hỗ trợ kết xuất dữ liệu ra file excel (theo đúng khuôn dạng do Hải quan quy định) để khai qua đĩa mềm hay khai trực tiếp qua Internet (áp dụng tuỳ theo từng đơn vị Hải quan). 2.1.3.2.2. Quản lý định mức. Hình 2.1.3.2.2: Định mức nguyên phụ liệu nhập vào phần mềm ECUS Quản lý các bảng định mức, quá trình khai báo định mức: Các mã chưa khai, các mã đã khai định mức. Xuất dữ liệu định mức của các mã hàng ra file excel để khai Hải quan Phần mềm ECUS cho phép người quản trị phân quyền cho người truy cập phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của người đó, đảm bảo người truy cập chỉ được thực hiện đúng các chức năng liên quan đến nhiệm vụ của mình. 2.1.3.2.3. Quản lý tờ khai: Khả năng phân quyền đến từng người sử dụng: mỗi người sử dụng sẽ được người quản trị cấp cho một Tên truy cập và Mã truy cập để đăng nhập vào hệ thống. Quản lý thông tin tờ khai theo các khâu nghiệp vụ: Đăng ký, kiểm hoá, tính thuế, điều chỉnh thuế với nhiều tiện ích như: Tự động tính thuế; Tự động quy đổi trị giá CIF; Tự động phân bổ phí bảo hiểm, phí vận chuyển; In tờ khai trực tiếp ra ấn chỉ; Xuất dữ liệu khai báo ra file excel Hình 2.1.3.2.3a: Quản lý tờ khai nhập Hình 2.1.3.2.3b: Quản lý tờ khai xuất 2.1.3.2.4. Thanh lý tự động: Thanh lý, thanh khoản: phần mềm sẽ thông báo cho doanh nghiệp thời gian hoàn thuế, không thu thuế hay sẽ bị phạt quá hạn. Dựa vào phương án thanh lý do DN kê khai để tính ra các báo cáo thanh lý. Theo dõi thanh lý: Biết khi nào cần thanh lý (không sợ bị quá hạn) Thực hiện thanh lý tự động, chính xác theo đúng nghiệp vụ. Báo cáo thanh lý đầy đủ và đúng theo mẫu Hải quan (chỉ cần in ra và đi nộp) Tính toán hoàn thuế nhanh, chính xác. Luôn được nâng cấp khi nghiệp vụ của Hải quan thay đổi… Hình 2.1.3.2.4: Chạy thanh lý 2.1.3.3. Quy trình khai báo Hải Quan của phần mềm ECUS Bảng 2.1.3.3: Quy trình khai báo Hải quan của phần mềm ECUS: Khai báo trên máy tính của doanh nghiệp Truyền dữ liệu tới Hải Quan Đăng ký thủ tục Hải Quan Thanh lý tự động Sau khi DN cài đặt phần mềm khai báo hải quan vào trong máy tính, bước tiếp theo cần phải nhập thông tin danh mục nguyên phụ liệu - sản phẩm - định mức, các chứng từ kèm theo rồi sau đó khai báo và lấy thông tin phản hồi từ phía Hải quan. Sau khi nhận được tờ khai của doanh nghiệp, chương trình Nghiệp vụ của Hải quan sẽ trả về cho doanh nghiệp: Số tờ khai, kết quả phân luồng, thông báo thuế.... Doanh nghiệp đã nhận đầy đủ thông tin của Hải quan như: Số tờ khai, kết quả phân luồng, hướng dẫn thủ tục hải quan, thông báo thuế,… DN in tờ khai thành 2 bản và thực hiện các bước tiếp theo. + Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng XANH è Doanh nghiệp in tờ khai thành 2 bản và ra Cảng lấy hàng. + Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng VÀNG è Doanh nghiệp mang hồ sơ tờ khai đến chi cục Hải quan điện tử để kiểm tra hồ sơ. + Nếu kết quả tờ khai của doanh nghiệp là luồng ĐỎ è Doanh nghiệp mang hồ sơ tờ khai đến chi cục Hải quan để kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.n 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007–2010: 2.1.4.1. Về doanh thu và lợi nhuận qua các năm: Bảng 2.1.4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2007-2010 (Đvt: Triệu đồng) Diễn giải Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Doanh thu 3.000 3.900 4.500 11.800 12.000 12.800 14.500 20.000 Nộp ngân sách 90 124,3 130 279,5 300 407 410 433,9 Lợi nhuận sau thuế 56,6 118,2 226,7 229,5 Thu nhập bình quân người/ tháng 1 1,3 1,5 2 2,5 2,8 3,2 3,8 (Nguồn: Phòng Kinh Doanh công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn) Trong giai đoạn qua doanh thu của công ty đã liên tục tăng