Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1. Lí do chọn đề tài 1

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

1.4. Phương pháp nghiên cứu 2

1.5. Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU 4

1.1. KHÁI NIỆM DOANH THU 4

1.2. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4

1.2.1 Khái niệm kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 4

1.2.2. Vai trò của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5

1.2.3. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5

1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC BÁN HÀNG 6

1.4. KHOẢN GIẢM TRỪ DOANH THU 8

1.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CÁC KHOẢN TRỪ DOANH THU 9

1.5.1 Kế toán doanh thu 9

1.5.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 13

1.6. KẾ TOÁN GIÁ VỐN HÀNG BÁN 16

1.6.1. Xác định giá vốn hàng bán 16

1.6.2. Chứng từ kế toán sử dụng 18

1.6.3. Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán 19

1.7 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG 20

1.7.1 kế toán chi phí bán hàng 20

1.7.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 21

1.7.2.3 Phương pháp kế toán 22

1.7.3 Kế toán chi phí tài chính 23

II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 24

2.1. Khái niệm 24

2.2. Công thức xác định kết quả kinh doanh 24

2.3. Tài khoản sử dụng và trình tự kế toán kết quả tiêu thụ 24

2.3.1 tài khoản sử dụng 24

2.3.2. Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm 25

2.4. MỘT SỐ HÌNH THỨC GHI SỔ TRONG KẾ TOÁN 25

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP BIA THANH HÓA 28

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHÀN BIA THANH HÓA 28

I. TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THỰC TẬP 28

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28

1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của Công ty 30

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 30

1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 30

1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33

1.4. Khái quát về bộ máy kế toán của công ty 34

1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 36

1.6. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty qua 3 năm (08-09-10) 38

1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm ( 08 – 09 – 10) 40

1.8. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm ( 08 – 09 – 10) 42

1.9. Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty 46

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CTCP BIA THANH HÓA 46

2.2.1 Thực tế công tác kế toán thành phẩm tại Công ty Cổ phần bia Thanh Hóa 46

2.2.2. Phương thức bán hàng hóa của công ty 55

2.2.3. Chứng từ và tài khoản sử dụng 56

2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán 65

2.2.5 Kế toán thuế TTĐB và các khoản giảm trừ doanh thu 66

2.2.6 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa 71

 

 

 

Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA THANH HÓA 73

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty 73

3.1.1. Ưu điểm 74

3.1.2. Hạn chế 74

3.2. Một số biện pháp (ý kiền đề xuất) nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu (hạch toán tiêu thụ) và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. 74

3.2.1.Hoàn thiện hạch toán ban đầu 74

3.2.2 Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản vào kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty 75

