MỤC LỤC
Đề mục Trang
Phần I:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KSNB TRONG DN 1
1. Khái niệm, mục tiêu, và bản chất của hệ thống KSNB 1
1.1 Khái niệm 1
1.2 Mục tiêu 2
1.3 Bản chất của kiểm soát 3
2. Sự cần thiết của hoạt động kiểm soát 3
3 Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 4
3.1. Môi trường kiểm soát 5
3.1.1. Môi trường bên trong 5
3.1.2. Môi trường bên ngoài 8
3.2. Hệ thống kế toán 8
3.2.1. Lập chứng từ 9
3.2.2. Ghi chép sổ sách kế toán 9
3.2.3. Lập báo cáo tài chính 9
3.3. Các thủ tục kiểm soát 10
3.4 Bộ phận Kiểm toán nội bộ 12
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TRONG DOANH NGHIỆP. 12
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại chi phí 12
1.1 Khái niệm 12
1.2. Đặc điểm của chi phí sản xuất vận tải 13
1.3. Phân loại chi phí sản xuất vận tải 13
2. Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ Kiểm soát nội bộ Chi phí 16
2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu 16
2.2. Tổ chức tài khoản và sổ sách kế toán 16
2.2.1. Tổ chức tài khoản 16
2.2.2. Sổ sách kế toán 17
2.3 Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí 18
2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí 18
3. Các thủ tục kiểm soát đối với chi phí trong Doanh nghiệp 18
3.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu 19
3.1.1. Mục đích kiểm soát 19
3.1.2. Tổ chức hệ thống chứng từ và sổ kế toán nguyên vật liệu. 19
3.1.3. Các bộ phận tham gia trong công tác kiểm soát chi phí NVL 20
3.1.4. Thủ tục kiểm soát chi phí Nguyên vật liệu 21
3.2. Kiểm soát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 22
3.2.1. Kiểm soát chi phí tiền lương 22
3.2.2. Kiểm soát các khoản trích theo lương 24
3.3. Kiểm soát chi phí khấu hao Tài sản cố định 24
3.3.1. Mục đích của việc kiểm soát chi phí khấu hao 24
3.2.2. Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ 24
3.4. Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền 25
3.4.1. Mục đích kiểm soát chi phí 25
3.4.2. Thủ tục kiểm soát 25
Phần II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ
TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG TẠI XNĐM ĐN: 26
1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng 26
2. Chức năng và nhiệm vụ của XNĐMĐN: 27
II. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SXKD TẠI XÍ NGHIỆP 27
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 27
2. Tổ chức sản xuất ở xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng 28
III. ĐẶC ĐIỂM TỔCHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA XNĐMĐN.
1. Sơ dồ tổ chức bộ máy quản lý tại XNĐMĐN 29
2. Chức năng và quyền hạn của từng bộ phận trong XNĐMĐN 30
IV.TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI XNĐMĐN 31
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 32
2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phần hành 32
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng 33
B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI
XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG
I. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG 35
1. Đặc điểm chi phí sản xuất vận tải tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng 35
2. Phân loại chi phí sản xuất vận tải tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng 35
II. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG 35
1. Môi trường kiểm soát 35
1.1. Môi trường bên trong 35
1.2. Môi trường bên ngoài 37
2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho kiểm soát chi phí tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng 38
2.1. Tổ chức chứng từ ban đầu liên quan đến chi phí sản xuất vận tải 38
2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán chi phí 39
2.3. Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất vận tải 41
3. Các quy định, quy chế kiểm soát chi phí sản xuất vận tải 41
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG. 43
1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, CCDC 43
1.1. Kiểm soát quá trình mua và nhập kho Nguyên vật liệu 44
1.2. Kiểm soát khâu xuất kho sản xuất 45 1.3. Kiểm soát khâu sử dụng vật tư 45
1.4 Kiểm soát khâu bảo quản vật tư 45
1.5 Kiểm soát công tác phân bổ chi phí CCDC 48
1.6 Kiểm soát trong khâu hạch toán Chi phí NVL 49
2. Kiểm soát chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương 56
2.1 Kiểm soát quá trình tuyển dụng 57
2.2 Kiểm soát quá trình tác nghiệp của nhân viên 57
2.2 Kiểm soát khâu tổ chức thực hiện 58
2.4 Kiểm soát khâu hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 59
2.4.1. Cách tính lương và kỳ trả lương 59
2.4.2. Kiểm soát các khoản trích theo lương 62
3. Kiểm soát chi phí khấu hao tài sản cố định 64
4. Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 67
Phần III: MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG
I. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG 69
1. Ưu điểm 69
1.1 Về môi trường kiểm soát tại XNĐMĐN 69
1.2 Về hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí 69
1.3 Về công tác kiểm soát chi phí sản xuất vận tải 69
