MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
1.1.1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 3
1.1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành 5
1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5
1.1.4 Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 6
1.2 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6
1.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 6
1.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 7
1.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 7
1.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản suất trong doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 7
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 14
1.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất 15
1.4.1 Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng 15
1.4.2 Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất 17
1.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 18
1.5.1 Phương pháp chi phí NVL trực tiếp 18
1.5.2 Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 18
1.5.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch 20
1.6 Kế toán giá thành sản phẩm 20
1.6.1 Đối tượng tính giá thành 20
1.6.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 21
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIMYEE
2.1 Đặc điểm chung và lịch sử hình thành của công ty 26
2.2 Ngành nghề kinh doanh 26
2.3 Quy trình sản xuất sản phẩm 26
2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 27
2.5 Tổ chức công tác kế toán của công ty 30
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE
3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty. 38
3.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 38
3.3 Hạch toán chi phí sản xuất 38
3.3.1 Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 40
3.3.2 Hạch toán chi phí NCTT 49
3.3.3 Hạch toán chi phí SXC 59
3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang 73
3.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 73
3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 75
3.5 Tính giá thành sản phẩm 75
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE
4.1 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty 78
4.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty 80
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95
95 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH LIMYEE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp
627
Chi phí sản xuất chung
631
Giá thành sản xuất
632
Giá vốn hàng bán
635
Chi phí tài chính
641
Chi phí bán hàng
642
Chi phí quản lý
LOẠI VII
THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC
711
Thu nhập khác
LOẠI VIII
CHI PHÍ KHÁC
811
Chi phí khác
LOẠI IX
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
911
Kết quả kinh doanh
LOẠI 0
CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG
001
Tài sản thuê ngoài
002
Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
003
Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
004
Nợ khó đòi đã xử lý
005
Ngoại tệ các loại
2.5.2 Hệ thống chứng từ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống chứng từ theo hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp:
Loại I: Lao động – tiền lương
Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương.
Loại II: Hàng tồn kho
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm.
Loại III: Bán hàng
Hóa đơn giá trị gia tăng.
Loại IV: Tiền tệ
Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán.
Loại V: Tài sản cố định
Biên bản giao nhận tài sản cố định, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, biên bản kiểm kê tài sản cố định.
Tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán công ty. Bộ phận kế toán sẽ kiểm tra tất cả chứng từ đó và sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó ghi sổ kế toán.
2.5.3 Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng tại công ty:
Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý, công ty đã áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Đặc trưng cơ bản của hình thức nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.
Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước tiên ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái và các sổ chi tiết kế toán có liên quan.
Vì công ty dùng sổ Nhật ký đặc biệt nên hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt có liên quan, vào cuối mỗi tuần tổng hợp dữ liệu ghi vào sổ cái.
Vào cuối tháng tổng hợp số liệu trên Sổ cái để lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (đuợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các báo cáo tài chính.
Với hình thức ghi sổ này công ty sử dụng các loại sổ chủ yếu sau:
Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng).
Sổ cái
Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân phát sinh
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hằng ngày Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
2.5.4 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo hàng tháng gồm có:
Báo cáo thuế VAT
Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
Báo cáo hàng quý gồm có:
Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
Báo cáo năm gồm có:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Ngoài ra công ty còn có bảng “Thuyết minh báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán công ty đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày báo cáo tài chính.
2.5.5 Các chính sách kế toán khác áp dụng tại công ty
Niên độ kế toán
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VND).
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được qui đổi theo tỷ giá tại ngày cuối kỳ.
Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ.
Chế độ kế toán
Báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam theo nguyên tắc giá gốc, phù hợp với hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung hiện hành của Bộ tài chính.
Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền
Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền: là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm hiện tại.
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: chưa lập.
