Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại xí nghiệp sửa chữa và phát triển nhà Hải Phòng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1. Một số vấn đề chung về hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp .1

1.1.1. Khái niệm, mục đích và tác dụng của báo cáo tài chính .1

1.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính 1

1.1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính .1

1.1.2. Đối tượng áp dụng .2

1.1.3. Yêu cầu lập và trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 3

1.1.4. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính .3

1.1.5. Hệ thống báo cáo tài chính (theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/006 của Bộ trưởng Bộ tài chính 6

1.1.5.1. Hệ thống báo cáo tài chính .6

1.1.5.2. Trách nhiệm lập báo cáo tài chính .7

1.1.5.3. Kỳ lập báo cáo tài chính .8

1.1.5.4. Thời hạn nộp báo cáo tài chính .9

1.1.5.5. Nơi nhận báo cáo tài chính .9

1.2. Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập bảng cân đối kế toán .10

1.2.1. Bảng cân đối kế toán và kết cấu của bảng cân đối kế toán 10

1.2.1.1. Khái niệm bảng cân đối kế toán .10

1.2.1.2. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán .11

1.2.1.3. Kết cấu và nội dung thông tin phản ánh trong bảng cân đối kế toán 12

1.2.2. Căn cứ và phương pháp lập bảng cân đối kế toán .15

1.2.2.1. Căn cứ lập bảng cân đối kế toán 15

1.2.2.2. Trình tự lập bảng cân đối kế toán .15

1.2.2.3. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán .15

1.3. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán .26

1.3.1. Nhiệm vụ và phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán .26

1.3.1.1. Nhiệm vụ phân tích bảng cân đối kế toán .26

1.3.1.2. Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán 26

1.3.2. Nội dung của phân tích bảng cân đối kế toán .27

1.3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trên bảng cân đối kế toán 27

1.3.2.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài

chính cơ bản .29

1.3.2.3. Phân tích khả năng sinh lời 29

CHƯƠNG 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ

2.1. Tình hình, đặc điểm chung về Xí Nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà.30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp .30

2.1.2. Đặc điểm kinh doanh .31

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh .31

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh .32

2.1.4.1. Những thuận lợi .32

2.1.4.2. Những khó khăn .32

2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây .33

2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp .34

2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp 34

2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban .36

2.3. Đặc điểm bộ máy kế toán của Xí nghiệp .38

2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp .38

2.3.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại Xí nghiệp .39

2.4. Thực tế công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại Xí nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà .41

2.4.1. Thực tế lập bảng cân đối kế toán tại Xí nghiệp .41

2.4.1.1. Căn cứ lập bảng cân đối kế toán năm 2008 tại Xí nghiệp .41

2.4.1.2. Quy trình lập bảng cân đối kế toán tại Xí nghiệp .41

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP SỬA CHỮA VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ HẢI PHÒNG

3.1. Nhận xét đánh giá chung về công tác kế toán, công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà .59

3.1.1. Những ưu điểm .59

3.1.2. Những tồn tại 61

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà 61

3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Nâng cao năng lực nghiệp vụ của nhân viên kế toán 62

3.2.2. Ý kiến thứ hai: Hoàn thiện công tác phân tích tài chính thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán .63

3.2.3. Ý kiến thứ ba: Xí nghiệp nên chủ động hơn nữa trong việc tạo lập nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh 74

3.2.4. Ý kiến thứ tư: Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán chi tiết .75

