Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Long

Qua một quá trình phát triển với những bước thăng trầm, đến nay Nhà Máy Thănh long đã khẳng định được mình , tuy nhiên Nhà Máy vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn cơ bản sau :

- Sản phẩm của Nhà Máy không nằm trong danh mục hàng hoá được khuyến khích sản xuất và tiêu dùng .

- Cường độ cạnh tranh tương đối cao. Không kể phải đối mặt với thuốc lậu, thuốc giả thì Thăng long còn phải cạnh tranh với hai nhà máy thuốc lá lớn nhất Việt Nam. Chỉ tính riêng Sài Gòn, doanh thu một năm cũng gấp ba lần Thăng Long.

- Một số khó khăn mang tính chất nội bộ, đó là máy móc thiết bị của nhà máy còn chưa đồng bộ, vốn kinh doanh còn hạn hẹp .

 . Thuận lợi.

 - Thị trường thuốc lá rộng lớn và không ngừng tăng do qui mô dân số của Việt Nam . Ngoài ra nhà máy cũng đã tìm được hướng xuất khẩu.

- Nhà máy thuốc lá Thăng long luôn nhận được sự quan tâm của Tổng công ty, cũng như của quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội .

- Nhà máy đang đẩy mạnh phong trào chống buôn lậu thuốc lá để giảm bớt cường độ cạnh tranh.

- Thăng Long có một đội ngũ lao động có trình độ và gắn bó với nhà máy .

- Truyền thống vẻ vang của nhà máy cũng là một điểm tựa vững chắc để Thăng long vững bước trong tương lai.

 

doc82 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm khoa học và tiết kiệm. Toàn bộ hoạt động của nhà máy đã đi vào chiều sâu. Để khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ về cấp vùng nguyên liệu, nhà máy đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật, tổ chức học tập và thực hiện Quy trình công nghệ chặt chẽ từng công đoạn sản xuất, áp dụng phương án sơ chế nguyên liệ theo 5 cấp, thực hiện 100% nguyên liệu đưa vào sản xuất đã qua sơ chế và len men. Năm 1987, nhà máy đã lắp đạt thêm một máy phay đứng, một lò hơi và đồng hồ đo lượng hơi. Đặc biệt nhà máy đã lắp đặt và hiệu chỉnh 2 dây chuyền máy đóng bao Tây Đức, trong đó dây chuyền 2 có lắp đặt thêm máy đóng tút. Nhà máy đã chế tạo 2500 chi tiết máy và làm tốt công tác tu sửa thiết bị. Việc phát triển đội ngũ khoa học kỹ thuật cũng được quan tâm thích đáng. Từ năm 1986 đến năm 1999 đã mở nhiều lớp học cho công nhân dẫn máy, vận hành lò hơi, đào tạo trung cấp quản lý, đi nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Số lượng đào tạo đã lên đến gần 800 người. Tiến hành đồng bộ các biện pháp thúc đẩy sản xuất, nhà máy đã thu được những kinh nghiệm quý báu khi chuyển dịch sang cơ chế thị trường. Có những lúc, hàng lậu, hàng giả tràn lan tạo ra nguy cơ thực sự nguy hiểm cho sản phẩm của Thăng long. Thực tế đó khiến lượng công nhân dôi dư nhiều, máy vận hành không hết công suất ( những diễn biễn đó chủ yếu vào đầu những năm 90). Nhưng tập thể nhà máy dưới dự lãnh đạo của Đảng ủy và Giám đốc đã từng bước vừa học vừa làm, vừa học hỏi kinh tế thị trường vừa nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng đã từng bước ổn định sản xuất, dần dần đạt tốc độ tăng trưởng cao. Điều quan trọng là phải đổi mới sản xuất kinh doanh, đầu tư chiều sâu, ưu tiên cho công nghệ. Nhà máy đã hiệu chỉnh được15 máy cuốn điếu C7 và TQ, 4 máy đóng bao Đông Đức để phục vụ sản xuất sản phẩm SPORT và Đống Đa cỡ 85 mm, M cỡ 90 mm. Tổ chức tiêu thụ hàng có đầu lọc theo chiều hướng tăng dần. Nhà máy đã lắp đặt một số thiết bị mới: máy cuốn điếu, ghép đầu lọc....và xây dựng qui hoạch