Phương pháp khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ được áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản, phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Cụ thể như sau:
Tên tài sản Thời gian khấu hao (năm)
Nhà cửa, vật kiến trúc 50
Máy móc, thiết bị 02-03
Phương tiện vận tải 02-03
Thiết bị, dụng cụ quản lý 02-03
Phương pháp tính VAT
Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính trị giá thực tế của nguyên, vật liệu xuất kho
Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
2.5.6 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tiền lương
vật tư
Kế toán
tiêu thụ
Kế toán
ngân hàng
Phòng tài vụ
Kế toán
thanh toán
Kế toán giá thành
Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán:
Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, hạch toán của công ty, kiểm tra tình hình thu chi, phân tích các hoạt động tài chính của công ty. Đồng thời kiểm tra trực tiếp sổ sách của công ty. Báo cáo quyết toán cho giám đốc trong những quyết định có liên quan đến tài chính của công ty.
Trưởng phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm về điều hành chung hoạt động của phòng kế toán tài vụ. Tham mưu cho kế toán trưởng ra quyết định về tài chính.
Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá sản xuất của công ty.
Kế toán giá thành: phụ trách việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Kế toán lương, vật tư: theo dõi cung ứng vật tư và tính lương cho nhân viên toàn công ty.
Kế toán ngân hàng:
Theo dõi thu chi tiền gửi và có đối chiếu xác nhận giữa ngân hàng và công ty
Theo dõi các khoản nợ vay và lập kế hoạch vay hàng năm.
Chịu trách nhiệm về việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngân hàng.
Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thành toán với khách hàng, nhà cung cấp.
Thủ quỹ: hàng ngày đối chiếu sổ với kế toán thanh toán và xác nhận số dư cuối ngày, định kỳ (tháng, quý), lập biên bản kiểm kê tiền mặt gửi kèm báo cáo tài chính.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH LIMYEE
3.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng phân xưởng.
3.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.2.1 Đối tượng tính giá thành
Công ty có hai phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng I: sản xuất gia công ván ép, đặc trưng của sản phẩm này là cùng một nhóm sản phẩm có nhiều qui cách khác nhau do đó đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm.
Phân xưởng II: sản xuất bàn văn phòng, đối tượng tính giá thành là từng loại bàn.
3.2.2 Kỳ tính giá thành
Do chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty trùng với kỳ tính giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng.
3.2.3 Phương pháp tính giá thành.
Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.
Không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Vì điều kiện và thời gian thực tập tại công ty không nhiều, nên em tập trung vào tìm hiểu phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại phân xưởng I vì thế trong bài này em trình bày chi tiết phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của phân xưởng I.
3.3 Hạch toán chi phí sản xuất
Trong phần này em trình bày cách tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng qui cách sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I, trong tháng 12/2010.
Sau đây là bảng chi tiết những sản phẩm được sản xuất tại phân xưởng I trong tháng 12/2010. Bảng này do kế toán giá thành lập, dùng để tính giá thành của từng qui cách sản phẩm.
Bảng 3.1 BẢNG SẢN PHẨM TÍNH GIÁ THÀNH TẠI PHÂN XƯỞNG I
THÁNG 12/2010
Số lượng nhập
Tên sản phẩm
Dài
Rộng
Dày
(m3)
VENEER
360
206
15
4.4518
VENEER
360
584
18
1.3245
VENEER
398
221
12
3.4705
VENEER
480
185
15
4.5554
VENEER
482
203
16
15.2264
VENEER
502
350
15
3.6818
VENEER
555
359
16
20.4378
VENEER
631
396
15
4.1117
VENEER
631
396
16
46.277
HDF
632
430
15
2.0341
HDF
635
549
9
2.4473
HDF
640
414
15
9.1014
HDF
720
416
15
6.2502
HDF
730
193
15
9.1001
HDF
740
215
15
3.7707
HDF
748
465
15
4.2886
HDF
771
493
18
7.9571
HDF
790
189
18
6.2244
PB
799
376
15
4.3351
PB
829
228
16
22.4939
PB
850
221
12
6.2486
PB
903.5
1,879.00
16
8.3118
PB
907
259
16
11.024
PB
918
465
15
3.5473
PB
920
232
18
1.7827
PB
956
404
15
7.6704
PB
958
190
15
2.2307
PB
963
170
16
2.5093
PB
963
275
16
9.3473
MDF
966
482
18
11.2306
MDF
974
467
18
6.3207
MDF
1,016.00
889
25
53.6515
MDF
1,076.00
772
21
8.1638
MDF
1,178.00
518
15
4.0182
MDF
1,220.00
2,440.00
15
5.5815
MDF
1,234.00
1,230.00
21
11.5066
MDF
1,302.00
406
15
12.2427
MDF
1,312.00
416
15
12.6405
MDF
2,440.00
1,220.00
25
40.1124
MDF
2,460.00
1,220.00
18
6.1044
Tổng cộng
405.7848
3.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
a. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trị giá hàng trị giá hàng trị giá trị giá hàng
xuất kho = tồn kho + hàng nhập - tồn kho
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
b. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ.