KẾT LUẬN

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại xí nghiệp sửa chữa và phát triển nhà Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh - Sửa chữa cải tạo nhà. - Xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. - Xây dựng, sửa chữa và phát triển nhà ở, trang trí nội thất. - Chủ động khai thác, tham mưu cho công ty dự thầu thi công các công trình với các chủ đầu tư khác theo đăng ký kinh doanh và quy định của Nhà nước. - Kinh doanh vật liệu xây dựng. 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Xí nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 2.14.1. Những thuận lợi của XN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - XN có đội ngũ cán bộ, kỹ sư có trình độ, nghiệp vụ vững chắc, hiểu biết về các kỹ thuật thi công công trình và xử lý các tình huống theo yêu cầu. - Là một doanh nghiệp quốc doanh hạch toán độc lập, XN là đơn vị duy nhất của thành phố chuyên sửa chữa nhà thuộc sở hữu của Nhà nước bị xuống cấp, không đảm bảo an toàn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Hơn thế nữa, được sự quan tâm của ban ngành chủ quản nên XN luôn nhận được nguồn sản lượng của Công ty Kinh Doanh Nhà Hải Phòng giao cho. - Bên cạnh đó Công ty vẫn đầu tư cho XN tiếp tục ổn định và từng bước phát triển. - Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của toàn xã hội phát triển là cơ sở để phát huy năng lực, từng bước phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. - Quyền tự chủ cao trên mọi lĩnh vực, tạo điều kiện cho mọi người phát huy tính năng động, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh. - XN đã có thêm một bước đổi mới với bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, và từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả. - Quan hệ ngoại giao của XN ngày càng được mở rộng và có uy tín trên thị trường. 2.1.4.2. Những khó khăn của XN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - Mặc dù là doanh nghiệp quốc doanh nhưng XN hoạt động hoàn toàn bằng các nguồn vốn huy động và vốn đi vay do không được Nhà nước cấp. Do nguồn vốn hạn hẹp như vậy nên XN đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận hợp đồng xây mới các công trình bên ngoài, luôn phải cạnh tranh không những về uy tín, chất lượng mà còn về giá cả. - Khi công trình hoàn thành phải phụ thuộc rất nhiều vào các phòng ban có liên quan, các cấp có thẩm quyền xét duyệt nên khâu thu hồi vốn chậm và không chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về xây dựng và sửa chữa các công trình nhà của Nhà nước trên địa bàn toàn thành phố Hải Phòng đều thuộc loại nhỏ, còn nhiều thủ tục rườm rà làm tiến độ thi công công trình chậm. - Những biến động về giá cước vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua cũng gây ra rất nhiều trở ngại cho XN khi thực hiện thi công và bàn giao công trình. 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của XN trong các năm gần đây Biểu số 2.1: Một số chỉ tiêu và kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Đơn vị tính: đồng Việt Nam Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu 2.080.154.855 2.293.370.728 1.795.796.117 2. Lợi nhuận sau thuế 6.112.156 6.417.764 14.936.264 3.Thu nhập bình quân/người 1.150.858 1.208.401 1.375.320 4. Nộp ngân sách 4.747.960 4.985.357 27.626.664 (Nguồn số liệu được trích từ: Phòng Tài chính-kế toán) Nhìn vào bảng biểu 2.1 ta thấy doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2006 và năm 2007, nguyên nhân là do trong năm 2008 chỉ tiêu tổng sản lượng của XN thấp (số lượng công trình hoàn thành thấp). Nhưng lợi nhuận sau thuế năm 2008 lại tăng 1,3 lần so với năm 2007. Để có được kết quả như vậy, trong năm 2008 XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà đã làm tốt công tác tiết kiệm chi phí so với kế hoạch đề ra. Tổng chi phí trong năm 2008 của XN là 1.775.051.306 đồng, kế hoạch là 1.890.766.197 đồng, như vậy so với kế hoạch chi phí năm 2008 đã giảm 6,12%. Là một đơn vị thuộc ngành xây dựng cơ bản có chu kỳ sản xuất dài, thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn công trình. Do vậy, nhìn chung trong năm 2008 XN đã hoàn thành tốt công tác tiết kiệm chi phí ở từng giai đoạn sản xuất. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà Hải Phòng. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp Để quản lý một cách chặt chẽ các đội công trình, các tổ sản xuất và quản lý một cách có hiệu quả nhất; XN đã tổ chức bộ máy quản lý thành các ban mà đứng đầu là ban giám đốc XN. Dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật, gồm có: ban kế hoạch kỹ thuật, ban tài chính kế toán, các đội xây dựng… Nhìn chung bộ máy quản lý của XN được tổ chức hết sức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của XN ( Xem biểu số 2.2). Biểu số 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của XN ĐỘI XD SỐ 01 ĐỘI XD SỐ 02 ĐỘI XD SỐ 03 ĐỘI XD SỐ 04 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN BAN QUẢN LÝ CÔNGTRÌNH 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng phòng ban - Ban giám đốc: Ban giám đốc XN phải chịu trách nhiệm trước Công ty Kinh Doanh Nhà Hải Phòng về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh - dịch vụ của XN và là người đại diện theo pháp luật của XN, quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và điều hành hoạt động chung. Thành phần của ban giám đốc có: 01 giám đốc XN và 01 phó giám đốc kỹ thuật. Có nhiệm vụ và quyền hạn sau: + Chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước cũng như tập thể các cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát, điều hành các hoạt động của XN. + Nghiên cứu thị trường, xây dựng phương án kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết những phát sinh hàng ngày. + Kiểm tra để đảm bảo các phương tiện hoạt động an toàn, phù hợp với quản lý chung của XN và quy định của Nhà nước. + Nhận hồ sơ dự toán từ phòng kế hoạch của công ty để giao cho các đội và lập ra kế hoạch về chỉ tiêu thực hiện kế hoạch từng quý, năm. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Gồm 01 Trưởng ban và 05 cán bộ giúp việc. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch- kỹ thuật: + Là ban tham mưu cho giám đốc XN về kế hoạch- kỹ thuật. + Giúp giám đốc xây dựng tổ chức sản xuất tháng, quý, năm. + Tìm nguồn vốn đầu tư. + Đề xuất cho giám đốc các biện pháp tổ chức quản lý, điều hành tiến độ sản xuất, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ và đạt hiệu quả kinh tế cao. + Thống kê, tổng hợp, báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của XN và công ty. + Khai thác, thực hiện thủ tục nhận thầu xây lắp với các chủ đầu tư khác theo luật định và quy định của công ty. Ban quản lý công trình: + Tổ chức quản lý dự án của XN trong quá trình đầu tư, xây dựng. + Thực hiện chức năng giám sát đối với các công trình do XN đầu tư. + Trực tiếp giải quyết các thủ tục có liên quan đến công tác quản lý dự án và giám sát thi công công trình, thanh quyết toán công trình. Phòng tài chính kế toán: Nhiệm vụ của Ban tài chính- kế toán: + Ban có trách nhiệm giúp giám đốc lập các kế hoạch tài chính năm, quý, tháng và theo dõi chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch đó đối với các tổ chức thuộc phạm vi XN. + Thanh quyết toán các hoạt động sản xuất kinh doanh của XN, thanh quyết toán công trình và các vấn đề tài chính liên quan với công ty và các bên khác. Ngoài chức năng tham mưu cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh về mặt tài chính, Ban còn giúp ngành dọc cấp trên trong việc quản lý tài chính. + Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của công ty về quản lý- luân chuyển vốn, chứng từ, hóa đơn, báo cáo và các nội dung quản lý khác. + Cùng với Ban giám đốc xây dựng phương án khoán công trình đến từng đội của toàn XN theo tháng, quý. Các đội xây dựng: Đội xây dựng số 01 có: 05 người. Đội xây dựng số 02 có: 05 người. Đội xây dựng số 03 có: 05 người. Đội xây dựng số 04 có: 05 người. Hiện nay các đội không có kế toán riêng( kể từ ngày 04/07/2000). Tất cả các kế toán tại các đội sản xuất nay đã tập trung về phòng tài chính- kế toán của XN. Nhiệm vụ của các đội xây dựng: Thực hiện thi công các công trình trong kế hoạch và ngoài kế hoạch, các công trình do công ty giao. Ngoài ra còn nhận thầu xây dựng với nhiều đơn vị khác. Các đội có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ của Ban Giám đốc giao cho và đội trưởng chỉ đạo trực tiếp cán bộ của mình về kỹ thuật thi công, theo dõi tiến độ thi công của công trình. Khi hoàn thành báo cáo cấp trên kiểm tra xét duyệt. 2.3. Đặc điểm bộ máy kế toán của Xí nghiệp Sửa chữa và Phát triển nhà HP Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán ở XN Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà được tổ chức theo hình thức tập trung như sau: 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Biểu số 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của XN KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP BCTC KẾ TOÁN TSCĐ, CÔNG NỢ VÀ LƯƠNG THỦ QUỸ KIÊM KẾ TOÁN NGÂN HÀNG Chức năng, nhiệm vụ của các thành viên: Kế toán trưởng: Thực hiện việc tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê của XN, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính, thông tin kịp thời cho Giám đốc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của XN. Kế toán tổng hợp: Phụ trách công tác lập Báo cáo tài chính theo chế độ quy định, công tác thống kê giúp kế toán trưởng hoàn thành nhiệm vụ và có trách nhiệm thay thế kế toán trưởng điều hành công việc khi kế toán trưởng vắng mặt. Kế toán công nợ, tài sản, tiền lương: Theo dõi công việc mua bán hàng hoá của XN, theo dõi việc trích lập và phân bổ khấu hao, tình hình tăng giảm tài sản cố định, cuối tháng tính lương và các khoản trích theo lương của từng bộ phận trong XN. Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Theo dõi các hoạt động thu, chi, vay vốn ngân hàng, cập nhật hàng ngày tiền gửi ở ngân hàng mà công ty giao dịch. Đồng thời có nhiệm vụ thu, chi tiền theo kế hoạch được duyệt, theo dõi, bảo quản và kiểm kê lượng tiền mặt của XN hàng ngày thông qua Sổ quỹ tiền mặt. 2.3.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng tại XN SC&PTN Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của mình, hiện nay XN SC&PTN đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung như sau: (Biểu số 2.4) Biểu số 2.