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ sách 76

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

3.1. Kết luận 77

3.2. Kiến nghị 78

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bia, rượu các loại: Bia Chai, Bia Bock, bia chai Pet và rượu vang theo kế hoạch đảm bảo chất lượng và số lượng, mẫu mã của Công ty. - Phân xưởng Nấu: Thực hiện các công đoạn trong sản xuất: Lên men, lọc bia thành phẩm các loại theo kế hoạch đảm bảo chất lượng, số lượng cho toàn bộ quá trình sản xuất của Công ty. - Phân xưởng Lên men: Thực hiện quy trình công nghệ sản xuất; kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu, vật tư, bán thành phẩm đầu vào và bán thành phẩm, thành phẩm đầu ra của phân xưởng. Phòng kỹ thuật công nghệ Phân xưởng lên men BAN KIỂM SOÁT PGĐ công nghệ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Giám Đốc PGĐ sản xuất Phòng kế hoạch vật tư Phòng kế toán tài chính Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phân xưởng động lực Phân xưởng cơ điện nước Phân xưởng chiết Phân xưởng nấu Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năn 1.3.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp việc tổ chức quản lý khoa học quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm là vô cùng quan trọng, nó quyết định rất lớn đến năng suất chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc tổ chức một quy trình công nghệ trong một doanh nghiệp lại tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục nên toàn bộ quá trình sản xuất bia được công ty tổ chức thành phân xưởng sản xuất chính (trực tiếp sản xuất) và các bộ phận phụ trợ sản xuất chính như : Tổ nghiền - Tổ nồi hơi Tổ nấu - Tổ nén khí Tổ lọc - Phân xướng điện lạnh Tổ lên men - Phân xưởng cơ điện Tổ chiết - Phòng vi sinh Đặc điểm chủng loại sản phẩm Hiện nay CTCP bia Thanh Hoá đang tiến hành sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm sau: BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CTCP BIA THANH HOÁ STT Tên sản phẩm Hình thức Thể tích (lít) 1 Bia hơi Lít 2 Bia pét Lít 1 3 Bia box Lít 30 4 Bia lon Lon 0,33 5 Bia chai 330ml Chai 0,33 6 Bia chai 450ml Chai 0,45 7 Nước khoáng Bình 20 8 Rượu vang Hộp 3 (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Chủng loại sản phẩm của công ty gồm 8 loại khác nhau, rất phong phú nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện tại sản phẩm chủ yếu được khách hàng ưa chuộng trên các thị trường và mang lại lợi nhuận cao là bia hơi, bia box, bia chai và bia lon. Hiện nay công ty đang đang tập trung mọi nguồn lực cho các sản phẩm này. 1.4. Khái quát về bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp và TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Thủ quỷ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Thanh Hóa mang tính độc lập, thống nhất, địa bàn phân bổ tập trung, quy mô không lớn, không có đơn vị trực thuộc. Do vậy công ty đã lựa chọn mô hình tổ trức công tác kế toán tập trung theo sơ đồ sau: (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ trức năng Phòng kế toán tài vụ của công ty có 8 người, hầu hết có trình độ Đại học, có chách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ cao, đặt dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau: Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và pháp luật về việc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, là người tham mưu cho Giám đốc công ty về các quyết định tài chính của công ty. Chỉ đạo việc tổ chức bộ máy, tổ chức việc tính toán ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp các khoản ngân sách lên cấp trên. Tổ chức hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kế toán tài chính , kiểm tra hướng dẫn thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tài chính kế toán, kiểm tra kế toán nội bộ, hướng dẫn cho đội ngũ kế toán thực hiện các chế độ chính sách nhà nước. Định kỳ ( Quý, năm) lập báo cáo kế toán tài chính và xác định kết quả kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo đó. Kế toán tổng hợp và theo giỏi TSCĐ: Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh đã phản ánh trên các trứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ. Định kỳ cuối tháng, quý, năm tổng