Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

1. Đặt vấn đề: 4

2. Mục đích nghiên cứu 5

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 6

1.1 Cơ sở lí luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: 6

1.1.1 Chi phí sản xuất xây lắp: 6

1.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất xây lắp: 6

1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp: 6

1.1.2 Giá thành sản phẩm xây lắp: 8

1.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp: 8

1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: 9

1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp: 9

1.1.4 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: 10

1.1.4.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: 10

1.1.4.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất xây lắp: 10

1.1.5 Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp: 11

1.1.5.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp: 11

1.1.5.2 Kỳ tính giá thành 11

1.1.5.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm xây lắp: 11

1.1.6 Nội dung hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất xây lắp: 12

1.1.6.1 Hạch toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 12

1.1.6.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 13

1.1.6.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung 15

1.1.7 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm: 16

1.1.7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất: 16

1.1.7.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang: 19

1.1.7.3 Tính giá thành sản phẩm xây lắp: 20

1.2 Phương pháp nghiên cứu: 21

1.2.1 Phương pháp chung: 21

1.2.2 Phương pháp cụ thể: 21

1.2.2.1 Phương pháp so sánh: 21

1.2.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu: 21

1.2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả: 22

1.2.2.4 Phương pháp phân tích: 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM 23

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 23

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty: 23

2.1.1.1 Quá trình hình thành: 23

2.1.1.2 Quá trình phát triển: 24

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 25

2.1.2.1 Chức năng: 25

2.1.2.2 Nhiệm vụ: 25

2.1.3 Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 26

2.1.3.1 Thị trường đầu ra, đầu vào của công ty: 26

2.1.3.2 Đặc điểm nguồn vốn kinh doanh của công ty: 26

2.1.3.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty: 28

2.1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 30

2.1.3.5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty qua các năm: 32

2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 34

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 37

2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: 37

2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: 38

2.1.6 Các chính sách kế toán chủ yếu tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 40

2.1.7 Hình thức ghi sổ kế toán tại công ty CP thi công cơ giới Đông Tâm: 41

2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP thi công cơ giới Đồng Tâm: 42

2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 42

2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất: 43

2.2.3 Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty: 43

2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 43

2.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: 50

2.2.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung: 54

2.2.4 Đối tượng tính giá thành, kì tính giá thành: 57

2.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất: 57

2.2.6 Đánh giá sản phẩm dở dang : 58

2.2.7 Tính giá thành sản phẩm: 61

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THI CÔNG CƠ GIỚI ĐỒNG TÂM 62