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán NHẬT KÝ CHUNG: SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Chứng từ kế toán BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Sổ quỹ tiền mặt Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra : - Các chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị: + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. + Phương pháp tính giá hàng xuất kho: theo giá trị thực hiện. + Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng. + Phương pháp tính thuế: đơn vị áp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - XN SC&PTN có niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. 2.4. Thực tế công tác lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại Xí Nghiệp Sửa Chữa Và Phát Triển Nhà. 2.4.1. Thực tế lập bảng cân đối kế toán tại XN SC&PTN 2.4.1.1. Căn cứ lập BCĐKT năm 2008 tại Xí nghiệp Để tiến hành lập BCĐKT, kế toán căn cứ vào: Sổ kế toán tổng hợp; Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết; Căn cứ vào BCĐKT năm 2007. Quy trình lập BCĐKT tại Xí nghiệp Trước khi lập BCĐKT, kế toán tại Xí nghiệp có thực hiện một số công việc chuẩn bị sau: - Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán đảm bảo ghi chép, phản ánh đầy đủ và đúng bản chất tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. - Kết chuyển các khoản liên quan giữa các tài khoản phù hợp với quy định. - Kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, đối chiếu công nợ, điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán cho phù hợp với số liệu thực tế (nếu có chênh lệch). - Khoá sổ kế toán cuối kỳ. - Lập Bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản. Sau khi lập xong BCĐKT: - Người lập BCĐKT kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Báo cáo tài chính khác để đảm bảo lập đúng; sau đó ký vào để trình cho kế toán trưởng. - Kế toán trưởng xem xét, kiểm tra lại số liệu và ký sau đó trình lên Ban giám đốc. - Giám đốc xem xét và kiểm tra lần cuối trước khi ký để nộp cho các cơ quan Nhà nước theo chế độ hiện hành. Lập BCĐKT tại Xí nghiệp: Sau khi tiến hành cộng số phát sinh, xác định số dư và khoá sổ kế toán tạm thời, kế toán tiến hành kết chuyển các tài khoản kế toán trung gian như sau: Biểu số 2.5: Sơ đồ các bút toán kết chuyển trung gian năm 2008 TK 632 1.602.336.900 TK 642 306.812.604 TK 811 796.908 TK 511 1.714.308.026 TK 515 134.867.322 TK 512 81.488.091 TK 821 5.780.763 TK 911 TK 421 14.936.264 1.930.663.439 1.930.663.439 Sau khi kết chuyển các tài khoản kế toán trung gian xong, kế toán tiến hành khoá sổ kế toán chính thức, xác định kết quả kinh doanh. Biểu số 2.6: Xí Nghiệp Sửa Chữa Mẫu số S03b-DN Và Phát Triển Nhà (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày20/3/06) SỔ CÁI (Trích) Năm 2008 TK 111: Tiền Việt Nam Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 25.438.017 …. …. …. … …. …. 08/01/08 PC 06 08/01 Thanh toán tiền mua RAM sửa MT 6423,133 345.000 08/01/08 PT 04 08/01 Rút TGNH về nhập quỹ 1121 60.000.000 08/01/08 PC 07 08/01 Vay KPTC CT A6 Quán Toan- Đội XD 02 141 20.000.000 … …. … … … 22/12/08 PT 210 22/12 Rút TGNH về nhập quỹ 1121 100.000.000 23/12/08 PC 395 23/12 Thanh toán tiền nước T12 6427,133 255.243 … … … … … Cộng phát sinh 2.095.285.000 2.085.430.100 Số dư cuối kỳ 35.292.917 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn số liệu được trích từ: Phòng tài chính-kế toán) Biểu số 2.7: Xí Nghiệp Sửa Chữa Mẫu số S03b-DN Và Phát Triển Nhà (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày20/3/06) SỔ CÁI (Trích) Năm 2008 TK 112: Tiền gửi ngân hàng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 297.348.865 03/01/08 GBC 01 03/01 Chuyển trả kinh phí sửa chữa 131 4.973.000 …. … … …. … …. …. 