hợp toàn bộ số liệu, xác định chi phí, lập bảng phân bổ chi phí, tổng hợp doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong công ty. Bên cạnh đó nhân viên kế toán này còn đảm nhận việc theo dõi và hạch toán TSCĐ của công ty, bao gồm phản ánh tình hình biến động TSCĐ, trích lập khấu hao, theo dõi tổng vốn khấu hao, giá trị còn lại của tài sản để từ đó ý kiến đề xuất, sữa chũa, đại tu hoặc thanh lý TSCĐ. Hàng ngày ( tháng) nếu có nghiệp vụ phát sinh liên quan tới tài sản cố định thì ghi chép, phản ánh vào sổ chi tiết, thẻ TSCĐ Kế toán thanh toán: Theo dõi và phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến thu chi tiền mặt vào sổ thu chi Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu., phản ánh số lượng, giá trị các lần xuất nhập và ghi sổ chi tiết nguyên vật liệu. Phàn hành kế toán này do hai người đảm nhận và chịu trách nhiệm. Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tập hợp chi phí, tình hình sản xuất sản phẩm, tính giá thành phẩm, phản ánh nhập - xuất - tồn kho thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Ngoài ra kế toán viên này còn theo dõi tình hình thanh toán với cơ quan Thuế, với các khách hàng, nắm vũng số dư công nợ của từng khách hàng để giúp cho lãnh đạo công ty có hướng giải quyết thích hợp và đúng theo hợp đồng, hạn chế khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. Thủ quỹ : Là người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, các khoản thu khác và chi tiền mặt. Cuối ngày lập báo cáo tình hình thu chi tiền mặt và đối chiếu số liệu với kế toán, vì công việc lớn nên phần hành này bố chí hai người Nhìn chung cơ cấu tổ chức nhân lực và các phần hành cho bộ máy kế toán hiện tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa nói chung là hợp lý, các nhân viên có năng lực chuyên môn, có chách nhiệm cao, tận tụy với công việc của mình. Công ty đã căn cứ vào những đặc điểm tổ chức sản xuất của mình để lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy bộ máy kế toán tập trung nên đã phát huy được ưu điểm của mô hình này. Cơ cấu bộ máy kế toán bộ máy kế toán gọn nhẹ, đơn giản dảm bảo tính thống nhất và hoạt động có hiệu quả. Việc phân công và chuyên môn hóa công việc đối với từng nhân viên kế toan tương đối thuận lợi. Thông tin kinh kế toán tài chính được cung cấp kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuất trong toàn công ty Tuy nhiên do tính chất công việc nên một vài bộ phận có khối lượng công việc không đồng đều như: bộ phận kế toán tiêu thụ thì vào những thời điểm lễ, tết khối lượng bán hàng nghiệp vụ bán hàng rất lớn, bộ phận kế toán công nợ, kế toán tổng hợp khối lượng công việc thường diễn ra vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm do phải tiến hành tổng hợp số liệu để đối chiếu, kiểm tra, phân bổ chi phí, tổng hợp doanh thu để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Vì thế tại thời điểm đó, những nhân viên kế toán này thường gặp khó khăn. 1.5. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Toàn bộ hệ thống kế toán được sử dụng tại Công ty cổ phần bia Thanh Hóa được tổ chức theo chế độ kế toán Việt Nam. Hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán được áp dụng đúng theo quy định của Bộ Tài Chính Quá trình hạch toán kế toán đều được thực hiện trên máy vi tính. Công ty cổ phần bia Thanh Hóa sủ dụng phần mềm kế toán VCsoft được lập trình theo hình thức kế toán ghi sổ. Tất cả các dữ liệu, thông tin, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày đều được nhập vào máy tính để hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán. Trình tự nhập dữ liệu và sử lý thông tin diễn ra như sau: hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các chứng từ kế toán, chủ yếu là phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập, phiếu xuất kho vật tư, hàng hóa được nhập vào máy tính dưới dạng thông tin thô, và cuối tháng những thông tin thô nhập vào máy tính sẽ được sử lý, nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới đối tượng kế toán nào sẽ được tập hợp và chuyển thẳng vào sổ sách trong máy theo dõi đối tượng kế toán đó, những chứng từ ghi sổ sẽ được lập cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có cùng tính chất