thiết bị cho giai đoạn 1990 đến 1999. Năm 1990 là năm sản xuất gặp nhiều khó khăn nhưng nhà máy vẫn phấn đấu đạt mức chỉ tiêu do Liên hiệp giao. Nhà máy hoàn thành nhà sản xuất mới trị giá 2,5 tỷ đồng. Công tác đầu tư khoa học được gắn vơi xây dựng cơ bản. khu làm việc các phòng được nâng cấp với số tiền gần 1 tỷ đồng, mạng lưới cứu hỏa, chống úng hoàn thiện với số tiền trên 150 triệu đồng. Nhà máy đã đầu tư và đưa 2 dây chuyền sản xuất thuốc lá bao cứng Hồng Hà và Vinataba giá trị 3,5 tỷ đồng. Dây chuyền này chính thức đưa vào sản xuất quý IV/1990. hệ thống giàn phun cho máy sấy nguyên liệu được tu sửa toàn bộ, hai máy thái sợi kiểm tra 400 được đưa vào hoạt động và lắp đặt hoàn chỉnh 8 lò sấy điếu cho phân xưởng 2.... Trong thời gian từ 1991 đến 1995 công tác đầu tư khoa học kỹ thuật cho sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, nhà máy đã thiết kế lắp đặt hệ thống điều hòa gồm 5 máy DAIKIN, hệ thông nén khí trung tâm, lắp đặt 2 lò hơi Tây Đức 4,6 tấn/giờ và cải tạo mặt bằng chuẩn bị lắp đặt dây chuyền sản xuất thuốc lá Dunhill , phân xưởng Dunhill đã bước vào hoạt động từ ngày 18/1/1994. Nhà máy đã xác định, việc lắp đặt dây chuyền sợi thuốc lá có một tầm quan trọng đặc biệt nên đầu năm1991 nhà máy đã cử một đoàn gồm 10 đồng chí đi thăm Côn Minh , Trung Quốc để khảo sát dây chuyền công nghệ chế biến sợi. Đầu năm 1993 nhà máy đã ký hợp đồng với công ty tàu thuyền Côn Minh mua một dây chuyền chế biến sợi thuốc lá, giá trị trên 40 tỷ đồng. Đến tháng 11 năm 1993, toàn bộ thiết bị máy móc gồm 143 hạng mục, trọng lượng trên 300 tấn đã được tập kết tại nhà máy. chỉ trong vòng 2 tháng cuối năm nhà máy đã lắp đặt xong dây chuyền và ngày 6/1/1994 mẻ sợi đầu tiên được chế thử đạt chất lượng tốt, Đây là một cố gắng lớn của cán bộ, công nhân nhà máy, dây chuyền được lắp đặt xong trước dự định 4 tháng và đến tháng 4 năm 1994 dây chuyền được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động. Sau 3 năm sản xuất nhà máy thu hồi toàn bộ vốn. Như vậy từ năm 1995 đến nay các phân xưởng sản xuất của nhà máy đã ổn định và đi vào hoạt động hiệu quả. Với 10 năm đổi mới, nhà máy thuốc lá Thăng long đã vững vàng hơn, dài dạn kinh nghiệm hơn. thực tế đã được chứng minh: Bốn hai năm qua, từ việc phát triển của nhà máy, đội ngũ cán bộ quản lý đã trưởng thành. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các cơ sở sản xuất thuốc lá ở phía Nam đã tiếp nhận các đồng chí cán bộ của nhà máy thuốc lá Thăng long được điều động vào đảm đương trọng trách lãnh đạo. Có đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo của liên hiệp thuốc lá Việt Nam, Hiệp hội thuốc lá Việt Nam và Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất và đầu tư thành công vùng nguyên liệu tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, đóng góp cho địa phương thực hiện việc xóa đói giảm nghèo và có nguyên liệu tốt phục vụ cho sản xuất của nhà máy. Năm 1999 vùng nguyên liệu Bắc Sơn đã đóng góp cho nhà máy xuất khẩu được 250 tấn nguyên liệu. Toàn bộ mặt bằng nhà máy đã được tu sửa, sắp xếp, khép kín, khang trang, sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu vệ sinh công nghiệp. - Các mặt quản lý và quy trình công nghệ được củng cố chặt chẽ, nề nếp mang dáng dấp công nghiệp hiện đại. Trình độ công nhân viên tiến bộ, làm chủ các thiết bị. Cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực làm việc với các hãng sản xuất thuốc lá Quốc tế, tiếp nhận được khoa học kỹ thuật của các nước về áp dụng cho nhà máy. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của nhà máy đã chủ động thiết kế và chế tạo toàn bộ máy dán tem thuốc lá ( không phải nhập ngoại, tiết kiệm hàng tỷ đồng), để phục vụ cho việc dán tem thuốc theo chủ trương của nhà nước từ ngày 1/4/2000. - Mở rộng được thị trường và có nhiều sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Kết hợp hài hòa giữa sản phẩm truyền thống với sản phẩm mới, bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng. Trước đây nhà máy chỉ sản xuất thuốc lá không có đầu lọc. Tỷ lệ thuốc lá đầu lọc hiện nay là 90% so với tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ của nhà máy, góp phần tăng tích lũy và nộp ngân sách Nhà nước. -Thi hành Nghị quyết lần thứ VII của Trung ương, nhà máy đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nên đã góp phần đổi mới kinh tế của đất nước,mở rộng quan hệ với nước ngoài và thực hiện tốt vai trò Công nông liên minh, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Cán bộ, công nhân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về công tác thị trường, hiểu được thị trường, coi khách hàng là thượng đế từ đó mà chủ trương hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà máy có các thiết bị công nghệ hiện đại như: - Dây chuyền sản xuất sợi hiện đại nhất Việt Nam. - Hợp tác sản xuất với hãng Rothmans, BAT để co sản phẩm cao cấp phục vụ cho thị trường. -Nhà máy đã đầu tư thêm dây chuyền đóng bao hộp cứng, máy cuốn và ghép đầu lọc. Hiện nay toàn bộ dây chuyền sản xuất hiện đại hơn các năm trước có thể sánh vai với các nhà máy sản xuất thuốc lá tiên tiến trên thế giới. Quá trình phát triển của nhà máy được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu trong bảng sau. Chỉ tiêu ĐVT 1989 1993 1998 1999 % tăng trưởng (1989/1999) Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 460 114.985 505.803 536.166 116.992 Tổng SP sản xuất 1000 bao 171.730 136.836 190.955 202.200 117.74 Trong đó: Tổng SP có đầu lọc % 4,03 70,27 87,38 90,02 2.233,75 Doanh thu Triệu đồng 37.365 307.433 539.426 593.485 1.588,34 Nộp ngân sách nt 10.220 132.196 216.400 219.300 2.145,79 Lợi nhuận nt 1.500 20.667 21.000 17.000 1.133,33 Thu nhập bình quân 1000 đồng 85,766 873,313 1.402 1.535,5 1.790,34 Tiết kiệm trong SX Triệu đồng 476 3.587 445 2.100 441,18 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh . Nhà máy thuốc lá Thăng long hoạt động với chức năng chính là sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu . Hiện nay hàng loạt sản phẩm các loại của nhà máy đang có mặt trên thị trường và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng . Đó là các loại thuốc lá Vinataba, Hồng Hà, Gallery, Tam Đảo, Điện Biên, Thủ Đô, Đống Đa, Thăng Long, Hoàn Kiếm, Hạ Long, Ba Đình, Dunhill ... Để sản xuất ra những sản phẩm đó, thực hiện chức năng , nhiệm vụ sản xuất của mình. Nhà máy tổ chức 6 phân xưởng sản xuất . Trong đó có 4 phân xưởng sản xuất chính ( 1 phân xưởng sản xuất sản phẩm liên doanh) và hai phân xưởng phục vụ. Mỗi phân xưởng có một quản đốc và chiụ sự chỉ đạo trực tiếp của GĐ nhà máy, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ chức năng riêng. Đó là: Phân xưởng sợi : có nhiệm vụ sơ chế , chế biến , phối chế các loại lá thuốc lá thành sợi thuốc lá theo công thức pha chế của từng mác thuốc và pha hương liệu trước khi đưa vào sản xuất ( thuốc điếu, đóng bao...). Cụ thể là: Sơ chế làm diụ, phối trộn tiếp tục làm diụ phần 2, giảm mùi băng ngái của lá thuốc lá sau khi đo thuỷ phần. Nếu đạt 11% thì được chẻ lá, thái sợi , sấy sợi thành sợi thuốc lá... Phân xưởng bao mềm : là phân xưởng có qui mô lớn nhất Nhà Máy , chia làm 2 bộ phận theo nguyên tắc đối tượng ( theo nhiệm vụ sản xuất ). Nhiệm vụ của Phân xưởng là sản xuất ra thuốc lá không đầu lọc và đầu lọc bao mềm như: Thăng Long , Điện Biên, Hoàn Kiếm , Thủ Đô. Phân xưởng bao cứng: Được chia thành 3 tổ theo nguyên tắc của quá trình công nghệ. Có nhiệm vụ nhận sợi nhập ngoại đã pha chế để sản xuất ra Thuốc lá điếu : Sấy điếu , cuốn điếu , đóng gói... sản phẩm là các loại Thuốc lá bao cứng : Vinataba, Hồng Hà... - Phân xưởng Dunhill: Phân xưởng này sản xuất , gia công sản phẩm Thuốc lá Dunhill liên doanh với hãng Rothmas. Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ sữa chữa, đại tu máy móc, thiết bị, gia công các chi tiết, phụ tùng thay thế cho tất cả các loại thiết bị của Phân xưởng sản xuất chính đồng thời cung cấp điện, hơi nướccho sản xuất toàn nhà máy. - Phân xưởng 4: Phân xưởng phụ trợ phân xưởng sản xuất chính như in hòm cả ton, làm khẩu trang, đóng bìa, đóng túi. Các phân xưởng có mối quan hệ qua lại mật thiết trong quá trình phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất ... của Nhà Máy . có thể minh hoạ mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau: Lá thuốc lá Phân xưởng sợi Sợi thuốc lá Sợi ngoại nhập Vina Dunhill Phân xưởng bao mềm Phân xưởng bao cứng Phân xưởng Dunhill ( cuốn điếu, sấy điếu, đóng bao, đóng thùng ) Thuốc lá bao mềm Thuốc lá bao cứng Thuốc lá Dunhill Phân xưởng cơ điện Phân xưởng 4 Bên cạnh mối quan hệ , các phân xưởng cũng có mối quan hệ vôứi các phòng ban chức nưng rất chặt chẽ, xây dựng bộ máy, cơ cấu tổ chức sản xuất khoa học . Cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy được chia thành ba cấp . Nhà Máy Û Phân xưởng Û Tổ . Với cơ cấu tổ chức sản xuất này nhà máy được tạo điều kiện vận động dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của thị trường ,thực hiện nhanh chóng các kế hoạch đề ra ,giảm bớt các khâu trung gian. 2.1.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá của nhà máy: Sản phẩm cuối cùng (thành phẩm_nhập kho của nhà máy là thuốc lá bao đã đóng thùng). Thuốc lá bao được sản xuất qua các giai đoạn chế biến kế tiếp nhau từ thuốc lá,thái sợi , cuốn điếu đóng bao, đóng thùng . Mỗi giai đoạn công nghệ đều phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao,đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Sản phẩm của giai đoạn thái sợi là thuốc lá sợi được tính bằng kg và được chuyển sang giai đoạn cuốn điếu. Sản phẩm của giai đoạn cuốn điếu là điếu thuốclá được tính bằng khay điếu .Sang giai đoạn đóng bao, mỗi bao có 20 điếu sau đó được đóng thành tút (10 bao) và đóng kiện (một kiện 25 tút) .Cuối cùng nhập kho thành phẩm. Giai đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất là giai đoạn chế biến sợi. Sau đây là sơ đồ khái quát quy trình chế biến sợi.