22/12/08 PT 210 22/12 Rút TGNH về nhập quỹ 1111 100.000.000 30/12/08 PKT 87 30/12 Chuyển tạm ứng CT A6 Quán Toan 336 90.000.000 31/12/08 GBC 45 31/12 Hạch toán lãi tiền gửi 515 389.427 … … … … … Cộng phát sinh 1.899.434.822 1.521.775.330 Số dư cuối kỳ 675.008.357 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) (Nguồn trích: Phòng tài chính-kế toán) Biểu số 2.8: Xí Nghiệp Sửa Chữa Mẫu số S03b-DN Và Phát Triển Nhà (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày20/3/06) SỔ CÁI (Trích) Năm 2008 TK 131: Phải thu khách hàng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 596.415.322 …. …. ………... …………. ………. 15/10/08 PKT 52 15/10 Hạch toán doanh thu CT Sao sáng 2 511, 3331 14.943.000 29/11/08 PKT 65 29/11 Hạch toán doanh thu CT C.ty VTTH 511, 3331 16.688.091 31/11/08 PT 197 31/11 Cty VTTH trả và ứng trước tiền 1111 27.704.000 ………………. 31/12/08 PKT 91 31/12 Hạch toán doanh thu CT C.ty SX XNK Dệt May 511, 3331 55.180.000 31/12/08 PT 215 31/12 Cty XNK Dệt May trả và ứng trước tiền 1111 67.493.000 ……………….. ………….. ………….. Cộng phát sinh 230.197.000 195.197.000 Số dư cuối kỳ 561.415.322 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) ( Nguồn số liệu được trích từ: Phòng Tài chính-kế toán) Biểu số 2.9: Xí Nghiệp Sửa Chữa Mẫu số S03b-DN Và Phát Triển Nhà (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, ngày20/3/06) SỔ CÁI (Trích) TK 336: Phải trả nội bộ năm 2008 Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi nhật ký TK đối ứng Số tiền Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có Số dư đầu kỳ 235.564.255 ……………. 30/10/08 Chuyển trả KPSC các CT 1121 388.116.000 26/11/08 Chuyển tạm ứng CT A6 Quán Toan 1121 124.164.000 …………… 30/12/08 Chuyển tạm ứng CT 67 Hàng Gà 1121 71.000.000 31/12/08 Bù trừ phải thu sang phải trả CT 5/50 Hạ Lý 136 124.164.000 ………………. Cộng phát sinh 1.677.596.255 1.629.187.000 Số dư cuối kỳ 187.155.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu (Nguồn số liệu được trích từ: Phòng tài chính-kế toán) Biểu số 2.10: BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TÀI KHOẢN 131 Năm 2008 Tài khoản: Phải thu khách hàng STT Tên chi tiết Số dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 1 Cty VTTH-Số 45 Đinh Tiên Hoàng 120.000.000 28.688.091 47.704.000 139.015.909 2 CT A6-Quán Toan 41.415.322 41.415.322 3 Cục Hải Quan-Số 106 Lê Lai 30.500.000 45.000.000 14.500.000 4 Trường Mẫu giáo Sao sáng 2 14.943.000 14.943.000 5 Cty SX XNK Dệt May 35.000.000 55.180.000 67.493.000 47.313.000 …. ……….. ……….. ………… ………….. CỘNG 596.415.322 230.197.000 195.197.000 561.415.322 Ngày 31 tháng 12 năm 2008 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu (Nguồn số liệu được trích từ: Phòng Tài chính - kế toán) Sau khi đã hoàn thành khoá sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp các tài khoản, kế toán dựa vào Sổ cái và Bảng cân đối số phát sinh kỳ trước để tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh kỳ báo cáo như sau: - Số liệu để ghi vào cột Số dư đầu năm trên Bảng cân đối phát sinh các tài khoản được căn cứ vào dòng Số dư đầu kỳ trên Sổ cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối kỳ” của Bảng cân đối phát sinh năm trước. - Số liệu để ghi vào cột Luỹ kế phát sinh từ đầu năm trên Bảng cân đối tài khoản được căn cứ vào dòng Cộng phát sinh của từng tài khoản tương ứng trên Sổ cái. - Số liệu