Khóa luận Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu Âu EuroWindow

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

1.1 Ý nghĩa của tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất. 2

1.2 Nội dung công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất. 4

1.2.1 Nhiệm vụ công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp sản xuất 4

1.2.2 Các phương pháp xác định giá vốn của thành phẩm tiêu thụ 6

1.2.3 Chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiêu thụ. 9

1.2.4 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp và phương pháp hạch toán 13

1.2.5 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 19

1.2.6 Hạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. 22

1.3 Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm. 30

1.3.1 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái. 30

1.3.2 Hình thức kế toán Nhật ký chung. 31

1.3.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. 33

1.4 So sánh giữa chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho”, chuẩn mực số 14 “ doanh thu và thu nhập khác” của chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế. 36

1.4.1 So sánh giữa chuẩn mực số 02 “ Hàng tồn kho ” của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. 36

1.4.3 So sánh giữa chuẩn mực số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác ” của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực số 18 của chuẩn mực kế toán quốc tế. 39

PHẦN 2: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU 41

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần cửa sổ nhựa Châu Âu 41

2.1.1Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty 41

2.1.1.1 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty 41

2.1.1.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 42

2.1.1.3 Tình hình kinh tế tài chính, lao động tại Công ty 43

2.1.1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 45

2.1.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý của Công ty 46

2.1.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 52

2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 52

2.1.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty 53

2.1.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại Công ty. 56

2.2 Thực trạng về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 56

2.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. 56

2.2.1.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tại Công ty Eurowindow 58

2.2.1.3 Phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ tại Công ty 61

2.2.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm và phương pháp hạch toán tại Công ty 63

2.2.2.1 Phương thức tiêu thụ đại lý, ký gửi. 63

2.2.2.2 Phương thức quản lý trả chậm, trả góp. 66

2.2.2.3 Tổng hợp doanh thu tiêu thụ thành phẩm 67

2.2.2.4 Kế toán giá vốn hàng bán 76

2.2.3 Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 83

2.2.3.1 Hạch toán hàng bán bị trả lại. 83

2.2.3.2 Kế toán giảm giá hàng bán 87

2.2.4 Hạch toán chí phí quản lý, chí phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Eurowindow 87

2.2.4.1 Hạch toán chi phí quản lý. 87

2.2.4.2 Hạch toán quản lý doanh nghiệp. 90

2.2.4.3 Hạch toán kết quả tiêu thụ 92

PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY EUROWINDOW 94

3.1 Nhận xét chung về công tác kế toán Công ty Eurowindow. 95

3.1.1 Ưu điểm 95

3.1.2 Hạn chế 97

3.2 Nhận xét, đánh giá về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Eurowindow. 98

3.2.1 Ưu điểm 98

3.1.2 Hạn chế 99

3.3 Những ý kiến nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Eurowindow 101

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu tại công ty cổ phần cửa sổ nhựa châu Âu EuroWindow, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn của Công ty thông qua Biểu 1: Biểu2.1: Cơ cấu Tài sản và Nguồn vốn của Công ty Eurowindow Đơn vị: 1.000 VNĐ CHỈ TIÊU 31/12/2007 31/12/2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng tài sản 269,967,448 100% 641,612,887 100% 371.645.439 137,66 A. Tài sản ngắn hạn 119,507,686 44,27% 392,927,067 61,24% 273.419.381 228,79 B. Tài sản dài hạn 150,459,762 55,73% 248,685,820 38,76% 98.226.058 65,28 Tổng nguồn vốn 269,967,448 100% 641,612,887 100% 371.645.439 137,66 A. Nợ phải trả 105,057,948 38,92% 187,468,340 29,22% 82.410.392 78,44 B. Vốn chủ sở hữu 164,909,500 61,08% 454,144,547 70,78% 289.235.047 175,39 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Eurowindow) Trong năm 2008, Công ty đã mở rộng đáng kể quy mô kinh doanh, thể hiện ở chỗ tổng giá trị tài sản đã tăng lên 137,66%. Trong đó, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, khiến cho đến cuối năm 2008, giá trị tài sản ngắn hạn lớn hơn giá trị tài sản dài hạn. Điều này là hoàn toàn bình thường bởi tài sản dài hạn của Công ty chủ yếu là tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất,…) đã được đầu tư trọn gói ngay từ những năm trước còn giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản khác tất yếu sẽ tăng lên khi quy mô kinh doanh tăng. Về nguồn vốn kinh doanh, trong năm 2008, Nợ phải trả của Công ty là 187.468.340 (ngđ) chiếm tỷ trọng 29,22% trong tổng nguồn vốn. Phần còn lại là Vốn chủ sở hữu 454.144.547 (ngđ) với tỷ trọng 70,78% (so với cùng kỳ năm ngoái chỉ là 61,08%). Cơ cấu nguồn vốn khá an toàn, Công ty hoàn toàn có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Doanh thu của Công ty liên tục tăng qua các năm, điều đó thể hiện ở biểu sau: Biểu 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Eurowindow năm 2006 - 2007 - 2008 Đơn vị tính: 1000 VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu quản lý 74.449.818 183.712.809 365.275.109 2. Doanh thu thuần 73.577.933 182.767.173 315.689.398 3. Tổng lợi nhuận sau thuế 20.952.640 35.798.692 73.943.487 4. Tỷ suất LNST / VKD (%) 13,33 15,31 16,23 5. Tỷ suất LNST / VCSH (%) 39,72 33,63 23,89 6. Số lao động 582 758 945 7. Thu nhập bình quân 1 CNV/ tháng. 2.150 3.020 3.850 Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, doanh thu của Công ty trong các năm qua liên tục tăng lên với tốc độ mạnh mẽ (trên dưới 100%). Đây là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn bộ tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty trong những năm qua. Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc đa dạng hoá sản phẩm bằng việc đưa ra hai dòng sản phẩm mới là Asiawindow và Vietwindow với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo. Đồng thời, vẫn đảm bảo uy chất lượng và gia tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm truyền thống là Eurowindow. Chính những nỗ lực này đã góp phần tạo nên niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Eurowindow. Bên cạnh đó, Công ty còn mở rộng chính sách tín dụng với các đối tượng khách hàng và nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng. Với những phấn đấu không ngừng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng như vậy, doanh thu của Công ty trong những năm qua tăng với tốc độ mạnh mẽ, sản phẩm của Eurowindow ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. * Tình hình lao động tại Công ty. - Tính đến 31/12/2008, tổng số lao động trong Công ty là 945 người. - Trong đó, số lao động trực tiếp chiếm khoảng gần 50%, còn lại hơn 50% là lao động gián tiếp. Với mức độ tăng lên trong doanh thu và lợi nhuận dẫn đến sự tăng lên đáng kể của thu nhập công nhân viên, cụ thể qua số liệu thu nhập bình quân của công nhân viên: đến năm 2008, thu nhập bình quân 1 CNV là 4,85 triệu đồng/ tháng, riêng nhân viên kinh doanh có mức lương bình quân là 8 triệu đồng/ tháng. 2.1.1.4 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. * Đặc điểm sản xuất kinh doanh: trừ những sản phẩm được sản xuất để trưng bày, quảng cáo tại các Showroom, hội chợ,… thì còn lại 100% sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng. - Hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra như sau: Đầu tiên, khách hàng làm việc với nhân viên kinh doanh à đơn đặt hàng à đề nghị sản xuất gửi đến Phòng kĩ thuật, tại đây, phòng KT lập hồ sơ thiết kế à gửi đến bộ phận kế hoạch, phòng Kĩ thuật công nghệ kiểm tra xem hồ sơ có phù hợp không, nếu không phù hợp thì đơn đặt hàng bị từ chối. Nếu hồ sơ phù hợp thì bộ phận kế hoạch lập Lệnh sản xuất chuyển đến xưởng sản xuất và phòng vật tư viết phiếu cấp định mức và bắt đầu quy trình sản xuất. - Quy trình sản xuất gồm 2 giai đoạn song song: Hoàn thiện khung Lắp phụ kiện kim khí Cắt hàn thanh Profile 1. 2. Kính nguyên liệu à lắp hộp kính 3. Sau đó, lắp ráp hộp kính vào khung và hoàn thiện sản phẩm - Tuy nhiên, tại cùng một thời điểm Công ty thường có rất nhiều đơn đặt hàng nên quy trình trên diễn ra một cách liên tục, đồng bộ và không bị gián đoạn. * Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật Hiện nay, toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị của Công ty tại cả ba nhà máy ở Vĩnh Phúc và Bình Dương, Đà Nẵng đều được đầu tư đồng bộ ngay từ đầu và chủ yếu nhập khẩu từ CHLB Đức và Italy với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Cơ sở hạ tầng gồm nhà xưởng, nhà văn phòng,… cũng được trang bị rất tiện nghi, hiện đại và tiện ích. Cơ sở vật chất kỹ thuật như trên đã góp phần không nhỏ vào những thành công của Công ty trong thời gian vừa qua. Sản phẩm Eurowindow có nhiều ưu điểm nổi bật về tính cách âm, tính cách nhiệt, độ bền, khả năng chịu lực cao và không cong vênh, co ngót phù hợp với điều kiện với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Sản phẩm Eurowindow thích hợp với nhiều loại công trình như biệt thự, chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại. Sau sáu năm hoạt động, Eurowindow đã có được vị trí vững chắc trên thị trường Việt Nam, sản phẩm của Eurowindow bổ sung cho các loại hình cửa ở Việt Nam theo truyền thống chỉ có cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhôm.Với việc mở rộng ba nhà máy sản xuất ở ba miền, Eurowindow đã tạo ra một thị trường rộng lớn, đồng thời rút gắn được thời gian đặt hàng, hạ giá thành sản phẩm. 2.1.1.5 Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong bộ máy quản lý của Công ty - Tính đến 31/12/2008 tổng số lao động trong Công ty là 945 người. - Trong đó, số lao động trực tiếp chiếm khoảng gần 50%, còn lại hơn 50% là lao động gián tiếp. - Cơ cấu nhân sự của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2008 như sau: Biểu 2.3: Cơ cấu nhân sự của Công ty STT Tiêu thức phân chia Số lượng (người) A Theo ngạch, cấp bậc 945 1. - Tổng giám đốc 1 2. - Phó tổng giám đốc 5 3. - Giám đốc các khối 4 4. - Trưởng đơn vị và tương đương 12 5. - Phó đơn vị và tương đương 16 6. - Trưởng bộ phận 34 7. - Nhân viên nghiệp vụ 417 8. - Công nhân 385 9. - Lao động tạp vụ và lái xe 71 B- Theo thời hạn Hợp đồng lao động 945 1. - HĐLĐ không thời hạn 60 2. - HĐLĐ có thời hạn từ 1 - 3 năm 801 3. - HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng 84 C- Theo trình độ 945 1. - Cao đẳng, Đại học trở lên 397 2. - Trung học chuyên nghiệp 200 3. - Công nhân kĩ thuật có bằng nghề 140 4. - Lao động phổ thông 208 Tổ chức bộ máy quản lý. Bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, tức là tổ chức quản lý theo một cấp, thể hiện ở các nhà máy không hạch toán kinh tế, chỉ thực hiện việc ghi chép ban đầu, mọi công việc hạch toán đều do phòng kế toán đảm nhận. Chủ tịch HĐQT Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Eurowindow GĐ nhân sự GĐ Tài chính GĐ chi nhánh TP HCM Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Tài chính Kế toán Chi nhánh TP Hồ Chí Minh Phòng KSNB Phòng Q/cáo và PTTH Phòng Kinh doanh Phòng Kĩ thuật Phòng CNTT Phòng Vật tư – XNK – Kho bãi Nhà máy Vĩnh Phúc Nhà máy Bình Dương BP Chăm sóc Khách hàng Chi nhánh Đà Nẵng Phó Tổng GĐ phụ trách sản xuất và vật tư Phó Tổng GĐ phụ trách CN SX Bình Dương Phó Tổng GĐ phụ trách kinh doanh miền Bắc Tổng GĐ Trưởng phòng KSNB GĐ Quảng cáo và PTTH GĐ Kinh doanh Trưởng phòng Kĩ thuật Trưởng phòng CNTT Trưởng phòng Vật tư – XNK – Kho bãi GĐ nhà máy 1 GĐ nhà máy 2 Trưởng BP chăm sóc KH GĐ chi nhánh Đà Nẵng Phó Tổng GĐ phụ trách KD dự án Chi nhánh TP HCM Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: * Chủ tịch hội đồng quản trị: là người có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến Công ty. * Tổng giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. * Phó tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phòng: là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số nhiệm vụ theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. * Ban kiểm soát: Kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lí và sự cẩn trọng từ các số liệu trong Báo cáo tài chính cũng như các Báo cáo cần thiết khác.Ban kiểm soát làm việc theo nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực. * Phòng Kinh doanh: + Theo dõi, tìm kiếm thông tin, phát hiện nhu cầu và gợi ý mua hàng với khách hàng. + Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường. Nắm bắt các nhu cầu cũng như các yêu cầu của khách hàng. + Thực hiện chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đôn đốc kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, chuẩn bị cho giám đốc kí kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi việc thực hiện hợp đồng. + Gửi các bản chào hàng tới khách hàng. + Đàm phán, ký kết các hợp đồng với khách hàng. + Theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng và tiến hành thanh lý các hợp đồng khi đến hạn. + Báo cáo tình hình kinh doanh với ban giám đốc theo định kỳ. * Phòng Tổ chức hành chính: Là bộ phận thực hiện chức năng quản lý nhân sự, nghiên cứu, bố trí lao động phù hợp với tính chất của công việc. nghiên cứu, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý, phân xưởng sản xuất trong Công ty, là nơi nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với cổ đông và người lao động, làm tốt công tác quản lý hồ sơ nhân sự, nghiên cứu biện pháp bảo hộ lao động, xây dựng an toàn nhà xưởng, trả lương cho công nhân viên trong Công ty, chăm lo đời sống sức khoẻ người lao động góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.Thực hiện các công tác khác như văn thư, tiếp tân, bảo mật, bảo vệ, vệ sinh, y tế…của Công ty. * Phòng kĩ thuật: Thực hiện chức năng đôn đốc hướng dẫn sản xuất ở từng nhà máy, xây dựng và quản lí các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật, quy cách, quy phạm cho từng sản phẩm, xác định định mức nguyên vật liệu, quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị. * Phòng tài chính kế toán: Là phòng thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính của Công ty đảm bảo cho Công ty làm ăn có lãi, đời sống, thu nhập của Công ty ngày càng cao, chấp hành đúng pháp luật về kế toán tài chính và luật thuế nhà nước. - Thực hiện những công việc về tài chính kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán mà nhà nước quy định, nguyên tắc kế toán hiện hành…. - Theo dõi và phản ánh sự vận động của vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban Tổng giám đốc về các vấn đề liên quan. - Tham mưu, cố vấn cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ. - Cùng với các bộ phận khác trong Công ty tạo nên hệ thống thông tin quản lý năng động, hiệu quả. - Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội. Bên cạnh chức năng tham mưu quản lý tài chính cho Giám đốc, phòng tài chính kế toán còn có các nhiệm vụ sau : - Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của Công ty. - Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi cần thiết. - Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban Tổng giám đốc. 2.1.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Tài chính Kế toán Giám đốc tài chính Phó GĐ Tài chính Kế toán trưởng Bộ phận tài chính Bộ phận kế toán Nhân viên tài chính 1 Nhân viên tài chính 2 Nviên kế toán tổng hợp KT Doanh thu KT Công nợ 1 KT thanh toán KT tiền gửi Thủ quỹ Kế toán NVL, tài sản1 Kế toán NVL, tài sản2 KT giá thành KT thuế KT các chi nhánh KT các nhà máy KT Công nợ 2 Công ty đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy kế toán: - Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán trong Công ty, đồng thời cũng là người có trách nhiệm về công tác kế toán trong Công ty. - Nhân viên kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán đối với kế toán trưởng, họ có trách nhiệm tổng hợp thông tin kế toán của những phần hành cụ thể. - Kế toán doanh thu: kế toán về tất cả những khoản thu của Công ty. - Kế toán công nợ: là người có trách nhiệm theo dõi, ghi chép những khoản công nợ phải thu, phải trả của Công ty. - Kế toán thanh toán: người chịu trách nhiệm về những khoản thanh toán bằng tiền - Kế toán tiền gửi: Có trách nhiệm về những khoản tiền của Công ty tại ngân hàng. - Thủ quỹ: Người giữ trách nhiệm bảo quản những khoản tiền tại quỹ của Công ty, cũng như những nhiệm vụ liên quan tới việc nhập, xuất tiền vàod quỹ. - Kế toán NVL, tài sản cố định: Người có trách nhiệm theo dõi tình hình NVL trong kho,giá trị NVL của Công ty.Đồng thời theo dõi tình hình tài sản cố định, mua, bán, thanh lý, khấu hao của tài sản cố định. - Kế toán giá thành: Là một Công ty sản xuất vì thế tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng.Kế toán giá thành có trách nhiệm tổng hợp các chi phí sản xuất để tính giá thành một cách chính xác. - Kế toán thuế: theo dõi và tính thuế đầu ra, thuế đầu vào cũng như số thuế phải nộp cho cơ quan thuế. - Kế toán các chi nhánh: Công ty có hệ thống các chi nhánh rộng lớn trên toàn quốc vì thế kế toán chi nhánh có trách nhiệm theo dõi hoạt động tại mỗi chi nhánh đó về doanh thu, tiêu thụ sản phẩm… - Kế toán nhà máy: kế toán theo dõi tình hình chi phí sản xuất, tài sản cố định… tại mỗi nhà máy sản xuất đó. 2.1.2.2 Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty Hệ thống sổ tổng hợp, sổ chi tiết - Hệ thống sổ tổng hợp: + Sổ Nhật kí chung: là sổ kết toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. + Sổ Cái cái các tài khoản: là sổ kết toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo niên độ kế toán . - Hệ thống sổ chi tiết: + Sổ quỹ tiền mặt: Theo dõi phản ánh tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt + Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm: được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất cả về số lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu ("NVL"), thành phẩm. Được mở chi tiết cho từng loại vật tư xác định. + Sổ chi tiết tài sản cố định: được mở để theo dõi ghi chép tình hình tăng giảm tài sản cố định của Công ty. + Sổ chi tiết công nợ phải trả, phải thu: được mở ra để theo dõi tình hình thanh toán công nợ phải trả với khách hàng và các nhà cung cấp, Ngân sách Nhà nước. + Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh: được mở để theo dõi và tập hợp các loại chi phí. + Sổ chi tiết chi phí quản lí doanh nghiệp: Được mở để theo dõi và tập hợp chi phí quản lí doanh nghiệp. + Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu sản phẩm. + Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải trả. + Bảng tổng hợp chi tiết nợ phải thu. .......................... Quy trình ghi sổ của Công ty Công ty cổ Eurowindow áp dụng hình thức ghi sổ là Nhật kí chung, được thực hiện trên máy vi tính, với phần mềm kế toán máy Bravo. Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung Chứng từ gốc (bảng tổng hợp chứng từ gốc) Sổ Nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo Kế toán Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt (chuyên dùng) (4) (1) (2) (3) (5) (6) (7) (7) Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra (1) Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp lệ để lập định khoản kế toán sau đó ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian các nghiệp vụ thu tiền chi tiền thanh toán với khách hàng, thanh toán với người bán do phát sinh nhiều lên kế toán Công ty mở các sổ nhật ký đặc biệt (sổ nhật ký chuyên dùng) để ghi các nghiệp vụ trên. Cách ghi sổ nhật ký chung chuyên dùng tương tự như ghi sổ nhật ký chung. Tùy theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán ghi vào sổ thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi ghi sổ nhật ký chung, kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán có liên quan. (3) Cuối tháng khóa sổ nhật ký đặc biệt (nhật ký chuyên dùng) để lấy số liệu tổng hợp ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán. (5) Đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh và sổ cái của tài khoản tương ứng. (6) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu cần thiết trên các sổ cái để lập bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản. (7) Cuối kỳ kế toán lấy số liệu trên bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo. 2.1.2.3 Hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng tại Công ty. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính. Gồm có các tài khoản cấp 1 và chi tiết theo tài khoản cấp 2. Hệ thống tài khoản Công ty đang sử dụng không có khác biệt so với chế độ. 2.2 Thực trạng về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty. Đặc điểm sản phẩm của Công ty Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại cửa nhựa bằng vật liệu uPVC cao cấp. Sản phẩm này được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ, có tính tự động hoá cao, nhập từ các hãng URBAN, MACOTEC… của CHLB Đức và Italy với tổng công suất thiết kế 800.000 m2 cửa/năm. Doanh thu từ sản phẩm này chiếm phần lớn tổng doanh thu của Công ty. Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm: cửa tự động quay tròn cánh GEZE, cửa trượt tự động 4 cánh G – U, cửa trượt tự động 2 cánh GEZE, cửa đi xếp trượt 4 cánh, cửa cuốn tự động, cửa sổ mở quay lật vào trong, cửa sổ mở quay hất ra ngoài, cửa sổ mở trượt,… vách ngăn tấm uPVC, vách ngăn kính, nan kính, kính màu, kính hoa văn, kính an toàn. Nếu chia theo nguồn gốc nguyên vật liệu thì sản phẩm của Công ty bao gồm các loại cửa: Eurowindow, Asiawindow và Vietwindow. Đặc điểm thị trường thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của Công ty - Thời gian đầu mới ra nhập thị trường, khách hàng chính mà Eurowindow xác định là người tiêu dùng có thu nhập cao hoặc những công trình có suất đầu tư lớn như khách sạn, công sở, biệt thự, các đại sứ quán… - Sau đó, nhờ sự đa dạng hoá sản phẩm, sản phẩm của Eurowindow đã phần nào đáp ứng được nhu cầu phong phú và đa dạng của mọi đối tượng khách hàng kể cả các đối tượng có thu nhập bình dân. Cụ thể, từ năm 2005, Công ty còn đưa ra 2 dòng sản phẩm mới là Asiawindow và Vietwindow với nguyên liệu được sản xuất tại Việt Nam và các nước châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… (có mức giá rẻ hơn so với Eurowindow). - Đến nay đã có hơn 5.000 công trình khách sạn, toà nhà Văn phòng, chung cư, biệt thự, căn hộ cao cấp… sử dụng sản phẩm của Eurowindow. - Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với sản phẩm của Eurowindow là sản phẩm cửa SMartWindow của Công ty CP nhựa Đông Á, VIETSECWINDOW - sản phẩm của Công ty quốc tế Việt Séc, KoreaWindow – SP của Công ty cửa nhựa Hàn Quốc – SX tại Hàn Quốc,… Tuy nhiên, sản phẩm của Eurowindow vẫn được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn cả. Cho nên, tính đến thời điểm cuối năm 2008, sản phẩm của Eurowindow đã chiếm hơn 60% thị phần cửa nhựa uPVC tại Việt Nam với 2 thị trường lớn là miền Bắc và miền Nam. 2.2.1.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tại Công ty Eurowindow - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Công ty Eurowindow là đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để quản lý thành phẩm một cách chặt chẽ về mặt số lượng, giá trị theo từng loại thành phẩm Công ty Eurowindow đã tổ chức kiểm tra chi tiết và tổng hợp thành phẩm một cách khoa học và hợp lý. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán. Công tác kế toán thành phẩm trong. Công ty sử dụng 2 loại chứng từ là phiếu nhập kho thành phẩm và hóa đơn giá trị gia tăng ( GTGT ) kiêm phiếu xuất kho. * Thành phẩm xuất kho. * Đối với thủ tục, chứng từ xuất kho: Theo đúng thời gian giao hàng theo yêu cầu của khách hàng, người mua (đơn vị mua hàng) đến kho Công ty hoặc Công ty sẽ gửi hàng đến nơi người mua yêu cầu, kế toán căn cứ vào hợp đồng và số lượng thành phẩm tồn để viết phiếu xuất kho và hoá đơn GTGT. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển gốc - Liên 2: Giao cho khách hàng - Liên 3: Giao cho thủ kho, căn cứ vào đó thủ kho xuất hàng và vào thẻ kho. Hoá đơn GTGT được lập thành 3 liên: - Liên 1: Lưu tại quyển gốc - Liên 2 Giao cho khách hàng - Liên 3: Dùng để thanh toán Người mua mang 2 liên hoá đơn (liên 2, 3) tới kho thành phẩm để nhận hàng. Thủ kho kiểm tra số lượng hàng xuất, ghi số lượng thực xuất vào cột thực xuất, ký xác nhận vào cả 2 liên. Liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 dùng để vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho đối chiếu với kế toán theo dõi thành phẩm ký xác nhận vào thẻ kho và giao liên 1 cho kế toán để thanh toán với khách hàng. Việc hạch toán chi tiết thành phẩm ở Công ty Eurowindow được tiến hành theo phương pháp ghi sổ song song. Cụ thể: * Ở kho: Việc hạch toán chi tiết thành phẩm thực hiện trên thẻ kho thành phẩm. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập và xuất kho thành phẩm thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho sau khi đã kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. Cuối tháng sau khi đã phản ánh tất cả các nghiệp vụ nhập kho thành phẩm, thủ kho tính được số lượng thành phẩm tồn kho cuối tháng. * Tại phòng kế toán: Việc hạch toán chi tiết thành phẩm được theo dõi trên sổ chi tiết thành phẩm. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập xuất kho thành phẩm, kế toán ghi vào sổ chi tiết thành phẩm, mỗi thành phẩm được mở riêng trên một sổ. - Căn cứ để ghi sổ chi tiết thành phẩm: Là các phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, biên bản thanh lý hàng hoá (thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất). - Phương pháp ghi sổ: Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán theo dõi thành phẩm căn cứ vào các chứng từ kế toán trên để ghi sổ. Số dư cuối kỳ được tính như sau: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ Ngoài sổ chi tiết thành phẩm, kế toán tại Công ty còn lập thêm bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn. Mẫu bảng như sau: Biểu 2.4: bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thành phẩm Tháng 01 năm 2008 Đơn vị:1000đ STT Tên Đvt Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ SL TT SL TT SL TT SL TT 1 Cửa sổ 2 cánh mở trượt ............... m2 100 92.000 270 270.692.500 100 98.025.000 270 172.759.500 Cộng 100.500.000 1.105.258.632 1008.462.666 197.259.966 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Cũng như bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào khác, đồng thời với việc tiêu thụ thì Công ty cũng phải nộp thuế tiêu thụ, thuế tiêu thụ mà doanh nghiệp phải nộp là thuế GTGT. Số thuế GTGT Công ty phải nộp được tính theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất là 10%. Trên cơ sở Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra được lập vào cuối tháng và căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp trên Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT. Cụ thể: sản phẩm của Công ty sản xuất ra chịu thuế suất 10% nên kế toán ghi vào dòng Hàng hoá dịch vụ thuế suất 10% trên Tờ khai thuế GTGT. Ghi vào cột doanh số và cột thuế GTGT số liệu ở dòng tổng cộng của hai cột đó trên Bảng kê. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT của hàng hoá mua vào và xác định số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng và ghi vào dòng Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào Dòng Thuế GTGT phải nộp được tính như sau: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 2.2.1.3 Phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ tại Công ty * Công ty Eurowindow là đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Công ty thực hiện tính trị giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ). Tuy nhiên, công việc xác định giá vốn hàng xuất bán được thực hiện bằng phần mềm kế toán máy Bravo nên có những nét đặc thù riêng. - Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho: Đơn giá bình quân = Tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Cửa sổ nhựa Châu Âu.doc
Tài liệu liên quan