( xem phụ lục 1) Hiện nay, dây chuyền chế biến sợi này được đánh giá lại dây chuyền tiên tiến hiện đại nhất so với các nhà máy sản xuất thuốc lá ở nước ta.Nhờ vậy, nhà máy đã thiết kế được hao phí NVL trên từng đầu bao thuốc,giảm số lao động thủ công, đảm bảo chặt chẽ về vệ sinh nâng cao năng suất lao động. Toàn bộ quy trình sản xuất thuốc lá của nhà máy ( xem phụ lục 2) . Xác định được một quy trình sản xuất hợp lý như trên nhà máy đã phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu cải tiến, tiếp thu các thành tựu khoa học. Như vậy thời gian của một chu kỳ sản xuất thuốc lá bao ngắn nhưng đặc điểm quy trình công nghệ thuốc lá bao lại phức tạp, chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn thuộc loại hình sản xuất khối lượng lớn cho nên vệc quản lý NVL, đối với nhà máy là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. 2.1.5 Đặc điểm về bộ máy quản lý của nhà máy: Bộ máy quản lý của nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến ,đứng đầu là giám đốc, người đại diện pháp nhân của nhà máy phải chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả quản lý,sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ của nhà máy đối với nhà nước. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: _Phó giám đốc kinh doanh. _Phó giám đốc kỹ thuật. Bộ máy quản lý của nhà máy được chia thành 9 phòng ban chức năng và 6 phân xưởng. Mỗi phòng ban có nhiệm vụ , chức năng riêng với những hoạt động cụ thể. Giám đốc có trách nhiệm quản lý chung toàn nhà máy, các phó giám đốc, trưởng phòng có trách nhiệm quản lý trong phạm vi phân công phụ trách (nhận chỉ thị mệnh lệnh, tổ chức thực hiện, điều hành công việc sau đó báo cáo kịp thời chính xác kết quả thực hiện). Cơ cấu bộ máy quản lý của nhà máy được khái quát ở sơ đồ ( xem phu lục 3) . 2.1.6. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán của nhà máy. Nhà máy thuốc lá Thăng Long có một phòng tài vụ kế toán. Công tác kế toán của nhà máy ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của nhà máy. Với hình thức kế toán tập trung tạo điều kiện cho sự kiểm tra chỉ đạo thống nhất cũng như kịp thời của kế toán trưởng và lãnh đạo nhà máy đối với công tác kế toán và toàn bộ hoạt động sản suất kinh doanh của nhà máy . Phòng tài vụ kế toán của nhà máy có chức năng chính là giúp việc giám đốc về mặt tài chính kế toán của nhà máy, tổ chức quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác tổ chức kinh tế như tổng hợp thu chi, công nợ , giá thành , đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Phòng tài vụ kế toán gồm 13 nhân viên, trong đó là một kế toán trưởng, một phó phòng và 8 kế toán viên (phụ trách các phần việc kế toán khác nhau), một thủ quỹ và 2 kỹ sư vi tính. Công việc cụ thể được phân công dưới đây : .Trưởng phòng :Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác có liên quan đến công tác tài chính của nhà máy .Tổ chức công tác kế toán ,thống kê trong nhà máy phù hợp chế độ quản lý tài chính của nhà nước ,kế toán tổng hợp ,vốn kinh doanh , các quỹ xí nghiệp .Trực tiếp chỉ đạo ,kiểm tra ,giám sát phần nghiệp vụ đối với cán bộ thống kê - kế toán của các đơn vị . . Phó phòng : Giúp việc cho trưởng phòng , cùng chịu trách nhiệm với trưởng phòng các phần việc được phân công trực tiếp làm các phần việc : Kế toán tập hợp các chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ ,xác định kết quả sản xuất kinh doanh ,kế toán các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước Kế toán kinh phí trích nộp tổng công ty . Kế toán thanh toán với người bán và kế toán xây dựng cơ bản : Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng ,giá cả các loại vật tư ( trừ nguyên liệu thuốc lá )thông qua các loại hợp đồng mua theo quy định . Theo dõi các khoản công nợ với người bán , kiểm tra các dự toán thanh quyết toán các công trình và các hạng mục công trình đảm bảo nguyên tắc thủ tục ,theo đúng quy định của nhà nước. . Kế toán thanh toán với người mua :Theo dõi tình hình xuất nhập tồn kho thành phẩm về mặt số lượng. Theo dõi chi tiết về số lượng hàng,giá trị tiền hàng , thời gian thanh toán , công nợ , các hợp đồng thế chấp ,bảo lãnh ,các giấy tờ có giá trị như tiền để thực hiện mua hành thanh toán chậm của các khách hàng. . Kế toán vật tư :Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho, kiểm kê định kỳ các loại vật tư ( kho vật liệu ,kho cơ khí ,kho vật tư nông nghiệp ,kho phế liệu ) . . Kế toán nguyên liệu chính ( lá thuốc lá) và kế toán tiền gửi Ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi về tình hình số lượng, giá cả nguyên vật liệu thuốc lá thông qua các hợp đồng .Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm kê theo qui định.Thực hiện việc trích quĩ đầu tư theo qui định ( hiện tại là 5%). Giao dịch với ngân hàng về các khoản thanh toán , các thủ tục vay ngân hàng và theo dõi trả nợ tiền vay . . Kế toán TSCD , kế toán thanh toán các khoản tạm ứng, kế toán các khoản phải thu phải trả và kế toán vật liệu xây dựng: Theo dõi TSCĐ hiện có , tăng giảm TSCĐ về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn , giá trị còn lại. Hàng tháng tính khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn ( nếu có) , kiểm kê đánh giá lại TSCĐ .Theo dõi chi tiết các khoản tạm ứng, phải thu, phải trả khác. .Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: Thanh toán tiền lương, thưởng các khoản phụ cấp cho các đơn vị. Thanh toán BHXH,BHYT cho người lao động,thanh toán các khoản thu chi công đoàn.Theo dõi việc trích lập và sử dụng quĩ lương của nhà máy . . Kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ:Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi. Cùng với thủ quỹ kiểm tra đối chiếu số dư tồn quĩ sổ sách và thực tế. . Cán bộ theo dõi, đôn đốc các khoản công nợ trả chậm, khó đòi: Cùng với kế toán thanh toán với người mua và các phòng nghiệp vụ có liên quan đôn đốc khoản công nợ trả chậm khó đòi, làm việc với các cơ quan pháp luật để thu hồi nếu cần . . Thủ quĩ: Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt và tồn quĩ của nhà máy ,. kiểm kê đột xuất hoặc định kì . Quản lý hồ sơ gốc của tài sản thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như tiền ( tín phiếu , sổ tiết kiệm...) và các khoản ký quỹ bằng vàng của hợp đồng thế chấp, bảo lãnh , mua hàng, thanh toán chậm của các khách hàng. . Tin học: Cài dặt hướng dẫn vận hành các phần mềm ứng dụng phù hợp với từng công việc. Theo dõi quá trình sử dụng máy tính, bảo mật tài liệu. Mô hình bộ máy kế toán của Nhà Máy ( xem phụ lục 4) 2.1.7 Một số khó khăn thuận lợi và định hướng phat triển của Nhà Máy trong thời gian tới. . Khó khăn. Qua một quá trình phát triển với những bước thăng trầm, đến nay Nhà Máy Thănh long đã khẳng định được mình , tuy nhiên Nhà Máy vẫn còn phải đối mặt với một số khó khăn cơ bản sau : Sản phẩm của Nhà Máy không nằm trong danh mục hàng hoá được khuyến khích sản xuất và tiêu dùng . Cường độ cạnh tranh tương đối cao. Không kể phải đối mặt với thuốc lậu, thuốc giả thì Thăng long còn phải cạnh tranh với hai nhà máy thuốc lá lớn nhất Việt Nam. Chỉ tính riêng Sài Gòn, doanh thu một năm cũng gấp ba lần Thăng Long. Một số khó khăn mang tính chất nội bộ, đó là máy móc thiết bị của nhà máy còn chưa đồng bộ, vốn kinh doanh còn hạn hẹp . . Thuận lợi. - Thị trường thuốc lá rộng lớn và không ngừng tăng do qui mô dân số của Việt Nam . Ngoài ra nhà máy cũng đã tìm được hướng xuất khẩu. Nhà máy thuốc lá Thăng long luôn nhận được sự quan tâm của Tổng công ty, cũng như của quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . Nhà máy đang đẩy mạnh phong trào chống buôn lậu thuốc lá để giảm bớt cường độ cạnh tranh. Thăng Long có một đội ngũ lao động có trình độ và gắn bó với nhà máy . Truyền thống vẻ vang của nhà máy cũng là một điểm tựa vững chắc để Thăng long vững bước trong tương lai. Một số định hướng phát triển. Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong một số năm tới : Một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1. Tổng sản lương Triệu bao 225000 230000 235000 - Đầu lọc bao cứng. nt 115000 125000 132000 - Đầu lọc bao mềm. nt 90000 85000 85000 -Không đầu lọc. nt 20000 20000 18000 2. Nộp ngân sách. Tỷ đồng 240 245 251 3. Lợi nhuận nt 23 25 26.5 Để đạt được kết quả này , cán bộ nhà máy tiếp tục xác định chiến lược con người vừa là mục tiêu vừa là động lực. Duy trì thực hiện quy chế lao động, đồng thời chăm lo đủ việc làm , ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà Nước, kết hợp với đào tạo và đào tạo lại không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên về mặt nghiệp vụ lẫn quan điểm chính trị. Tiếp tục đầu tư chiều sâu để từng bước hiện đại hoá, tự động hoá . Theo kế hoạch năm 2002 nhà máy sẽ trang bị cho phân xưởng bao mềm một số trang thiết bị như phân xưởng bao cứng . Xây dựng phương án tiết kiệm mạng lưới hỗ trợ sáng kiến kỹ thuật, hoàn thành hệ thống định mức, nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa vào việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 – 2000. Tiếp tục đầu tư hơn nữa cho công tác thị trường, công tác tiêu thụ, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, công tác xúc tiến bán hàng ... 2.2 . Tình hình thực tế tổ chức kế toán xuất NVL ở nhà máy thuốc lá Thăng Long . 2.2.1. Đặc điểm vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Long . Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn , sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại mặt hàng . Vì vậy các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm : Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở nhà máy cung rất đa dạng, số lượng mỗi loại tương đối lớn . Để sản xuất ra các loại thuốc lá như : Vinataba, Hồng Hà, dunhill, Điện Biên, Thăng long, Thủ Đô Nhà máy đã phải sử dụng đến gần 5000 vật liệu khác nhau bao gồm nguyên liệu là thuốc lá và sợi thuốc lá ngoại nhập cùng các loại vật tư , công cụ dụng cụ . nguyên liệu chính của nhà máy là lá thuốc lá cho nên việc thu mua sơ chế , lên men nguyên liệu của nhà máy đóng vai trò quyết định , nó có một số đặc điểm chính sau : Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật được bộ quy định như : Độ mềm dẻo, màu sắc, tàn cháy, hàm lượng nicotil Mà phân vùng lá thuốc lá thành vùng A,Btrong mỗi vùng căn cứ vị trí lá trên cây, màu sắc , độ tổn thương sâu bệnh trên lá mà phân thành cấp 1, cấp 2 Ví dụ : thuốc lá vùng A cấp 1, thuốc lá vùng A cấp 2 Mỗi loại có giá mua , chi phí thu mua và phẩm cấp khác nhau. Điều cần quan tâm là mỗi loại lá thuốc lá có vùng và phẩm cấp phù hợp với yêu cầu sản xuất một mác thuốc nhất định . Chẳng hạn loại lá thuốc vùng A cấp 1 chỉ dùng sản xuất với các mác thuốc cao cấp như Thăng long, Thủ Đô Đặc biệt , NVL chính của nhà máy là các loại thuốc lá và sợi thuốc lá (nhập ngoại ) ,có đặc điểm nổi bật (cơ bản ) là dễ bị ảm , mốc , độ hút ảm cao , phụ thuộc nhiều vào khí hậu cho nên trọng lượng nguyên liệu thường tăng thêm trong quá trình dự trữ , bảo quản , gây ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ hao hụt và giá thành nguyên liệu cũng như xác định chính xác chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm ( nhất là trong khi chi phí NVL chính là chi phí chủ yếu ,chiếm tỷ trọng lớn ) . Thậm chí ảnh hưởng đến tình hình NVL cho quá trình sản xuất . Các vật liệu phụ hay các vật liệu khác nhà máy sử dụng cũng vậy , bao gồm rất nhiều loại khác nhau với những đặc tính hoá lý riêng mang tính chất đặc trưng nghành . Với những đặc điểm như vậy một điều đặt ra cho nhà máy là phải có biện pháp bảo quản , dự trữ , vận chuyển tốt , có quy tác thích ứng cho từng loại NVL , phù hợp với tính chất lý hoá của chúng .Đồng thời công tác kế toán NVL phải thực hiện một cách khoa học , phù hợp , hợp lý sao cho phản ánh chính xác , sát thực , đúng đắn tình hình hiện có cũng như sự biến động về số lượng và giá trị NVL Hiện nay nguyên liệu cung cấp cho nhà máy để sản xuất được thu mua theo giá chỉ đạo chung của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và được thông qua các hợp đồng kinh tế nhưng nó mang tính chất đặc thù riêng đa dạng và phong phú . Đặc biệt nhà máy phải nhập ngoài hai loại Vinataba và Hông Hà thông qua công ty xuất nhập khẩu thuốc lá . Loại sợi cao cấp này đã được chế biến hoàn hảo để cuốn thuốc lá cao cấp nên rất khó bảo quản và giá thành rất cao . Như vậy do có những đặc thù riêng khiến cho công tác quản lý NVL có những điểm riêng biệt . Phải quản lý chặt chẽ NVL sử dụng tiết kiệm , hiệu quả ( đặc biệt là NVL chính ) để giảm chi phí NVL hạ thấp giá thành sản phẩm , tăng lợi nhuận là vấn đề quan trọng đặt ra đối với nhà máy . công tác kế toán NVL là một công cụ đắc lực trong việc quản lý NVL của nhà máy 2.2.2 Phân loại vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng long. Với khối lượng vật liệu lớn bao gồm nhiều thứ, loại, mỗi loại vật liệu lại có vai trò và công dụng khác nhau, muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu thì phải tiến hành phân loại một cách khoa học hợp lý . Căn cứ vào công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất của nhà máy mà vật liệu được phân thành các loại : - Nguyên vật liệu chính : Đây là đối tượng lao động chủ yếu của nhà máy khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất . Nguyên vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm . Bao gồm các loại thuốc lá được phân thành vùng, cấp; ngoài ra còn có sợi thuốc lá nhập ngoại đã được chế biến hoàn chỉnh như sợi Vinataba, Hồng Hà - Vật liệu phụ : Gồm rất nhiều loại, tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm song vật liệu phụ có những tác dụng nhất định và cần thiết . Nếu thiếu nó thì chắc chắn không thể tiến hành quá trình sản xuất ra sản phẩm thuốc lá cho nhà máy . Chẳng hạn như các loại hương liệu để phun vào sợi , để tăng thêm mùi vị, các tinh dầu, hạt giống thuốc lá, các loại giấy cuốn điếu, nhãn, bao - Nhiên liệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1436.doc
Tài liệu liên quan