2. Hạn chế 70
2.1 Về môi trường kiểm soát của Xí nghiệp 70
2.2 Về công tác tổ chức hệ thống kế toán 71
2.3 Về thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất vận tải 72
II. MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP 74
1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát 74
1.1 Phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của Người lao động 74
1.2 Cải tiến, xây dựng định mức mới phục vụ công tác lập kế hoạch 75
1.3 Nên hay không việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ? 75
2. Hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống thông tin phục vụ kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất vận tải 76
2.1 Hoàn thiện khâu tổ chức 76
2.2 Hoàn thiện một số chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất vận tải 77
2.2.1 Hoàn thiện phiếu nhập kho 78
2.2.2 Hoàn thiện Phiếu xuất kho 79
2.2.3 Hoàn thiện Phiếu giao nhiệm vụ sản xuất 80
2.2.4 Hoàn thiện Phiếu định tài khoản và Chứng từ ghi sổ 81
3. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát chi phí sản xuất vận tải 82
3.1 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí SXVT tại Xí nghiệp 82
3.2 Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát đối với một số yếu tố chi phí sản xuất vận tải tại Xí nghiệp 83
3.2.1 Hoàn thiện các thủ tục KSNB về chi phí nguyên vật liệu 83
3.2.2 Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát vê chi phí nhân công 86
3.2.3 Hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ về chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác 87
III. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC LIÊN QUAN 90
Công tác hạch toán phân bổ CCDC xuất dùng tại Xí nghiệp 91
Công tác hạch toán nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất chưa có hoá đơn 92
Kết luận 93
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên quan đến hạch toán chi phí sản xuất vận tải nói riêng của Xí nghiệp hầu hết được sử dụng theo hệ thống chứng từ kế toán của Bộ tài chính ban hành. Bao gồm những chứng từ mang tính chất bắt buộc (Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất - nhập kiêm vận chuyển nội bộ…) và cả những chứng từ có tính chất hướng dẫn. Tuy nhiên để phù hợp với đặc thù của Ngành đường sắt, xí nghiệp có sự cải biên hoặc tạo mới một số chứng từ theo quy định của Tổng công ty nhằm thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán.
Đối với Chi phí nguyên vật liệu (vật liệu, CCDC, nhiên liệu)
+ Nghiệp vụ nhập kho bao gồm các chứng từ sau: Phiếu giao nhiệm vụ sản xuất, Đề nghị mua vật tư, Đề nghị vay tiền, Hoá đơn GTGT, Biên bản kiểm nghiệm vật tư, Phiếu nhập kho, Đề nghị thanh toán tiền vay, Phiếu chi.
+ Nghiệp vụ xuất kho bao gồm các chứng từ sau: Giấy đề nghị xuất vật tư, Giấy đề nghị mua hoặc chuyển nhượng vật tư (của các đơn vị khác trực thuộc Tổng công ty được Tổng GĐ xét duyệt), Phiếu lĩnh vật tư (Phiếu xuất kho), Phiếu di chuyển vật tư nội bộ.
Ngoài ra còn có các chứng từ: Biên bản kiểm kê vật tu, Bảng phân bổ vật liệu, phụ tùng, nhiên liệu,…
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Bảng chấm công + Bảng chấm công làm thêm giờ
+ Bảng thanh toán tiền lương + Bảng thanh toán tiền thưởng
+ Giấy đi đường + Phiếu xác nhận SP công việc hoàn thành
+ Bảng TT tiền làm thêm giờ + Hợp đồng giao khoán (HĐGK)
+ Biên bản thanh lý HĐGK + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
+ Bảng phân bổ tiền lương.
Chi phí khấu hao Tài sản cố định
+ Bảng kê chi tiết khấu hao TSCĐ;
+ Bảng tổng hợp khấu hao;
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
+ Hợp đồng thuê ngoài gia công + Hoá đơn GTGT tiền điện
+ Thông báo nộp thuế + Hoá đơn GTGT tiền nước
+ Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền + Hoá đơn GTGT điện thoại
+ Phiếu chi
2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán chi phí
Hiện nay, Xí nghiệp đang áp dụng hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán theo quy định chung của Bộ tài chính và hệ thống tài khoản chi tiết của Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho công tác hạch toán tại Xí nghiệp.
Tổ chức tài khoản
Các tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất vân tải:
+ TK621: CP NVLTT
TK6211: CP Vật liệu TT
TK6211.15 :Công tác chuẩn bị, kiểm tra cấp nhiên liệu, nước lên ĐM
TK6211.16: Công tác lái máy
……………………………………..
TK6212: CP nhiên liệu TT
TK6212.17 : Nhiên liệu chạy tầu
TK6212.18 : Nhiên liệu phục vụ xưởng
+ TK622: Chi phí nhân công trực tiếp
TK622.15: Công tác chuẩn bị, kiểm tra cấp nhiên liệu, nước lên ĐM
TK622.16: Công tác lái máy
……………………………………..
+ TK627 : Chi phí sản xuất chung
TK6271: Chi phí nhân công – SXC
TK6272: Chi phí nguyên vật liệu – SXC
TK6273: Chi phí CCDC – SXC
TK6274: Chi phí KHTSCĐ – SXC
Hệ thống tài khoản được xây dựng và áp dụng thống nhất trong toàn Xí nghiệp. Tài khoản được mở chi tiết chi từng loại chi phí và từng đối tượng. Sự tổ chức hệ thống tài khoản tạo sự thuận lợi cho việc hạch toán cũng như kiểm tra, kiểm soát.