và vượt mức kế hoạch đề ra và năm tăng mạnh nhất đó là vào năm 2010. Đây là năm đánh dấu một sự kiện rất lớn của công ty: các sản phẩm của công ty đã được nhận giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA). Bên cạnh đó, mối quan hệ lâu năm với nhóm khách hàng truyền thống của công ty vẫn được duy trì tốt, mặt khác thì sản phẩm của công ty đã ngày càng được cải tiến và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nước ta đã hội nhập thị trường với sự gia nhập của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới đã khiến cho tình hình kinh doanh ở nước ta tăng lên khá mạnh. Bên cạnh đó còn phải kể đến sự quản lý tài ba của ban lãnh đạo công ty và cơ cấu lao động hợp lý. Các hợp đồng luôn được bảo đảm thực hiện một cách chặt chẽ và nhanh chóng nhất. 2.1.4.2. Về kết quả sử dụng lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước: Qua bảng số liệu ta thấy khoản nộp ngân sách mà công ty đóng góp cho nhà nước không ngừng tăng qua các năm. Nguồn đóng góp chủ yếu cho ngân sách của công ty là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập. Nhân tố con người luôn được công ty coi trọng vì con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Với tình hình kinh doanh như hiện nay mức thu nhập của người lao động là 3.800.000 đồng. Trong tương lai thì mức thu nhập của người lao động sẽ ngày càng được tăng nhanh, để đảm bảo cuộc sống cho họ. 2.1.4.3. Thị trường tiêu thụ của công ty: Thị trường trong nước. Thị trường trong nước được xác định là thị trường chính của công ty. Từ khi thành lập tới nay, công ty Thái Sơn đã không ngừng mở rộng thị trường bằng cách nghiên cứu và phát triển nhiều loại hình sản phẩm, đáp ứng cho nhiều nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, công ty đã có mặt tại cả ba vùng miền của tổ quốc. Đối với thị trường Miền Bắc: công ty có trụ sở chính tại Hà Nội với một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo đã hình thành nên một mạng lưới thị trường ngày một rộng lớn trải dài khắp các tỉnh Bắc Bộ. Đặc biệt phát triển ở một số thị trường chủ yếu như: tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Giang, Lạng Sơn….. Đối với thị trường Miền Trung: công ty tập trung vào phát triển các tỉnh Nam Trung Bộ là chủ yếu. Tại khu vực này công ty đã đặt chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng – là một tỉnh nối liền giữa hai vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ với mong muốn phát triển một thị trường rộng khắp các tỉnh duyên hải Miền Trung. Đối với thị trường miền Nam: đây được coi là thị trường mạnh nhất của công ty, nó chiếm tới 54% giá trị đạt được của công ty. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước và là khu vực phát triển năng động nhất Châu Á. Đặc biệt nơi đây còn là khu vực có cảng biển lớn nhất cả nước. Chính vì vậy mà nơi đây tập trung rất nhiều các công ty, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu => Đây được coi là một thị trường tiềm năng rất lớn của công ty. Với những giá trị mà nơi này mang lại thì công ty cũng đã không ngừng phát triển, không ngừng nghiên cứu thêm những sản phẩm mới nhằm đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo mục đích và tiết kiệm thời gian ngắn nhất cho doanh nghiệp. Miền Bắc và miền Nam là hai thị trường trọng yếu tập trung nhiều doanh nghiệp làm nghiệp vụ xuất nhập khẩu của cả nước, đặc biệt là ở Hải Phòng và Tp.HCM. Đây là hai thành phố tập trung nhiều Cảng biển lớn của Việt Nam như Cảng Cát Lái, Tân Cảng, Cảng ICD Sóng Thần…ở Tp.HCM và Cảng Hải Phòng, Cảng Chùa Vẽ, Cảng Diêm Điền, Cảng Hải Dương…ở Hải Phòng, là nơi tập trung đầu mối thông thương giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và quốc tế. Vì thế, công ty đã lựa chọn nhắm vào hai thành phố này đầu tiên trong việc phát triển thị trường của mình. Bảng 2.1.4.3a: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại Hải Phòng Chỉ tiêu Năm Thực Hiện 2009 2010 đến 04/2011 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng số DN tham gia TTHQĐT (Nghìn DN) 70 73 165 171 300 372 Tổng số tờ khai thực hiện TTHQĐT (Nghìn tờ khai) 5.000 5.146 9.200 9.509 7.000 7.576 Kim ngạch XNK (triệu USD) 450 462,2 800 837,6 450 492,4 Số lượng công chức Chi cục hải quan điện tử/ Tổng số công chức của Cục (%) 5,0 5,04 5,2 5,5 5,5 5,9 Tờ khai TTHQĐT/TK trên toàn Cục (%) 1,5 1,8 2,5 2,8 6,0 6,4 Kim ngạch thực hiện qua TTHQĐT/Kim ngạch toàn Cục (%) 3,5 3,7 4,0 4,54 10,0 10,95 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn.) Bảng 2.1.4.3b: Chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại Tp.Hồ Chí Minh Chỉ tiêu Năm Thực Hiện 2009 2010 đến 04/2011 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Tổng số DN tham gia TTHQĐT (Nghìn DN) 160 172 250 267 350 297 Tổng số tờ khai thực hiện TTHQĐT (Nghìn tờ khai) 30.000 31.224 32.000 33.011 12.000 10.896 Kim ngạch XNK (triệu USD) 2.500 2.983 4.000 4.310 1.500 1.450 Số lượng công chức Chi cục hải quan điện tử/ Tổng số công chức của Cục (%) 3,0 3,7 3,5 3,8 4,5 3,7 Tờ khai TTHQĐT/TK trên toàn Cục (%) 2,5 2,6 2,5 2,7 3,5 2,9 Kim ngạch thực hiện qua TTHQĐT/Kim ngạch toàn Cục (%) 7,0 7,3 8,0 8,3 10,0 9,2 ( Nguồn: Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn.) Trên đây là bảng chỉ tiêu kế hoạch và kết quả đạt được của công ty tại hai thành phố lớn: Hải Phòng và Tp.HCM. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng phần mềm khai báo hải quan điện tử tăng lên nhanh chóng trong 3 năm liên tiếp bởi tính tiện lợi của phần mềm ECUS (xem phụ lục số 5): giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trung bình làm thủ tục hải quan: + Trước đây, khi chưa có phần mềm Hải quan điện tử, khi thực hiện các thủ tục khai báo Hải quan các doanh nghiệp phải thực hiện khai báo bằng tay. Khi làm công việc này doanh nghiệp mất ít nhất từ một đến hai ngày để hoàn tất các thủ tục. + Và ngày nay, khi phần mềm Hải quan điện tử ra đời, để thực hiện các nghiệp vụ XNK, doanh nghiệp chỉ cần ngồi tại công ty, thực hiện nhập liệu một số thông tin vào phần mềm (tờ khai, trị giá tờ khai, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, vận tải đơn, giấy phép…) sau đó gửi những thông tin đó cho Hải quan qua 1 nút lệnh (KHAI BÁO) trên phần mềm. Sau từ 30 phút đến 120 phút, doanh nghiệp sẽ nhận được màu phân luồng (xanh, vàng, đỏ) Hải quan trả về. Về phía Hải quan, khi có phần mềm ECUS trợ giúp, Hải quan đã giảm thiểu được phần nào các công việc như kiểm tra hồ sơ giấy của DN, kiểm tra trực tiếp hàng hoá nhập Cảng, giảm thiểu thời gian xử lý các nghiệp vụ phát sinh… Một số đơn vị tiêu biểu sử dụng phần mềm ECUS: Tại Hải Phòng: Công ty May 10; Công ty cổ phần may Thăng Long; Công ty May Đức Giang; Công ty Da Giầy Hải Phòng… Tại TPHCM: Công ty Điện tử Bình Hoà; Công ty May Việt Tiến; Công ty 32; Công ty May Hữu Nghị; …… Tại Đồng Nai: Công ty NOK (KCN Amata); Công ty May Đồng Tiến; Công ty Tân Đại Thànhm; Công ty Hải Minh (Đại lý khai hải quan – KCN Nhơn Trạch);… Tại Bình Dương: Công ty Hoàng Gia Cát Tường; Công ty Say Fashion; Công ty Doanh Đức; Công ty Thành Lễ;… Thị trường ngoài nước. Trong thời gian vừa qua, sản phẩm của công ty đã vinh hạnh được nhận giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA). Kể từ đó, công ty cũng đã tìm được thị trường ở một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản…Đây là những nước có mô hình