và liên quan đến cùng một hoặc một số đối tượng kế toán. Các chứng từ sẽ được in ra và lưu trữ theo từng tháng. Quá trình xử lý và hệ thống hóa các thông tin kinh tế diễn ra rất nhanh. Do vậy bất cứ thời điểm nào, kế toán viên cũng có được thông tin tổng hợp của tường đối tượng kế toán, từng tài khoản. Cũng như tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu và lập các báo cáo phục vụ kịp thời cho công tác quản lý của công ty. Phần mèm kế toán được sử dụng tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa VCsoft được lập trình theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Các mẫu sổ và bảng tổng hợp được thiết kê trong phần mềm này bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản, sổ thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chứng từ gốc, bảng tổng hợp và chi tiết của từng đối tượng kế toán như: Tình hình công nợ, tình hình xuất nhập khẩu vật tư Sơ đồ: Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC SỔ ĐĂNG KÝ, CHỨNG TỪ GHI SỔ BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN CHỨNG TỪ GHI SỔ CÁC SỔ, THẺ CHI TIẾT SỔ QUỶ, THẺ KHO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN KHÁC SỔ CÁI (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Công ty cổ phần bia Thanh hóa hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hệ thống báo cáo kế toán công ty đang sử dụng: Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01 – DN Kết quả hoạt động SXKD: Mẫu số B02 – DN Lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 – DN Với đặc điểm SXKD kết hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán có nhiều nhân viên kế toán như hiện nay ở Công ty cổ phần bia Thanh Hóa thì việc áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là phù hợp và phát huy được những ưu điểm của hình thức kế toán này như: Kiểm tra đối chiếu chặt chẽ, dể ghi chép, không đòi hỏi quá cao về chình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên kế toán, để phân công công tác kế toán và tổng hợp số liệu. Đồng thời việc áp dụng kế toán máy đã khắc phục và hạn chế được những nhược điểm cốn có của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. 1.6. Tình hình sử dụng lao động tại Công ty qua 3 năm (08-09-10) Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất dù có hiện đại đi chăng nữa thì cần phải có bàn tay, khối óc của con người thì mới mang lại hiệu quả cao cho sản xuất cuả doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ công nhân viên giỏi và tận tâm doanh nghiệp đó sẽ đạt được những thành công lớn. Công tác tuyển chọn, bố trí sắp xếp sao cho sử dụng đúng người đúng việc, thỏa mãn mong muốn của người lao động nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh trước mắt cũng như lâu dài.Vì vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp thì cần phải biết được năng lực của doanh nghiệp đó là về vốn, công nghệ, lao động. Qua bảng số liệu trong 3 năm (2008-2010) ta thấy tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do tháng 04 năm 2004 thực hiện chủ trương của đảng và nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp công ty đã chuyển sang công ty cổ phần, với tên gọi là Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá. Yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp có điều kiện hoàn chỉnh lại bộ máy quản lý của công ty một cách tinh gọn nhất mà vẫn đảm bảo sản xuất trong công ty và vừa thúc đẩy việc nghiên cứu ứng dụng khoa học vào công nghệ sản xuất, cụ thể đó là: Năm 2009 giảm 33 người so với năm 2008 tương ứng với 4,38%. Năm 2010 so với năm 2009 cũng giảm 70 người hay giảm 9,72%. Số lao động này giảm chủ yếu là do giảm trình độ học trung cấp, sơ cấp chuyển lên học đại học, cao đẳng; do áp dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật vào sản xuất nên hạn chế được lao động chân tay và tăng lao động trực tiếp do mở rộng thị trường tiêu thụ. Xét về tính chất lao động: thì ta thấy tổng số lao động giảm cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Nguyên nhân là do việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại đã kéo theo sự tinh giảm bộ máy quản lý, máy móc làm việc là chủ yếu, người lao động chỉ tác động làm những khâu mà máy móc không thể thay thế được bàn tay của con người. Do đặc điểm loại hình sản xuất của công ty cổ phần bia Thanh Hoá và thời gian sản xuất trong ngày được chia làm 3 ca nên lực lượng lao động trực tiếp trong công ty chiếm tỷ trọng lớn. BẢNG 2: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2008-2010 ĐVT: người Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 SL TT (%) SL TT(%) SL TT(%) ± % ± % Tổng số lao động 753 100 720 100 650 100 -33 -4,38 -70 -9,72 1. Phân theo tính chất lao động 753 100 720 100 650 100 -33 -4,38 -70 -9,72 LĐ trực tiếp 683 90,70 652 90,56 585 90,00 -31 -4,54 -67 -10,28 LĐ gián tiếp 70 9,30 68 9,44 65 10,00 -2 -2,86 -3 -4,41 2. Phân theo chuyên môn 753 100 720 100 650 100 -33 -4,38 -70 -9,72 Đại học, cao đẳng 60 7,96 65 9,02 72 11,07 5 8,33 7 10,77 Trung cấp, sơ cấp 140 18,60 138 19,17 134 20,62 -2 -1,43 -4 -2,90 Công nhân kỹ thuật, LĐ phổ thông 553 73,44 517 71,81 444 68,31 -36 -6,51 -73 -14,12 3. Phân theo giới tính 753 100 720 100 650 100 -33 -4,38 -70 -9,72 LĐ nam 483 64,14 479 66,53 410 63,08 -4 -0,38 -69 -14,41 LĐ nữ 270 35,86 241 33,47 240 36,92 -29 -10,74 -1 -0,41 (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Cụ thể: năm 2009 lao động trực tiếp giảm 31 người so với năm 2008 tương ứng giảm 4,54%. Lao động gián tiếp năm 2009 giảm 2 người so với năm 2007 tương ứng giảm 2,86%. Lao động trực tiếp năm 2010 giảm 67 người so với năm 2009 tương ứng giảm 10.28%. Lao động gián tiếp năm 2010 giảm 3 người năm 2009 tương ứng giảm 4.41%. Xét theo trình độ chuyên môn: Công ty luôn chú trọng đến công tác tuyển chọn nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu phát triển chiến lược của công ty. Đội ngũ lao động gián tiếp của công ty chủ yếu tốt nghiệp đại học và cao đẳng chuyên ngành kinh tế. Qua bảng số liệu 2 ta thấy trình độ đại học, cao đẳng đang có xu hướng tăng lên, trung cấp, sơ cấp có xu hướng giảm. Trong đó công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông vẫn chiếm số đông do tính chất, yêu cầu của công việc. Cụ thể đó là: năm 2009 lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng 5 người tương ứng 8,33% so với năm 2008. Năm 2010 lao động có trình độ đại học, cao đẳng tăng 7 người tương ứng là 10,77%. về trình độ trung cấp, sơ cấp thì ta thấy năm 2009 giảm 2 người so với năm 2008 tương ứng giảm 1,43%. Năm 2010 giảm 4 người so với năm 2009 tương ứng giảm 2,90%. Về công nhân kỹ thuật, lao động phổ thông thì ta thấy năm 2009 giảm 36 người so với năm 2008 tương ứng giảm 4,38%. Năm 2010 giảm 73 ngưòi so với năm 2009 tương ứng giảm 14,12%. Nguyên nhân chủ yếu là do việc kinh giảm bộ máy quản lý, sản xuất của công ty. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất giảm lao động thủ công trực tiếp, nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý công ty Tuy nhiên trong những năm qua số lao động cả nam và nữ đều có xu hướng giảm xuống . Số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn trong số lao động của công ty. Trong đó lao động nam năm 2009 là 479 (người), giảm 4 (người) so với năm 2008 tương ứng giảm 0,38%. Năm 2010 giảm 69 (người) so với năm 2009, tương ứng giảm14,41%. Phần lớn lao động nam là lực lượng lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng dây chuyền sản xuất bia , còn lao động nữ thường là lao động gián tiếp làm việc ở các bộ phận văn phòng của công ty. Cơ cấu lao động này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuât kinh doanh của công ty. 1.7. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm ( 08 – 09 – 10) Trong bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào, vốn luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Nhất là đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh, vốn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh, đồng thời là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tăng trưởng, phát triển kih tế của đất nước, nó không chỉ đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp mà còn là tiềm lực, là điều kiện kiện quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp muốn hình thành và hoạt động trước hết phải có vốn. Vốn trong sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định, vốn lao động...Các đơn vị phải biết huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả nhất. BẢNG 3: TÌNH HÌNH VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) Giá trị TT(%) ± % ± % I. Theo tính chất 377.262,50 100 351.967,98 100 325.421,65 100 -25.294,52 -6,70 -26.546,33 -7,54 VCĐ 252.620,20 66,96 269.039,92 76,44 242.018,52 74,37 16.419,72 6,50 -27.021,40 -10,04 VLĐ 124.642,30 33,04 82.928,06 23,56 83.403,13 25,63 -41.714,24 -33,47 475,07 0,13 II. Tổng nguồn hình thành 377.262,50 100 351.967,98 100 325.421,65 100 -25.294,52 -6,70 -26.546,33 -7,54 Vốn vay 200.495,34 53,14 168.918,54 48,00 134.150,37 41,22 -31.576,80 -15,75 -34.768,17 -20,58 Vốn CSH 176.767,16 46,86 183.049,44 52,00 191.271,28 58,78 6.282,28 3,55 8.221,84 4,49 (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Ngoài vốn tự có công ty phải biết khai thác các nguồn vốn từ bên ngoài như tiền thế chấp, ký cược vỏ chai, vỏ két...nhờ đó giảm được số vốn vay, tiết kiệm chi phí lãi vay Tình hình sử dụng vốn của công ty cổ phần bia Thanh Hóa qua 3 năm 2008-2010 được thể hiện qua bảng 3: Qua bảng số liệu ta thấy: Vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng dần trong tổng nguồn vốn nhưng so với tổng số vốn hàng năm lại có xu hướng giảm xuống. Nhờ khai thác được nguồn vốn từ bên ngoài kết hợp nguồn vốn tự có nên lượng vốn vay từ ngân hàng giảm xuống đáng kể làm cho các khoản phải trả được giảm xuống. Vì vậy tổng nguồn vốn giảm qua 3 năm trở lại đây. Cụ thể: Vốn CSH năm 2009 tăng so với năm 2008 là 6.282,28 triệu đồng tương ứng tăng 3,55%. Năm 2010 tăng 8.221,84 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 4,49%. Vốn vay năm 2009 giảm so với năm 2008 là 31.576,80 triệu đồng tương ứng giảm 15,75%. Vốn vay năm 2010 giảm so với năm 2009 là 34.768,17 triệu đồng tương ứng giảm 20,58%. Theo tính chất do tổng nguồn vốn giảm nên tổng tài sản cũng giảm tương ứng. VCĐ chiếm đa số trong tổng tài sản. Trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư trang bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất các loại Bia Thanh Hoa, làm cho VCĐ có xu hướng tăng. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 16.419,72 triệu đồng hay tăng 6,50%. Tuy nhiên, do giá trị hao mòn luỹ kế tăng lên làm cho năm 2010 VCĐ giảm 27.021,40 triệu đồng hay giảm 10,04% . VLĐ qua 3 năm tương đối giảm do các khoản phải thu giảm, cụ thể năm 2009 giảm 41.714,24 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng giảm 33,47%. Qua phân tích trên thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu tăng, chứng tỏ tiềm lực của công ty ngày càng được củng cố và nâng cao. Công ty vẫn giảm được các khoản phải trả như: nợ ngắn hạn, các khoản phải nộp ngân sách, các khoản phải trả khác. Điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đã có đủ sức, đủ vốn, chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo. 1.8. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm ( 08 – 09 – 10) Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều phải lấy thu bù chi và có lãi, tức là lấy thu nhập để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Khi cơ chế thị trường ra đời tạo đà cho các doanh nghiệp phát triển nhưng đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt, mạnh mẽ mới tồn tại và đứng vững trên thị trường. Điều đó làm cho các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanh. Từ khi bỏ vốn ra và thu vốn về làm sao cho mức chi phí bỏ ra, hoàn thành được nghĩa vụ nhà nước, đồng thời cải thiện được đời sống người lao động, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Như vậy với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào đều đặt ra mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận lên hàng đầu. Điều đó phải có sự tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát mọi nguồn vốn, vật tư tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công ty cổ phần bia Thanh Hóa là doanh nghiệp sản xuất bia trực thuộc Tổng công ty Rượu bia, nước giải khát Hà Nội, hiện nay là doanh nghiệp có công suất lớn nhất tại khu vực Bắc miền Trung. Công ty đã không ngừng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm để tạo được uy tín nhiệm vụ của khách hàng. Công ty luôn nhanh chóng tiếp cận những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua bảng số liệu bảng 4 ta thấy năm 2008 doanh thu là 264.903 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu là 359.476 triệu đồng tăng 94.573 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 35,70%. Năm 2010 doanh thu tăng 48.003 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 13,35%. Như vậy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong 3 năm từ 2008 đến năm 2010, điều này chứng tỏ công ty đang kinh doanh đạt kết quả tốt. Về các khoản giảm trừ như: khuyến mãi, chiết khấu thương mại thay đổi rõ rệt. Năm 2009/2008 khoản giảm trừ tăng 2.091 triệu đồng tương ứng giảm 55,26%. Năm 2010/2009 khoản giảm trừ tăng 137 triệu đồng tương ứng tăng 102,33%. Mỗi năm công ty thường có các mức khuyến mãi cho tất cả các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của công ty, thường vào các dịp tết. Đây cũng là chiến lược phát triển để tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty. BẢNG 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008-2010) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 ± % ± % 1. Doanh thu 264.903 359.476 407.479 94.573 35,70 48.003 113,35 2. Các khoản giảm trừ 3.784 5.875 6.012 2.091 55,26 137 102,33 3. Doanh thu thuần(3=1-2) 261.119 353.601 401.467 92.482 35,42 47.866 113,54 4. Giá vốn hàng bán 215.365 271.524 303.541 56.159 26,08 32.017 111,79 5. Chi phí tiêu thụ 30.490 59.536 66.891 29.046 95,26 7.355 112,35 6.Lợi nhuận trước thuế(6=3-(4+5)) 15.264 22.541 31.035 7.277 47,67 8.494 137,68 7.Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.950 4.521 4.772 2.571 131,85 251 105,55 8.Lợi nhuận sau thuế(8=6-7) 13.314 18.020 26.263 4.706 35,35 8.243 145,74 (Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán- Công ty Cổ phần Bia Thanh Hoá) Giá vốn hàng bán là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu mà doanh nghiệp đạt được. Công ty mua nguyên vật liệu về sản xuất, rồi trên cơ sở giá vốn ban đầu để xác định giá bán sản phẩm của mình sao cho thu được một mức lợi nhuận nhất định. Năm 2009/2008 tăng 56.159 triệu đồng, tương ứng tăng 26,08%. Năm 2010/2009 tương ứng tăng 32.017 triệu đồng hay tăng 111,79%. Giá vốn hàng bán tăng qua các năm. Về chi phí tiêu thụ, năm 2009/2008 tăng 29.046 triệu đồng tương ứng tăng 95,26%. Năm 2010/2009 tăng 7.355 triệu đồng tương ứng tăng 112,35%. Chi phí tiêu thụ hàng hoá có xu hướng tăng qua các năm là do sản phẩm của công ty tiêu thụ được với số lượng ngày càng nhiều, thị trường ngày càng mở rộng nên chi phí tiêu thụ tăng. Lợi nhuận trước thuế có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể đó là năm 2009/2008 tăng 7.277triệu đồng hay tăng 47,67%. Năm 2010/2009 tăng 8.494 triệu đồng tương ứng tăng 137,68%. Năm 2010 lợi nhuận là 31.035 triệu đồng tăng mạnh hơn so với năm 2009 là 8.494 triệu đồng tương ứng tăng 137,68%. Nguyên nhân là do thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp giảm từ 75% năm 2009 xuống còn 45% năm 2010. Sự tăng về lợi nhuận trước thuế là dấu hiệu tốt về sự phát triển cho công ty trong thời gian qua và hứa hẹn những tiềm năng phát triển mới trong tương lai. Hàng năm công ty đều có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, đó là thuế thu nhập của doanh nghiệp. Năm 2008 công ty nộp vào ngân sách Nhà nước 1.950 triệu đồng. Đến năm 2009 thì công ty đã nộp cho ngân sách Nhà nước 4.521triệu đồng tăng 2.571 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 131,85%. Và đến năm 2010 thì thuế mà doanh nghiệp nộp là 4.772triệu đồng tăng 251 triệu đồng tương ứng với 105,55% so với năm 2009. Với khoản thuế trên, công ty đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và cộng đồng. Lợi nhuận sau thuế: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế là nguồn bổ sung vốn kinh doanh và là nguồn hình thành các loại quỹ của công ty dùng để kích thích vật chất tập thể nhằm động viên cán bộ, công nhân viên quan tâm đến lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận sau thuế mà công ty có được trong năm 2008 là 13.314 triệu đồng, đến năm 2008 thì lợi nhuận là 18.020 triệu đồng tăng 4.706 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 35,35%. Và nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan