Khóa luận Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.1. QUAN NIỆM VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 2

1.1.1. Quan niệm về đào tạo nguồn nhân lực 2

1.1.2. Vai trò của đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 2

1.2. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 3

1.2.1.1. Phân tích nhu cầu đào tạo 3

1.2.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo CNKT 4

1.2.1.3. Xác định nhu cầu tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật 6

1.2.1.4. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật 7

1.2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực 9

1.2.3. Triển khai đào tạo nguồn nhân lực 10

1.2.3.1. Các hình thức đào tạo cán bộ quản lý, chuyên viên 11

1.2.3.2. Các hình thức đào tạo công nhân kỹ thuật 16

1.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực 18

1.2.4.1. Phân tích thực nghiệm 18

1.2.4.2. Đánh giá những thay đổi của học viên 19

1.2.4.3. Đánh giá định lượng hiệu quả đào tạo 19

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 22

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 22

1.3.1.1. Những chiến lược nguồn nhân lực của công ty 22

1.3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh doanh của công ty 22

1.3.1.3. Yêu cầu, đòi hỏi của nhân viên trong doanh nghiệp 22

1.3.1.4. Các quyết định của nhà quản trị 23

1.3.1.5. Nguồn chi phí dành cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 23

1.3.2. Các nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 25

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 25

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 25

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 28

2.1.2.1. Chức năng 28

2.1.2.2. Nhiệm vụ 28

2.1.2.3. Đặc diểm kinh doanh 29

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. 30

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lí của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 30

2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 34

2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ lao động 36

2.1.4.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ học vấn 36

2.1.4.2. Cơ cấu công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề 37

2.1.4.3. Cơ cấu lao động theo giới tính 38

2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2005-2007 39

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 40

2.2.1. Quy trình đào tạo 40

2.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 40

2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 42

2.2.1.3. Triển khai đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 44

2.2.1.4. Công tác đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 48

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 49

2.2.2.1. Các nhân tố chủ quan 49

2.2.2.2. Các nhân tố khách quan 50

2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân của công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 51

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 52

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 52

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng công ty 52

3.1.2. Phương hướng đào tạo và phát triển năm 2008 - 2009 của Tổng công ty 54

3.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo năm 2007 - 2008 của Tổng công ty 55

3.1.3.1. Đối với cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật 55

3.1.3.2. Đối với công nhân kỹ thuật 56

3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HƠN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 56

3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực 56

3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực 57

3.2.3. Xác định đối tượng đào tạo 57

3.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo 58

3.2.4.1. Đào tạo công nhân kỹ thuật 58

3.2.4.2. Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật 59

3.2.4.3. Đào tạo ngoại ngữ 60

3.2.5. Chi phí đào tạo 60

3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 60

3.2.7. Một số công tác hỗ trợ làm tăng hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 61

3.2.7.1. Đổi mới phương pháp và hình thức đào tạo 61

3.2.7.2. Cải tiến mở rộng nội dung đào tạo 62

3.2.7.3. Có sự quan tâm thích đáng của cán bộ lãnh đạo 63

3.2.7.4. Hoàn thiện đội ngũ làm làm công tác đào tạo nguồn nhân lực 63

3.2.7.5. Tăng kinh phí cho hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực 64

3.2.7.6. Bố trí, sử dụng lao động sau đào tạo một cách hợp lý 64

3.2.7.7. Kích thích vật chất tiền lương, tiền thưởng cho đối tượng được đào tạo 65

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

docx77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty Lắp máy Việt Nam (tên gọi tắt là LILAMA, có trụ sở ở 124 Minh khai - Hai bà trưng - Hà Nội. Tel: (84-4) 8.633.067; 8.632.059; 8.637.747. Fax: (84-4) 8.638.104; 8.633.068) là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, chế tạo thiết bị cho các công trình công nghiệp và dân dụng công ty có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề, trình độ khoa học kỹ thuật cao, với những kỹ thuật dụng cụ thi công chuyên nghành tiên tiến. Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có thể chia thành những giai đoạn sau: Giai đoạn 1960-1975: Ngày 1-12-1960 công ty lắp máy được ra đời với tên gọi là Công ty Lắp máy Hà Nội được hình thành từ 3 đơn vị lắp máy lớn nhất ở Miền Bắc lúc đó là công ty Lắp máy Hà Nội (Tiền thân là cục cơ khí điện nước), công trường Lắp máy Hải Phòng, công trường Lắp máy Việt Trì. Được hợp nhất thành với 591 cán bộ công nhân viên (CBCNV), trong đó 2 kỹ sư cơ khí và 8 kỹ thuật viên lắp máy với phương tiện thô sơ, thiết bị lạc hậu đã thực hiện lắp đặt thành công nhiều công trình công nghiệp, dân dụng và quốc phòng quan trọng như nhà máy nhiệt điện: Vinh, Hàm Rồng (Thanh Hoá), Việt Trì (Phú Thọ), nhà máy Phân Đạm Hà Bắc, xi măng Hải Phòng, khu công nghiệp điện, đường, giấy, hoá chất Việt Trì. Đến 1975: Công ty Lắp máy đã có gần 10000 CBCNV với tay nghề cao, tham gia lắp đặt hầu hết các công trình trọng điểm lớn nhỏ ở Miền Bắc ví dụ như Đài phát thanh, nhà máy thuỷ điện Thác Bà, chế tạo xà lan, xây dựng sân bay, các bể ngâm phục vụ quốc phòng, cầu phao quân dụng… Giai đoạn 1975-1995: Từ 1975-1979 là giai đoạn công ty Lắp máy điều chỉnh sắp xếp lại lực lượng, phát triển lực lượng lao động và thành lập thêm 1 số xí nghiệp mới. Năm 1979 công ty lắp máy chuyển thành Liên hiệp các xí nghiệp Lắp máy. Đến năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy gặp nhiều khó khăn nhưng Liên hiệp các xí nghiếp Lắp máy đã thi công được nhiều công trình đáp ứng được sự phát triển của đất nước như nhà máy giấy Bãi Bằng, lắp trạm biến áp và trạm bù hệ thống đuờng dây 500kv như trạm BA Hoà Bình, Đà Nẵng, Playcu,…. Thành tích nổi bật trong giai đoạn này của LILAMA là bên cạnh việc lắp đặt trọn gói nhiều công trình đã chế tạo hàng ngàn tấn thiết bị các loại cho các dự án lớn, hiện đại như nhà máy xi măng Chinh Phong, nhà máy điện Yaly,…. Đặc biệt là chế tạo được các bình, bồn chứa khí gas, dầu,…đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế cho các dự án như Shell Gas Hải Phòng, Sài Gòn Petro, Petro Việt Nam,… Giai đoạn 1995 đến nay: Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, ngày 1/12/1995 nghành lắp máy lại 1 lần nữa chuyển đổi mô hình hoạt động, theo đó liên hiệp các xí nghiệp lắp máy được đổi thành Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Đây là bước ngoặt, một sự thay đổi lớn về chất cho các doanh nghiệp lớn của nhà nước nói chung và của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã trao quyền nhiều hơn để các Tổng công ty chủ động kinh doanh, tự chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Giai đoạn này là giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường năng lực lắp máy. Khẳng định ưu thế của lắp máy trong nước và trong khu vực. Kết quả mà lắp máy đạt được lớn nhất trong những năm vừa qua là từ lắp máy đơn thuần đến nay đã chế tạo và lắp đạt được các thiết bị một cách đồng bộ. LILAMA trở thành nhà tổng thầu EPC đầu tiên của Việt Nam khi trúng thầu các gói thầu số 2&3 nhà máy lọc dầu Dung Quất số 1, nhiệt điện Uông Bí 300MW, nhiệt điện Cà Mau 720MW.... Đây cũng chính là sự kiện đánh dấu sự đổi ngôi từ làm thuê sang làm chủ, từ chỗ làm thầu phụ cho các tập đoàn nước ngoài trở thành nhà thầu chính. Hiện nay, với hơn 20.000 CBCNV của 20 công ty thành viên; 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn; 4 công ty cổ phần về Tư vấn thiết kế hợp tác với Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài loan; 2 trường cao đẳng nghề LILAMA, với đội ngũ trên 2500 kỹ sư và 2000 thợ hàn có chứng chỉ quốc tế yêu cầu nghề được trang bị đầy đủ phương tiện thiết kế, chế tạo, thi công tiên tiến và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 ở Tổng công ty, ISO 9002 tại các công ty thành viên. Như vậy phần lớn số cán bộ công nhân viên là nắm vững khoa học kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng đáp ứng được công việc. Ngoài việc phát triển kỹ thuật thì hiện nay Tổng công ty cũng đang tích lũy vốn để hình thành tổ chức tài chính có khả năng chủ động điều phối các nguồn vốn trong và ngoài Tổng công ty. Hướng phát triển trong giai đoạn tiếp theo Tổng công ty là trở thành một Tập đoàn công nghiệp xây dựng của đất nước và khi có đủ năng lực về tài chính để mở rộng đầu tư các dự án trong mọi lĩnh vực của ngành kinh tế, từng bước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, tiến tới phát triển thành một tập đoàn kinh tế. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn ảnh hưởng đến chiến lược nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Giai đoạn từ 1996 đến nay là giai đoạn ổn định và phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty, do vậy mà cần hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân để kịp thời có được đội ngũ cán bộ công nhân viên phù hợp với sự phát triển của sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam 2.1.2.1. Chức năng Chức năng của Tổng công ty Lắp máy là chế tạo một số thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép và lắp đặt toàn bộ các thiêt bị công nghệ mà nhà nước giao cho cũng như tổng công ty thầu được. Tổng công ty được phép đàm phán ký kết với các doanh nghiệp nước ngoài các hợp đồng kinh tế về xuất nhập khẩu các thiết bị công nghiệp. Tổng công ty có quyền đầu tư liên doanh liên kết, góp cổ phần mua một phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo qui đinh, đồng thời có quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của tổng công ty. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Quản lý sử dung vốn kinh doanh và cơ sở vật chất theo đúng chế độ cộng sản nhằm đạt được lợi nhuận tối đa và hiệu quả kinh tế cao nhất. Chấp hành đầy đủ cơ sở chế độ pháp luật của nhà nước và các qui định của thành phố, của ngành. Thực hiện chỉ đạo sản xuất kinh doanh và lưu chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời áp dụng những khoa học kĩ thuật tiến bộ tham gia xây dựng, đầu tư vào công việc lắp đặt và chế tạo sao cho hiệu quả hơn. Hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết với các thành phần, các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước theo qui đinh của pháp luật Việt Nam để mở rộng thị trường kinh doanh nhằm nâng cao vị thế của Tổng công ty trên thị trường. Chủ động điều tiết hoạt động kinh doanh và quản lí các đơn vị trực tiếp thuộc theo phương án tối ưu nhất nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra và chính sách chế độ qui định của nhà nước. Quản lí đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo chế độ chính sách của nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Bồi dưỡng và nâng cao cho họ về tinh thần văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ. 2.1.2.3. Đặc diểm kinh doanh Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn nhất toàn ngành lắp máy. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty là thi công lắp đặt, chế tạo các thiết bị công nghệ. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn Tổng công ty đang tiến hành cổ phần hoá các công ty thành viên, hiện tại đã cổ phần hoá hầu hết các công ty thành viên. Để phục vụ cho công việc của mình Tổng công ty cũng đã phải nhập khẩu một số thiết bị, máy móc, vật tư của nước ngoài. Trong một số năm gần đây Tổng công đã xuất khẩu được một số thiết bị công nghệ như lò hơi, thiết bị cơ khí, máy xây dựng, các thiết bị lọc bụi… Hiện nay Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây dựng. Luôn ứng dụng khoa học công nghệ mới luôn đổi mới kĩ thuật công nghệ nên Tổng công ty có một đội ngũ lao động giỏi, năng động. Nhưng để đội ngũ này luôn đáp ứng được yêu cầu của công việc thì công tác đào tạo nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lí của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Là doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Tổng công ty nên cơ cấu bộ máy quản lí của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được tổ chức theo kiểu mạng lưới. Tổ chức bộ máy quản lí là một hệ thống bao gồm bộ phận lãnh đạo, các phòng ban quản lí và đơn vị sản xuất cơ sở được tổ chức ra nhằm thực hiện chức năng quản lí toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và đời sống của công nhân viên trong toàn doanh nghiệp các phòng quản lí chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ các mặt hành chính, nhân sự, kỹ thuật, kinh doanh, tài chính, kế toán của Tổng công ty dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. Qua đó bộ phận chịu trách nhiệm theo từng chức năng của mình đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho các bộ phận khác về các vấn đề liên quan. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam gồm: * Ban lãnh đạo - Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất đứng đầu Tổng công ty hội đồng quản trị quản lí hoạt động của Tổng công ty bằng các qui chế quản lí nhà nước, chịu trách nhiệm về sự phát tiển của Tổng công ty, cùng Tổng Giám đốc chỉ đạo các đơn vị thành viên khai thác mọi nguồn lực, tổ chức sản xuất kinh doanh. - Ban kiểm soát: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ của nhà nước về sử dụng và bảo toàn vốn, kiến nghị các giải pháp có hiệu quả trong kinh doanh. - Tổng Giám đốc: Là người điều hành cao nhất của Tổng công ty quản lí hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty và các qui định của pháp luật. - Phó Tổng Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc. Các phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc phân công công việc cụ thể theo mục tiêu thống nhất của công ty. * Các phòng ban chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo. - Phòng Tổ chức lao động: Giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức, biên chế bộ máy quản lí Tổng công ty và các đơn vị thành viên, qui hoạch cán bộ, công nhân. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng các đơn vị thành viên; Giám đốc, phó Giám đốc các đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị phụ thuộc Tổng công ty qui chế lao động, qui chế tiền lương, khen thưởng kỷ luật, đơn giá tiền lương, đơn giá và định mức lao động trong Tổng công ty. - Phòng Kế hoạch và đầu tư: Giúp Tổng Giám đốc theo dõi lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển của Tổng công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn kế hoạch giá thành và xây đựng các kế hoạch đầu tư cho phù hợp. - Phòng Đào tạo: Có nhiệm vụ chỉ đạo công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cũng như công nhân để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. - Phòng Thị trường và phát triển dự án: Nghiên cứu sự thay đổi của thị trường để từ đó đưa ra kế hoạch để phát triển các dự án đầu tư và việc khai triển thực hiện dự án. - Phòng Kinh tế kỹ thuật: Phụ trách kỹ thuật và thi công của Tổng công ty kiểm tra và xây dựng các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm định mức kinh tế kỹ thuật. Xây dựng các chiến lược phát triển công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm. - Phòng Quản lí máy: Quản lí toàn bộ máy móc và bảo toàn tài sản của Tổng công ty xây dựng qui chế quản lí máy móc, thiết bị an toàn lao động phù hợp với qui định của nhà nước. - Phòng Thi đua tuyên truyền: Phát động các phong trào thi đua, sản xuất giữa các đơn vị, công trình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền các phong trào hoạt động mới của Tổng công ty và các chính sách, chế độ của nhà nước đến các đơn vị và cá nhân trong Tổng công ty. - Văn phòng Tổng công ty: Giúp Tổng Giám đốc trong lĩnh vực hành chính pháp chế, quản lí tài sản, phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân trong Tổng công ty. - Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nguồn thu chi ngoại tệ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, nguồn thu chi tiền mặt, tiền séc có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ tổ chức quản lý tài chính và hạch toán như một doanh nghiệp hoạt động độc lập trực tiếp giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty tiến hành. Phòng tài chính của Tổng công ty với tư cách là cơ quan quản lý có nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp công tác tài chính của tất cả các đơn vị thành viên, chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính của toàn Tổng công ty theo qui định hiện hành của nhà nước. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu của quản lý và khai thác tối đa được các nguồn lực. * Tổ chức hiện tại của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, gồm có: - 20 Công ty hạch toán độc lập và các công ty hoạch toán phụ thuộc - 1 Viện nghiên cứu công nghệ Hàn - 2 Trường Kỹ thuật & Công nghệ LILAMA. Sự hình thành và phân bố các Công ty thành viên trên địa bàn cả nước chủ yếu là do sự xây dựng và phát triển tại các khu kinh tế - khu công nghiệp và các thành phố lớn. Cụ thể trụ sở các Công ty ở các địa điểm như sau: Hà Nội: Cơ quan Tổng công ty, các Công ty hạch toán phụ thuộc. Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội. Công ty Cổ phần Lắp máy & Thí nghiệm Cơ điện. Công ty cổ phần LILAMA 10. Hải Phòng: Công ty cổ phần LILAMA 69-2. Công ty TNHH một thành viên Chế tạo Thiết bị & Đóng tàu Hải Phòng. Hải Dương: Công ty cổ phần LILAMA 69-3 Thành phố Việt Trì - Phú Thọ: Công ty cổ phần LILAMA 3. Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình: Công ty cổ phần cơ khí Lắp máy Lilama Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama I. Bỉm Sơn - Thanh Hoá: Công ty cổ phần LILAMA 5. Đà Nẵng: Công ty cổ phần LILAMA 7. Tuy Hoà - Phú Yên: Công ty cổ phần LILAMA 45-3. Thành phố Hồ Chí Minh: Công ty cổ phần LILAMA 18. Công ty cổ phần LILAMA 45-1. Văn phòng Đại diện Tổng công ty. Đồng Nai: Công ty cổ phần LILAMA 45-4 (Biên Hoà). Trường Kỹ thuật & Công nghệ Lilama II (Long Thành). Bắc Ninh: Công ty cổ phần LILAMA 69-1 Công ty cổ phần ĐTXD & PTĐT LILAMA Công ty cổ phần tôn mạ màu việt pháp Công ty cổ phần xi măng Đô Lương Công ty cổ phần thuỷ điện Sông Ông 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty là trực tuyến chức năng, với số lao động đông đảo với nhiều nghành nghề khác nhau do đó công tác đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty lắp máy Việt Nam 2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ lao động 2.1.4.1. Cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ học vấn Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có cơ cấu ổn định. Bảng 2.1: Tổng hợp cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật theo trình độ học vấn. Trình độ học vấn Năm 2005 2006 2007 Người % Người % Người % Trên đại học 11 0,33 14 0,36 25 0,60 Đại học 1967 58,61 2360 60,70 2555 61,66 Cao đẳng 262 7,81 404 10,40 514 12,40 Trung cấp 1116 33,25 1100 28,54 1050 25,34 Tổng 3356 100,00 3888 100,00 4144 100,00 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tổng số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật qua 3 năm tăng dần từ 3356 người (năm 2005) tăng lên 3888 người (năm 2006) và tiếp tục tăng lên 4144 người (năm 2007) nhưng tăng với số lượng không nhiều. Số lượng cán bộ Trên Đại học, Đại học, Cao đẳng cũng tăng lên sau từng năm nhưng ta thấy số lượng cán bộ có trình độ trên đại học vẫn còn ít nên chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu trình độ học vấn của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Số lượng cán bộ trung cấp đã giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy trình độ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật không ngừng tăng lên sau các năm. 2.1.4.2. Cơ cấu công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề Bảng 2.2: Tổng hợp công nhân kỹ thuật theo trình độ lành nghề Trình độ tay nghề Năm 2005 2006 2007 Người % Người % Người % <= Bậc 3 4498 29,27 4388 28,66 4476 28,13 Bậc 4 6746 43,91 6526 42,62 6656 41,84 Bậc5 2415 15,72 2555 16,68 2683 16,86 Bậc 6 1161 7,56 1228 8,02 1412 8,88 Bậc 7 544 3,54 615 4,02 683 4,29 Tổng 15364 100,00 15312 100,00 15910 100,00 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Đội ngũ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam có trình độ tay nghề tương đối cao. Hầu như toàn bộ công nhân kỹ thuật của Tổng công ty đều được qua đào tạo. Năm 2005, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2,13/4,44/12,40/8,27; như vậy cứ 28,24 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7. Năm 2006, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2/4,15/10,61/7,13; như vậy cứ 24,89 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7. Năm 2007, tỷ lệ công nhân bậc 7/ CN bậc 6/ CN bậc 5/ CN bậc 4/ CN bậc <=3 là 1/2,07/3,93/9,75/6,55; như vậy cứ 23,3 công nhân kỹ thuật thì có một công nhân kỹ thuật bậc 7. Như vậy trong cơ cấu công nhân kỹ thuật thì công nhân kỹ thuật bậc 7 chiếm tỷ trọng không cao. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy trình độ tay nghề bậc cao của công nhân lắp máy vẫn chưa nhiều đặc biệt là công nhân bậc 7 chiếm một tỷ lệ nhỏ 3,54% trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2005); 4,02 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2006); 4,29 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 100% (Năm 2007). Do đó cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho họ hơn nữa để số lượng thợ này nhiều hơn, lúc đó số công nhân kỹ thuật này sẽ đáp ứng tốt hơn cho công việc. 2.1.4.3. Cơ cấu lao động theo giới tính Lao động nữ trong Tổng công ty Lắp máy Việt Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động của cả Tổng công ty. Năm 2005 lao động nữ quản lý là 793 người chiếm tỷ lệ 23,63% trong tổng số lao động quản lý 3356 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 723 người chiếm 4,71% trong tổng số công nhân kỹ thuật 15364 người. Năm 2006 lao động nữ quản lý là 872 người chiếm tỷ lệ 22,43% trong tổng số lao động quản lý 3888 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 657 người chiếm 4,29 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 15312 người. Năm 2007 lao động nữ quản lý là 1045 người chiếm tỷ lệ 25,22% trong tổng số lao động quản lý 4144 người. Công nhân kỹ thuật nữ là 650 người chiếm 4,09 % trong tổng số công nhân kỹ thuật 15910 người. Bảng 2.3: Tổng lao động theo giới tính Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Người % Người % Người % Lao động nữ 1516 8,1 1529 7,96 1695 8,45 Lao đông nam 17204 91,9 17671 92,04 18359 91,55 Tổng 18720 100,00 19200 100,00 20054 100,00 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Nhìn chung lao động nữ vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số lao động của cả Tổng công ty. Lao động nữ chiếm số lượng nhỏ như vậy sở dĩ là do đặc điểm của ngành lắp máy, ngành này chủ yếu làm việc nặng do đó lao động nữ làm việc trong ngành này ít. Thường lao động nữ có độ tuổi 40 trở lên ít có nhu cầu đào tạo để phát triển năng lực. Do đó Tổng công ty phải có công tác đào tạo nguồn nhân lực này một cách phù hợp: đảm bảo giờ giấc, cơ sở đào tạo thuận lợi và khuyến khích lao động nữ nâng cao trình độ, kỹ năng. 2.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam năm 2005-2007 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh 2005-2007 Các chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị Năm So sánh (%) 2005 2006 2007 2006/ 2005 2007/ 2006 Gtsx và kinh doanh Tỷ.đ 6122 10410 15007 170 144 Tổng doanh thu Tỷ.đ 4388 7376 9743 168 132 Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 31,1 79,3 167 255 211 Lao động bình quân Người 18720 19200 20054 103 105 Thu nhập bq người /1tháng 1000đ 1658 1936 2260 117 117 (Nguồn: Phòng kế hoạch và đầu tư Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân đầu người/1 tháng của năm sau đều tăng so với năm trước. Do đó nộp cho ngân sách của nhà nước một khoản tiền khá lớn. Tổng công ty có được kết quả trên một phần là do công tác đào tạo tốt vì có đào tạo tốt thì số lượng cán bộ công nhân viên mới thực hiện tốt được công việc của mình. Do đó Tổng công ty mới hoàn thành được các chỉ tiêu đã đặt ra. Kinh doanh tốt sẽ có điều kiện thực hiện phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty trong tương lai. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM 2.2.1. Quy trình đào tạo 2.2.1.1. Xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực - Căn cứ vào mức tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức đầu tư các dự án công nghiệp của nhà nước và khả năng thắng thầu của các dự án Tổng công ty Lắp máy Việt Nam xác định nhu cầu trong thời gian tới. Sau đó Tổng công ty căn cứ vào khả năng sản xuất, thiết kế, lắp đặt của các đơn vị thành viên và giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên. Các đơn vị xem xét đánh giá tình hình thực tế đội ngũ lao động của mình, qua đó thấy được số lao động, cơ cấu đội ngũ lao động và tính toán được năng xuất lao động của từng loại lao động trong đơn vị. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, các đơn vị xác định một cách tương đối cơ cấu, số lượng những kỹ năng trình độ chuyên môn cần có trong tương lai đồng thời tự xem xét đánh giá tình hình thực tế về cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động hiện tại của đơn vị mình để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị. - Phòng tổ chức và đào tạo của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam tổng hợp nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của các đơn vị thành viên kết hợp với nhu cầu đào tạo đội ngũ lao động của văn phòng Tổng công ty Lắp máy, từ đó xác định được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty. Bảng 2.5: Tổng hợp nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật Đơn vị tính: Người Lớp Năm 2005 2006 2007 Sau đại học 5 3 14 Lý luận chính trị cao cấp 70 50 65 Chương trình quản trị nhân sự 25 28 50 Học tại chức 120 150 180 Tin học 20 20 25 Ngoại ngữ 18 22 43 Nhân viên 300 448 245 Tổng 558 721 622 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) Bảng 2.6: Tổng hợp nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật Đơn vị tính: Người STT Nghành nghề đào tạo Số lượng 2005 2006 2007 1 Hàn điện 450 670 687 2 Lắp đặt thiết bị cơ khí 450 310 391 3 Chế tạo thiết bị cơ khí 300 348 291 4 Lắp đặt ống công nghệ 170 69 69 5 KT lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp 350 280 163 6 Sửa chữa thiết bị điện 70 134 62 7 Sửa chữa cơ khí 30 27 27 8 Cắt gọt kim loại 20 20 20 9 Vận hành trục máy 60 49 20 10 Vận hành TBSX xi măng 50 152 170 Tổng 1950 2059 1900 (Nguồn: Phòng đào tạo lao động Tổng công ty Lắp máy Việt Nam) 2.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo các đơn vị thành viên xác định tiếp hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo và thời gian đào tạo thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên của mình. Việc xác định các hình thức đào tạo, cơ sở và thời gian đào tạo rất được các đơn vị quan tâm vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đào tạo và kế hoạch sản xuất. Căn cứ vào nhu cầu đào tạo và quỹ đào tạo, các đơn vị xác định các hình thức đào tạo, cơ sở và thời gian đào tạo nào là phù hợp. Và cuối cùng để xây đựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực của mình, các đơn vị phải tính toán chi phí đào tạo nguồn nhân lực. Đây là một công việc cần thiết và khó thực hiện chính xác. Đối với chi phí đào tạo bên ngoài (hình thức đào tạo ngoài công việc) thì việc xác định chi phí tương đối dễ gồm tiền học phí, tiền ăn, tiền đi lại, học bổng, tiền lương cho cán bộ công nhân viên được cử đi học, tiền trả cho giáo viên, tổ chức các đơn vị thuê đào tạo. Còn viêc tính toán chi phí đào tạo bên trong (đào tạo trong công việc) rất khó khăn bao gồm tiền khấu hao vật chất, chi phí cho đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo và phát tiển nguồn nhân lực. Dựa trên kinh nghiệm của mình, các đơn vị tính toán chi phí đào tạo bên trong bình quân cho công nhân kĩ thuật, cán bộ quản lí chuyên viên rồi nhân với số công nhân kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên viên. Các đơn vị thành viên sau khi lập kế hoạch xong rồi thì gửi lên phòng tổ chức và đào tạo lao động văn phòng Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vào tuần đầu tháng 12 năm trước, Tổng công ty kết hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của Tổng công ty và xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tổng công ty. Kế hoạch này chỉ đề cập chi tiết đến nội dung đào tạo liên quan đến văn phòng Tổng công ty, cán bộ quản lí cấp cao, cán bộ chủ chốt vì đó là những chương trình đào tạo quan trọng mà văn phòng Tổng công ty phải cấp hoàn toàn hoặc hỗ trợ kinh phí. Văn phòng Tổng công ty chỉ cấp kinh phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực của văn phòng Tổng công ty và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị đào tạo cán bộ chủ chốt, cán bộ mũi nhọn và công nhân bậc cao, còn lại các đơn vị thành viên tự dùng quỹ đầu tư phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan