Khóa luận Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 3

I. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG KINH TẾ CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 3

1. Chi phí sản xuất 3

2. Giá thành sản phẩm 6

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 8

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 9

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 9

2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 11

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN. 14

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 14

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 16

3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. 17

4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. 19

IV. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ. 22

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu. 23

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 24

3. Chi phí sản xuất chung 24

4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 24

V. MÔ HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA MỘT SỐ NƯỚC. 26

1. Kế toán Pháp 26

2. Kế toán Mỹ 27

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 30

I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 30

1. Lịch sử hình thành và phát triển. 30

2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. 32

II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG 37

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 37

2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán. 40

III. HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 41

1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 41

2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 43

3. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. 54

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH. 58

PHẦN 3: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 66

I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG. 66

1. Những thành tựu đạt được. 66

2. Những tồn tại, hạn chế.70

 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY THUỐC LÁ THĂNG LONG 73

1. Hoàn thiện việc phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ có giá trị lớn. 73

2. Rút ngắn thời gian đánh giá định mức nguyên vật liệu.74

3. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 744

4. Hoàn thiện việc trích các quỹ BHXH, BHYT. 755

5. Hoàn thiện việc tính khấu hao phân xưởng Dunhill. 766

6. Hoàn thiện việc phân bổ chi phí sản xuất chung. 766

KẾT LUẬN 77

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Với nhiệm vụ là sản xuất thuốc lá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, sản phẩm chính của Nhà máy là thuốc lá bao với nhiều dạng phong phú. Hiện nay, Nhà máy có trên 10 mác thuốc lá: Vinataba, Đống Đa, Xuân Mới, Điện Biên, SaPa, Hồng Hà, Du Lịch, Dunhill, Golden Culp...(sản xuất theo nguyên liệu nhâp ngoại, nguyên liệu trong nước). Vì sản phẩm chỉ là loại thuốc lá bao nên quy trình công nghệ của Nhà máy ổn định. Quy trình sản xuất thuốc lá bao gồm 4 giai đoạn chính sau: Chế biến sợi Cuốn điếu Đóng bao, tút Đóng thùng Thuốc lá lá được đưa vào dây chuyền hấp chân không để làm mềm nguyên liệu, tăng độ dẻo và diệt vi trùng. Sau đó được đưa vào dây chuyền cắt ngọn, phối trộn. Lúc này lá thuốc lá được cắt thành hai phần: phần cuộng lá và phần ngọn lá. Phần ngọn lá chiếm khoảng 1/4 đến khoảng 1/5 phần lá, được đưa vào một dây chuyền riêng. Còn phần cuộng lá được làm ẩm để đảm bảo thuỷ phần và làm cho lá không bị nát khi tách cuộng. Tiếp đó phần cuộng lá được đưa vào tách phần cuộng riêng và phần lá riêng. Phần lá và phần ngọn lá được nhập vào với nhau trộn gia liệu và được ủ trong thùng phối trữ ủ lá. Sau đó được đưa vào máy thái lát khoảng 0.9 mm đến 1.0 mm ta được sợi lá. Phần cuộng được làm ẩm và đưa qua thùng trữ cuộng. Sau đó hấp ép sơ cuộng để cố định thể tích nén ép khi đưa vào máy ép. Thái cuộng thành các sợi 0.13 mm đến 0.15 mm. Thái xong phải làm trương nở cuộng ngay (nếu chậm cuộng sẽ không trương nở được). Sấy sợi cuộng và phân ly sợi cuộng để loại trừ sợi cuộng không đạt yêu cầu. Sợi cuộng đạt yêu cầu được đưa vào thùng trữ sợi cuộng.Phối trộn sợi lá, sợi cuộng đều nhau, phun hương liệu và đưa vào thùng trữ phối sợi cuộng. Sợi lá, sợi cuộng được đưa vào máy cuốn điếu để tạo thành điếu thuốc. Các điếu thuốc được chuyển đến dây chuyền đóng bao để đóng thành các bao thuốc. Các bao thuốc được đóng thành các tút thuốc. Các tút thuốc được đóng thành các kiện thuốc. Thuốc lá sản xuất ra được phòng KCS kiểm tra chất lượng, sau đó đưa vào nhập kho thành phẩm. Mỗi giai đoạn công nghệ phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt nhằm đảm bảo đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng (Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá được thể hiện qua sơ đồ 5). Sợi thành phẩm Cuốn điếu và ghép đầu lọc Đóng tút Đóng bao thuốc lá có đầu lọc Đóng tút Đóng bao thuốc lá không đầu lọc Cuốn điếu không đầu lọc Đóng thùng Đóng thùng Nhập kho thành phẩm Sơ đồ 5: Quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá. Để có được sợi thành phẩm cho quy trình sản xuất thuốc lá, thuốc lá ban đầu phải qua một quy trình chế biến phức tạp. Đây là dây chuyền chế biến sợi đang được đánh giá là tiên tiến giúp cho nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm hao phí nguyên vật liệu trên từng đầu bao thuốc lá, giảm được số lao động thủ công. Quy trình chế biến sợi được trình bày qua sơ đồ 6. II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức sổ kế toán tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ những đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của của Nhà máy, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, toàn bộ công tác kế toán của Nhà máy đều được tập trung tại phòng Tài Vụ của Nhà máy, các bộ phận thuộc các phân xưởng, kho không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có nhân viên thống kê làm nhiệm vụ thống kê ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế, cuối tháng lập chỉ tiêu số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán. Chính nhờ áp dụng hình thức kế toán tập trung đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của công tác kế toán tạo điều kiện thuận lợi để phân công lao động và chuyên môn hoá nghiệp vụ cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán. Bộ máy kế toán của Nhà máy có nhiệm vụ là thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi Nhà máy, giúp giám đốc tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Đồng thời, bộ máy kế toán còn hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công tác ghi chép ban đầu được thực hiện ở các phân xưởng, kho trong Nhà máy. Bộ máy kế toán của Nhà máy được biên chế 13 người với những nhiệm vụ cụ thể: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 1 thủ quỹ, 2 kỹ sư tin học, 8 kế toán viên phần hành. ă Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài Vụ: phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước về mọi mặt hoạt động của phòng cũng như các hoạt dộng của Nhà máy có liên quan đến công tác kế toán tài chính. ă Kế toán thanh toán với người bán và kế toán xây dựng cơ bản: chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả các loại vật tư qua các hợp đồng mua vật tư. Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi các khoản nợ với người bán, kiểm tra dự toán các công trình và các hạng mục công trình về xây dựng cơ bản, đảm bảo nguyên tắc, thủ tục, trình tự về xây dựng cơ bản theo đúng quy định của Nhà nước. ă Kế toán thanh toán với người mua: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng. Theo dõi chi tiết từng khách hàng mua về số lượng, giá trị tiền hàng cũng như thời gian thanh toán và công nợ của từng khách hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị. Thực hiện mua hàng thanh toán chậm của khách hàng, kiểm tra các khoản thanh toán cho khách hàng, thực hiện việc kiểm kê hàng tháng. Hạch toán chi tiết tình hình thanh toán trong nội bộ với bên ngoài. ă Kế toán vật tư: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư các loại vật tư trong Nhà máy (kho vật liệu, kho cơ khí, kho vật tư nông nghiệp, kho phế liệu), thực hiện việc kiểm kê định kỳ theo quy định của Nhà nước. ă Kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán thanh toán tạm ứng: chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng, theo dõi về tình hình tự trồng nguyên liệu lá thuốc lá thông qua các hợp đồng với chủ đầu tư. Theo dõi các khoản công nợ với người bán nguyên liệu, tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm kê. ă Kế toán tài sản cố định (TSCĐ), các khoản phải trả, phải thu, kế toán vật liệu xây dựng: theo dõi TSCĐ cố định hiện có cũng như tình hình tăng giảm TSCĐ trong Nhà máy về đối tượng sử dụng, nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. Hàng tháng, tính khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn vào đối tượng sử dụng, thực hiện việc kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ. ă Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: thanh toán tiền lương, các khoản tiền thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc. Thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định, theo dõi việc trích lập và sử dụng các quỹ lương của Nhà máy, thanh toán các thu chi của công đoàn. ă Kế toán tiền mặt và các khoản ký quỹ: kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ khi lập phiếu thu chi, cùng với thủ quỹ kiểm tra, đối chiếu số dư tồn quỹ, sổ sách và thực tế, theo dõi các khoản ký quỹ. ă Thủ quỹ: chịu trách nhiệm trong công tác thu, chi tiền mặt và tồn quỹ của Nhà máy, thực hiện việc kiểm kê đột xuất và định kỳ theo quy định, quản lý các hồ sơ gốc của tài sản thế chấp, bảo lãnh các giấy tờ có giá trị như tiền và các khoản ký quỹ của các hợp đồng thế chấp bảo lãnh mua hàng chậm trả của các khách hàng. Hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt. ăKỹ sư tin học: chịu trách nhiệm xây dựng và bảo trì các thiết bị tin học, cài đặt hướng dẫn vận hành các phần mềm ứng dụng phù hợp với từng công việc, kiểm tra việc sử dụng máy vi tính bảo mật theo quy định. Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của các bộ phận kế toán, đồng thời phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý, yêu cầu và trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo sơ đồ 7. 2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán. Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chứng từ”. Đây là hình thức phù hợp với Nhà máy và nó đang được áp dụng phổ biến ở các cơ quan, xí nghiệp toàn miền Bắc. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết làm giảm bớt đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày, thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu thường xuyên, thuận tiện cho việc lập báo cáo kế toán, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu kịp thời cho quản lý. Theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ, toàn bộ công tác hạch toán từ việc ghi sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập báo cáo đều được thực hiện tại phòng tài vụ của Nhà máy. ở các phân xưởng, không bố trí các nhân viên kế toán mà chỉ có các nhân viên thóng kê làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế dưới phân xưởng, cuối tháng lập báo cáo theo chỉ tiêu số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý và hạch toán. Định kỳ, kế toán chi phí giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ nguyên vật liệu, tiền lương, khấu hao tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng vào bảng kê số 4 (TK 621, 622, 627) và sổ chi tiết. Sau đó, kế toán căn cứ vào bảng kê số 4, sổ chi tiết và các chứng từ có liên quan, ghi vào nhật ký chứng từ số 7. Cuối tháng, khoá sổ, cộng các số liệu trên nhật ký chứng từ, sổ kế toán chi tiết và lấy số liệu tổng cộng để vào sổ cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm của Nhà máy. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên các sổ cái, nhật ký chứng từ số 7 kế toán lập nên báo cáo kế toán. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được thể hiện qua sơ đồ 8. Bảng phân bổ . Bảng kê số 4 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ chi tiết hoặc tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm Chứng từ gốc về chi phí Ghi hàng ngày hoặc ghi định kỳ Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức nhật ký chứng từ tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. III. Hạch toán chi phí sản xuất tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long. 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. Tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loai sản phẩm khác nhau nhưng tại một thời điểm xác định thì sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm. Quy trình sản xuất thuốc lá mang tính liên tục, khép kín và ngắn ngày, kết thúc mỗi ca cũng là lúc sản phẩm hoàn thành. Do đó, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ đã nêu trên và đặc điểm tổ chức sản xuất (chia thành các phân xưởng), Nhà máy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng. Theo quy định của Nhà máy, để thuận tiện cho công việc thì mỗi phân xưởng có một ký hiệu riêng biệt trong sổ kế toán như sau: Phân xưởng sợi ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng A. Phân xưởng bao mềm ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng B. Phân xưởng bao cứng ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng C. Phân xưởng Dunhill ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng D. Phân xưởng cơ điện ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng E. Phân xưởng phục vụ ký hiệu trong sổ kế toán là phân xưởng 4. Tổ gia công cơ khí ký hiệu trong sổ kế toán là G. Các chi phí phát sinh ở phân xưởng sợi, bao mềm, bao cứng, Dunhill được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm. Các chi phí phát sinh ở phân xưởng cơ điện, phục vụ, gia công cơ khí được tập hợp rồi phân bổ cho sản phẩm. Cùng với đặc điểm trên Nhà máy áp dụng phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị sản xuất tức là các chi phí sản xuất được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. Các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tập hợp, sau đó phân bổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho để mỗi loại thuốc có một giá thành riêng. Để tiến hành hạch toán chi phí sản xuất, kế toán tiến hành phân tích nội dung chi phí sản xuất. Theo nội dung, tính chất thì chi phí sản xuất tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long được chia thành các yếu tố như sau: ã Chi phí nguyên vật liệu. ã Chi phí tiền lương, tiền cơm ca và các khoản trích theo lương. ã Chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất. ã Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất. ã Chi phí thiệt hại trong sản xuất. ã Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất. ã Chi phí khác bằng tiền phục vụ sản xuất. Để thuận tiện cho việc tính giá thành Nhà máy phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành như sau: ã Chi phí nguyên liệu chính trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu chính (lá thuốc lá, sợi thuốc lá) liên quan trực tiếp đến chế tạo sản phẩm. Khoản mục chi phí này được tập hợp vào từng mác thuốc. ã Chi phí vật tư, phụ liệu trực tiếp: đây là những chi phí về các loại vật tư cần thiết để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh (nhãn tút, tem, giấy bóng kính, giấy cuốn...). ã Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền lương (lương chính, lương thêm giờ, thưởng, phụ cấp), tiền cơm ca và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng sản xuất và lương phân bổ của bộ phận phục vụ sản xuất (đội xe, nhà ăn, tổ bảo vệ, bộ phận KCS). ã Chi phí sản xuất chung: gồm các chi phí liên quan đến quản lý, phục vụ sản xuất trong phạm vi phân xưởng. Nhà máy Thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, đảm nhận nhiều loại hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài việc sản xuất thuốc lá bao Nhà máy còn thực hiện các hoạt động kinh doanh phụ như gia công sợi cho các Nhà máy thuốc lá khác hoặc để xuất khẩu. Bài viết này sẽ tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất chủ yếu của Nhà máy là sản xuất thuốc lá bao. 2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có tầm quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm vì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Nhà máy. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tại Nhà máy bao gồm: Nguyên liệu chính: lá thuốc lá, sợi thuốc lá. Vật tư phụ liệu: nhãn, giấy cuốn, sáp vàng, bóng kính, chỉ xé, keo... Kế toán áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là phương pháp sổ số dư. Thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu để ghi thẻ kho, cuối kỳ, ghi lượng nguyên vật liệu từ thẻ kho vào sổ số dư. Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm nguyên vật liệu được tổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất để ghi vào bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn. Cuối kỳ, tiến hành đối chiếu tồn kho từng danh điểm nguyên vật liệu trên cơ sở số dư với tồn kho trên bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn. Căn cứ vào đơn giá bình quân gia quyền của nguyên vật liệu từng loại, xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và xuất dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. = Đơn giá NVLi Giá trị NVLi tồn đầu kỳ + Giá trị NVLi nhập trong kỳ xuất dùng Số lượng NVLi tồn đầu kỳ + Số lượng NVLi nhập trong kỳ Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621. TK 621 được mở chi tiết thành 2 tiểu khoản cấp 2. TK 6211: chi phí nguyên liệu trực tiếp. TK 6213: chi phí vật liệu sản xuất gia công chế biến. ă Hạch toán chi phí nguyên liệu chính trực tiếp. Nguyên liệu chính để sản xuất ra thuốc lá là lá thuốc lá và sợi thuốc lá. Lá thuốc lá sau khi được thu mua về sẽ được nhập vào kho nguyên liệu theo từng vùng, cấp nguyên liệu, ở đây sẽ tiến hành bảo quản và ủ từ 6 đến 12 tháng. Sau đó, nguyên liệu sẽ được xuất sang phân xưởng sợi để chế biến thành sợi thuốc lá. Mỗi mác thuốc lá khác nhau sẽ sử dụng các loại lá thuốc lá khác nhau, tỷ lệ phối trộn sợi lá và sợi cuộng khác nhau. Vì thế, mỗi một đợt dây chuyền sản xuất hoạt động chỉ sản xuất được sợi cho một loại thuốc lá. Sợi thuốc lá nội địa sau khi đã được chế biến sẽ qua giai đoạn phun hương sau đó chủ yếu được chuyển đến phân xưởng bao mềm và một số được chuyển đến phân xưởng bao cứng, phân xưởng Dunhill. Sợi thuốc lá gồm 2 loại: sợi thuốc lá nội địa, sợi thuốc lá ngoại nhập. ở kho nguyên liệu, lá thuốc lá được phân loại theo vùng, cấp trồng. Sau giai đoạn chế biến ở phân xưởng sợi, sợi thuốc lá sẽ được phân theo từng mác thuốc đến các phân xưởng sản xuất. Như vậy, bộ phận nguyên liệu trực tiếp tính cho sản xuất được hạch toán cho từng loại sản phẩm. Hàng tháng, Nhà máy căn cứ vào tình hình tiêu thụ từng loại thuốc lá và lượng tồn kho đầu kỳ, lập kế hoạch sản xuất trong kỳ cho các phân xưởng. Căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên liệu, tổ cấp phát nguyên liệu nhận nguyên liệu từ kho về phân xưởng sản xuất. Nhân viên thống kê tại các phân xưởng ghi chép số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất, từ đó xác định số lượng tiêu hao. Cuối tháng, nhân viên thống kê tập hợp số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất cho từng loại thuốc. Sau đó, kế toán nguyên liệu chuyển cho kế toán giá thành. Kế toán giá thành xác định giá trị nguyên liệu chính xuất sử dụng ghi vào bảng kê số 4 (TK 621) (biểu số 2). ă Hạch toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp. Để có được sản phẩm thuốc lá hoàn thành, ngoài bộ phận nguyên liệu chính như đã trình bày ở trên còn có bộ phận vật tư, phụ liệu với rất nhiều chủng loại vật tư đặc trưng của sản phẩm thuốc lá như: nhãn tút, giấy cuốn, bạc thiếc, đầu lọc, sáp, bóng kính bao, băng kéo, hòm cát-tông, keo, hương liệu, tem tài chính... Vật liệu phụ của Nhà máy được chia làm hai bộ phận: - Những vật liệu phụ liên quan trực tiếp đến từng mác thuốc như nhãn, tút thì được tập hợp trực tiếp cho từng mác, thuốc. - Những vật liệu phụ liên quan đến nhiều mác thuốc hoặc không có sự phân biệt giữa các mác thuốc khác nhau thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho các sản phẩm. Bộ phận theo dõi trực tiếp nhập, xuất, tồn vật tư là nhân viên thống kê phân xưởng. Nhân viên này căn cứ vào lượng tồn kho đầu kỳ, phiếu nhập, xuất kho vật tư, báo cáo của từng tổ sản xuất, lập báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng mình (biểu số 3). Căn cứ vào báo cáo sử dụng vật tư và đơn giá bình quân gia quyền của vật liệu xuất dùng kế toán lập nên bảng kê phiếu xuất vật tư. Từ bảng kê phiếu xuất vật tư, kế toán chi phí giá thành tập hợp toàn bộ chi phí vật tư theo từng phân xưởng vào bảng kê số 4 (TK 621). Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 3 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Phân xưởng bao mềm Báo cáo sử dụng vật tư Tháng 12 năm 2002 Chủng loại Số lượng (bao) Định mức kế hoạch /1000 bao Số lượng vật tư sử dụng Định mức thực hiện /1000 bao Chênh lệch Giấy cuốn (m) 19.892.280 19.820.860 Điếu 70 mm 19.885.500 1.510 19.809.550 1.498,52 -11,48 Điếu 85 mm 6.780 1.825 11.310 1.815,35 -9,65 Nhãn các loại (tờ) 17.612.300 Điện biên bạc 2.431.520 1.021 2.568.500 1.056,34 35.34 Đống Đa 6.780 1.021 6.880 1.014,2 -6,8 ... ... ... ... ... ... Tút các loại (tờ) 1.735.377 Điện biên bạc 2.431.520 100.3 244.727 100,7 -0,4 Đống Đa 6.780 100,3 688 101,42 1,12 ... ... ... ... ... ... b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, việc hạch toán chính xác chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiền lương sử dụng TK 622, TK này được mở chi tiết như sau: TK 6221: tiền lương công nhân sản xuất. TK 6222: KPCĐ công nhân sản xuất. TK 6223: BHXH công nhân sản xuất. TK 6224: BHYT công nhân sản xuất. TK 6225: tiền cơm ca công nhân sản xuất. Tại Nhà máy Thuốc lá Thăng Long trả lương theo hai hình thức sau: ã Trả lương theo thời gian: áp dụng đối với các phòng ban, nhà ăn, tổ vệ sinh, tổ xe đạp. Với hình thức này, kế toán sử dụng bảng chấm công được lập riêng cho từng phòng ban, từng bộ phận. Trong đó ghi rõ ngày làm việc, ngày nghỉ của từng người do một người chịu trách nhiệm ghi hàng ngày. Trong đó: BLCV: Bậc lương công việc H1 là hệ số trách nhiệm, hệ số này được tính đối với các cán bộ quản lý, được quy định cụ thể cho từng chức danh trong bộ máy quản lý của Nhà máy như sau: Hệ số 0,4 đối với trưởng phòng, quản đốc phân xưởng. Hệ số 0,3 đối với phó phòng. Hệ số 0,2 đối với trưởng ca, phụ trách bộ phận nhà ăn Hệ số 0,1 đối với tổ trưởng H2 là hệ số Nhà máy, hiện nay hệ số Nhà máy do Nhà máy quy định căn cứ trên tổng doanh thu tiêu thụ. ã Trả lương theo sản phẩm: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng. Trong đó, phân xưởng sợi sản phẩm hoàn thành là sợi thuốc lá tính theo kg, còn phân xưởng bao mềm và phân xưởng bao cứng sản phẩm hoàn thành là bao thuốc lá. Quỹ tiền lương được lập trên cơ sở đơn giá tiền lương sản phẩm nhân với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Các phân xưởng sử dụng nhiều loại máy khác nhau và mỗi loại máy có định mức lao động, định mức sản phẩm riêng. Do đó, đơn giá tiền lương tính cho từng mác thuốc là khác nhau. Hàng tháng, nhân viên thống kê căn cứ vào bảng chấm công, bảng kê số lượng sản phẩm hoàn thành để lập bảng thanh toán tiền lương cho phân xưởng. Sau khi nhận tiền và phát lương cho công nhân, nhân viên thống kê phân xưởng nộp bảng thanh toán lương và bảng tổng hợp phân chi lương của phân xưởng trong tháng lên phòng tài vụ và kế toán tiền lương sẽ hạch toán vào TK 622. Theo cách hạch toán hiện nay của Nhà máy, trong chi phí nhân công trực tiếp còn có bộ phận chi phí lương phân bổ cho chi phí nhân công trực tiếp. Đó là lương bộ phận phục vụ sản xuất trực tiếp như bộ phận KCS, nhà ăn, tổ vệ sinh, tổ xe đạp. Phần chi phí lương của bộ phận này được phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp các phân xưởng sản xuất chính theo công thức sau: Lương thực chi phân xưởngi Lương bộ phận phục vụ phân bổ cho phân xưởngi Tổng lương thực chi bộ phận x = phục vụ sản xuất trực tiếp Tổng lương thực chi các phân xưởng sản xuất chính Các khoản trích theo lương của Nhà máy bao gồm: KPCĐ, BHXH, BHYT. Bộ phận tính vào chi phí theo tỷ lệ: KPCĐ: 2% lương thực chi. BHXH: 15% lương cơ bản. BHYT: 2% lương cơ bản. Lương thực chi là lương thực trả cho người lao động (lương, thưởng...), lương cơ bản được xác định trên tổng quỹ lương cơ bản của Nhà máy (= mức lương cơ bản x hệ số cấp bậc lương bình quân của toàn Nhà máy). Để xác định bộ phận BHXH, BHYT phân bổ theo từng phân xưởng để hạch toán vào chi phí trước hết kế toán tính tổng BHXH, BHYT tính vào chi phí. Tổng BHXH (BHYT) = Tổng quỹ lương cơ bản x 17% Sau đó phân bổ theo công thức sau: Chi phí BHXH Tổng quỹ BHXH Lương thực x = (BHYT) phân (BHYT) toàn Nhà máy chi đã phân bổ cho Tổ Tổng lương thực chi đã bổ của phân xưởng i phân bổ của toàn Nhà máy xưởng i VD: Tổng quỹ BHXH của toàn Nhà máy là: 19.858.140 Chi phí BHXH phân bổ cho phân xưởng bao cứng là: 4.805.480 240.274.019 = x 19.858.140 992.907.000 Hàng năm, Nhà máy nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định: 17 % nộp cho cơ quan BHXH, sở y tế địa phương, 6% trừ trực tiếp vào người lao động. Với số KPCĐ đã trích đó, Nhà máy nộp: 0,8% cho công đoàn ngành. 0,2% cho công đoàn quận. 0,3% cho Tổng công ty. 0,7% giữ lại. Căn cứ vào quỹ lương được trích và bảng thanh toán lương, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương (biểu số 4). Từ bảng phân bổ, kế toán vào bảng kê số 4 (TK 622) (biểu số 5). Tổng công ty thuốc lá Việt Nam Biểu số 5 Nhà máy Thuốc lá Thăng Long Bảng Kê số 4 (TK 622) Tháng 12 / 2002 PX Nợ/Có 334 3382 3383 3384 Tổng cộng Luỹ kế a 6221 694.853.915 694.853.915 694.853.915 b 6221 1.064.506.379 1.064.506.379 1.064.506.379 c 6221 588.178.677 588.178.677 588.178.677 d 6221 37.174.283 37.174.283 37.174.283 g 6221 20.544.570 20.544.570 20.544.570 Cộng 2.405.257.824 2.405.257.824 2.405.257.824 a 6222 5.590.437 5.590.437 5.590.437 b 6222 8.697.127 8.697.127 8.697.127 c 6222 4.805.480 4.805.480 4.805.480 d 6222 303.718 303.718 303.718 g 6222 461.378 461.378 461.378 Cộng 19.858.140 19.858.140 19.858.140 a 6223 10.170.689 10.170.689 10.170.689 b 6223 21.545.489 21.545.489 21.545.489 c 6223 10.888.016 10.888.016 10.888.016 d 6223 2.814.240 2.814.240 2.814.240 g 6223 1.128.486 1.128.486 1.128.486 Cộng 46.546.920 46.546.920 46.546.920 a 6224 1.356.092 1.356.092 1.356.092 b 6224 2.872.732 2.872.732 2.872.732 c 6224 1.451.735 1.451.735 1.451.735 d 6224 375.232 375.232 375.232 g 6224 150.465 150.465 150.465 Cộng 6.206.256 6.206.256 6.206.256 Cộng 6225 100.450.000 100.450.000 100.450.000 Tổng 622 2.505.707.824 19.858.140 46.546.920 6.206.256 2.578.319.140 2.578.319.140 c. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến chi phí phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất khi phát sinh các chi phí về tiền công và các khoản phải trả khác cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội sản xuất, chi phí về khấu hao TSCĐ... Để theo dõi chi phí sản xuất chung của Nhà máy, kế toán sử dụng TK 627, được mở chi tiết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33910.doc
Tài liệu liên quan