MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU. 6
Chương 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH. 8
1.1.Tổng quan về công ty tài chính. 8
1.1.1.Khái niệm vế công ty tài chính. 8
1.1.2. Phân loại công ty tài chính. 10
1.1.3.Các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính. 11
1.2.Hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính. 14
1.2.1.Khái quát về cho vay dự án. 14
1.2.2.Đặc điểm hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính. 16
1.2.3.Các hình thức cho vay dự án. 18
1.2.4. Quy trình cho vay dự án. 19
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt thiện hoạt động cho vay dự án của công ty tài chính. 24
1.3.1. Các nhân tố thuộc về công ty tài chính. 24
1.3.2.Các nhân tố bên ngoài công ty tài chính. 26
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ. 28
2.1. Tổng quan về công ty Tài Chính Dầu Khí. 28
2.1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty Tài chính Dầu khí. 28
2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Tài Chính Dầu Khí. 32
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài chính Dầu Khí. 38
2.2.1.Các hình thức cho vay dự án tại công ty Tài chính Dầu Khí. 38
2.2.2. Quy trình cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí. 40
2.2.3.Ví dụ minh hoạt hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí. 45
2.3. Đánh giá hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí. 58
2.3.1.Kết quả đạt được . 58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. 60
2.3.2.1.Hạn chế. 60
2.3.2.2. Nguyên nhân. 62
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ. 64
3.1.Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí. 64
3.1.1. Chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty Tài Chính Dầu Khí. 64
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí. 71
3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí. 72
3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho hoạt động cho vay dự án. 72
3.2.2.Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các dự án lớn. 73
3.2.3.Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng. 73
3.2.4. Tập trung phát triển chính sách khách hàng. 75
3.2.5. Đầu tư phát triển công nghệ. 76
3.2.6.Hoàn thiện quá trình xét duyệt cho vay. 76
3.2.7. Hoàn thiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát quá trình sau cho vay. 77
3.3.Một số kiến nghị. 78
3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. 78
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước. 79
KẾT LUẬN. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài Chính Dầu Khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao và ổn định, giai đoạn 2002-2006 đạt bình quân 151%/năm. Nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn vay các TCTD và nguồn ủy thác của các tổ chức và cá nhân. Năm 2006 nguồn vốn vay và nguồn ủy thác đầu tư đạt trên 11.000 tỷ đồng, bằng 309% so với năm 2005. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng chậm so với tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng cao trong quy mô vốn (chiếm 83% trong tổng vốn huy động). Huy động vốn ngoại tệ còn hạn chế và chỉ tập trung vào một số khách hàng nhất định. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, năm 2006 công ty đã phát hành Trái phiếu tài chính dầu khí với tổng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu là 665 tỷ đồng.
Dịch vụ tư vấn tài chính trong 5 năm qua đã trở thành dịch vụ đặc trưng của Công ty, phát huy thế mạnh đầu tư một cách uy tín. Trong giai đoạn 2002-2006, công ty đã thực hiện tư vấn tài chính cho một số công trình lớn và triển khai công tác tư vấn cổ phần hóa cho các đơn vị thành viên của tập đoàn như :PVFC Engineering, PVECC, DMC, PVD, PTSC, Petrosetco, PVI, PVGasN, PVGasS, phương án chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Petechim, PVGas.....
Với mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư và đảm bảo vốn đầu tư tham gia có hiệu quả, trong 5 năm qua công ty đã tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư và thực hiện góp vốn vào hàng loạt các dự án lớn trong ngành điện, xăng dầu, xây dựng như Công ty Xi măng Hạ Long, Công ty Xi măng Long Thọ II, Công ty cổ phần Dầu Khí Tản Viên,Nhà máy sản xuất vỏ bình Gas....Trong năm 2005 công ty cũng tiếp nhận vốn liên doanh Petro Tower do Tập đoàn Dầu Khí chuyển giao.Song song với hoạt động đầu tư dự án và góp cổ phần, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư và mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa và các công ty cổ phần khác : Công ty Khoan Và Dịch Vụ Dầu Khí( PVD), Công ty Vận tải xăng dầu KV1(Vipco), Công ty Vận tải xăng dầu KV2(Vitaco), Công ty Dịch Vụ kỹ thuật Dầu Khí(PTSC), Công ty Bảo hiểm dầu khí(PVI), Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Công ty lắp điện 1, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty Nhiệt điện Phả Lại, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại An Bình, Ngân hàng TMCP Phương Nam....
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư tài chính, Công ty đã triển khai thành công dịch vụ nhận ủy thác đầu tư với nhiều hình thức đa dạng. Đến nay PVFC đã trở thành một tổ chức tài chính có uy tín nhất trên thị trường tài chính Việt Nam trong hoạt động nay. Số dư nhận ủy thác đầu tư của các tổ chức và cá nhân, các dự án và công ty cổ phần đến 31/12/2006 đạt trên 860 tỷ đồng. Nhận ủy thác đầu tư không chỉ định mục đích đạt 500 tỷ đồng.
Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của PVFC.
Bảng 2.1.a.Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của PVFC.
Đơn vị tính: tỷ đồng.
STT
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
1
Tổng tài sản
6877
17730
35460
2
Số dư huy động vốn
6506
12574
23890,6
3
Số dư cho vay
2728
4245
6605,6
4
Doanh thu
421
1015
2447,1
5
Lợi nhuận trước thuế
29,4
128
557,3
6
Nộp ngân sách
8,7
36
148,9
7
Nộp tổng công ty(triệu đồng)
2.300
4.500
8804,3
(Nguồn: Báo cáo tài chính PVFC-trang nội bộ)
Về hoạt động huy động vốn, nguồn vốn huy động của công ty ngày một tăng, công ty không phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ Tổng công ty Dầu Khí rót xuống. Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài trong và ngoài ngày một lớn, điển hình là năm 2007 tổ chức thành công đấu giá cổ phần với số lượng là 59.638.900 giá đấu giá thành công bình quân là 69.974 đồng/cổ phần nhằm mở rộng quy mô về vốn cho công ty.
Biểu 2.1.b: Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng giai đoạn 2002-2007.
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động và báo cáo tài chính PVFC)
Biểu 2.1.c: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư giai đoạn 2002-2007.
Về hoạt động cho vay, mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 7 năm, tuy nhiên các dự án cho vay của PVFC không ngừng tăng lên. Các nguồn vốn cho vay chủ yếu là trung và dài hạn với các dự án lớn không chỉ trong lĩnh vực dầu khí mà cfon vươn ra trong nhiều lĩnh vực khác. Cho vay cá nhân cũng phát triển nhiều loại hình dịch vụ đa dạng như cho vay trả góp bằng lương, cho vay đảm bảo bằng chính tài sản vay, cho cầm cố chứng khoán...
Biểu đồ 2.1.d: Cho vay các đơn vị trong ngành giai đoạn 20020-2007.
Biểu đồ 2.1.e: Cho vay đối với các tổ chức tín dụng giai đoạn 2002-2007.
Biểu đồ 2.1.f: Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân giai đoạn 2002-2007.
Các hoạt động khác cũng phát triển mạnh mẽ giúp công ty PVFC ngày càng khẳng định vị trí vững chắc của mình không chỉ trong tập đoàn Dầu Khí mà cả trên hệ thống tài chính đất nước.
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay dự án tại công ty Tài chính Dầu Khí.
2.2.1.Các hình thức cho vay dự án tại công ty Tài chính Dầu Khí.
+ Cho vay trực tiếp.
Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Công ty tài chính Dầu khí giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi..
PVFC xem xét cho vay dự án đầu tư đối với những dự án thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
1. Đúng đối tượng, ngành nghề, thuộc danh mục và nằm trong hạn mức tín dụng của PVFC quy định tại quy chế này.
2. Bảo đảm tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án đạt tối thiểu 10%.
3. Bảo đảm việc quản lý dòng tiền dự án một cách chặt chẽ (ngoại trừ trường hợp cho vay đồng tài trợ mà tổ chức tín dụng đầu mối có quy định khác).
4. Thời hạn cho vay của từng dự án phụ thuộc vào dòng tiền thu của dự án.
+ Đồng tài trợ.
Là hoạt động mà PVFC phối hợp với các tổ chức tài chính trung gian khác, cùng góp vốn thực hiện cho vay đối với một dự án. Việc quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, giúp PVFC luôn đảm bảo tài trợ được cho các dự án lớn ngay khi các dự án vượt quá hạn mức tín dụng hhay khi không có đủ nguồn vốn để tài trợ cho các dự án lớn.
Với hoạt động này vừa giúp PVFC có thể tài trợ cho các dự án vượt quá hạn mức tín dụng mà còn tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với công ty và PVFC với cá tổ chức tín dụng khác.
+ Thu xếp vốn.
