Khóa luận Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty TNHH Phương Minh

PHỤ LỤC Trang

LỜI MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 02

1.1.Khái niệm về quản trị nhân lực 02

1.2.Sự cần thiết phải quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 02

1.3.Đặc điểm,chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu của quản trị nhân lực 03

1.3.1.Đặc điểm 03

1.3.2.Chức năng 03

1.3.3.Nhiệm vụ 03

1.3.4.Mục tiêu 04

1.3.5.Vai trò của Phòng quản trị nhân sự 04

1.4.Nội dung của hoạt động quản trị nhân lực 05

1.4.1.Hoạch định nguồn nhân lực 05

1.4.1.1.Khái niệm 05

1.4.1.2.Quá trình hoạch định nguồn nhân lực 05

1.4.2.Phân tích công việc. 06

1.4.2.1.Khái niệm 06

1.4.2.2.Ý nghĩa công việc 06

1.4.2.3.Nội dung trình tự thực hiện phân tích công việc 06

1.4.3.Quá trình tuyển dụng 07

1.4.3.1.Tuyển mộ 08

1.4.3.2.Nguồn ứng viên 11

1.4.3.3.Trình tự quá trình tuyển dụng 12

1.4.3.4.Trắc nghiệm và phỏng vấn 12

1.4.4.Đào tạo phát triển 13

1.4.4.1.Khái niệm 14

1.4.4.2.Phân loại các hình thức đào tạo 15

1.4.5.Động viên và duy trì nguồn nhân lực 15

1.4.5.1.Khái niệm và vai trò động viên 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG

CỦA CÔNG TY TNHH PHƯƠNG MINH 18

2.1.Quá trình hình thành và phát triển 18

2.2.Sơ lược về công ty 18

2.3.Chức năng – nhiệm vụ - quyền hạn 18

2.3.1.Chức năng – nhiệm vụ 18

2.3.2.Quyền hạn 19

2.4.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Phương Minh 19

2.5.Những sản phẩm chính của công ty 22

2.6.Đặc điểm về thị trường tiêu thụ 22

2.7.Thực trạng các yều tố sản xuất của công ty 22

2.7.1.Tình hình sử dụng nguyên liệu của công ty 22

2.7.2.Đặc điểm về máy móc thiết bị 23

2.7.3.Đặc điểm về lao động 24

2.8.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 26

2.8.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 26

2.8.2.Những thuận lợi và khó khăn 27

2.8.2.1.Thuận lợi 27

2.8.2.2.Khó khăn 27

2.8.2.3.Phương hướng hoạt động năm tới 27

2.9.Thực trạng quản lý nhân sự tại công ty TNHH Phương Minh 27

2.9.1.Đặc điểm nhân sự tại công ty 28

2.9.1.1.Về số lượng 29

2.9.1.2.Về chất lượng 29

2.9.1.3.Hợp đồng lao động 29

2.9.1.4.Hình thức trả lương 30

2.9.1.5. Công tác tuyển dụng tại công ty 30

2.9.2.Xác định nhu càu tuyển dụng nhân sự 31

2.9.2.1.Tiêu chuẩn tuyển dụng 31

2.9.2.2.Nguồn nhân sự để tuyển dụng 31

2.9.2.3.Thủ tục và trình tự tuyển dụng 32

2.9.3.Công tác đào tạo và phát triển nhân sự 32

2.9.3.1.Nhu cầu đào tạo 32

2.9.3.2.Hình thức đào tạo 32

2.9.3.3.Đánh giá sự hoàn thành công tac của nhân viên 33

2.9.4.Các hình thức và chế độ trả lương được áp dụng ở công ty 35

2.9.4.1.Hình thức trả lương theo thời gian 35

2.9.4.2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 36

2.9.4.3.Chế độ khen thưởng đãi ngộ, dịch vụ phúc lợi, y tế an toàn lao động tại công ty 37