công nghệ thông tin, TMĐT gần giống Việt Nam, đã và đang ngày càng phát triển. Mục tiêu chính của công ty trong thời gian tới đó là không ngừng nghiên cứu phát triển thêm một số sản phẩm như: phần mềm Hóa đơn tự in E-INVOICE, phần mềm khai báo Thuế (xem phụ lục số 6); và mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trong khu vực (Trung Quốc, Singapore…) cũng như các quốc gia trên toàn thế giới (Mỹ, Ý, Nga…) vì đây là những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, đa dạng và tiên tiến. 2.1.5. Phương hướng, kết quả hoạt động của công ty trong thời gian tới: - Mục tiêu chính trong những năm tới: + Cố gắng đạt mức tổng doanh thu thực hiện năm 2011: 25 tỷ đồng. + Đảm bảo việc làm cho người lao động. + Đảm bảo lợi nhuận luôn tăng đều và không dẫn đến việc thua lỗ. + Trong quý 3/2011 mở rộng thị trường ở các tỉnh Miền Tây và Cao Nguyên. + Nhanh chóng triển khai, đưa các sản phẩm mới của công ty đến người tiêu dùng + Đưa cơ cấu sản phẩm, phương án thúc đẩy phát triển sản phẩm đã xây dựng vào dự án thực hiện. + Kết hợp với Hải quan tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc tập huấn về cách sử dụng phần mềm của công ty cho các doanh nghiệp. - Giải pháp trọng yếu: + Các kế hoạch đã lên cần được triển khai đúng bài bản, giám sát kiểm tra thực hiện kế hoạch, đánh giá thường xuyên việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. + Tăng cường củng cố vị thế của công ty trên những thị trường mới. Thực hiện các hoạt động Marketing, chăm sóc khách hàng, tiếp cận người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, triển khai thị trường cho sản phẩm mới. + Đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. + Quản lý chặt chẽ chi phí, nâng cao ý thức tiết kiệm, từng bước thực hiện giảm chi phí bán hàng bằng cách nâng cao thương hiệu và cải tiến chính sách bán hàng. => Năm 2010, Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn về cơ bản đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Trong những năm tiếp theo công ty tiếp tục đề ra những mục tiêu tăng trưởng đều về doanh thu và lợi nhuận. Cố gắng đạt chỉ tiêu năm sau luôn tăng cao và tăng mạnh hơn năm trước. 2.1.6. Chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn giai đoạn 2011-2015 2.1.6.1. Chiến lược chung của công ty trong giai đoạn 2011 – 2015 2.1.6.1.1. Mục tiêu của chiến lược: Mục tiêu của chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty Thái Sơn trong giai đoạn 2011 – 2015 là: “Tổ chức bộ máy quản lý điều hành khoa học, hiệu quả”. Thực hiện triển khai tất cả dự án trọng điểm của công ty; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; ổn định chất lượng sản phẩm, tăng chất lượng phục vụ, phấn đấu tăng doanh thu hàng năm; phát triển đội ngũ kỹ thuật; đẩy mạnh kinh doanh thương mại. Căn cứ vào mục tiêu tổng quát, công ty cần phải đề ra những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2011 – 2015: Đưa TMĐT trở thành hình thức kinh doanh chính thay thế cho hình thức kinh doanh truyền thống. Trở thành DN đi đầu trong việc áp dụng TMĐT ở Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh. Tăng thị phần trong nước. Mở rộng thị trường ra khu vực và thế giới * Về tốc độ phát triển: Trong giai đoạn 2007-2011 công ty đã phần nào đạt được mục tiêu đề ra là tăng trưởng giá trị sản lượng bình quân lên 20%. Sang giai đoạn 2011 - 2015, công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn cần phải có sự phát triển theo chiều sâu để ngày càng chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, đặc biệt là tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, mở rộng thị trường trong cả nước và thị trường ngoài nước. Do đó trong