c. Qui trình xuất nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm
Sau khi ký hợp đồng kinh doanh giám đốc phân xưởng sẽ bàn bạc với tổ trưởng các bộ phận về phương án sản xuất. Sau đó các tổ trưởng sẽ họp với nhau để lập ra hai phiếu yêu cầu vật tư đưa cho giám đốc phân xưởng xét duyệt, sau khi phiếu yêu cầu được xét duyệt bộ phận sản xuất sẽ giữ lại một phiếu còn một phiếu đưa xuống kho, người phụ trách lập phiếu xuất kho sẽ lập phiếu thành ba liên theo phiếu yêu cầu vật tư, một liên sẽ giữ lại sổ, hai lien chuyển cho thủ kho, thủ kho sẽ kiểm tra hàng trong kho theo phiếu yêu cầu xuất, nếu vật tư đủ như phiếu yêu cầu thì thủ kho sẽ xuất và kí nhận vào hai lien xuất kho vừa nhận và giữ lại tại kho một lien để vào sổ, thẻ kho, còn một lien chuyển cho phòng kế toán làm chứng từ ghi sổ. Nếu vật tư không đủ theo phiếu xuất kho thì thủ kho sẽ ghi số lượng xuất theo thực tế trên phiếu xuất kho vừa nhận và cũng giữ lại một liên còn một liên chuyển cho phòng kế toán.
Phòng kinh doanh
Lưu đồ 3.1: QUI TRÌNH XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU
Phòng kế toán
Phòng vật tư
Phân xưởng sản xuất
Phiếu xuất ghi SL thực xuất 1
Phiếu xuất kho 2
Đàm phán Kế hoạch sản xuất
Lập phiếu yêu cầu vật tư
2
Khách hàng
Phân loại, kiểm tra đối chiếu
Kiểm tra vật tư
Phiếu yêu cầu được xét duyệt 2
Ký hợp đồng Xét duyệt phiếu yêu cầu
Xuất vật tư
Giám đốc phân xưởng
Nhập dữ liệu
Phiếu xuất ghi SL thực xuất 2
Lập phiếu xuất kho 3
Bảng tổng hợp N-X NVL
Phiếu yêu cầu được xét duyệt 1
Chứng từ sử dụng.
Phiếu xuất kho
Phiếu nhập kho
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 là:
Tài khoản 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng I.
Tài khoản 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại phân xưởng II.
Qui trình hạch toán
Hàng tháng đều có hóa đơn mua nguyên vật liệu, căn cứ vào hóa đơn kế toán hạch toán giá trị vật liệu mua vào TK611, đến cuối tháng kết chuyển qua TK621 để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Hóa đơn mua hàng
Sổ theo dõi chi tiết NVL
Sổ kiểm kê hàng tồn kho cuối kỳ
Sổ cái 621
Sổ tổng hợp Nhập-Xuất -Tồn NVL
Nhật ký chung
Trình tự ghi sổ TK 621
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Một số nghiệp vụ hạch toán cụ thể
Ngày 14/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0102445, kí hiệu MC/2010N: Chi tiền mua 16kg bột trét OAK: (Hoá đơn kèm theo- Phụ lục I).