3.1 Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 62

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 64

KẾT LUẬN 72

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
700,7 8,8 V Tài sản dài dạn khác 447,2 1,3 949,2 2,7 1.152,1 2,9 502,0 112,3 202,9 21,4 Tổng cộng tài sản 33.275,1 100 35.404,5 100 39.767,9 100 2.129,4 6,4 4.363,4 12,3 Nguồn vốn A NỢ PHẢI TRẢ 26.691,6 80,2 28.557,8 80,7 31.968,4 80,4 1.866,2 7,0 3.410,5 11,9 I Nợ ngắn hạn 26.584,3 79,9 28.447,5 80,4 27.014,1 67,9 1.863,2 7,0 -1.433,4 -5,0 II Nợ dài hạn 107,3 0,3 110,3 0,3 4.954,3 12,5 3,0 2,8 4.844,0 4.391,9 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.583,5 19,8 6.846,6 19,3 7.799,5 19,6 263,2 4,0 952,9 13,9 I Vốn chủ sở hữu 6.857,1 20,6 7.115,2 20,1 8.037,3 20,2 258,0 3,8 922,1 13,0 II Nguồn kinh phí, quỹ khác -273,7 -0,8 -268,5 -0,8 -237,8 -0,6 5,2 -1,9 30,7 -11,5 Tổng cộng nguồn vốn 33.275,1 100 35.404,5 100 39.767,9 100 2.129,4 6,4 4.363,4 12,3 (Nguồn: Phòng KT-TV) Qua bảng trên ta thấy tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty qua 3 năm có sự biến động theo chiều hướng tăng. Về tài sản: - Trong tổng giá trị Tài sản của công ty thì TSNH chiếm trên 74%. Có sự biến động tăng giảm qua các năm chủ yếu là do sự biến động của Tiền và các khoản tương đương tiền. - TSDH chiếm khoảng 24,7%.So với năm 2007, năm 2008 tăng 39,8%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 10,1%. Sự biến động này chủ yếu do TSCĐ được chú trọng đầu tư thể hiện năm 2008 TSCĐ tăng 34,3%, năm 2009 tăng 8,8%. Về nguồn vốn: - Trong tổng giá trị nguồn vốn thì Nợ phải trả chiếm trên 80%, năm 2007 là 80,2%, năm 2008 là 80.66%, năm 2009 là 80.39%, trong đó chủ yếu là Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngân hàng và nợ phải trả. Nguyên nhân do các công trình làm xong bàn giao không được thanh toán hết mà nợ lại nhiều do đó phải vay nợ để hoạt động của công ty không gián đoạn. - Vốn chủ sở hữu có biến động tăng giảm qua 3 năm nhưng không đáng kể. Năm 2007 VCSH chiếm 20,6%, năm 2008 giảm còn 20,1% và năm 2009 là 20,2%. 2.1.3.3 Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty: Đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động đều trang bị cho doanh nghiệp mình nguồn lao động phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh doanh. Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, nếu không có người lao động giỏi thì máy móc có hiện đại đến đâu cũng khó thực hiện được quá trình sản xuất. Vì vậy việc nắm vững tình hình lao động để bố trí nó một cách hợp lý cho từng bộ phận, từng máy móc thiết bị sẽ quyết định đến năng suất lao động, sử dụng tối đa năng suất của máy móc thiết bị nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Hùng Sơn Bảng2: TÌNH HÌNH NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM. SVTH: Nguyễn Thị Nhựt 29 Đvt: người. TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Theo tính chất sản xuất - Gián tiếp 20 12,1 23 13.6 25 15.1 3 1,82 2 1,18 - Trực tiếp 145 87,9 146 86.4 149 84.9 1 0,61 3 1,78 2 Theo trình độ - Đại học 9 7,1 12 4.94 14 7.23 3 1,82 2 1,18 - Trung cấp 13 10,7 18 6.79 20 12.1 5 3,03 2 1,18 - Lao động phổ thông 143 82,3 139 88.3 140 80.7 -4 -2,4 1 0,59 3 Theo giới tính - Nam 162 97 166 98.8 170 98.2 4 2,42 4 2,37 - Nữ 3 2,96 3 1.23 4 1.81 0 0 1 0,59 TỔNG 165 100 169 100 174 100 4 2,42 5 2,96 (Nguồn: Phòng KT-TV) Qua bảng ta thấy qui mô lao động của công ty không lớn, tổng số lao động của công ty qua 3 năm tăng lên. Năm 2008 tăng 1,82% so với năm 2007, năm 2009 tăng 1,18% so với năm 2008. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm trên 84% trong tổng lao động toàn công ty và có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2008 giảm 0,61% so với năm 2007, năm 2009 giảm 1,78% so với năm 2008. Lao đông phổ thông chiếm trên 80%. Điều này cũng phù hợp với nghành nghề kinh doanh chính của công ty là khai hoang nên cần nhiều lao động trực tiếp có sức khỏe và không đòi hỏi cao về trình độ. Lao động Nam chiếm trên 87% và có xu hướng tăng lên. Điều này do tính chất công việc đòi hỏi phải đi lại nhiều và sức khỏe tốt nên lao động nam chiếm số đông. 2.1.3.