giai đoạn này công ty đề ra mục tiêu tăng trưởng giá trị kinh doanh là 25 ¸ 30%. * Về huy động và sử dụng vốn: Tổng nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2011 -2015 là 113,007 tỷ đồng trong đó 90% là nguồn vốn chủ sở hữu và 10% từ các nguồn khác vốn tự bổ sung, vốn vay cá nhân, trích từ quỹ đầu tư phát triển… * Về lao động tiền lương: Tăng số lao động hiện nay từ 345 người (2011) lên 700 người vào năm 2015. Phấn đấu đạt mức tiền lương: 8.000.000 VNĐ/người/tháng. Nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên công ty: phấn đấu đạt mức tỷ lệ công nhân kỹ thuật là 5%, cán bộ có trình độ đại học - cao đẳng 95%. 2.1.6.1.2. Phương hướng thực hiện: (1). Kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành. Các đơn vị đổi mới công tác; thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả. Nâng cao trách nhiệm, ý thức của từng cá nhân, đặc biệt đối với cán bộ quản lý. (2). Xây dựng phương pháp kinh doanh điều hành hiệu quả bao gồm: phương pháp tính toán giá thành, đàm phán ký kết hợp đồng; xây dựng triển khai và kiểm soát kế hoạch xây dựng dự án, kế hoạch hợp đồng theo nhóm dự án. (3). Tiếp tục thực hiện phương thức điều hành hợp đồng theo nhóm dự án. Đánh giá được hiệu quả kinh tế, hiệu quả công tác điều hành, công tác kỹ thuật; kịp thời rút kinh nghiệm để triển khai các công việc tiếp theo. (4). Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật, thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc khách hàng. (5). Xây dựng cơ chế khoán và cơ chế tiền lương hợp lý, khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả công việc. (6). Kiên quyết thực hiện các mục tiêu sản phẩm, thị trường đã đề ra trên cơ sở nâng cao hiệu quả của sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh hữu ích của sản phẩm. (7). Xây dựng kế hoạch và chương trình khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng. 2.1.6.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường 2011 – 2015: 2.1.6.2.1. Mô hình kinh doanh hiện tại của công ty Thái Sơn Thông qua thương mại điện tử: Ngày nay, với tốc độ phát triển chóng mặt của Internet trong đời sống hằng ngày của người dân, cũng như sự cần thiết và tiện lợi của nó đối với tất cả các doanh nghiệp thì việc lựa chọn ứng dụng TMĐT vào quá trình hoạt động kinh doanh của mình là một hành động đúng đắn và cần thiết cho công ty Thái Sơn. Yếu tố quyết định cho sự thành bại của việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh của một công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh TMĐT. Một chiến lược kinh doanh TMĐT tốt sẽ khiến cho kinh doanh TMĐT đem lại hiệu quả cao, một chiến lược tồi sẽ khiến việc áp dụng TMĐT vào kinh doanh trở nên tồi tệ vừa tốn chi phí vừa đem lại hiệu quả không cao. Dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (gọi tắt là SWOT): Nhằm xem xét tất cả các cơ hội có thể tận dụng được , công ty Thái Sơn đã lựa chọn phân tích tình hình theo ma trận SWOT để khai thác hết sức mạnh của sơ đồ này. Bằng cách hiểu được điểm yếu của mình trong kinh doanh, Thái Sơn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà công ty chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT trong doanh nghiệp, Thái Sơn có thể phác thảo một chiến lược giúp cho công ty có thể phân biệt được mình và đối thủ cạnh tranh, giúp cho công ty cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường. Phương pháp này còn giúp cho doanh nghiệp có thể tổng hợp các kết quả nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài công ty từ đó đề ra chiến lược một cách khoa học. 2.1.6.2.2. Nội dung chiến lược thị trường giai đoạn 2011 – 2015: Nghiên cứu và tiếp cận thị trường: Chức