Nợ TK 611: 912,000
Nợ TK 133: 91,200
Có TK 111: 1,003,200
Căn cứ vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: 3107/NK/NĐIKD ngày 28/12/2010: nhập khẩu Ván lạng Anh Đào- Cherry veneer 0.6mm (Tờ khai hàng nhập khẩu kèm theo – Phụ lục II-1, phiếu nhập kho kèm theo -Phụ lục II-2)
Nợ TK 611: 1,725,828,625
Có TK 331LYH: 1,723,556,785
Có TK 333: 2,271,840
Thuế GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ TK 133: 172,582,862
Có TK 33312: 172,582,862.
Ngày 29/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0084366, kí hiệu RX/2010N: chi tiền mua giấy nhám (Phiếu nhập kho kèm theo- Phụ lục III)
Nợ TK 611: 15,731,000
Nợ TK 133: 1,573,100
Có TK 111: 17,304,100
Ngày 25/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0046860, kí hiệu SD/2010N: chi tiền mua chất kết dính (Hóa đơn kèm theo –Phụ lục IV).
Nợ TK 611: 560,000
Nợ TK 133: 56,000
Có TK 111: 616,000
Ngày 28/12/2010 căn cứ theo hóa đơn số 0046877, kí hiệu SD/2010N: chi tiền mua chất kết dính (Hóa đơn kèm theo –Phụ lục V).
Nợ TK 611: 560,000
Nợ TK 133: 56,000
Có TK 111: 616,000
Cuối kỳ ngày 31/12/2010 căn cứ vào biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ, vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu ta có được số lượng, trị giá nguyên vật liệu xuất để ghi bút toán vào nhật ký chung, sau đó đưa vào sổ cái nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng là bao nhiêu.
Nợ TK 6211: 1,287,657,796
Có TK 611: 1,287,657,796
Kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm:
Nợ TK 6311: 1,287,657,796
Có TK 6211: 1,287,657,796
Vào cuối kỳ ngày 31/12/2010 kế toán lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu tại phân xưởng I. Để lập được bảng này kế toán căn cứ vào:
Bảng kê tồn kho nguyên vật liệu tháng trước.
Hóa đơn hàng nhập về trong tháng.
Thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu tồn cuối kỳ.
Mục đích lập bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn nguyên vật liệu để doanh nghiệp nắm được chi phí nguyên vật liệu kỳ này tiết kiệm hay lãng phí. Thông thường bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn được lập căn cứ vào sổ chi tiết nguyên vật liệu, dùng để đối chiếu với sổ cái TK 152.
BẢNG 3.2 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
THÁNG 12/2010
TÊN SẢN PHẨM: KEO 909
ĐVT: LON/KG
Ngày tháng
Chứng từ nhập
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
01/12/2010
0101786
1,200
11,400,000
07/12/2010
0101844
2,400
24,720,000
13/12/2010
0086400
3,600
37,080,000
13/12/2010
0086507
2,300
23,690,000
20/12/2010
0086460
2,400
24,720,000
23/12/2010
0086540
1,200
12,360000
TỔNG CỘNG
26,876
255,322,000
13,100
133,970,000
6,897
67,163,971.48
33,079
322,128,028.52
BẢNG 3.3 BẢNG CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
THÁNG 12/2010
TÊN SẢN PHẨM: CHẤT KẾT DÍNH
ĐVT: CHAI
Ngày tháng
Chứng từ nhập
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
25/12/2010
0046860
200
560,000
28/12/2010
0046877
200
560,000
TỔNG CỘNG
2,715
7,455,390
400
1,120,000
146
401,928.39
2,969
8,173,461.61
BẢNG 3.4 BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN NGUYÊN VẬT LIỆU
PHÂN XƯỞNG I
THÁNG 12/2010
Tên NVL
Tồn đầu kỳ
Nhập
Xuất
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Số lượng
Số tiền
Ván lạng Anh Đào-Cherry veneer 0.6mm
57,000
1,258,275,000
55,022.48
1,723,556,785
19,710.24
524,650,232.01
92,312.240
2,457,181,552.99
Ván lạng A.D 0.6
29,192
920,461,741
25,022.54
788,885,619
10,801
340,548,141.43
43,413.540
1,368,799,218.57
Ván lạng Wal
19,467
632,125,176
12,565
245,771,400
11,658
319,509,187.16
20,374.000
558,387,388.84
Ván lạng Cedar
28,761
554,075,891
11,500
220,972,500
43.09
829,508.34
40,217.910
774,218,882.66
Keo 909
26,876
255,322,000
13,100
133,970,000
6,897
67,163,971.48
33,079.000
322,128,028.52
Bột trét OAK
280
13,660,330
16
912,000
15
738,462.67
281.000
13,833,867.33
Silicon
48
1,920,000
72
2,880,000
29
1,160,000.00
91.000
3,640,000.00
Chất kết dính
2,715
7,455,390
400
1,120,000
146
401,928.39
2,969.000
8,173,461.61
Sơn trám
292
12,803,394
320
14,048,000
203
8,906,589.84
409.000
17,944,804.16
Giấy nhám
100
4,036,600
400
15,731,000
233
9,211,702
267
10,555,898
Bột mì
10,284
95,931,690
12,000
64,980,000
1,623
11,719,604.78
20,661.000
149,192,085.22
Băng keo 12mm
1840
15,892,246
500
4,280,000
247
2,129,292.63
2,093.000
18,042,953.37
Băng keo 10mm
640
5,527,738
125
1,062,500
80
689,175.22
685.000
5,901,062.78
Tổng cộng
178,017
3,789,170,542
131,043
3,218,169,804
51,685
1,287,657,796
256,853
5,707,999,204
SỔ CHI TIẾT TK 611 THÁNG 12/2010
Tên tài khoản: Mua nguyên vật liệu
ĐVT: VNĐ
Chứng từ
Diễn giải
TKđối ứng
Số tiền
Số CT
Ngày CT
Nợ
Có
PC006233
03/12/2010
Thanh toán tiền mua 20 lít nhớt niko
111
364,140
PC006234
03/12/2010
Thanh toán tiến mua 16kg bột trét
111
912,000
PC006241
07/12/2010
Chi mua 44 chai xịt ván
111
1,144,000
PC006271
14/12/2010
Thanh toán tiền mua 16kg bột trét OAK
111
912,000
PC006272
15/12/2010
Chi trả tiền mua 40kg bột trét nước
111
2,160,000
PC006281
21/12/2010
Chi trả tiền mua 1000lit dầu DO
111
13,455,000
PC006294
23/12/2010
Chi tiền mua 16kg bột trét nước
111
912,000
………
…….
……….
…….
………….
……….
CTGS 1246
31/12/2010
Nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng
621
3,659,974,065
Cộng số phát sinh
20,081,778,672
20,081,778,672
THÁNG 12/2010
Để lập sổ chi tiết TK 611 kế toán căn cứ vào chứng từ mua hàng trong kỳ, dựa vào sổ chi tiết này doanh nghiệp sẽ biết được nguyên vật liệu mua vào, xuất ra là bao nhiêu.
Đây là sổ theo dõi nguyên vật liệu của cả hai phân xưởng. Còn số liệu nhập của từng loại nguyên vật liệu được theo dõi trong sổ chi tiết nguyên vật liệu. (Xem mẫu sổ ở trang 47 và trang 48).
3.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại công ty, chi phí nhân công trực tiếp là những khoản lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở các tổ, phục vụ tiếp nhận và chế biến. Tiền lương bao gồm lương chính, lương tăng ca, phụ cấp và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN.
Vì công ty có hai phân xưởng sản xuất nên để thuận tiện cho việc tính giá thành bộ phận kế toán đã tập hợp lương của phân xưởng nào theo phân xưởng đó, mở sổ chi tiết theo dõi lương của hai phân xưởng riêng biệt.
Để biết được nhân viên làm tại bộ phận nào, phân xưởng I hay II công ty có đánh mã số thẻ cho mỗi công nhân.
Ví dụ: Công nhân Nguyễn Văn Trung có mã số thẻ: LY01253.
Giải thích:
LY: kí hiệu công ty LimYee
01: số kí hiệu của phân xưởng. Nhân viên này làm tại phân xưởng I
2: số thứ tự của bộ phận làm việc trong phân xưởng I. (Vì trong phân xưởng I có nhiều bộ phận khác nhau như: chà nhám, ghép…).
53: số thứ tự của nhân viên trong bộ phận làm việc.
Cách tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
Lương của một công nhân sản xuất bao gồm:
Lương cơ bản (mức lương ký hợp đồng)
Lương tăng ca. (1 giờ tăng ca sẽ được tính lương gấp đôi so với 1 giờ của lương cơ bản)
Phụ cấp bao gồm những khoản sau đây:
Chuyên cần:
Nếu đi làm đầy đủ trong tháng không nghỉ ngày nào sẽ nhận được tiền chuyên cần là 300,000.
Nếu nghỉ 1 ngày sẽ bị trừ 70,000.
Nếu nghỉ 2 ngày sẽ bị trừ 150,000.
Nếu nghỉ 3 trở lên sẽ không có tiền chuyên cần.
Lưu ý: ngày nghỉ áp dụng cho cả nghỉ phép năm và nghỉ không phép
Tiền cơm: 300,000
Tiền trách nhiệm: áp dụng cho công nhân có chức vụ là tổ trưởng, tổ phó, quản đốc phân xưởng.
Tổ trưởng: 400,000
Tổ phó: 250,000
Giám đốc phân xưởng: 700,000
Thâm niên công tác:
Thâm niên 1 năm: 30,000
Thâm niên từ 2 -3 năm: 60,000
Từ 3 năm trở lên: 150,000
Các khoản khấu trừ gồm BHXH, BHYT, BHTN.
Theo luật BHXH, BHYT, BHTN TT244BTC-2009 áp dụng từ ngày 01/01/2010. Các khoản khấu trừ theo lương tính vào lương công nhân được tính như sau:
Bảo hiểm xã hội = lương cơ bản * 6.5%
Bảo hiểm y tế = lương cơ bản * 1.5%
Bảo hiểm thất nghiệp = lương cơ bản * 1%
Các khoản khấu trừ theo lương tính cho doanh nghiệp:
Bảo hiểm xã hội: 16%
Bảo hiểm y tế: 3.5%
Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
Kinh phí công đoàn: 2%
Cụ thể bảng lương chi tiết của công nhân: Nguyễn Văn Trung làm việc tại bộ phận chà nhám (Bảng chấm công đính kèm – Phụ lục VI)
Lương cơ bản: căn cứ theo hợp đồng lao động đã ký.
Phụ cấp bao gồm:
Trách nhiệm: vì Nguyễn Văn Trung là tổ trưởng bộ phận chà nhám.
Phụ cấp tiền cơm: theo chế độ của công ty
Phụ cấp thâm niên: căn cứ ngày vào làm của công nhân thì anh Trung đã làm việc được 2 năm.
Chuyên cần: anh Trung đã nghỉ 1 ngày trong tháng nên bị trừ 70,000.
Lương tăng ca:
1 ngày lương cơ bản = 1,816,700/26 = 69,873
1 giờ lương cơ bản = 69,873/8 = 8,734
Như vậy tổng lương tăng ca = 8,734*2*62 = 1,083,033
Các khoản trích theo lương:
BHXH = 1,816,700 * 6.5% = 118,086
BHYT = 1,816,700 * 1.5% = 27,251
BHTN = 1,816,700 * 1% = 18,167
Tổng thu nhập = Lương cơ bản + phụ cấp + Lương tăng ca
Thực lãnh = Tổng thu nhập – Khấu trừ
BẢNG 3.5 BẢNG LƯƠNG CHI TIẾT CỦA NHÂN VIÊN
THÁNG 12/2010
Công ty TNHH Lim Yee
Bảng lương chi tiết tháng
12/2010
Mã số thẻ
LY01253
Họ và tên
Nguyễn Văn Trung
Bộ phận
Chà nhám
Số tài khoản ATM
5590205953663
Ngày vào làm
21/02/2008
Lương
Bao gồm
Lương cơ bản
1,816,700
Phụ cấp:
740,000
+Trách nhiệm
400,000
+Phụ cấp nhà ở
50,000
+Phụ cấp thâm niên
60,000
+Chuyên cần
230,000
Lương tăng ca
1,083,033
Chấm công
+Nghỉ phép năm
1
ngày
+ Nghỉ không phép
-
ngày
+Tồng giờ tăng ca thường
62
giờ
+Tổng giờ tăng ca CN/lễ
-
giờ
+Tổng giờ tăng ca đêm
-
giờ
Tổng thu nhập
3,639,733
Khấu trừ
233,504
-Trừ BHXH (6.5%)
118,086
-Trừ BHYT (1.5%)
27,251
-Trừ BHTN (1%)
18,167
-Trừ chuyên cần
70,000
-Trừ ngày nghỉ
-
Thực lãnh
3,406,230
Chứng từ sử dụng
Để theo dõi số lượng lao động tại các bộ phận công ty sử dụng “sổ theo dõi nhân sự” căn cứ trên hợp đồng lao động đã được ký kết.
Bảng chấm công
Bảng lương chi tiết của từng công nhân.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 6221: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng I.
Tài khoản 6222: Chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng II.
Tài khoản 3382: Kinh phí công đoàn
Tài khoản 3383: Bảo hiểm xã hội
Tài khoản 3384: Bảo hiểm y tế.
Tài khoản 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
Tài khoản 3341: Chi phí lương công nhân sản xuất phân xưởng I.
Tài khoản 3342: Chi phí lương nhân công sản xuất phân xưởng II.
Trình tự ghi sổ:
Bảng tổng hợp lương phải trả
Bảng tổng hợp trích BHXH
Nhật ký chung
Bảng chi tiết tiền lương
Bảng tổng hợp trích BHYT
Sổ cái
Bảng tổng hợp trích BHTN
Bảng tổng hợp trích KPCĐ
Cách hạch toán:
Cuối tháng kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào bảng chấm công của mỗi công nhân để tiến hành tính lương và lập phiếu lương chi tiết trong tháng cho từng công nhân.
Sau khi có phiếu lương chi tiết thì kế toán sẽ lên bảng tổng hợp tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất của phân xưởng.
Ngày 31/12/2010 kế toán căn cứ vào bảng tổng hợp tiền lương phải trả, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của toàn bộ công nhân phân xưởng I, từ đó có bút toán ghi vào sổ nhật ký chung rồi kết chuyển sang sổ cái. Do đó kế toán có một số bút toán sau:
Tổng hợp tiền lương, phụ cấp phải trả T12/2010 cho CN-SXTT. (Cột 1 & cột 2 - Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI)
Nợ TK 6221: 284,626,237
Có TK 334A: 284,626,237
Trích BHXH theo quy định lương T12/2010 của CNSXTT (Cột 3- Bảng tổng hợp chi phí tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất PXI)
Nợ TK 6221:35,798,798
Có TK 3383: 35,798,798
Trích BHYT theo quy định lương T12/2010 của CNSXTT (Cột 4- Bảng tổng hợp chi phí tiền l