2.9.4.4.Đánh giá – nhận xét tình hình quản lý nhân sự tại công ty 38

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH PHƯƠNG MINH 39

3.1 Các giải pháp 39

3.1.1.Giải pháp 1: Định hướng về con người của công ty 39

3.1.2. Giải pháp 2 : Nâng cao hiệu quả đánh giá

thành tích công việc của nhân viên 41

3.1.3.Giải pháp 3:Nâng cao hiệu quả phân công công viêc cho nhân viên 42

3.1.4.Giải pháp 4:Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 40

3.1.4.1.Đào tạo tại nơi làm việc cho nhân viên 40

3.1.4.1.1.Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ 42

3.1.4.2.Đào tạo ngoài nơi làm việc 43

3.1.5.Giải pháp 5: Thực hiện công tác kỹ luật lao động phâm minh 44

3.1.6.Giải pháp 6:Chế độ khen thưởng đãi ngộ tại công ty 46

3.2.Nhận xét chung 48

3.3.Một số kiến nghị 49

KẾT LUẬN 51

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại công ty TNHH Phương Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Do vậy Cty TNHH Phương Minh đã tổ chức bộ máy quản lý theo sơ đồ:Giám đốc Phó giám đốc điều hành P. kỹ thuật kinh doanh P. hành chánh nhân sự P. xuất nhập khẩu P. kế toán Xưởng 1 Xưởng 3 Xưởng 2 Phân xưởng sản xuất Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc : Có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi quyết định hoạt động của công ty. Cụ thể: - Quyết toán điều hành mọi hoạt động của Công ty theo kế hoạch đề ra. - Có quyền sử dụng vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh Nhà nước. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước kết quả hoạt động kinh doanh và các công tác quản lý tài chính của công ty. - Quyết định bộ máy nhân sự quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả phù hợp với chính sách và pháp luật hiện hành. Phó giám đốc: Là trợ thủ đắc lực của Giám đốc, giúp Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của các phòng ban như: Phòng hành chánh nhân sự, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật kinh doanh. - Phòng hành chánh nhân sự: + Có trách nhiệm quản lý và điều phối lao động, định mức lao động. Thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật để tính toán đơn giá về tiền lương theo sản phẩm cho các xưởng sản xuất, tính lương cho nhân viên quản lý, các khoản thu nhập khác cho cán bộ công nhân viên chức trong Công ty. + Thực hiện công tác quản trị hành chánh văn phòng, đồng thời tổ chức hướng dẫn công tác tổ chức hành chánh, lao động tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn lao động. - Phòng xuất nhập khẩu: + Cung cấp và thực hiện các thủ tục, chứng từ cần thiết cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Phụ trách bộ phận nhập khẩu nguyên phụ liệu, máy móc từ nước ngoài về cũng như theo dõi tiến độ xuất hàng từ các xưởng đi. - Phòng kế toán tài chánh: + Chịu trách nhiệm về tình hình tài chính và quản lý tài chính. Đảm bảo cung cấp kịp thời các khoản chi tiêu hàng ngày trong công ty. Kiểm tra các chứng từ kế toán (chứng từ gốc) và các chứng từ khác có liên quan đến việc thanh toán, tín dụng , hợp đồng kinh tế. + Ngoài ra, phòng còn có trách nhiệm trong việc đề xuất các quyết định tài chính, cung cấp số liệu cho ban Giám đốc để phục vụ cho việc điều hành sản xuất. -Phòng kỹ thuật kinh doanh: + Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch và thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư sản phẩm với khách hàng. Lập các báo biểu về kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Dựa vào các kế hoạch sản xuất đã được Ban giám đốc phê duyệt, phòng kỹ thuật kinh doanh có trách nhiệm trong việc điều hành tiến độ sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện các hợp đồng theo đúng kế hoạch. + Phụ trách về công tác kỹ thuật và định mức sử dụng máy móc, thiết bị, có trách nhiệm trong việc nghiên cứu chế tạo các sản phẩm mới, kiểm tra chất lượng các sản phẩm làm ra. Các phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất là nơi sản xuất hàng may mặc chính của công ty. Ở mỗi phân xưởng có bộ máy quản lý riêng. Hiện công ty có 3 phân xưởng hoạt động. 2.5 Những sản phẩm chính của công ty : - Áo polo_ shirt nam nữ - Áo T_ shirt - Quần áo trẻ em - Áo jacket - Váy áo nữ 2.6 Đặc điểm về thị trường tiêu thụ: * Thị trường trong nước: Dân số nước ta hiện nay khoảng hơn 80 triệu dân, nhu cầu về sản phẩm may mặc là thiết yếu đang ngày càng tăng lên. Mức sống của người dân được nâng cao, lối sống ăn mặc hiện đại, hợp thời trang đã du nhập vào nước ta. Điều này buộc các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình cả về kiểu dáng mẫu mã lẫn chất liệu sản phẩm. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có nhiều loại quần áo được nhập lậu từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia... về quần jean, áo phông, sơ mi với kiểu dáng đẹp, mẫu mã phong phú, giá cả lại rẻ hơn hàng trong nước do không phải đóng thuế khiến nhiều người Việt Nam thích hàng ngoại đã tiêu dùng chủ yếu các mặt hàng này. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các công ty may mặc trong nước. * Thị trường nước ngoài : Khi các đối tác nước ngoài đến Việt Nam để ký kết hợp dồng gia công hàng xuất khẩu, họ thường chọn những công ty lớn có uy tín về chất lượng sản phẩm, mẫu mã kiểu dáng đẹp, đa dạng về chủng loại, màu sắc phù hợp với nhu cầu chung của người tiêu dùng. 2.7 Thực trạng các yếu tố sản xuất chủ yếu của công ty 2.7.1 Tình hình sử dụng nguyên liệu của công ty: - Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất. Tùy theo đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà việc sử dụng nguyên vật liệu là khác nhau. Nguyên vật liệu được sử dụng ở công ty TNHH PHƯƠNG MINH có đặc điểm sau: - Nguyên vật liệu đa dạng, phức tạp trong sản xuất sử dụng hàng chục loại hóa chất thuốc nhuộm khác nhau, với mọi chủng loại sản phẩm thì việc kết hợp nguyên vật liệu và các loại hóa chất theo những định mức khác nhau. Công ty hoạt động trên hai ngành dệt và may nên nguyên liệu đầu vào cho hai ngành này cũng khác nhau Đối với mặt hàng dệt thì nguyên vật liệu chính là sợi (sợi cotton), hóa chất, thuốc nhuộm, in, chỉ may. Đối với hàng may mặc thì nguyên vật liệu chính là vải, chỉ may và một số phụ tùng may. - Công ty có nguồn cung ứng nguyên vật liệu tương đối ổn định, đặc biệt là sợi cotton được mua từ các công ty trong nước: Công ty dệt Hóa Thọ, Công Ty dệt Nha Trang…. 2.7.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị: - Do yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm cũng như giá thấp cùng với quá trình sản xuất và phát triển cho nên trong những năm qua Công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đa chủng loại để thay thế dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu có năng suất và chất lượng thấp.Máy móc thiết bị của công ty gồm có: Bảng 1.1: Một số máy dùng trong ngành dệt: STT Tên thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Năng suất 1 Máy dệt ATM 7 Liên Xô 2006 2006 02m/ca 2 Máy nhuộm Wich 3 Hàn quốc 2006 2006 240kg/mẻ 3 Máy nhuộm Bobbin 1 Đài loan 2006 2006 100kg/mẻ 4 Máy in hoa 1 Đài loan 2006 2006 10 khăn/p 5 Máy tiện 1 Việt Nam 2007 2007 6 Máy khoan 1 Việt Nam 2007 2007 7 Máy sấy rung 1 Đức 2006 2006 20m/p - Nhận xét: Do xí nghiệp được thành lập năm 2006 còn rất non trẻ, nguồn vốn bị hạn hẹp do đó khả năng đối với máy móc thiết bị còn chậm so với những công ty đã đi trước. Công ty cũng cố gắng chú trọng việc nhập các máy móc thiết bị chủ yếu ở Đài Loan, Hàn quốc Bảng 1.2: Một số máy dùng trong ngành may STT Tên thiết bị Số lượng Nước chế tạo Năm lắp đặt 1 Máy 1 kim Juky 11 Nhật 2006-2007 2 Máy 2 kim Brother 4 Nhật 2006-2007 3 Máy đính bọ 7 Nhật 2006-2007 4 Máy hút chỉ 3 Việt Nam 2007 5 Máy dập nút 5 Đài loan 2006 - Nhận xét: Trong điều kiện hiện nay thì hệ thống máy móc thiết bị này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Nhưng để nâng cao sức cạnh tranh, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay thì công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trang thiết bị hiện đại. 2.7.3 Đặc điểm về lao động: Muốn sản xuất của cải vật chất thì 3 yếu tố không thể thiếu là: lực lượng lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong đó lực lượng lao động là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu sản xuất mà không có lao động thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngừng trệ, không thể tiến hành liên tục được. Nếu khoa học là điều kiện cần thì yếu tố lao động là điều kiện đủ, là yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Giả sử có công nghệ hiện đại nhưng không có lao động tay nghề, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thì máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại đó cũng không thể phát huy được tác dụng. Do vậy, để từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã và đang dần ổn định đội ngũ cán bộ quản lý và công nghệ kỹ thuật trong các dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, công ty cũng không ngừng bồi dưỡng, đào tạo chất lượng đội ngũ công nhân sản xuất trực tiếp đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Năm Số lao động Giới tính Tỉ lệ(%) Nam Nữ 2006 60 25 35 100% 2007 82 40 42 136.66% 2008 105 38 67 175% 2009 142 65 77 236.66% 2010 172 74 98 286.66% Bảng 1.3: Số lao động theo giới tính toàn công ty đến tháng 5 năm 2010 ( đơn vị : người) Nguồn: Phòng nhân sư Công ty TNHH Phương Minh - Trình độ: phần lớn công nhân trong công ty là lao động phổ thông (trong đó có: 91.27% là lao động phổ thông) Bảng 1.4. Cơ cấu lao động theo trình độ: ( đơn vị : người) Trình độ Số lượng Tỉ lệ Đại học 7 4.07% Cao đẳng 8 4.66% Phổ thông 157 91.27% Tổng số 172 100% Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Phương Minh Bảng 1.5. Cơ cấu lao động theo độ tuổi. ( đơn vị : người) Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ từ 16-25 45 26.16% từ 25-40 90 52.32% từ 40-55 37 21.52% Tổng số 172 100% Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Phương Minh Bảng 1.6:Thu nhập bình quân theo đầu người của công ty (Đơn vị tính : ngàn đồng/ người/ tháng ) Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Thu nhập bình quân( người/ tháng) 650 765 840 1230 1470 Tỉ lệ (%) 100% 117,7% 129,2% 189,2% 226,1% Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Phương Minh 2.8 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: 2.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty: STT Chỉ tiêu Đơn Vị Tính 2007 2008 2009 2010 1 Tổng doanh thu - Doanh thu XK - Doanh thu NĐ Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 36.003 34.179 1.824 38.554 36.574 1.980 41.546 39.156 2.390 54.090 51.140 2.950 2 Giá trị SXCN Triệu đồng 18.134 20.992 23.264 34.885 3 Nộp ngân sách Nhà nước Triệu đồng 224 302 361 624 4 Kim ngạch XK USD 1.224.973 1.475.600 1.934.220 2.305.008 5 Kim ngạch NK USD 5.969.474 6.813.343 6.586.700 7.934.740 6 Lợi nhuận Triệu đồng 1.035 1396 1.670 2.890 7 Thu nhập bình quân Nghìn/tháng 850 965 1.094 1.438 Bảng 1.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Nguồn số liệu văn phòng – Công ty TNHH Phương Minh) - Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục phát triển là do công ty không ngừng tăng sản lượng, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới, chú trọng quản lý kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng trong và ngoài nước. Do công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, dù phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các nền kinh tế khác nhưng công ty vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, tăng năng suất. Nhờ đó góp phần cải thiện đời sống, thu nhập cán bộ công nhân viên, đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. 2.8.2 Những thuận lợi và khó khăn: 2.8.2.1 Thuận lợi: - Hệ thống khách hàng lớn trong nước, sản phẩm công ty có uy tín trên thị trường - Sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, quy mô sản xuất không ngừng được tăng lên , trang thiết bị hiện đại, máy móc luôn được cải tiến, chất lượng sản phẩm ngày càng cao. - Đội ngũ quản lý có năng lực, có chuyên môn cao nên việc quản lý, vận hành sản xuất rất thuận lợi 2.8.2.2 Khó khăn: - Có sự chuyển dịch tăng giảm lao động trong công ty, do đó công ty phải bỏ ra kinh phí và thời gian để tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới thay thế cho số lượng lao động giảm đi. Hiện nay công ty đang thiếu lao động may rất lớn, đây là khó khăn lớn nhất. - Tỷ lệ phế phẩm cao 2.8.2.3 Phương hướng hoạt động những năm tới: Cần phải có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Về sản xuất công ty tiếp tục giảm chi phí, tăng năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm. 2.9 Thực trạng quản lý nhân sự tại công ty TNHH Phương Minh: Chức năng phòng nhân sự Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty. Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo. Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. Tham mưu đề xuất cho BGĐ để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chánh-Nhân sự. Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong Công ty. Nhiệm vụ thực hiện. Lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, hàng tháng theo yêu cầu của công ty và các bộ phận liên quan. Lên chương trình tuyển dụng cho mỗi đợt tuyển dụng và tổ chức thực hiện. Tổ chức ký hợp đồng lao động thử việc cho người lao động. Quản lý hồ sơ, lý lịch của CNV toàn Công ty. Thực hiện công tác tuyển dụng, điều động nhân sự, theo dõi số lượng CNV Công ty nghỉ việc.. Tổ chức thực hiện việc đào tạo trong công ty. Đánh giá kết quả đào tạo. Trực tiếp tổ chức, tham gia việc huấn luyện cho người lao động mới vào công ty về lịch sử hình thành, chính sách, nội quy lao động... Điều động nhận sự theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Quản lý nghỉ việc riêng, nghỉ phép, nghỉ việc của CNV Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty. Thực hiện việc kiểm tra xếp bậc lương, điều chỉnh mức lương theo đúng qui định của công ty. Tổ chức theo dõi, lập danh sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện các chế độ liên quan đến bảo hiểm y tế cho người lao động theo chỉ đạo của BGĐ. 2.9.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại công ty : Quản trị nguồn nhân lực của một tổ chức công ty là một công việc rất quan trọng, nó quyết định tính hiệu quả của tổ chức công ty đó. Cho nên quản trị nguồn nhân lực là một việc của tất cả các nhà quản trị các cấp. 2.9.1.1 Về số lượng: Là công ty sản xuất với qui mô vừa và nhỏ nên hiện tại lực lượng lao động của công ty ít. Theo thống kê của công ty, tính đến ngày 05/2010 tổng số lao động của toàn công ty là: 172 người. 2.9.1.2 Về chất lượng: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động đang làm việc tại công ty tháng 05/2010 như sau: Bảng 1.8: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động: ( đơn vị : người) STT Bộ phận Tổng cộng Nam Nữ Lao động quản lý Lao động trực tiếp Tỷ lệ quản lý (%) 1 Văn phòng 9 5 4 9 0 100 2 Xưởng 1 53 16 37 2 51 3.92 3 Xưởng 2 65 25 40 2 63 3.18 4 Xưởng 3 45 27 18 2 43 4.65 Tổng cộng 172 73 99 15 157 (Nguồn từ phòng nhân sự công ty TNHH Phương Minh) 2.9.1.3 Hợp đồng lao động: Khi vào làm việc tại Công ty, người lao động phải trải qua một thời gian thử việc (ký hộp đồng thử việc) tại công ty từ 1 đến 3 tháng, tùy theo yêu cầu công việc và khả năng của nhân viên. Nếu ứng viên vượt qua được giai đoạn này thì được ký hợp đồng lao động và chính thức trở thành nhân viên của công ty. Có 3 loại hợp đồng: 1: Hợp đồng không thời hạn 2: Hợp đồng 3 năm 3: Hợp đồng 1 năm Qua thời gian thử việc, tất cả nhân viên đều phải ký hợp đồng lao động và thời hạn là 3 năm. Sau khi hết thời hạn, sự thoã thuận của hai bên ký hợp đồng có ký kết hợp đồng hay không lúc đó sẽ xác định thời hạn của hợp đồng 1 năm, 2 năm,…..hay không có thời hạn. 2.9.1.4 Hình thức trả lương: Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương như sau: - Đối với nhân viên khối văn phòng Bậc Đại học Cao đẳng Trung cấp Lương 1900000 1795000 1690000 Được tính như sau bậc đại học được nhân với hệ số 2.16, cao đẳng nhân với hệ số 1.99, trung cấp nhân với hệ số 1.8 Lương cơ bản theo nhà nước quy định là 550.000 đồng Lương = 550.000 * hệ số + trợ cấp hàng tháng ( Trợ cấp hàng tháng như sau: ăn trưa: 300.000 + đi lại, chỗ ở: 300.000+ chuyên cần:100.000 ) Các bậc lương này chỉ áp dụng cho các nhân viên chưa có kinh nghiệm nhiều trong công tác, còn đối với nhân viên có nhiều kinh nghiệm có thể thỏa thuận ở những bậc lương khác nhau. - Đối với khối trực tiếp sản xuất: Công ty quy định các bậc lương khác nhau đối với những công việc khác nhau, và những công việc giống nhau cũng được xếp bậc theo trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm , mức độ hoàn thành công việc. Lương lao động trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng được tính theo lương thời gian như sau: Lương = Hệ số bậc lương * Số giờ công thực tế - Lương 1 giờ = Lương cơ bản theo hệ số /26/8 - Lương thêm giờ + Ngày thường = 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường + Ngày lễ & chủ nhật = 300% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường Lương ban đêm=1,8 * tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường Các lao động làm khi phải làm việc vào ngày lễ chủ nhật, sẽ được sắp xếp nghỉ bù một ngày sau đó trong tuần kế tiếp, và ngày nghỉ đó không được tính vào lương, do đã tính vào ngày trước đó. 2.9.1.4 Công tác tuyển dụng tại công ty: Tuyển dụng nhân viên giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chọn lựa và sử dụng được những nhân viên phù hợp với nhu cầu nhân sự,. Việc tuyển chọn, tuyển dụng nhân viên còn quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.9.2 Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự: Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, trưởng phòng các bộ phận, phân xưởng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự sẽ lập phiếu báo cáo nhu cầu cần tuyển dụng gởi cho phòng tổ chức. Sau khi xem xét, kiểm định nguồn nhân lực, phòng tổ chức phối hợp với các phòng ban lên kế hoạch tuyển dụng, cuối cùng trình lên ban Giám Đốc duyệt. 2.9.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng: Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự của các phòng ban, phân xưởng mà tiêu chuẩn tuyển dụng khác nhau. 2.9.2.2 Nguồn nhân sự để tuyển dụng: Để cung cấp ứng viên cho nhu cầu nhân sự của công ty. Hiện nay, công ty thường tuyển mộ nhân viên theo 2 nguồn sau: v Nguồn nội bộ: Công ty ưu tiên cho những nhân viên đang làm việc tại công ty, tại các phòng ban bộ phận của công ty, vì họ đã quen với môi trường làm việc hiện tại, hiểu được mục tiêu, quy định của công ty, nên mau chóng thích nghi với công việc. - Tuyển dụng từ nguồn này thực tế chỉ là một sự tuyển chọn, thuyên chuyển hoặc đề bạt nhân viên từ chức vụ này sang chức vụ khác, từ phòng ban này sang phòng ban khác do yêu cầu của công việc. Khi nguồn nội bộ không đáp ứng được nhu cầu nhân sự thì công ty sẽ tuyển mộ từ nguồn bên ngoài. v Nguồn bên ngoài: Công ty tuyển dụng nguồn bên ngoài dưới các hình thức sau: - Nhờ nhân viên có uy tín giới thiệu bạn bè, người thân của họ cho công ty. Những nhân viên này thường giới thiệu cho công ty những người có khả năng, làm việc tốt. - Ngoài ra công ty còn tiến hành tuyển dụng trực tiếp tại các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường dạy nghề hoặc đăng báo tuyển dụng (báo Người lao động, báo Tuổi trẻ), tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng. Đây là nguồn cung cấp nguồn lao động trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết. Tuy nhiên các ứng viên này đa số ít có kỹ năng cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của công ty. 2.9.2.3 Thủ tục và trình tự tuyển dụng: Bước 1chuẩn bị tuyển dụng:đưa ra bản mô tả,bản tiêu chuẩn công việc để xác định tiêu chuẩn của ứng viên,thông báo quảng cáo tuyển dụng và thu nhận hồ sơ . Bước2: nghiên cứu hồ sơ: Bước 3: phỏng vấn sơ bộ Bước 4: trắc nghiệm Bước 5: phỏng vấn lần 2 Bước 6: thẩm tra khám sức khỏe Bước 7: Quyết định tuyển chọn 2.9.3 Công tác đào tạo và phát triển nhân sự: 2.9.3.1 Nhu cầu đào tạo: Công ty có nhu cầu đào tạo cho những nhân viên lao động phổ thông, những người lao động phổ thông đa số họ chỉ được ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn (6 tháng – 1 năm). Vì thế họ không có nhiều thời gian để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Do vậy, số người này cần phải được đào tạo lại để nâng cao tay nghề nhằm đạt năng suất lao động. Ngay cả những nhân viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp đã được đào tạo qua trường lớp, những cán bộ quản lý, trưởng bộ phận, trưởng phòng ban trong công ty cũng cần được đào tạo, bồi dưỡng thêm để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, tiếp thu những kiến thức mới về quy trình công nghệ, nghiệp vụ, quản lý, kinh doanh,… bằng các khoá học ngắn hạn hoặc dài hạn nhằm theo kịp với những đổi mới của nền kinh tế thế giới và khu vực. 2.9.3.2 Hình thức đào tạo: Thường có 2 hình thức đào tạo: - Đối với nhân viên kỹ thuật và nhân viên lao động phổ thông, công ty áp dụng phương pháp đào tạo tại nơi làm việc là chính. Bằng kinh nghiệm của những người đi trước truyền đạt lại cho người đi sau học hỏi. Việc đào tạo này rất có lợi cho công ty là đỡ tốn một khoản chi phí dành cho đào tạo, không bị mất thời gian học tập, không ảnh hưởng đến công việc, nhân viên vừa học vừa làm. - Đối với những cán bộ quản lý, các nhân viên làm việc tại văn phòng thì hàng năm công ty xét và đưa đi học các lớp nghiệp vụ có liên quan đến lĩnh vực làm việc của công ty do các trường nghiệp vụ hoặc hãng hàng không tổ chức. Học phí công ty giải quyết và những buổi nhân viên đi học họ vẫn được hưởng lương theo chế độ. 2.9.3.3 Đánh giá sự hoàn thành công tác của nhân viên: Để đánh giá, động viên các đơn vị và cá nhân hoàn thành kế hoạch và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hàng tháng công ty đều có đánh giá phân loại thành tích lao động của cá nhân, phòng ban căn cứ vào tiêu chuẩn bình bầu A, B, C do công ty đề ra. Tiêu chuẩn xét bình bầu khen thưởng theo phân loại A, B, C được quy định theo sau: * Đơn vị loại A: là đơn vị thực hiện tốt 100% các tiêu chuẩn đạt 100 điểm. - Đơn vị loại B: là đơn vị đạt từ 95->99 điểm - Đơn vị loại C: là đơn vị đạt từ 90->94 điểm * Đơn vị không được xếp loại: là đơn vị có số điểm đạt dưới 90 điểm Đối với cá nhân: Cá nhân được bình xét A, B, C cũng theo tiêu chuẩn chấm điểm như tập thể, theo mức độ hoàn thành kế hoạch của tổ, đơn vị, đặc biệt là phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cá nhân đã