để ghi vào cột Số dư cuối kỳ trên Bảng cân đối tài khoản được căn cứ vào dòng Số dư cuối kỳ trên Sổ cái. - Sau khi ghi đủ các số liệu liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện cộng Bảng cân đối số phát sinh và phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc sau: Tổng số dư Nợ đầu kỳ = Tổng số dư Có đầu kỳ Tổng số phát sinh Nợ = Tổng số phát sinh Có Tổng số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ Cụ thể kế toán lập chỉ tiêu Tiền mặt (TK 111) trên Bảng cân đối phát sinh các tài khoản như sau: Số dư Nợ đầu năm trên Bảng cân đối số phát sinh là 25.438.017 được lấy từ dòng Số dư đầu kỳ trên Sổ cái TK 111. Số phát sinh Nợ là 2.095.285.000 và Số phát sinh Có là 2.085.430.100 trên Bảng cân đối số phát sinh được căn cứ vào dòng Cộng phát sinh trên Sổ cái TK 111. Số dư Nợ cuối kỳ trên Bảng cân đối phát sinh là 35.292.917 được căn cứ vào dòng Số dư cuối kỳ trên Sổ cái TK 111. (Các chỉ tiêu khác được lập tương tự) Biểu số 2.11: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Năm 2008 Mã TK Tên tài khoản Số dư đầu năm Luỹ kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 Tiền mặt 25.438.017 2.095.285.000 2.085.430.100 35.292.917 112 Tiền gửi ngân hàng 297.348.865 1.899.434.822 1.521.775.330 675.008.357 128 Đầu tư ngắn hạn khác 500.000.000 200.000.000 300.000.000 131 Thanh toán với người mua 596.415.322 230.197.000 195.197.000 561.415.322 133 Thuế GTGT đầu vào 47.244.063 47.244.063 136 Phải thu nội bộ 22.978.300 1.605.757.000 1.605.696.000 23.039.300 138 Phải thu khác 29.451.840 70.146.355 42.007.300 57.590.895 141 Tạm ứng 275.631.800 487.000.000 400.631.800 362.000.000 142 CP chờ phân bổ 7.753.200 7.753.200 153 Kho vật tư 5.658.656 1.724.800 1.077.000 6.306.456 154 CP SX dở dang 1.902.148.155 1.444.308.179 1.602.336.900 1.744.119.434 2111 Nguyên giá nhà cửa VKT 122.188.091 18.400.000 103.788.091 2114 Nguyên giá TS, CCDC 41.600.677 41.600.677 21411 Hao mòn nhà cửa VKT 16.688.091 16.688.091 21414 Khấu hao TS, CCDC 18.809.043 18.166.720 36.975.763 3331 Thuế GTGT phải nộp 2.364.300 147.521.853 171.430.774 26.273.221 Mã TK Tên tài khoản Số dư đầu năm Luỹ kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 3334 Thuế TNDN 2.621.057 7.048.377 5.780.763 1.353.443 334 Phải trả CBCNV 62.776.513 226.760.900 229.646.265 65.661.878 335 Chi phí phải trả 15.672.705 2.208.752 17.881.457 336 Phải trả nội bộ 235.564.225 1.677.596.255 1.629.187.000 187.155.000 3382 Kinh phí công đoàn 13.075.080 6.394.000 6.394.000 13.075.080 3383 BH xã hội 29.012.062 64.489.345 60.310.191 24.832.908 3388 Phải trả khác 1.549.346.389 648.676.800 910.758.527 1.811.428.116 351 Quỹ trợ cấp mất việc làm 39.752.308 20.870.000 60.622.308 411 Nguồn vốn chủ sở hữu 218.867.243 18.400.000 122.188.091 322.655.334 414 Quỹ đầu tư phát triển 255.689.544 122.188.091 133.501.453 415 Quỹ dự phòng tài chính 54.205.427 54.205.427 421 LN chưa phân phối 14.936.264 14.936.264 431 Quỹ phúc lợi khen thưởng 6.085.062 6.000.000 85.062 511 DT sản xuất chính 1.714.308 1.714.308.026 512 DT nội bộ 81.488.091 81.488.091 515 DT hoạt động TC 134.867.322 134.867.322 621 Chi phí NVL 634.694.479 634.694.479 Mã TK Tên tài khoản Số dư đầu năm Luỹ kế phát sinh từ đầu năm Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 623 CP máy thi công 24.718.000 24.718.000 6271 Lương kỹ thuật 65.770.000 65.770.000 6278 Chi phí SX chung 2.005.700 2.005.700 632 Giá vốn 1.602.336.900 1.602.336.900 6421 CP nhân viên VP 237.924.056 237.924.056 6422 