năng nghiên cứu, phân tích và tiếp cận thị trường được giao cho bộ phận Marketing và lực lượng bán hàng trực tiếp vì đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với khách hàng. Địa điểm thực hiện: Từ đại lý của công ty và các nguồn thông tin trên mạng điện tử, báo, tạp chí. Phương thức thực hiện: Thu thập thông tin trực tiếp tại các đại lý hoặc có thể từ kết quả bán hàng. Thu thập thông tin gián tiếp thông qua các kết quả thống kê của ngành và các cơ quan chức năng. Ngân sách thực hiện: Nguồn vốn cho nghiên cứu và tiếp cận thị trường được trích từ quỹ phát triển kinh doanh (10%), và thưởng cho cán bộ công nhân viên làm tốt nhiệm vụ là 10% (trích từ quỹ khen thưởng). Phân đoạn thị trường: Phân đoạn thị trường theo đặc tính của sản phẩm và nhóm khách hàng: - Sản phẩm Ecus_KD và Ecus_EK: Phục vụ cho các nhà doanh nghiệp sản xuất các phần mềm kinh doanh - Sản phẩm Ecus_X và Ecus_EX: Phục vụ cho các nhà doanh nghiệp sản xuất các phần mềm xuất – nhập khẩu. - Sản phẩm Ecus_G và Ecus_EG: Phục vụ cho các nhà doanh nghiệp sản xuất các phần mềm gia công sản phẩm. Lựa chọn thị trường mục tiêu: Trong giai đoạn 2011 - 2015 thị trường mục tiêu của công ty sẽ được xác định theo hai phần: * Thị trường trong nước: Tập trung vào các công ty xuất nhập khẩu và các bến cảng. Đó là sản phẩm khai báo hải quan từ xa ( Ecus_KD, Ecus_X, Ecus_G), khai hải quan điện tử (Ecus_EK, Ecus_EX, Ecus_EG ), thông quan điện tử, tạo ra một mạng lưới công nghệ thông tin bao trùm cả nước. * Thị trường nước ngoài: Trong giai đoạn này những năm đầu nên tận dụng cơ hội do Việt Nam gia nhập AFTA công ty nên tập trung vào thị trường các nước Đông Nam Á, khai thác tiềm năng của thị trường Lào, Camphuchia, Philippin. Những năm 2011 - 2015 tập trung vào thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Bắc Mỹ. Thâm nhập và mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần của công ty theo hướng thực hiện chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường miền Trung, miền Nam và miền Tây. Tiếp tục hướng vào các đoạn thị trường chưa thâm nhập được. Đặt mục tiêu phát triển làm trọng tâm, nhấn mạnh những sản phẩm, những đoạn thị trường, những phần mềm là thế mạnh của công ty đáp ứng yêu cầu thị trường cụ thể. Công ty cần tập trung quan tâm hơn nữa dịch vụ sau bán hàng, chăm sóc khách hàng. Đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao năng lực phân phối theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh phân phối, mở rộng hệ thống kênh phân phối theo hình thức đại lý trên cơ sở tính toán hiệu quả đồng thời loại bỏ một số đại lý tại các khu vực thị trường kém hiệu quả, giảm bớt số cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoạt động không hiệu quả. 2.2. Thực trạng của công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn 2.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty Thái Sơn: 2.2.1.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh TMĐT cho phần mềm: Để đạt được mục tiêu đã đề ra phần mềm ECUS của công ty Thái Sơn cần có những hướng đi đúng trong việc chọn mô hình kinh doanh TMĐT, phải có chiến lược E-marketing hợp lý và hiệu quả, xây dựng được hệ thống cung ứng sản phẩm và hệ thống chăm sóc khách hàng tốt từ đó mới có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra. Mô hình kinh doanh B2B và B2C là hai loại mô hình kinh doanh TMĐT được các doanh nghiệp ứng dụng nhiều nhất. Việc lựa chọn mô hình B2B hay B2C công ty nên dựa vào quy mô hoạt động, mục tiêu kinh doanh cũng như hình thức hoạt động của mình để đầu tư phát triển. Đối với những doanh nghiệp nhỏ, có chức năng như một nhà phân phối sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn, hay