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào của doanh nhiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Đối với công ty, những ngày đầu thành lập thật sự khó khăn, chưa có uy tín lại chưa có chổ đứng trên thị trường, tuy bước đầu công ty đã trang bị cho đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị... cho hoạt động của công ty. Với sự nổ lực và phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên những năm gần đây công ty đã thu được kết quả đáng khích lệ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Nguyễn Hùng Sơn SVTH: Nguyễn Thị Nhựt 31 Bảng3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH QUA CÁC NĂM 2007, 2008, 2009. Đvt: Đồng. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tăng, giảm 2008/2007 2009/2008 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu BH, CCDV. 21.137.094.147 33.248.723.889 38.058.001.358 12.111.629.742 57,3 4.809.277.469 14,46 3. Doanh thu thuần bán hàng, CCDV 21.137.094.147 33.248.723.889 38.058.001.358 12.111.629.742 57,3 4.809.277.469 14,46 4. Giá vốn hàng bán 18.858.116.794 29.246.759.074 32.086.413.903 10.388.642.280 55,09 2.839.654.829 9,71 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 2.278.977.353 4.001.964.815 5.971.587.455 1.722.987.462 75,6 1.969.622.640 49,22 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. 833.912.847 1.764.188.519 2.583.179.933 930.275.672 111,56 818.991.414 46,42 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.060.168.595 1.448.089.749 2.125.460.468 387.921.154 36,59 677.370.719 46,78 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 763.321.389 1.073.034.504 1.753.504.886 309.713.115 40,57 680.470.382 63,42 (Nguồn: Phòng KT-TV) Qua bảng trên ta thấy: - Tổng doanh thu và doanh thu thuần tăng rất nhanh, năm 2008 là 57,3%; năm 2009 là 14,46%. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. - Giá vốn hàng bán năm 2008, 2009 đều tăng mạnh. Tuy nhiên nếu xét về tỷ lệ GVHB so với Doanh thu thuần thì năm 2007 có 0,89 đồng giá vốn trên 1đồng doanh thu, năm 2008 là 0,87 đồng và năm 2009 là 0,84 đồng trên 1đồng doanh thu. Như vậy, chi phí sản xuất trên 1 đồng doanh thu đều giảm qua các năm, đây là dấu hiệu tốt. - Lợi nhuận thuần năm 2008 đến 111,56% trong đó Lợi nhuận gộp chiếm 75,6%. Như vậy phần còn lại là do hoạt động tài chính của công ty có lời. Năm 2009 Lọi nhuận thuần tăng 46,42% nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận thuần, điều này do hoạt động tài chính của công ty bị lỗ. - Lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Năm 2008 là 40,57%, năm 2009 là 63,42%. Sự tăng trưởng này cần phải được xét đến các yếu tố chi phí và thu nhập khác mới có thể đưa ra kết luận. Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty có những khả quan cần phát huy trong thời gian tới. 2.1.3.5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty qua các năm: Hàng quý công ty đều kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước. Bảng 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC NĂM 2008 Đvt: Đồng Chỉ tiêu Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp I.Thuế 906.069.757 1.337.209.213 1.153.560.568 1.089.718.402 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa 614.101.489 862.138.483 706.795.966 769.444.006 - Phần công ty 599.968.939 862.138.483 692.663.416 769.444.006 - Chi nhánh Gia Lai 14.132.550 14.132.550 0 2.Thuế TNDN 204.427.136 375.055.245 331.404.257 248.078.124 3.Thuế đất 87.541.132 74.655.140 90.000.000 72.196.272 4.Tiền phạt 25.360.345 25.360.345 0 II.Các khoản phải nộp khác 16.926.192 3.596.000 18.813.800 1.708.392 1.Thuế môn bài 500.000 1.500.000 2.000.000 0 2.Các loại thuế khác + quỹ PCBL 16.426.192 2.096.000 16.813.800 1.708.392 Tổng 922.995.949 1.340.805.213 1.172.374.368 1.091.426.794 Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC NĂM 2009. Đvt: Đồng. Chỉ tiêu Số còn phải nộp đầu kỳ Số phát sinh trong năm Số còn phải nộp cuối kỳ Số phải nộp Số đã nộp I.Thuế 1.089.718.402 2.259.604.035 2.003.762.047 1.345.560.390 1.Thuế GTGT hàng bán nội địa 769.444.006 1.550.878.745 1.221.232.460 1.099.090.291 - Phần công ty 769.444.006 1.495.543.159 1.221.232.460 1.043.754.705 - Chi nhánh Gia Lai 0 55.335.586 0 55.335.586 2.Thuế TNDN 248.078.124 371.955.582 459.254.319 160.779.387 3.Thuế thu nhập cá nhân 8.839.300 0 8.839.300 4.Thuế đất 72.196.272 99.167.940 94.512.800 76.851.412 5.Tiền phạt 0 228.762.468 228.762.468 0 II.Các khoản phải nộp khác 1.708.392 4.332.957 4.260.957 1.780.392 1.Thuế môn bài 0 2.500.000 2.500.000 0 2.Các loại thuế khác + quỹ PCBL 1.708.392 1.832.957 1.760.957 1.780.392 Tổng 1.091.426.794 2.263.936.992 2.008.023.004 1.347.340.782 (Nguồn: Phòng KT-TV) 2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty. Đại hội cổ đông Chi nhánh Gia Lai Các đội cơ giới Đội xây dựng Xưởng cơ khí Xí nghiệp I- LÀO Phòng KD Phòng SX Phòng TC-HC Phòng KT-TV Ban kiểm soát Ban giám đốc Hội đồng quản trị Đại hội cổ đông Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: Các phòng chức năng là những bộ phận tham mưu giúp việc cho Ban Giám Đốc, thực hiện thống nhất mọi công việc theo sự chỉ đạo của ban giám đốc trên cơ sở chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, đảm bảo an toàn và phát triển hoàn thành nghĩa vụ với Nhà Nước và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cho cán bộ công nhân viên. Bộ máy quản lý của công ty được thực hiện theo mô hình hỗn hợp, trực tuyến, chức năng, kiểm tra. Chức năng của một số bộ phận phòng ban như sau: - Đại hội cổ đông: Là cơ quan cao nhất của công ty, gồm tất các cổ đông được tổ chức định kỳ hàng năm, tiến hành thảo luận thông qua các báo cáo tài chính. Quyết định tỷ lệ cổ tức và trích lập các quỷ của công ty. Bầu và bải miễn các thành viên trong ban quản trị và ban kiểm soát. - Hội đồng quản trị: gồm 07 người do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ bầu ra các mục tiêu phương hướng cho doanh nghiệp và chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cổ đông, là cơ quan thường trực của đại hội cổ đông, được đại hội cổ đông uỷ quyền cho quản lý toàn bộ sinh hoạt kinh doanh của công ty trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, những vấn đề ngoài chức năng và quyền hạn phải trình đại hội cổ đông quyết định. Nhân danh công ty có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của các cổ đông. Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lí, điều lệ công ty, pháp luật của nhà nước gây tổn hại đến lợi ích của công ty. - Ban kiểm soát: gồm 03 người có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện phương hướng của công ty do đại hội cổ đông đề ra và chấp hành các chế độ chính sách của Nhà nước. - Ban giám đốc: 01 Giám Đốc và 03 Phó Giám Đốc do hội đồng quản trị bầu ra có trách nhiệm chung điều hành toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hôi đồng quản trị và nhà nước về mọi hoạt động của công ty theo các quy định của pháp luật về điều lệ tổ chức hoạt động cũng như các qui định trong nội bộ công ty. Chủ trì xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn của công ty. Chủ trì việc xây dựng mối quan hệ với các tổ chức và cá nhân có liên quan mọi hoạt động của công ty. Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác: tổ chức, cán bộ, lao động, tài chính kế toán, kế hoạch, đầu tư, l đấu thầu, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, thi đua, khen thưởng, kỷ luật. - Phòng kế toán - tài vụ (KT -TV): Tổ chức hướng dẫn công tác hạch yoans kế toán trong công ty theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và luật kế toán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính. Tổ chức thu hồi vốn, vay phục vụ sản xuất. Hướng dẫn các đơn vị lập chứng từ kế toán theo chế độ hóa đơn chứng từ quy định. Tập hợp số liệu Báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước Và Báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo SXKD của đơn vị cho lãnh đạo. - Phòng tổ chức – hành chính (TC -HC ): Phụ trách vấn đề nhân sự của công ty, điều động cán bộ công nhân viên đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra thông suốt. Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ - Dân quân tự vệ - An ninh quốc phòng. - Phòng sản xuất ( SX): Lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh của tháng, của năm, trình ban giám đốc. Theo dõi tiến độ thực hiện các hợp đồng đã kí với khách hàng.Hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch thi công các công trình. Soạn thảo các văn bản tham gia đấu thầu công trình, cùng các bộ phận liên quan khác nghiệm thu thanh lý hợp đồng. Quản lý, điều động xe máy, điều ddoogj lực lượng sữa chữa tới các đơn vị thực hiện nhiệm vụ được giao. Đảm bảo cung ứng vật tư, xe máy theo định mức cho các công trình. - Phòng kinh doanh (KD): Tổ chức quan hệ với khách hàng để đảm bảo việc làm cho công ty. Chủ trì việc tha gia đấu thầu, chuẩn bị các văn bản hợp đồng kinh tế. Chủ trì việc khoán và thanh toán chi phí sản xuất cho các đơn vị. Giải quyết tranh chấp các Hợp đồng kinh tế, các phát sinh về giá, khối lượng, thời gian hợp đồng. Theo dõi chi phí tìm việc và kiểm tra việc tổng hợp giá thành hàng tháng. Bốn chức năng trên hổ trợ cho nhau, giúp ban giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty. - Chi nhánh: Quản lí toàn bộ thiết bị, vật tư, tài sản khác và cán bộ công nhân viên mà công ty điều động cho chi nhánh. Tìm kiếm việc làm, triển khai tổ chức thi công, nghiệm thu và thanh lí các hợp đồng khi hoàn thành bàn giao.Thực hiện chế độ hạch toán báo số. - Các đội sản xuất: gồm 07 đội sản xuất có chức điều hành các hoạt động sản xuất của đơn vị, để hoàn thành kế hoạch của công ty giao. Quản lí toàn bộ tài sản thiết bị, vật tư, vật liệu và cán bộ công nhân viên do công ty điều động cho các đội. Tổ chức thanh toán chi phí sản xuất các công trình với công ty và phân phối lợi nhuận cho cán bộ công nhân viên đảm bảo công bằng, công khai. 2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 2.1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Công tác kế toán của công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Tức là toàn bộ hoạt động kế toán của công ty đều được thực hiện tài phòng tài vụ kế toán của công ty. Tại các tổ sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà toàn bộ chi phí của công trình như vật tư, tiền lương của người lao động đều do đội trưởng trực tiếp làm việc với phòng kế toán. Riêng chi nhánh Gia Lai có bộ máy kế toán tổ chức theo hình thức báo sổ hàng quý. Kế toán chi tiết lập các bảng kê cùng toàn bộ chứng từ về kế toán chi nhánh về công ty để kế toán kiểm tra và hạch toán vào chứng từ ghi sổ và sổ cái. Sơ đồ 8: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Kế toán chi nhánh Thủ kho Kế toán trưởng Kế toán thanh toán tiền lương Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp, thuế. Thủ quỹ văn thư Kế toán ngân hàng - BHXH 2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, thống kê trong toàn công ty theo đúng quy định của Nhà Nước và công ty. Tổ chức chỉ đạo công tác tài chính của công ty, phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả các nhân viên kế toán tại công ty. Kí kết các văn bản, hợp đồng, các chứng từ thu, chi, xuất nguyên vật liệu, các chứng từ ngân hàng, các Báo cáo thuế,… Kiểm tra, kí các bản khoán, thanh toán công trình, lập bản thanh toán chi tiết công trình. Kiểm tra, kí các bản tổng hợp chi phí hàng tháng của công ty và hàng quý cảu chi nhánh khi kế toán tổng hợp chuyển qua. Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ phải thu của khách hàng. - Kế toán tổng hợp - thuế: Hàng tháng kiểm tra các chứng từ tổng hợp chi phí, giá thành, Lưu giữ chứng từ sổ sách theo chế độ Nhà nước quy định, theo dõi các khoản phải thu khác, theo dõi Tài sản cố định. Hàng quý kiểm tra quyết toán chi nhánh Gia Lai. Lập các Báo cáo với các cơ quan quản lí Nhà nước theo quy định. Tổng hợp các Báo cáo nội bộ phục vụ cho công tác quản lý của lãnh đạo công ty. Hàng tháng tập hợp, kê khai Báo cáo thuế các loại theo quy định. Nghiên cứu các chế độ quản lí, chính sách thuế. - Kế toán thanh toán: Làm lương hàng tháng, thanh toán các chi phí... , thanh toán tạm ứng và thanh toán với người bán. Lên bảng kê chứng từ thanh toán hai lần trong tháng vào ngày 15 và ngày cuối tháng. Theo dõi các khoản công nợ trong thanh toán. Hàng tháng tính lãi và thu của các cá nhân. Theo dõi, đôn đốc nhanh các khoản nợ tạm ứng tồn tại chưa thanh toán. Hàng tháng báo cáo các khoản nợ và đề xuất các biện pháp thu hồi. - Kế toán vật tư: Lập các phiếu Xuất Nhập vật tư, vào sổ kho theo dõi vật tư, vào sổ theo dõi chi phí vật tư các công trình, theo dõi vật tư xuất cho từng máy. Hàng tháng lên bảng kê nhập xuất vật tư, đối chiếu vật tư xuất ghi nợ các công trình tránh để xảy ra sai sót. Quyết toán nhiên liệu cho các xe phục vụ hàng tháng. Khi công trình kết thúc lập bảng đối chiếu, cân đối vật tư giữa định mức được thanh toán và thực tế nhập.Kí xác nhận để làm cơ sở thanh toán cho công trình. Quyết toán vật tư hàng năm. - Kế toán Ngân hàng – Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế: Giao dịch Ngân hàng: Theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay. Lập các hợp đồng vay vốn, hợp đồng các bảo lãnh dự thầu, thi công, ứng vốn… Thường xuyên theo dõi các Báo cáo kế hoạch trả nợ vay Ngân hàng để công ty có kế hoạch trả. Bảo hiểm xã hội, y tế: Mở sổ theo dõi BHXH, BHYT cho từng người, thanh toán lương ốm cho cán bộ nhân viên, thu các khoản cá nhân người lao động khi phát lương . Quyết toán quý, năm với cơ quan quản lí BHXH, BHYT. - Thủ quỹ: Phụ trách công tác thủ quỹ, có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay, kê báo cáo quỷ hàng ngày. Kiêm nhiệm công tác văn thư , thủ kho văn phòng công ty, tiếp nhận, phân phát, lưu trử công văn theo quy định của công ty và chỉ đạo của phòng, quản lí cập nhật sổ đăng ký cổ đông. - Thủ kho: Kiểm tra, bảo quản vật tư, hàng hóa trong kho không để hư hỏng, thiếu hụt. Cấp phát vật tư khi có phiếu đủ chữ kí của kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền của kế toán trưởng. Vệ sinh kho bãi, phòng chống cháy mùa khô, chống dột mùa mưa. 2.1.6 Các nguyên tắc kế toán chủ yếu tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: (1) Nguyên tắc xác định các khoản tiền: Tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển. - Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền. - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán. - Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển theo tỷ giá tại ngày phát sinh. (2) Đơn vị tiền tệ sử dụng: Trong khi ghi chép, kế toán sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ). Các doanh nghiệp phát sinh bằng ngoại tệ được qui đổi theo tỷ giá do chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Dak Lak công bố tại ngày phát sinh các nghiệp vụ trên. (3) Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình , vô hình, thuê tài chính): Nguyên giá TSCĐ gồm giá mua và những phí liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng. Phương pháp khấu hao TSCĐ (Hữu hình, vô hình, thuê tài chính: Theo phương pháp đường thẳng phù hợp với qui định 206/2003 QĐ-BTC ngày 12 tháng 1 năm 2003 của Bộ Tài Chính ban hành tỷ lệ : - Nhà cửa, vật kiến trúc 20 năm. - Máy móc, thiết bị 5-10 năm. - Phương tiện vận tải 5-10 năm. - Dụng cụ quản lí 4-6 năm. (4) Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu. Doanh thu công trình được ghi nhận khi kết quả của hợp đồng xây dựng được xác định, doanh thu và chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo khối lượng công việc đã hoàn thành, được bên liên quan xác nhận và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. (5) Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc: - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Không. 2.1.7 Hình thức ghi sổ kế toán tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: Áp dụng chế độ Kế Toán Doanh Nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/2006_QĐ_BTC ban hành ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ song song với hình thức kế toán trên máy vi tính và chỉ có phòng kế toán tài vụ tại trụ sở chính áp dụng. Trình tự lưu chuyển chứng từ: - Từ các chứng từ gốc như Phiếu thu, chi, ủy nhiệm chi…kế toán ghi vào sổ quỹ, sổ chi tiết TK 131, TK 331, TK 141. dựa vào phiếu xuất kho, nhập kho kế toán ghi vào các sổ, thẻ chi tiết từng loại vật tư dùng để theo dõi số vật tư trong kho và đối chiếu với các Bảng kê nhập, xuất vật tư. - Các chứng từ gốc: Phiếu thu, chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…, kế toán tiến hành phân loại chứng từ và lập bảng kê chứng từ gốc: bảng kê nhập, xuất Nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng, tiền mặt…Hàng tháng kế toán tổng hợp căn cứ các bảng kê, các phiếu thu, chi, nhập, xuất kiểm tra phát hiện sai sót, nhầm lẫn. Sau đó ghi số liệu từ Bảng kê vào Chứng từ ghi sổ. Trong quá trình ghi vào chứng từ ghi sổ thì kế toán tổng hợp kết hợp khử các tài khoản trung gian theo quy tắc ưu tiên cho các tài khoản (TK) 111, 112…trước. - Hàng tháng kế toán tổng hợp dựa vào số liệu trên các chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ cái. Cuối kỳ kế toán tổng hợp rút ra số dư của các tài khoản để lập bảng cân đối kế toán, tập hợp chi phí sản xuất, lập Báo cáo tài chính. Sơ đồ 9: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Bảng cân đối sổ phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Đối chiếu 2.2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thi công cơ giới Đồng Tâm: 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Công ty là một đơn vị xây dựng cơ bản chuyên thi công bằng máy, việc tổ chức và thực hiện sản xuất chỉ được tiến hành khi Công ty kí kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Khi nhận được công trình thì Phòng sản xuất (PSX) cung cấp số liệu về khối lượng theo hợp đồng cho Phòng kinh doanh (PKD), PKD sẽ căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty, Nhà nước và số liệu của PSX, giá cả thời điểm hoặc giá trong hợp đồng để lên Bảng giao khoán công trình cho các đội thi công của công ty. Nếu hợp đồng là một công trình lớn Công ty sẽ chia công trình thành các hạng mục công trình sau đó lên Bảng giao khoán, khoán các hạng mục công trình đó lại cho các đội thi công, làm như vậy sẽ phù hợp với chức năng sản xuất của từng đội. Tất cả các chi phí về vật liệu, nhân công, quản lý… phát sinh liên quan đến các công trình sẽ được tập hợp chung theo từng loại hình công trình, hạng mục công trình gồm công trình khai hoang, thủy lợi, làm đường. 2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất: Công ty tập hợp các chi phí trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu và nhân công vào tài khoản 623- “chi phí sử dụng máy thi công” và chi phí sản xuất chung tập hợp vào tài khoản 627, bao gồm: 62311: Chi phí nhân công khai hoang. 62312: Chi phí nhân công thủy lợi. 62313: Chi phí nhân công làm đường. 62321: Chi phí NVL máy khai hoang. 62322: Chi phí NVL máy thủy lợi. 62323: Chi phí NVL máy làm đường. 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. 6272: Chi phí NVL sản xuất chung. 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. 6278: Chi phí quản lí bằng tiền khác. 2.2.3 Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất tại công ty: 2.2.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a. Đối tượng tập hợp chi phí: Để phục vụ cho việc tính giá thành chính xác công việc đầu tiên đòi hỏi nhà sản xuất phải làm là xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do tính tương đồng trong quá trình thi công và để dễ dàng trong việc tập hợp chi phí công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng loại công trình, hạng mục công trình thuộc loại công trình khai hoang, làm đường, thủy lợi. Với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ giới chuyên sử dụng các loại xe, máy để khai hoang, xây dựng công trình giao thông, thủy lợi… nên nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối đơn giản, gồm: Nguyên liệu chính: Dầu Diezel, nhớt máy… Nguyên liệu phụ: Dầu thủy lực, dầu Diezel, nhớt máy… Vật liệu xây dựng: Thép, sắt, nhựa đường, đá hộc, xi măng, cát… Phụ tùng: Máy ủi, bánh răng, tấm phanh, lọc nhớt, bạc đạn chữ thập… Công cụ dụng cụ: Bơm nước,… b.Tài khoản sử dụng: Công ty sử dụng các tài khoản sau: 1522: Nhiên liệu phụ. 1523: Nhiên liệu chính. 1524: Phụ tùng. 1525: Vật liệu xây dựng. 1531: Công cụ, dụng cụ. 62321: Chi phí NVL máy khai hoang. 62322: Chi phí NVL máy thủy lợi. 62323: Chi phí NVL máy làm đường. c. Chứng từ sử dụng: + Hóa đơn mua hàng + Phiếu nhập kho. + Phiếu xuất kho. + Thẻ kho + Bảng kê Nhập, Bảng kê Xuất vật tư. d. Phương pháp kế toán tập hợp: Khi các đội nhận khoán sẽ được vay tiền của công ty để thi công với lãi suất như công ty vay ngân hàng cộng với 0,1% chi phí q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Thi Công Cơ Giới Đồng Tâm.doc
Tài liệu liên quan