Chi phí NVL Văn phòng 1.521.400 1.521.400 6423 CCDC văn phòng 13.799.872 13.799.872 6424 Khấu hao TSCĐ 16.688.091 16.688.091 6425 CP thuế phí lệ phí 5.500 5.500 6427 CP DV thuê ngoài 5.805.005 5.805.005 6428 CP khác 31.068.680 31.068.680 811 Chi phí khác 796.908 796.908 821 CP thuế TNDN hiện hành 5.780.763 5.780.763 911 Xác định kết quả kinh doanh 1.930.663.439 1.930.663.439 Cộng 3.100.256.310 3.100.256.310 18.157.476.363 18.157.476.363 3.348.746.127 3.348.746.127 Lập Bảng cân đối kế toán: Dựa vào Sổ kế toán chi tiết tổng hợp và Bảng cân đối phát sinh các tài khoản, kế toán tiến hành lập các chỉ tiêu cụ thể trong Bảng cân đối kế toán như sau: - Số liệu để ghi vào cột Số đầu năm 2008 lấy từ cột Số cuối năm của từng chỉ tiêu tương ứng trên BCĐKT năm 2007. - Các chỉ tiêu trong cột Số cuối kỳ năm 2008 (phần Tài sản) được lập như sau: + Mã số 111 (Tiền) = Số dư Nợ TK 111 + Số dư Nợ TK 112 + Số dư Nợ TK 113 = 35.292.917 + 675.008.357= 710.301.274 + Mã số 131 (Phải thu khách hàng) = Tổng dư Nợ trên BTH chi tiết TK 131 = 0 + Mã số 133 (Phải thu nội bộ ngắn hạn) = Dư Nợ chi tíêt TK 1368 = 23.039.300 + Mã số 221 (Tài sản cố định hữu hình) = Mã số 222 + Mã số 223 +) Mã số 222 (Nguyên giá TSCĐHH) = Số dư Nợ TK 211 = 145.388.768 +) Mã số 223 (Hao mòn TSCĐHH) = Số dư có TK 2141 = (53.663.854) Mã số 221 = 145.388.768 – 53.663.854 = 91.724.914 + Các chỉ tiêu khác lập tương tự Với các chỉ tiêu tổng hợp bên phần Tài sản: + Mã số 110 (Tiền và các khoản tương đương tiền): = Mã số 111 + Mã số 112 = 710.301.274 + 0 = 710.301.274 + Mã số 120 (Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn): = Mã số 121 + Mã số 129 = 300.000.000 + 0 = 300.000.000 +Mã số 130 (Các khoản phải thu ngắn hạn): = Mã số 131+Mã số 132+Mã số 133+Mã số 134+Mã số135+Mã số 139 = 0 + 0 + 23.039.300 + 0 + 57.590.895 + 0 = 80.630.195 + Mã số 140 (Hàng tồn kho) = Mã số 141 + Mã số 149 = 1.750.425.890 + 0 = 1.750.425.890 + Mã số 150 ( Tài sản ngắn hạn khác): = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 = 0 + 0 + 0 + 362.000.000 = 362.000.000 + Mã số 100 ( Tài sản ngắn hạn): = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 = 710.301.274 + 300.000.000 + 80.630.195 + 1.750.425.890 + 362.000.000 = 3.203.357.359 + Mã số 200 ( Tài sản dài hạn): = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260 = 91.724.914 + Mã số 270 = Mã số 100 + Mã số 200 = 3.203.357.359 + 91.724.914 TỔNG CỘNG TÀI SẢN = 3.295.082.273 Các chỉ tiêu trong cột số cuối kỳ năm 2008 (phần Nguồn vốn) được lập như sau: + Mã số 313 (Người mua trả tiền trước) = Số dư Có chi tiết trên BTH chi tiết TK 131 = 561.415.322 + Mã số 314 (Thuế và các khoản phải nộp NN) = Dư Có TK 333 = 27.626.664 + Mã số 315 (Phải trả người lao động) = Dư có TK 334 = 65.661.878 + Mã số 317 (Phải trả nội bộ) = Số dư Có TK 336 = 187.155.000 + Mã số 319 (Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác) = Số dư Có TK 338 + Số dư Có TK 138 = 1.849.336.104 + 0 = 1.849.336.104 + Mã số 336 (Dự phòng trợ cấp mất việc làm) = Số dư Có TK 351 = 60.622.308 + Mã số 411 (Vốn đầu tư của chủ sở hữu) = Dư Có chi tiết TK 4111 = 322.655.334 + Mã số 417 (Quỹ đầu tư phát triển) = Số dư Có TK 414 = 133.501.453 + Mã số 418 (Quỹ dự phòng tài chính) = Số dư Có TK 415 = 54.205.427 + Mã số 420 (LNst chưa phân phối) = Số dư Có TK 421 = 14.936.264 Với các chỉ tiêu tổng hợp bên phần Nguồn vốn: + Mã số 310 (Nợ ngắn hạn) = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc56.Do Thi Thuy Lien.doc
Tài liệu liên quan