quy định để xét chọn. Các tiêu chuẩn để xếp loại A, B, C của tập thể và cá nhân được nêu chi tiết qua các bảng được trình bày sau đây: Bảng 1.9. Tiêu chuẩn chấm điểm đối với tập thể phòng ban (100 điểm) STT Nội dung Điểm tối đa 1 Kế hoạch: - Bảo đảm an toàn lao động 100% - Phải hoàn thành 100% công việc mà Phòng, Ban, Bộ phận được giao hàng ngày, tuần, tháng. - Thường xuyên thực hiện các biện pháp quản lý, nghiệp vụ có hiệu quả phục vụ cho sản xuất kinh doanh được thông suốt, thuận lợi, không xảy ra sai sót chậm trễ. - 100% cán bộ công nhân viên không vi phạm quy định và bảo đảm ngày công và thời gian làm việc có hiệu quả 30 2 Chất lương hiệu quả: - Chất lượng công việc quản lý, điều hành phải đạt kết quả cao. Hàng tháng hoặc 1 quý phải có một sáng kiến hoặc 1 cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn, biện pháp quản lý điều hành. - Khắc phục được khó khăn hoàn thành nhiệm vụ 30 3 Chấp hành pháp luật và quy định, quy chế của nhà nước và kỷ luật của công ty: - Phải chấp hành nghiêm túc thực hiện đúng theo quy định và quy chế của công ty và chính sách, pháp luật của nhà nước. - Thực hiện đúng các chế độ báo cáo 15 4 Quản lý tài sản: Phải bảo quản thật tốt tài sản của công ty, không để hư hao, mất mát 15 5 Quan hệ: Quan hệ tốt với khách hàng, tạo được niềm tin để thu hút khách hàng có hợp đồng kinh doanh với công ty, giữ được chữ “tín”. Đoàn kết phối hợp với các phòng ban và các xí nghiệp thành viên cùng hoàn thành công việc chung của công ty. 10 Bảng 1.10. Tiêu chuẩn chấm điểm đối cán bộ nhân viên nghiệp vụ (100 điểm) STT Nội dung Điểm tối đa 1 Hiệu quả công tác: Phải hoàn thành nhiệm vụ cá nhân được giao về chất lượng và số lượng đúng thời gian quy định, giải quyết công việc nhanh, chính xác, kgông thể sai sót. 30 2 Trách nhiệm đối với công việc: Luôn thể hiện đầy đủ vai trò và trách nhiệm cá nhân đối với công ty, đơn vị ở mọi lúc mọi nơi trong mọi hoàn cảnh. 30 3 Chấp hành quy định: - Chấp hành mọi sự phân công của tổ chức và người phụ trách đơn vị. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ: đi báo việc, về báo công (kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao) cho cán bộ, phụ trách đơn vị. 15 4 Quan hệ công tác: - Đoàn kết giúp đỡ phối hợp tốt với các phòng ban bộ phận khác để hoàn thành nhiệm vụ công tác chung. - Khôn khéo trong đối thoại và xử lý tình huống, luôn bảo vệ quyền lợi và uy tín của công ty. - Có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt 15 5 Quản lý: Quản lý, sử dụng, bảo quản tốt những tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc được giao 10 2.9.4 Các hình thức và chế độ trả lương được áp dụng ở công ty: Hiện nay công ty đang áp dụng các hình thức trả lương sau đây: Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương theo sản phẩm. 2.9.4.1 Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức dùng để trả lương cho tất cả người lao động trong công ty khi phân biệt giữa bộ phận gián tiếp và bộ phận trực tiếp sản xuất và chỉ trả lương cho những người lao động không tham gia làm việc như nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng có lương... và các ngày nghỉ theo quy định. Tiền lương mà công ty trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ người lao động đó đang hưởng và ngày công được hưởng theo chế độ. Lương thời gian cho người lao động được tính theo công thức: TLtg = TLcbngày x Ntg (đồng/tháng) *TLcbngày: là tiền lương cơ bản trả cho người lao động trong một ngày *Ntg: là số ngày nghỉ phép, ngày nghỉ theo quy định. 2.9.4.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm: * Hình thức trả lương theo sản phẩ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong ty TNHH PHUONG MINH.doc
  • docphuluc.doc
  • doctrang bia.doc
Tài liệu liên quan