Tổ chức sổ sách kế toán
Hệ thống sổ kế toán về chi phí sản xuất vận tải tại Xí nghiệp cũng như các đơn vị trực thuộc khác đều được tổ chức các loại sổ kế toán cần thiết đối với từng loại chi phí như sau:
Chi phí nguyên vật liệu
Xí nghiệp mở Sổ cái cho từng đối tượng chịu chi phí thông qua hệ thống phần mềm kế toán để theo dõi nghiệp vụ xuất vật tư, nhiên liệu trong kỳ. Cụ thể:
+ Sổ cái tài khoản 6211.15: Công tác chuẩn bị, kiểm tra cấp nhiên liệu, nước lên đầu máy.
+ Sổ cái tài khoản 6211.16: Công tác lái máy
…………………………………..
+ Sổ cái tài khoản 6212.17: Nhiên liệu chạy tàu
+ Sổ cái tài khoản 6212.18: Nhiên liệu phục vụ phân xưởng.
Bên cạnh đó còn có các sổ do Kế toán viên thực hiện
+ Thẻ kho (sổ kho)
+ Sổ theo dõi CCDC
+ Bảng phân bổ CCDC
Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu, để theo dõi chi phí Nhân công trực tiếp có các sổ sau:
+ Sổ các tài khoản 622.15: Công tác chuẩn bị, kiểm tra cấp nhiên liệu, nước lên đầu máy.
+ Sổ cái tài khoản 622.16: Công tác lái máy
…………………………………………….
Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Bảng chi tiết trích khấu hao TSCĐ
+ Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ
+ Bảng phân bổ chi phí khấu hao
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
+ Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Bảng tổng hợp chi phí khác bằng tiền
+ Sổ chi tiết chi phí dịch vụ
+ Sổ chi tiết chi phí khác bằng tiền.
2.3. Tổ chức hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất vận tải
Hệ thống báo cáo về chi phí sản xuất vận tải ở Xí nghiệp được áp dụng theo quy định của Tổng công ty, báo cáo theo từng tháng, quý, năm. Bao gồm các biểu mẫu sau:
+ Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp
+ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
+ Báo cáo chi phí vận tải
+ Báo cáo sản xuất phụ.
Các quy định, quy chế kiểm soát chi phí sản xuất vận tải
Là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty đường sắt Việt Nam nên Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng nằm dưới sự lãnh đạo của Tổng công ty và bị chi phối bởi các quy định, thủ tục của Tổng công ty.
Công tác kiểm soát chi phí tại Xí nghiệp hay tại các Xí nghiệp liên hiệp khác đều thể hiện qua các quy định chính như sau:
Đối với công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh vận tải
Để kiểm soát khâu này Tổng công ty ban hành “quy định về công tác xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải”. Căn cứ vào Nghị định 59/CP của Chính phủ về quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Trong quy định này hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch kinh doanh vận tải theo các nội dung sau:
- Một số quy cụ thể về nội dung thu và chi vận tải.
- Trình tự thời gian lập và báo cáo kế hoạch.
- Triển khai thực hiện kế hoạch
Quy định này còn có bản phụ lục kèm theo các quy định về:
+ Hệ thống biểu mẫu kế hoạch;
+ Nội dung kế hoạch chi phí theo 52 khoản mục (quy định rõ về nội dung chi tiêu, kế hoạch chi tiêu và chỉ tiêu phân khai);
+ Định mức dùng để xây dựng và quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải (định mức xây dựng kế hoạch chi cho người lao động theo chế độ; định mức xây dựng kế hoạch chi dịch vụ mua ngoài và chi khác, chi phí chung của doanh nghiệp; định mức chi phí vật liệu).
Căn cứ vào quy định chung của Tổng công ty, Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng có trách nhiệm lập kế hoạch hàng quý, hàng tháng cho đơn vị mình một cách hợp lý theo đặc điểm riêng của Xí nghiệp (những đặc điểm làm tăng thêm chi phí phải có thuyết minh cụ thể khi bảo vệ kế hoạch).
Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế và diễn biến về sự biến động của thị trường, giá cả, Xí nghiệp sẽ có sự điều chỉnh lại cho phù hợp.
Thực hiện sản xuất trên cơ sở định mức chi phí đã xây dựng.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức chi phí đã xây dựng, các bộ phận liên quan tiến hành thực hiện kế hoạch sản xuất, chi tiêu. Mọi biến động bất thường đề phải được báo cáo bằng văn bản, thuyết minh rõ nguyên nhân và số chênh lệch vượt định mức. Kết quả thực hiện kế hoạch cũng sẽ được báo cáo kèm các chứng từ, văn bản cần thiết (Biên bản nghiệm thu, Biên bản kiểm tra kỹ thuật…) được xét duyệt hợp lý sau khi hoàn thành.