những doanh nghiệp chuyên hoạt động về dịch vụ thì sẽ chọn loại hình kinh doanh TMĐT là B2C. Còn đối với những doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất và phân phối cho đối tác cũng như các đại lý, nhà phân phối nhỏ lẻ thì thường chọn mô hình kinh doanh TMĐT B2B. Xét về Phần mềm khai báo Hải quan, Thái Sơn là một công ty chuyên kinh doanh phần mềm với quy mô lớn. Là một doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam, tất nhiên đối tác mà công ty hướng đến là các DN, cá nhân có nhu cầu. Do đó, hình thức TMĐT B2C là phù hợp nhất cho việc ứng dụng kinh doanh TMĐT của Công ty Thái Sơn. Câu hỏi đặt ra là nên ứng dụng TMĐT B2C theo hướng nào? Tham gia sàn giao dịch B2C hay xây dựng sàn giao dịch ngay trên website của công ty? Dựa theo tình hình hiện nay của thị trường và của riêng công ty Thái Sơn ta nhận thấy hiện tại rất ít người quan tâm đến website của công ty, đa số các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến các sàn giao dịch B2C phổ biến, ngoài ra chi phí xây dựng một sàn giao dịch B2C là rất lớn, chưa nói đến việc đòi hỏi một đội ngũ nhân viên chuyên về TMĐT nên việc đầu tư cho một sàn giao dịch B2C của riêng công ty Thái Sơn là một vấn đề khó khăn. Do đó mục tiêu trước mắt là nên tham gia các sàn giao dịch B2C để trước hết là quảng bá hình ảnh công ty và tìm kiếm khách hàng lớn, kế đến là học hỏi phương thức hoạt động của một sàn giao dịch B2C để có thể tự xây dựng một sàn giao dịch riêng nếu có thể. Bên cạnh đó phải cải tiến các chức năng hỗ trợ khách hàng trực tuyến trên website của công ty để phục vụ khách hàng tốt hơn. 2.2.1.2. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT: Bảng 2.2.1.2: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường Điểm mạnh (S) 1. Chất lượng sản phẩm tốt 2. Công nghệ được trang bị hiện đại 3. Lao động có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm. 4. Sản phẩm có uy tín, thương hiệu đã được khẳng định Điểm yếu (W) 1. Phụ thuộc nhiều vào các chi cục Hải quan 2. Trình độ lao động chưa đồng đều 3. Hệ thống thu thập thông tin chưa hiệu quả. 4. Công tác Marketing chưa chuyên nghiệp, chưa có bộ phận riêng 5. Thị trường chưa được mở rộng Cơ hội (O) 1. Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định. 2. Việt Nam là thành viên của AFTA và WTO 3. Đảng và Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghệ thông tin. 4. Cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng mạnh Chiến lược (O/S) 1. Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại, thị trường mới. 2. Mở rộng thị trường bằng sản phẩm chất lượng cao. 3. Tận dụng mọi nguồn lực hiện có để nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng. Chiến lược O/W 1. Chiến lược phát triển sâu hơn vào thị trường đã có. 2. Nâng cao chất lượng công tác Marketing. Thách thức (T): 1. Ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. 2. Chính sách của nhà nước chưa ổn định. Chiến lược (T/S) 1. Giữ vững thị phần 2. Tăng cường chiến lược Marketing xúc tiến bán hàng. Chiến lược T/W 1. Thu hẹp thị trường, xúc tiến hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Hiện nay, công ty Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn đang là một trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9. NOI DUNG LUAN VAN - THANH LOAN.doc
  • doc1.TRANG BIA.doc
  • doc2. LOI CAM DOAN.doc
  • doc3. LOI CAM ON.doc
  • doc4. NHAN XET CUA DVTT.doc
  • doc5. NHAN XET CUA GVHD.doc
  • doc6. MUC LUC.doc
  • doc7. DANH MUC CAC CHU VIET TAT.doc
  • doc8. DM CAC BANG VA HINH.doc
  • doc10. PHU LUC.doc
  • doc11. PHU LUC SO 7.doc
  • doc12. TAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan