Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại và Sản Xuất Mai Phương

Kế toán trưởng:

* Quyền hạn:

- Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

- Điều phối các nguồn lực đảm bảo triển khai các công việc của bộ phận

- Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng và phôí hợp với bộ phận hành chính trong các vấn đề tuyển dụng đào tạo và bố trí nhân sự trong bộ phận

- Đề xuất các hoạt động liên quan tới lĩnh vực tài chính kế toán như vấn đề thanh quyết toán, hoá đơn

* Trách nhiệm:

- Kiểm soát công tác chi tiêu của các bộ phận

- Quản lý công tác tài chinh, kế toán của công ty.

- Xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7044 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Thương mại và Sản Xuất Mai Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trọng Vinh Giới tính : Nam Sinh ngày : 13/06/1957 Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam Chứng minh nhân dân ( hoặc hộ chiếu ) số: 010413204 Ngày cấp : 09/12/1998 Nơi cấp : Công an TP Hà Nội Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 474 Hoàng Hoa Thám - phường Bưởi - quận Tây Hồ – TP.Hà Nội. Chỗ ở hiện tại: Số 5 – ngõ 514 Hoàng Hoa Thám - phường Bưởi - quận Tây Hồ – TP. Hà Nội 2.1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương Ngày nay khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN, nhà nước không còn quản lý theo cơ chế cũ mà chuyển sang quản lý gián tiếp thông qua các chính sách, các công cụ kinh tế nhằm định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Vì vậy công ty đã tự chủ về hoạt động kinh doanh của mình. Công ty CP TM và Sản Xuất Mai Phương thuộc sở hữu của các cổ đông hoạt động theo luật doanh nghiệp số 13/1999/QH 10 được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/6/1999 và nghị định số 03/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thực hiện một số điều của luật doanh nghiệp nghị định số 02/NĐ- CP về đăng ký kinh doanh nên công ty có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng. Công ty là một đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại với chức năng lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi lưu thông đến người tiêu dùng chuyên bán buôn, bán lẻ các mặt hàng như: phần mềm tin học, điện tử, điện gia dụng, các thiết bị bảo vệ, chiếu sáng… Để có thể duy trì được hoạt động kinh doanh tốt thì công ty luôn phải thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức công tác kinh doanh cung ứng và tiêu thụ, tìm nguồn hàng thích hợp, quản lý khai thác vốn sử dụng có hiệu quả. - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, chỉ buôn bán những mặt hàng chất lượng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá kinh doanh. - Chỉ kinh doanh những mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ, lai lịch rõ ràng, không kinh doanh những mặt hàng trôi nổi trên thị trường, không buôn bán những mặt hàng lậu thuế… - Tuân thủ chế độ, chính sách quản lý kinh tế của nhà nước hiện nay, thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán tài chính hiện hành. - Luôn luôn đổi mới, năng động trước biến động của thị trường tạo uy tín và mở rộng kinh doanh, quy mô hoạt động, đảm bảo đầu tư, đổi mới trang thiết bị, khai thác và quản lý vốn có hiệu quả nhất. - Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho bộ máy kế toán để sao cho thực hiện tốt nhất hách toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh. 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp rất đơn giản, theo kiểu trực tuyến, rất phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: Sơ đồ Bộ máy quản lý của công ty cổ phần TM và Sản Xuất Mai Phương Chủ tịch HĐQT Tổng Giám đốc Phó tổng GĐ phụ trách kỹ thuật Phó tổng GĐ phụ trách kinh doanh Phòng kỹ thuật, KCS Phòng bảo vệ Phòng tài chính KT Phòng TC hành chính Phòng kế hoạch KD Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phòng ban: + Chủ tịch Hội đồng quản trị Là người có trách nhiệm thâu tóm và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh trong đơn vị. Với cơ cấu quản lý trực tuyến, do đó tất cả các báo cáo về tình hình kế hoạch sản xuất trong toàn đơn vị đều được đưa lên Chủ tịch Hội đồng quản trị. + Tổng giám đốc Là người trực tiếp tham gia quản lý tại công ty, đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng quản trị. + Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật Chuyên phụ trách các công việc có liên quan đến mảng kỹ thuật như theo dõi và tính toán năng suất lao động của dây chuyền sản xuất, lập kế hoạch theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc và các định mức kinh tế kỹ thuật cũng như tham gia lập định mức kinh tế , các sự cố về máy móc thiết bị. + Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Chuyên phụ các công việc có liên quan đến mảng kinh doanh như tham gia ký kết hợp đồng, tính toán hợp đồng và tính xem làm mặt hàng nào và tham gia lập kế hoạch trong kỳ. + Phòng kế hoạch - kinh doanh Phòng ban này được đặt dưới sự lãnh đạo của Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh. Do đặc điểm và quy mô sản xuất của đơn vị mà doanh nghiệp có sự kết hợp giữa hai bộ phận kế hoạch và kinh doanh. Kết hợp giữa chức năng và nhiệm vụ lập kế hoạch chi tiết cho từng tháng, theo yêu cầu của cấp trên và theo đơn đặt hàng, kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất liên tục. Bộ phận này còn đảm nhận việc kinh doanh các sản phẩm, tức là tìm đầu ra cho công ty, hoạt động Marketing, nghiên cứu mở rộng thị trường, cũng như hoạt động phân phối và kinh doanh cho công ty. + Phòng kỹ thuật - KCS ( kiểm tra chất lượng sản phẩm) Phòng kỹ thuật - KCS đặt dựới sự quản lý của Phó Tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật, gắn liền với quá trình sản xuất, từ việc xác định công suất định mức dựa trên định mức các thông số kỹ thuật, thì phòng này còn có trách nhiệm thường xuyên theo dõi khả năng hoạt động của thiết bị, máy móc, kiểm tra và nâng cấp, bảo vệ và duy tu để đạt được công suất cao. Những số liệu phục vụ cho phòng kỹ thuật - KCS là các bảng kê chi tiết của từng loại máy móc, các thông số kỹ thuật. Đây cũng là bộ phận nghiên cứu và đưa ra nhận xét tính hiện đại của công nghệ đang dùng, điều kiện này thực sự quan trọng trong giai đoan hội nhập kinh tế ngày nay. Ngoài việc quản lý về kỹ thuật, phòng còn chuyên trách về kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi xuất để phục vụ cho đối tượng bên ngoài. + Phòng bảo vệ: Phòng bảo vệ đặt dưới sự quản lý của PhóTổng giám đốc phụ trách kỹ thuật. Chức năng của phòng bảo vệ là bảo vệ tài sản và con người trong công ty. Với nhiệm vụ là thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn khách đến liên hệ công tác vào các phòng ban cần thiết, trông coi tài sản cho khách khi đến mua hàng ở các cửa hàng trực thuộc công ty cũng như trực tiếp mua hàng tại công ty, được phép giữ những người vi phạm nội quy của công ty giao cho giám đốc + Phòng tài chính - kế toán Phòng ban này được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. Đây là một phần hành quan trọng trong khối quản lý của đơn vị. Với trách nhiệm ghi chép và phản ánh một cách trung thực toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong toàn đơn vị mà được căn cứ trên các chứng từ, các số liệu tổng hợp từ các bộ phận có liên quan. Những số liệu đã được tổng hợp có vai trò rất quan trọng giúp cho cấp trên quản lý và chỉ đạo đúng đắn, phản ánh được tình hình nghĩa vụ của doanh nghiệp có liên quan đến các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, cung cấp thông tin về giá cả, tình hình thực tế sản xuất, sự biến động về tài sản. + Phòng tổ chức - hành chính Cũng là phòng ban do Tổng giám đốc quản lý. Đây là phòng ban chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề hành chính, điều hành các hoạt động chung phục vụ các vấn đề xã hội và đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên chức trong toàn doanh nghiệp. Ngoài ra , phòng tổ chức hành chính còn xem xét, tổ chức và điều hành nhân sự trong từng bộ phận để báo cáo cấp trên giúp cho bộ máy gọn nhẹ và khoa học. 2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương Ta có bảng kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh : Kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh Đơn vị tính :VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Doanh thu thuần 2.Giá vốn hàng bán 3.Chi phí quản lý kinh doanh 4. Chi phí tài chính 5.Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh(20= 11-12-13-14) 6.Lãi khác 7.Lỗ khác 8.Tổng lợi nhuận kế toán (30=20+21-22) 9.Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm LN để xác định LN chịu thuế TNDN 10.Tổng LN chịu thuế TNDN\ (50=30+(-)40) 11.Thuế TNDN phải nộp (28%) 12.Lợi nhuận sau thuế: (70=30-60) 11 12 13 14 20 21 22 30 40 50 60 70 5.050.330.810 4.845.320.210 130.888.600 2.500.620 71.621.380 32.540 15.214.000 56.439.920 - 56.439.920 12.925.666 43.514.254 5.330.450.000 5.110.031.600 134.865.500 4.320.550 81.232.350 33.880 14.400.130 66.866.100 - 66.866.100 14.550.620 52.315.480 7.010.100.240 6.533.532.500 375.500.225 6.300.310 94.767.205 42.520 14.750.000 80.059.725 - 80.059.725 15.250.500 64.809.225 Nhận xét: Qua số liệu trên đây ta thấy kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây tương đối tốt. Doanh thu thuần năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ giá vốn hàng bán tăng nhưng với tỷ lệ tăng thấp hơn tỷ lệ tăng của doanh thu.Mặc dù doanh nghiệp đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng so với mặt bằng của thị trường thì con số đó vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. 2.2. Đặc điểm bộ máy kế toán. 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương Kế toán trưởng Nhân viên thủ quỹ Kế toán bán hàng KT mua hàng và KT thuế KT tổng hợp và KT tiền lương Nhân viên thủ kho Kế toán trưởng: * Quyền hạn: - Tổ chức bộ máy kế toán của công ty - Điều phối các nguồn lực đảm bảo triển khai các công việc của bộ phận - Xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng và phôí hợp với bộ phận hành chính trong các vấn đề tuyển dụng đào tạo và bố trí nhân sự trong bộ phận - Đề xuất các hoạt động liên quan tới lĩnh vực tài chính kế toán như vấn đề thanh quyết toán, hoá đơn… * Trách nhiệm: - Kiểm soát công tác chi tiêu của các bộ phận - Quản lý công tác tài chinh, kế toán của công ty. - Xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước. * Công việc thường xuyên: - Kiểm tra, duyệt các chứng từ hợp lệ. - Theo dõi các giao dịch chuyển tiền và rút tiền tại Ngân Hàng. - Kiểm soát luồng tiền. - Kiểm soát chi phí. - Thực hiện các thủ tục vay, bảo lãnh với Ngân hàng . - Kiểm soát các vấn đề liên quan đến thuế, tài chính của các hợp đồng. - Kiểm tra việc đối chiếu số liệu, sổ sách giữa các phần hành kế toán. - Kiểm tra các báo cáo lập bởi kế toán viên. - Kiểm tra và duyệt các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh. - Lập kế hoạch thu nhập doanh nghiệp của năm tiếp theo. - Phân tích các số liệu kế toán tài chính, hỗ trợ quy trình ra quyết định. * Mối quan hệ nhận báo các từ các nhân viên dưới quyền: - Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của giám đốc công ty - Báo cáo giám đốc các vấn đè liên quan tới bộ phận Nhân viên thủ quỹ: * Quyền hạn: - Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao - Đề xuất các ý kiến về vấn đề quản lý quỹ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong bộ phận. * Trách nhiệm: - Quản lý quỹ của công ty, theo dõi thu chi và các chứng từ liên quan. - Thực hiện các giao dịch với ngân hàng và các cơ quan nhà nước liên quan tới nhiệm vụ được giao. * Công việc thường xuyên: - Nhận thu chi quỹ tiền mặt một các khoa học và chính xác theo quy định của công ty. - Rút tiền ở Ngân hàng vào quỹ và nộp tiền vào Ngân hàng kịp thời khi có yêu cầu. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của kế toán trưởng. - Báo cáo quỹ định kỳ theo quy định. - Đối chiếu tiền tồn quỹ với kế toán tổng hợp theo quy định. - Đối chiếu sổ phụ của Ngân hàng với sổ kế toán - Lưu chứng từ liên quan đến quỹ * Mối quan hệ: - Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng - Báo cáo kế toán trưỏng các vấn đề liên quan tới nhiệm vụ được giao. Kế toán bán hàng: * Quyền hạn: - Chủ động các thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Đề xuất các ý kiến về các vấn đề quản lý công nợ nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong bộ phận. * Trách nhiệm: - Quản lý việc theo dõi các giao dịch bán hàng và công nợ phải thu của công ty. * Công việc thường xuyên: - Tiếp nhận, kiểm tra, hoàn thiện thủ tục và chứng từ hợp lệ liên quan đến quy trình bán hàng và quản lý công nợ. - Theo doĩ công nợ của khách hàng và tham gia công việc đòi nợ. - Đối chiếu công nợ với khách hàng. - Theo dõi hàng nhập xuất, chi phí phát sinh cho từng đối tượng công nợ. - Tính toán lãi (lỗ ) cho từng đối tượng công nợ. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo theo dõi công nợ, báo cáo phân tuổi nợ - Đối chiếu sổ chi tiết công nợ với kế toán tổng hợp. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công với kế toán trưởng. - Báo cáo tình hình và đề xuất giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai công việc. - Lưu các chứng từ liên quan đến đối tượng công nợ( hợp đồng ) * Mối quan hệ: - Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng. - Báo cáo kế toán trưởng các vấn đề liên quan tới nhiệm vụ được giao. Kế toán mua hàng và kế toán thuế : * Quyền hạn: - Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Đề xuất các ý kiến về các vấn đề thanh quyết toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong bộ phận * Trách nhiệm: - Quản lý toàn bộ quy trình mua hàng. - Tập hợp và phân bổ các chứng từ liên quan đến thuế. * Công việc thường xuyên : - Tiếp nhận kiểm tra, hoàn thiện thủ tục và chứng từ liên quan đến quy trình mua hàng. - Theo dõi Công nợ phải trả nhà cung cấp và phối hợp thanh toán cho nhà cung cấp. - Chịu trách nhiệm lập báo cáo theo dõi thuế liên quan đến mua hàng (thuế nhập khẩu, VAT đầu vào) - Chịu trách nhiệm lập báo cáo theo dõi công nợ phải trả, báo cáo phân tuổi nợ phải trả. - Đối chiếu sổ chi tiết công nợ phải trả với kế toán tổng hợp. - Tập hợp các chứng từ đầu vào và đầu ra để kê khai thuế. - Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của kế toán trưỏng. - Báo cáo tình hình và đề xuất giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai công việc. * Mối quan hệ: - Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của kế toan trưởng. - Báo cáo kế toán trưởng các vấn đề liên quan tới nhiệm vụ được giao. Kế toán tổng hợp và kế toán tiền lương: *Quyền hạn: - Chủ động thực hiện các nhiệm được giao - Đề xuất các vấn đề quyết toán nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong bộ phận. * Trách nhiệm: - Quản lý các chứng từ nội bộ - Hạch toán các nghiệp vụ vào phần mềm. - Lập các báo kế toán. * Công việc thường xuyên: - Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ bổ sung để lập các chứng từ nội bộ trên phần mềm. - Lập bảng lương và các khoản trích theo lưong theo quy định của công ty. - Lập các báo cáo kế toán bao gồm các báo cáo tồn kho, báo cáo quỹ, tiền gửi ngân hàng, công nợ phải thu, phải trả, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo cân đối tài sản, lưu chuyển tiền tệ. - Đối chiếu các báo cáo tổng hợp với các báo cáo của kế toán chi tiết. - Lưu các chứng từ nội bộ. - Báo cáo tình hình và đề xuất giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai công việc. * Mối quan hệ: - Trực tiếp chịu sự chỉ đạo của kế toán trưởng. - Báo cáo kế toán trưởng các vấn đề liên quan tới nhiệm vụ được giao. 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán. 2.2.2.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. Công ty Cổ phần TM và Sản Xuất Mai Phương hiện nay đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hình thức kế toán áp dụng : Hiện nay công ty cổ phần TM và Sản Xuất Mai Phương đang áp dụng hình thức sổ kế toán : Nhật ký chung. + Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung: Công ty cổ phần TM và Sản Xuất Mai Phương hạch toán sử dụng hình thức sổ kế toán là “Nhật ký chung”. Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán “Nhật ký chung”: Tất cả nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký, trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo thứ tự thời gian phát sinh và định khoản nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để chuyển ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Ta có sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán và các mẫu sổ kế toán của hình thức nhật ký chung ( trang sau): Sơ đồ Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ. : Quan hệ đối chiếu. Hình thức kế toán nhật ký chung sử dụng các loại sổ kế toán công ty: Để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin phù hợp với thực tế, kể từ năm 1998 đến nay Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Từ 01/01/1999, Công ty đăng ký mã số thuế và áp dụng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế, niên độ kế toán được áp dụng từ 01/01 đến 31/12. Các sổ sách sử dụng bao gồm: Sổ cái: là bảng liệt kê số dư, chi tiết số phát sinh, tài khoản đối ứng của từng tài khoản theo thứ tự hệ thống tài khoản áp dụng, sổ cái được chương trình kế toán tự động lập và in ra theo định kì. Nhật ký đặc biệt: Bao gồm Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký kho. Trong đó, Nhật kí bán hàng là nhật kí ghi chép các nghiệp vụ bán hàng khi đã giao hàng hoặc xuất hoá đơn cho khách hàng, việc ghi chép trong nhật ký bán hàng theo thứ tự số hoá đơn, ngày chứng từ. Nhật kí chung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ không liên quan đến mua bán hàng hoá, thanh toán mà dùng để ghi chép các nghiệp vụ như: hạch toán khấu hao tài sản cố định, hạch toán chi phí tiền lương, các bút toán phân bổ, trích trước... Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, các đối tượng cần theo dõi chi tiết, kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan, đồng thời ghi vào sổ nhật ký chung, sau đó chuyển vào các sổ cái có liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, đồng thời lập bảng tổng hợp chi tiết, sau khi đối chiếu số liệu tổng hợp trên sổ cái và số liệu chi tiết, sẽ lập báo cáo tài chính. 2.2.2.2. Niên độ kế toán Công ty CP TM và Sản Xuất Mai Phương là doanh nghiệp hạch toán độc lập. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ 01/1 và kết thúc là ngày 31/12 hàng năm. Các báo cáo tài chính mà Công ty lập sau mỗi niên độ kế toán bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.2.3. Kỳ kế toán áp dụng theo tháng. Tóm lại, tổ chức công tác kế toán của công ty là tương đối hợp lý, hoàn chỉnh. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán được thiết lập theo đúng chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy đã tạo được sự thống nhất trong hạch toán kế toán, tránh được sự trùng lặp, chồng chéo không cần thiết, đảm bảo hạch toán chính xác và trung thực nhất. Do đó công tác kế toán của doanh nghiệp đã thực hiện tốt các khả năng của mình là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý của công ty. 2.3. Hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương 2.3.1.Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần TM và Sản Xuất Mai Phương Công ty CP TM và sản xuất Mai Phương kinh doanh nhiều mặt hàng, chủng loại đa dạng và số lượng hàng hoá tiêu thụ nhiều. Để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công ty đã có những chính sách bán hàng sau: - Về khối lượng hàng hoá: phòng kế hoạch thông qua các chứng từ nên nắm chắc tình hình Nhập-xuất-tồn của từng loại hàng hoá. - Về quy cách phẩm chất hàng hoá: hàng hoá trước khi nhập kho được kiểm tra một cách chặt chẽ về chất lượng, quy cách. Vì vậy tình trạng hàng hoá kém chất lượng không đạt yêu cầu bị trả lại ít xảy ra. - Về giá bán hàng hoá: Công ty xác định giá bán dựa trên cơ sở trị giá hàng hóa mua vào, chi phí liên quan và một khoản lợi nhuận nhất định. Hiện nay công ty đang áp dụng 2 phương pháp định giá: Phương pháp định giá ngang bằng giá thị trường: được áp dụng phổ biến cho các mặt hàng đang kinh doanh của công ty. Phương pháp định giá thấp hơn giá thị trường: Công ty chỉ áp dụng cho các trường hợp sau: + Mặt hàng của công ty đang trong tình trạng suy thoái. + Cung trên thị trường lớn hơn cầu, hàng bị ứ đọng trong kho với khối lượng lớn. + Vốn tập trung vào phần lớn khối lượng hàng hoá mà sức tiêu thụ giảm + Mặt hàng kinh doanh của công ty bị lỗi mốt. Vì vậy giá bán hàng hoá của công ty rất mềm dẻo và linh hoạt có khả năng cạnh tranh cao. - Về giá vốn hàng bán: Trị giá của hàng xuất kho để bán được tính theo công thức: Trị giá thực tế của hàng xuất kho = Số lượng hàng xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền Trong đó: Đơn giá quân bình gia quyền trong kỳ = Trị giá mua hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá mua thực tế hàng nhập Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng nh#p kho trong kỳ Công ty hiện nay đang tiêu thụ hàng hoá theo 2 phương thức: bán buôn và bán lẻ. - Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: khi khách hàng mua hàng, tuỳ theo yêu cầu mà nhân viên bán hàng sẽ viết HĐ GTGT hay hoá đơn bán lẻ. Định kỳ, cứ 5 ngày, kế toán cửa hàng sẽ căn cứ vào báo cáo bán ra để tổng hợp và gửi lên phòng kế toán công ty. - Bán lẻ tự phục vụ: mỗi khách hàng tự lựa chọn lấy hàng, mang đến bàn tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Đây chính là hình thức si#u th# mà công ty đã thực hiện kể từ năm 2006. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng trực thuộc do chưa đủ điều kiện nên vẫn áp dụng công nghệ bán hàng truyền thống là hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp. - Bán lẻ thu tiền trực tiếp: tại các cửa hàng nhân viên bán hàng giao hàng trực tiếp cho khách hàng và giao hàng trực tiếp. Để phân phối hàng hoá cho người tiêu dùng công ty đang sử dụng 2 kênh phân phối sau: Kênh phân phối 1: Công ty CP Mai Phương Các cửa hàng thuộc công ty Người tiêu dùng cuối cùng Các DNSX hoặc các nhà nhập khẩu Với kênh phân phối này công ty chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng :linh kiện máy tính, đồ gia dụng, …. Kênh phân phối 2: Các nhà nhập khẩu, đại lý ủy quyền Người tiêu dùng cuối cùng Các cửa hàng thuộc Công ty CP Mai Phương Kênh này cung cấp từ 60% đến 70%tổng số mặt hàng bán ra. Nguồn hàng khi khai thác và mua về sẽ được cung cấp thẳng xuống các cửa hàng mà không qua kho của công ty nên rút ngắn được khâu lưu thông. Kênh này được sử dụng với các mặt hàng như : ăngten truyền hình, cáp và mạngt hông tin, hệ thống điện thoại trong nhà, cung cấp các dịch vụ …… 2.3.2. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Mai Phương 2.3.2.1.Hạch toán ban đầu: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý của mọi số liệu ghi chép trong các sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong đơn vị đều được kế toán lập chứng từ. Chứng từ được lập theo đúng quy định, ghi chép đầy đủ, kịp thời đúng với sự thực kinh tế phát sinh. Việc hạch toán ban đầu tại công ty gồm: Quy định sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính để có thể ghi nhận được đầy đủ nội dung thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh phù hợp với yêu cầu thu nhận thông tin kế toán. Quy định ngươì chịu trách nhiệm ghi nhận thông tin vào chứng từ ban đầu ở từng bộ phận khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.hướng dẫn họ cách ghi nhận thông tin vào chứng từ, đảm bảo ghi đầy đủ các thông tin của chứng từ để làm căn cứ ghi sổ kế tóan và có thể kiểm tra, kiểm soát được nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã phản ánh trong chứng từ kế toán. Chất lượng của công tác kế tóan ( tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ) được quyết định trước hết ở chất lượng hạch toán ban đầu. Do đó, kế toán không chỉ hướng dẫn nghiệp vụ ghi chép chứng từ mà còn phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhằm đảm bảo các họat động kinh tế tài chính đã phản ánh trong chứng từ đúng chế độ, chính sách và các hiện tượng hành vi tiêu cực trong qua trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty là doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Vì vậy, ngoài các chứng từ sứ dụng nội bộ, công ty còn sử dụng các chứng từ hóa đơn do Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 855/1988/QĐ-BTC ngày 16/7/1998. Cụ thể trong khâu hạch toán ban đầu, kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty đã sử dụng các chứng từ sau: - Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho: Do cácbộ phận xin lĩnh hoặc do phòng cung ứng lập thành 3 liên: Liên 1 : Do kế toán giữ. Liên 2 : Do thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho. Liên 3 : Nhân viên bán hàng giữ để lấy số liệu vào thẻ quầy hàng. - Thẻ quầy hàng. Nhân viên bán hàng căn cứ vào hóa đơn kiêm phiếu xuất kho để vào thẻ quầy hàng. Cuối ngày căn cứ vào lượng hàng tồn ngày trước và hàng vừa nhập tính số cộng nhập. Cuối ngày căn cứ vào lượng hàng tồn, nhân viên bán hàng xác định lượng hàng bán ra. Nếu có hàng xuất hoặc nhập không phải mục đích kinh doanh bán trong ngày thì ghi vào cột nhập khác hoặc xuất khác. - Báo cáo bán hàng. Báo cáo bán hàng phải ghi cho từng nhóm hàng. Nhân viên bán hàng phải ghi theo từng loại hàng, đơn vị tính, số lượng hàng bán ra trong ngày, đơn giá vốn và đơn giá bán, sau đó nhân viên bán hàng tính thành tiền của từng loại mặt hàng theo giá vốn và giá bán. Khi đã ghi hết số hàng bán ra trong ngày, nhân viên bán hàng cộng hai cột thành tiền của tất cả các loại mặt hàng. Số tiền tổng cộng của cột thành tiền thao giá bán chính là số tiền mà nhân viên bán hàng phải nộp. - Giấy nộp tiền. Nhân viên bán hàng sẽ tổng hợp từng loại tiền của mình phải nộp theo số tờ mỗi loại. Sau

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc161.doc
Tài liệu liên quan