óùó
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT VẬN TẢI TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY ĐÀ NẴNG.
Ngành đường sắt bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng tất cả các ngành đó đều phục vụ cho mục tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá. Để sản xuất ra được sản phẩm vận tải cần có nhiều bộ phận hợp tác hữu cơ với nhau. Là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy tổ chức của Ngành đường sắt, Hệ đầu máy (XNĐMĐN) là đơn vị cung cấp sức kéo đồng thời đảm nhiệm cả việc sửa chữa và vận dụng đầu máy. Hệ đầu máy chiếm chi phí lớn nhất trong tỷ trọng giá thành vận tải (60%) với một đội ngũ lao động khá đông với tuyệt đại bộ phận là lao động thành thạo bao gồm: những tổ lái máy và công nhân sửa chữa đầu máy. Chính vì đặc điểm này mà Xí nghiệp đầu máy cần phải chú ý đến công tác kiểm soát chi phí mà chủ yếu và quan trọng nhất là chi phí sản xuất vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí.
Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, CCDC (vật tư)
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các loại sau: nguyên vật liệu, dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu, xăng, phụ tùng, phế liệu, vật liệu khác….ngoài ra còn có các công cụ dụng cụ và bao bì luân chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất.
Việc kiểm soát chi phí nguyên vật liệu được thực hiện thông qua tổ chức kiểm soát tất cả các khâu : Nhập, xuất, sử dụng, bảo quản, hạch toán, phân bổ bằng cách xây dựng các quy trình thực hiện các nghiệp vụ cụ thể.
* Để kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, Xí nghiệp thực hiện phân chia trách nhiệm các bộ phận liên quan tham gia như sau:
+ Thủ kho: có trách nhiệm theo dõi và bảo quản về mặt số lượng tồn kho vật tư, thực hiện công việc nhập kho, xuất kho vật tư khi có lệnh (kèm theo các chứng từ cần thiết: yêu cầu nhập, yêu cầu xuất của Giám đốc…). Đồng thời thực hiện việc ghi chép thẻ kho.
+ Phòng kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch về định mức sử dụng vật tư theo số lượng, chủng loại, chất lượng…
+ Phòng kỹ thuật: kiểm tra chất lượng vật tư trước khi nhập kho, giám định kỹ thuật vật tư xuất dùng cho từng kế hoạch sản xuất sửa chữa, kiểm tra kỹ thuật theo quy trình sản xuất, sửa chữa.
+ Phòng vật tư: Lập kế hoạch và thực hiện mua sắm và dự trữ vật tư; cung ứng vật tư cho bộ phận sản xuất theo kế hoạch.
+ Bộ phận sản xuất : thực hiện gia công các chi tiết phụ tùng, sửa chữa và đại tu đầu máy theo kế hoạch.
+ Phòng kế toán: Thực hiện ghi sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp vật tư các nghiệp vụ phát sinh, thanh toán cho khách hàng, lập báo cáo quyết toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…
Thực tế được tìm hiểu như sau:
Kiểm soát quá trình mua và nhập kho Nguyên vật liệu
+ Bắt đầu từ phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất và dự trữ hàng quý và chi tiết cho từng tháng. Sau khi kế hoạch này được Giám đốc duyệt sẽ làm căn cứ cho phòng vật tư lập Giấy đề nghị mua vật tư trình lên Giám đốc ký duyệt và thực hiện mua vật tư.
+ Bộ phận mua hàng thuộc Phòng vật tư lập Phiếu đề nghị tạm ứng vay tiền từ phòng tài vụ để mua vật tư. Trong khâu này, bộ phận mua vật tư cần linh động trong việc lựa chọn nhà cung cấp và cân nhắc về giá cả và chất lượng, chủng loại, chi phí vận chuyển, bốc dở của vật tư muốn mua.
+ Sau khi vật tư được mua chuyển về kho sẽ được Ban kiểm nghiệm vật tư (Phòng kỹ thuật) tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng vật tư và lập thành Biên bản kiểm nghiệm vật tư. Sau đó thủ kho tiến hành nhập kho vật tư và ghi vào thẻ kho. Mọi trường hợp vật tư hư hỏng, kém chất lượng, mất mát trong quá trình vận chuyển trách nhiệm sẽ thuộc về Bộ phận mua hàng.
+ Người đứng ra xin tạm ứng (Bộ phận mua hàng thuộc Phòng vật tư) để mua vật tư sẽ lập Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng kèm theo Biên bản kiểm nghiệm và Hoá đơn mua vật tư chuyển cho Kế toán vật tư để làm cơ sở lập phiếu định tài khoản và ghi sổ. Chuyển cho Kế toán thu – chi thanh toán giảm tiền tạm ứng.
+ Kế toán vật tư nhập dữ liệu vào máy về số vật tư vừa được nhập kho theo từng loại vật tư: phụ tùng, nhiên liệu, vật liệu.
+ Trường hợp mua mà khách hàng chuyển thẳng đến Xí nghiệp, Phòng kỹ thuật sẽ kiểm nghiệm vật tư, thủ kho nhập kho và Phòng tài vụ sẽ kiểm tra sự hợp lệ của tất cả các chứng từ và tiến hành thanh toán tạm ứng hoặc thanh toán thẳng cho nhà cung cấp đồng thời thực hiện việc ghi sổ kế toán (nhập liệu vào máy).
+ Cuối kỳ, phòng tài chính sẽ in sổ công nợ, Bảng kê phiếu nhập kho, Sổ chi tiết vật tư đối chiếu với phòng vật tư và thủ kho về số lượng vật tư tồn cuối kỳ.
Kiểm soát quá trình xuất kho để thực hiện sản xuất
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, sửa chữa được giao, Bộ phận sản xuất lập Phiếu đề nghị cấp vật tư. Bộ phận phụ trách cung tiêu sẽ ký duyệt và lập Phiếu xuất kho (Phiếu lĩnh vật tư). Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: một liên lưu tại bộ phận phụ trách cung tiêu, một liên lưu tại phòng kế toán.
+ Thủ kho thực hiện xuất kho vật tư (vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng) theo nội dung của phiếu xuất. Hàng ngày thủ kho chuyển 1 liên của phiếu lĩnh vật tư cho kế toán vật tư để nhập dữ liệu vào máy theo từng loại vật tư xuất cho từng đối tượng sử dụng. Kế toán vật tư làm Bảng kê xuất kho hàng tháng và lập phiếu định tài khoản.
+ Cuối tháng, Kế toán vật tư sẽ chuyển Phiếu định tài khoản và các chứng từ liên quan cho Kế toán tổng hợp lập bảng tổng hợp số liệu chi phí NVL hàng tháng theo từng đối tượng sử dụng.
+ Hàng quý, Kế toán tổng hợp lập Báo cáo quyết toán vật tư theo từng đối tượng sử dụng và in các báo biểu (Sổ cái, Nhật ký chung) cung cấp cho Kế toán trưởng.
Kiểm soát khâu sử dụng vật tư
+ Bộ phận sản xuất căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức sử dụng vật tư để tiến hành sản xuất. Nếu vật tư sử dụng vượt định mức thì Tổ trưởng có trách nhiệm phải thuyết trình rõ ràng nguyên nhân cho Phòng kế hoạch và phòng vật tư.
+ Căn cứ vào báo cáo sản phẩm, công việc hoàn thành Bộ phận nghiệm thu sẽ tiến hành nghiệm thu đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thành. Phòng kỹ thuật tính ra số lượng vật tư thực tế sử dụng đồng thời đối chiếu với các bộ phận liên quan để kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vật tư có đúng với số lượng xuất ra hay không? theo định mức kế hoạch hay không? Từ đó làm căn cứ để tập hợp Chi phí NVLTT và chi phí sản xuất vận tải.
+ Xí nghiệp đã thực hiện khen thưởng cho các bộ phận sản xuất (đội) tiết kiệm được Nguyên vật liệu so với kế hoạch và phạt hành chính đối với Tổ trưởng tổ sản xuất không chặt chẽ trong khâu quản lý làm thất thoát, hư hỏng, lãng phí NVL; Phạt hành chính đối với công nhân vi phạm quy tắc hoạt động, làm hư hỏng, mất mát, lãng phí nguyên vật liệu.
1.4 Kiểm soát khâu bảo quản vật tư
Công tác kiểm soát khâu bảo quản được Xí nghiệp thực hiện bằng một hệ thống các nhà kho. Mỗi kho dùng để bảo quản một loại vật liệu và do một thủ kho quản lý, thực hiện ghi thẻ kho và chịu trách nhiệm trong những trường hợp mất mát, hư hỏng, thiếu hụt ngoài định mức đối với kho của mình quản lý.
Hệ thống kho bao gồm các kho:
Kho phụ tùng
Kho vật liệu
Kho phế liệu
Kho vật liệu khác
Kho nhiên liệu
Kho nhiên liệu trên tăng đe
Kho dầu mở bôi trơn
Kho xăng
Kho công cụ lao động
Vào cuối tháng, Hội đồng kiểm kê của Xí nghiệp sẽ thực hiện kiểm kê các kho nguyên vật liệu và lập Biên bản kiểm tra kỹ thuật ( hoặc phiếu kiểm kê).
Sau đây là ví dụ minh hoạ về trường hợp kiểm tra kỹ thuật 42 chủng loại mặt hàng dự án khôi phục 15 đầu máy Ru ( gọi tắt của Rumani) (Xem trang47 )
Căn cứ vào biên bản kiểm tra kỹ thuật (hoặc phiếu kiểm kê), Trưởng ban kiểm kê sẽ tiến hành xử lý kết quả kiểm kê. Tuỳ thuộc vào mức độ hư hỏng, lạc hậu (đối với vật tư được kiểm tra kỹ thuật) hoặc tỷ lệ chênh lệch và định mức quy định (đối với vật tư kiểm kê cuối kỳ) sẽ xử lý cho từng đối tượng. Nội dung xử lý sẽ được thể hiện rõ “Biên bản xử lý kiểm kê”. (Xem trang 48)
BIÊN BẢN KIỂM TRA KỸ THUẬT
42 chủng loại mặt hàng dự án khôi phục 15 đầu máy RU
Hôm nay, 0h ngày 31 tháng 03 năm 2007. Tại kho phụ tùng Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng, Hội đồng kiểm tra gồm có:
1. Ông: Đoàn Minh Phương PGĐ Xí nghiệp Chủ tịch HĐ
2. Ông: Nguyễn Thành Nhơn TP kỹ thuật Tổ phó tổ kiểm kê
3. Ông: Ngô Trung Tâm TP Vật tư Tổ trưởng tổ kiểm kê
4. Ông: Nguyễn Đức Tuyền CV Phòng TCKT Uỷ viên
Hội đồng đã kiểm kê toàn bộ số lượng, chủng loại phụ tùng của kho phụ tùng, đồng thời xác định trạng thái kỹ thuật của một số phụ tùng thuộc loại tồn kho không sử dụng được như sau:
Tổng số mặt hàng thuộc kho phụ tùng là 241 mặt hàng.
Sau khi xem, xét kỹ từng loại phụ tùng và đối chiếu với thẻ kho, Hội đồng xác định có 42 loại phụ tùng bị lạc hậu kỹ thuật không cần dùng hoặc kém phẩm chất. Số lượng, chủng loại như sau:
PHỤ TÙNG TỒN KHO Ứ ĐỌNG QUA KIỂM KÊ
STT
Tên phụ tùng
Mã
PT
ĐVT
SL
Diễn giải
Đơn giá
Thành
tiền
1
26
32
42
I. Phần động cơ
Bầu lọc dầu
……………….
II. Phần hãm
Võ xi lanh hãm
III. CCDC
Nút chống ồn
………………..
Miếng xốp
41001
41014
45005
46060
cái
cái
cái
cái
10
1
500
1
Khác chủng loại, lạc hậu kt
Bị méo, không SD được
Không dùng
Khác chủng loại, không giá
74.050
0
2.962
0
740.500
0
1.481.000
0
Tổng kết:
Phụ tùng động cơ: 17.179.600
Phụ tùng cơ điện: 60.528.545
Phụ tùng hãm : 61.461.500
Phụ tùng CCDC : 6.612.673
Tổng: 145.782.318
3. Nguồn gốc của các phụ tùng này là do chuyên gia Đức đưa sang phục vụ công tác phục hồi 15 đầu máy RU 1996 – 1997. Trong những mặt hàng đưa sang, nhiều loại không đúng chủng loại hoặc lậu kỹ nên không sử dụng được và tồn kho ứ đọng từ đó đến nay.
Xí nghiệp Đầu máy
Các thành viên Chủ tịch Hội đồng
Cty VTHKĐS Hà Nội
XNĐMĐN
BIÊN BẢN XỬ LÝ KIỂM KÊ
kết quả kiểm kê 42 chủng loại mặt hàng dự án khôi phục 15 ĐM Ru
Lúc 0h, ngày 31 tháng 03 Năm 2007 của XNĐMĐN
Căn cứ công văn số: 1785/CTHKHN – TCKT ngày 14/12/06. Về việc thực hiện công tác kiểm kê 0h ngày 31/03/2007 của công ty VTHKĐSHN.
Hôm nay, ngày 01/04/2007, dưới dự chủ trì của Ông: Đoàn Minh Phương :Trưởng ban kiểm kê XN, tiến hành xử lý kiểm kê 0h ngày 31/03/2007
Báo cáo kết quả kiểm kê
STT
Tên phụ tùng
Mã
PT
ĐVT
SL
Diễn giải
Đơn giá
Thành
tiền
1
13
26
42
I. Phần động cơ
Bầu lọc dầu
……………….
II. Phần hãm
Võ xi lanh hãm
III. CCDC
Nút chống ồn
………………..
Miếng xốp
41001
41014
45005
46060
cái
cái
cái
cái
10
1
500
1
Khác chủng loại, lạc hậu kt
Bị méo, không SD được
Không dùng
Khác chủng loại, không giá
74.050
0
2.962
0
740.500
0
1.481.000
0
Kết luận của Ban kiểm kê: 42 chủng loại phù tùng đã bị lạc hậu kỹ thuật, hư hỏng, không đúng chủng loại không còn khả năng sử dụng được.
Kiến nghị xử lý: Cho thanh lý tất cả 42 chủng loại trên để mua lại phụ tùng mới phục vụ kịp thời cho công tác sửa chữa các đầu máy RU.
XNĐM Đà Nẵng
Giám đốc(duyệt) Chủ tịch Hội đồng
Kiểm soát công tác phân bổ chi phí CCDC
Theo quy định công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp được phân bố theo hai dạng:
+ Các loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (<= 1 năm) thì được phân bổ 100% vào chi phí sản xuất khi xuất dùng vào sản xuất trong kỳ.
+ Các loại công cụ dụng cụ có giá trị lớn và phục vụ cho nhiều kỳ sản xuất thì Xí nghiệp tiến hành phân bổ 50% giá trị xuất dùng vào chi phí của kỳ này, 50% giá trị còn lại được hạch toán vào chi phí trả trước và phân bổ hết vào kỳ sau.
+ Kế toán tổng hợp căn cứ vào quy định về tỷ lệ phân bổ trên để thực hiện phân bổ chi phí CCDC theo từng đối tượng sử dụng (xuất dùng cho sản xuất vận doanh; xuất dùng cho sản xuất phụ ).
Kiểm soát trong khâu hạch toán Chi phí NVL
Để kiểm soát trong khâu này, Xí nghiệp xây dựng quy trình quy định trình tự luân chuyển chứng từ, các kế toán viên và các bộ phận liên quan áp dụng theo quy trình mà thực hiện .
Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ
Bắt đầu
Đề nghị mua vật tư
Đề nghị tạm ứng
Thanh toán
Phiếu chi
Hoá đơn GTGT
duyệt mua
duyệt chi
Mua VTư
Đề nghị xuất VT
Biên bản giao nhiệm vụ sx
Phiếu nhập kho
Phiếu định tài khoản hoặc Chứng từ ghi sổ
Phiếu xuất kho
Phiếu di chuyển VT nội bộ
Nhập liệu vào máy
Báo cáo vào sổ sách liên quan
Kiểm tra và đối chiếu với các p.hành khác
Kết thúc
BB kiểm nghiệm VT
Duyệt xuất
nhập kho
Để minh hoạ cho sơ đồ này, sau đây sẽ là một số mẫu chứng từ (minh hoạ) liên quan đến quá trình kiểm soát chi phí nguyên vật liệu thể hiện quy trình luân chuyển chứng từ được trình bày:
Để bắt đầu cho một nghiệp vụ nhập kho vật tư Trưởng Bộ phận mua hàng thuộc phòng vật tư tiến hành lập Giấy đề nghị mua vật tư, phụ tùng trình lên Giám đốc ký duyệt:
GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA PHỤ TÙNG
Kính gửi: Ông: Bùi Văn Tựu Giám đốc Xí nghiệp
Để có phụ tùng, vật tư phục vụ cho công tác sửa chữa đầu máy và các hoạt động sản xuất, đề nghị Giám đốc giải quyết cho mua một số phụ tùng, vật tư sau đây:
TT
Tên hàng
ĐVT
Tồn kho
SL mua
Diễn giải nội dung
1
2
3
Zoăng đường nước lớn GE
Zoăng đường nước nhỏ GE
Đệm đầu lọc NLiệu Tiệp
………………………..
Cái
Cái
Cái
50
50
30
100
100
30
Phục vụ sửa chữa đầu máy GE
Phục vụ sửa chữa đầu máy GE
Phục vụ sửa chữa đầu máy Tiệp
Giám đốc (duyệt) Phòng vật tư
Sau khi được Giám đốc ký duyệt đề nghị mua phụ tùng, người phụ trách mua hàng lập Giấy đề nghị tạm ứng cho Trưởng phòng vật tư, kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
Cty VTHKĐSHN
XNĐMĐN GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 10 tháng 04 năm 2007
Kính gửi : Ông Bùi Văn Tựu Giám đốc Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng
Tôi tên là : Bùi Công Nhân
Địa chỉ : Phòng vật tư
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 6.905.000 (Viết bằngchữ) Sáu triệu chín trăm lẻ năm nghìn
Lý do tạm ứng: Dùng để mua phụ tùng
Thời hạn thanh toán: 16/04/2007
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị
Giấy đề nghị tạm ứng sau khi được ký duyệt sẽ là chứng từ để phòng tài chính tạm ứng tiền cho bộ phận mua hàng thực hiện việc mua hàng và nhập kho. Việc nhập kho được thực hiện sau khi được kiểm nghiệm về chất lượng và số lượng của Ban kiểm nghiệm vật tư trên cơ sở Hoá đơn GTGT số 0077852
XNĐMĐN BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ
Đơn vị: Ngày 16 tháng 04 năm 2007
Căn cứ vào hàng nhập số 0077852 ngày 16 tháng 04 năm 2007
Giao theo hợp đồng số: ………………………………………………………………
Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông: Ngô Trung Tâm Đại diện cung tiêu Trưởng ban
Ông: Bùi Văn Hiệu Đại diện kỹ thuật Uỷ viên
Ông: Phạm Đức Thọ Thủ kho Uỷ viên
Đã kiểm nghiệm các vật tư dưới đây tại Xí nghiệp đầu máy Đà Nẵng.
Tên nhãn hiệu và quy cách vật tư
ĐVT
SỐ LƯỢNG
Nhận xét
Theo chứng từ
Theo kiểm nghiệm
Đúng quy cách phẩm chất
Không đúng quy cách phẩm chất
Zoăng nước lớn GE
Zoăng nước nhỏ GE
Đệm đầu lọc NL Tiệp
………………………
Cái
Cái
Cái
…..
100
100
30
…..
100
100
30
……
100
100
30
…..
0
0
0
…….
Kết luận của Ban kiểm nghiệm: Số lượng đủ, đạt yêu cầu kỹ thuật
Uỷ viên Uỷ viên Trưởng ban
Sau khi vật tư được kiểm nghiệm, thủ kho sẽ tiến hành nhập kho theo Phiếu nhập kho ( do Bộ phận phụ trách cung tiêu thuộc phòng vật tư lập) và ghi vào thẻ kho.
Nhân viên phụ trách mua hàng (thuộc bộ phận phụ trách cung tiêu) tập hợp chứng từ gồm : Phiếu chi (tạm ứng), Hoá đơn mua hàng và Phiếu nhập kho để chuyển cho Phòng kế toán, Kế toán thanh toán sẽ tiến hành hoàn ứng và lập giấy Thanh toán tạm ứng chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt.
Đơn vị: PHIẾU NHẬP KHO Số:…………..
Địa chỉ: Ngày 16 tháng 04 năm 2007
Họ tên người giao hàng:
Theo Hoá đơn GTGT Số 007785 ngày 16 tháng 04 năm 2007
Của: Cửa hàng Nguyễn Thị Hoa
Nhập tại kho: Phụ tùng
STT
Tên nhãn hiệu, q.cách Vtư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
1
2
3
…
Zoăng nước lớn GE
Zoăng nước nhỏ GE
Đệm đầu lọc NL Tiệp
…………………
23009
22138
56006
……
Cái
Cái
Cái
…….
100
100
30
……
100
100
30
…..
10.000
10.000
10.000
……….
1.000.000
1.000.000
300.000
………..
Công tiền hàng:
6.576.000
Tiền thuế GTGT:
329.000
Cộng tiền thanh toán:
6.905.000
Nhập, ngày 16 tháng 04 năm 2007
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Nợ:………..
Có:………..
GIẤY THANH TOÁN TIỀN TẠM ỨNG Số:
Ngày16 tháng 04 năm 2007 Nợ:………... Có:………...
Họ tên người thanh toán: Bùi Công Nhân
Địa chỉ: Phòng vật tư
Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:
Diễn giải
Số tiền
I. Số tiền tạm ứng
1. Số tiền tạm ứng các đợt trước chưa chi hết
2. Số tiền tạm ứng kỳ này:
- Phiếu chi số UNC 175 ngày 11/4/2007
- Phiếu chi số … ngày …
II. Số tiền đã chi
Chứng từ số 0077852 ngày 16/04/2007
……………………….
III. Chênh lệch
Số tạm ứng chi không hết ( I – II )
Chi quá số tạm ứng ( II – I )
6.905.000 đ
6.905.000 đ
Hết
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng KT thanh toán Người thanh toán
Đối với nghiệp vụ xuất kho:
Xuất phát từ cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, sửa chữa hàng quý hoặc do gặp phải sự cố kỹ thuật bất thường trong quá trình thực hiện sản xuất, hội đồng giám định kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra kỹ thuật đối với bộ phận đó và lập thành Biên bản giám định kỹ thuật.
Cty VTHKĐSHN
XNĐMĐN BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH KỸ THUẬT
Ngày 12 tháng 01 năm 2007
I. Thành phần Hội đồng:
1. Ông: Đoàn Minh Phương Phó giám đốc Chủ tịch Hội đồng
2. Ông: NGuyễn Thành Nhơn TP kỹ thuật Uỷ viên
3. Ông: Nguyễn Hữu Ngọc Kỹ thuật viên Uỷ viên
4. Ông: Ngô Trung Tâm TP vật tư Uỷ viên
II. Nội dung giám định:
Giám định bộ truyền động thuỷ lực GSR 30/5, 7 APPEW số hiệu 0187027
III. Kết quả giám định:
Trục chính bị hỏng cụm máy biến xoắn vận hành I
Côn răng 26 hỏng răng
Càng cua đảo chiều xoay hỏng, trục càng cua bị tróc hỏng, bạc trục càng cua hỏng
IV. Kết luận: Cho phép sửa chữa phục hồi bộ truyền động thuỷ lực trên để làm bộ TDTL dự phòng theo nội dung sau:
Cụm trục chính giải thể toàn bộ sửa chữa
Bầu lọc khe chọn lắp các phần lọc, ty để lắp lại thành một bộ phận hoàn chỉnh
Các thành viên Chủ tịch Hội đồng
Biên bản giám định kỹ thuật là cơ sở cho Giám đốc lập thành Phiếu giao nhiệm vụ sản xuất để giao cho từng bộ phận, phòng ban tiến hành thực hiện kế hoạch.
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SẢN XUẤT
Kính gửi: Phân xưởng sửa chữa
Căn cứ nhu cầu phục vụ sản xuất :
Nay XN giao nhiệm xụ sản xuất cho:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18032.doc