Thu xếp vốn là việc PVFC đứng ra với tư cách trung gian của bên vay và bên cho vay nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn cho bên vay. Đối với nhà tài trợ, những người có nguồn vốn chưa sử dụng nhưng lại không có khả năng tiếp cận với nhu cầu vay, PVFC tạo cơ hội đầu tư cho họ vào ngành Dầu khí, giảm thiểu thời gian và chi phí tiếp cận dự án và luôn được cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ chính xác về khách hàng và dự án mà họ đã bỏ vốn cho vay. Hoạt động này còn có ưu thế đối với khách hàng là được đảm bảo nguồn vốn cho dự án với lãi suất cạnh tranh nhất, giảm thiểu chi phí và thời gian tiếp cận vốn, được PVFC chịu trách nhiệm đến cùng với độ ổn định của nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh, được hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả đối với các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án.
+ Cho vay vốn ủy thác.
Cho vay vốn ủy thác là hình thức mà trong đó PVFC nhận được nguồn vốn ủy thác lớn từ các nhà đầu tư và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay dự án. Việc cho vay vốn ủy thác giúp công ty có thể tận dụng nguồn vốn của tổ chức khác để cho vay thu lợi, vừa không bị hạn chế về hạn mức tín dụng, vừa không phải huy động nhiều nguồn vốn vào hoạt động cho vay. Mặt khác, hoạt động cho vay ủy thác giúp bên ủy thác vốn đầu tư nguồn vốn đúng mục tiêu và quản lý nguồn vốn vay hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tư của các dự án với các điều kiện cho vay ít ràng buộc hơn đồng thời tạo nguồn thu hợp lý cho các tổ chức tín dụng dựa vào việc sử dụng vốn của bên ủy thác cho vay.
2.2.2. Quy trình cho vay dự án của công ty Tài Chính Dầu Khí.
* Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cho vay vốn.
Việc tiếp xúc khách hàng do bộ phận khách hàng có trách nhiệm triển khai, cụ thể như sau:
- Chuyên viên khách hàng chủ động tìm kiếm, xây dựng kế hoạch chương trình cụ thể để gặp gỡ khách hàng tiềm năng là các tổ chức kinh tế, giới thiệu khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mà PVFC cung cấp và các chính sách tín dụng đang áp dụng tại PVFC.
- Thu thập thông tin về khách hàng: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Sau khi tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng, chuyên viên khách hàng có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Bộ phận khách hàng phương án xử lý. Nếu khách hàng đáp ứng điều kiện về việc cấp tín dụng của PVFC, chuyên viên khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
- Trong vòng không quá 03 ngày làm việc, chuyên viên khách hàng có Báo cáo đánh giá sơ bộ khách hàng trình lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng xem xét để chuyển hồ sơ sang cán bộ trực tiếp thẩm định tín dụng.
- Chuyên viên khách hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra toàn bộ hồ sơ đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu (bảo đảm tính pháp lý, tính chính xác và trung thực), nếu còn thiếu, trả lại và yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ. Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ, chuyên viên khách hàng ký nhận với khách hàng Biên bản giao nhận hồ sơ (BM-HD-QT-18-02-02-02) và chuyển hồ sơ sang chuyên viên tín dụng đã được lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng giao xử lý.
* Thẩm định tín dụng và lập tờ trình tín dụng.
Sau khi nhận toàn bộ hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, chuyên viên tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra, rà soát toàn bộ danh mục hồ sơ tín dụng đầy đủ theo yêu cầu.
- Đăng ký hồ sơ tín dụng của khách hàng vào Sổ theo dõi hồ sơ của đơn vị để ghi chép kết quả trong quá trình xử lý hồ sơ.
- Nếu phải bổ sung tài liệu phục vụ công tác thẩm định, chuyên viên tín dụng phối hợp với bộ phận khách hàng yêu cầu khách hàng bổ sung, tất cả tài liệu bổ sung chuyên viên tín dụng nhận được cũng phải cập nhật vào Sổ theo dõi hồ sơ của phòng để theo dõi việc nhận lại các thông tin và tài liệu đã yêu cầu.
- Thời gian thẩm định tín dụng hồ sơ vay vốn không quá 05 ngày làm việc đối với khoản vay ngắn hạn và 20 ngày làm việc đối với khoản vay trung dài hạn, trường hợp phát sinh những vướng mắc,chuyên viên tín dụng báo cáo kịp thời lên Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng để xử lý.
- Trường hợp phải kéo dài thời gian thẩm định so với quy định của PVFC, chuyên viên tín dụng phải thông báo rõ cho khách hàng biết lý do.
- Trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng, chuyên viên tín dụng cần phải xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của PVFC, theo các nội dung như sau:
+ Thẩm định tín dụng.: Trong quá trình thẩm định tín dụng, chuyên viên tín dụng cần phải xem xét, đánh giá khả năng đáp ứng các điều kiện của PVFC.
+Thẩm định tài sản đảm bảo: Trên cơ sở xem xét thẩm định khách hàng, chuyên viên tín dụng thỏa thuận với khách hàng về các hình thức bảo đảm tín dụng:
Không bảo đảm bằng tài sản;
Bảo đảm bằng tài sản.
Căn cứ vào từng loại tài sản bảo đảm, chuyên viên tín dụng tiến hành các bước thẩm định tài sản theo quy định của PVFC, cụ thể như sau:
Đối với tài sản bảo đảm là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất:
- Chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm và soạn thảo công văn đề nghị Bộ phận định giá thực hiện (BM-HD-QT-18-02-02-03). Việc thực hiện định giá được thực hiện theo “Hướng dẫn thẩm định tài sản bảo đảm của PVFC”.
- Sau khi hoàn tất công tác thẩm định tài sản bảo đảm, Bộ phận định giá lập Báo cáo thẩm định tài sản bảo đảm và Biên Bản thoả thuận giá trị tài sản bảo đảm được ký kết giữa khách hàng và Trưởng Bộ phận định giá, gửi về đơn vị cấp tín dụng.
Đối với tài sản là cầm cố chứng từ có giá/cổ phiếu/hợp đồng uỷ thác cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đầu tư:
- Chuyên viên tín dụng thực hiện định giá tài sản bảo đảm căn cứ vào “Danh mục chứng từ có giá và cổ phiếu nhận cầm cố của Công ty Tài chính Dầu khí “ và Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC.
Đối với tài sản bảo đảm khác:
- Thực hiện định giá theo quy định Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC.
+ Lập tờ trình thẩm định tín dụng.
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định khoản vay vốn của khách hàng, chuyên viên tín dụng lập Tờ trình cấp tín dụng. Tờ trình cấp tín dụng bao gồm nhưng không hạn chế ở những nội dung sau:
- Giới thiệu về khách hàng
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng
- Quan hệ với PVFC và các tổ chức tín dụng khác
- Thẩm định khách hàng vay vốn
- Thẩm định phương án vay vốn
- Phân tích hiệu quả và khả năng đảm bảo và trả nợ vay
- Tài sản bảo đảm khoản vay.
- Đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngừa
- Nhận xét và kiến nghị.
* Thẩm định độc lập.
Đối với khoản tín dụng phải thẩm định độc lập theo quy định tại Quy chế hoạt động tín dụng của PVFC, chuyên viên tín dụng tập hợp toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng (bản photo) và soạn công văn đề nghị gửi Bộ phận thẩm định độc lập tiến hành thẩm định tín dụng.
Việc thẩm định độc lập được thực hiện theo “Hướng dẫn Thẩm định độc lập của PVFC”.
Sau khi hoàn tất công tác thẩm định độc lập, Bộ phận thẩm định độc lập có Báo cáo thẩm đinh độc lập về khoản vay theo đúng quy định tại Quy chế Tổ chức và hoạt động Thẩm định độc lập của PVFC, gửi lại cho đơn vị cấp tín dụng.
* Phê duyệt.
Sau khi hoàn tất công việc thẩm định tín dụng và thẩm định độc lập (nếu có) đối với khoản tín dụng của khách hàng, chuyên viên tín dụng trình hồ sơ tín dụng của khách hàng tới cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:
Tờ trình cấp tín dụng.
Tờ trình thẩm định tài sản bảo đảm tín dụng.
Báo cáo thẩm định độc lập (nếu có).
Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng lập.
Giấy tờ khác liên quan đến khoản tín dụng.
Trong quá trình thẩm định,chuyên viên tín dụng phải trình các cấp trung gian để có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ nội dung phê duyệt, chuyên viên tín dụng thực hiện:
+ Trường hợp không đồng ý phê duyệt:chuyên viên tín dụng soạn thảo thông báo bằng văn bản gửi khách hàng về việc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng và trình Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng ký.
+ Trường hợp đồng ý phê duyệt cấp tín dụng:chuyên viên tín dụng thông báo cho khách hàng biết và tiến hành các thủ tục tiếp theo.
Lưu ý: Sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt trên Tờ trình cấp tín dụng, chuyên viên tín dụng phô tô 01 bản Tờ trình cấp tín dụng cho Bộ phận thẩm định độc lập lưu.
* Thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng.
Chuyên viên tín dụng căn cứ vào tài sản bảo đảm đã thỏa thuận với khách hàng để tiến hành các thủ tục về bảo đảm tín dụng.
Nội dung thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng theo “Hướng dẫn thực hiện các thủ tục về bảo đảm tín dụng tại PVFC”.
Sau khi hoàn tất các thủ tục về bảo đảm tín dụng, chuyên viên tín dụng nhận bàn giao (các) giấy tờ tài sản gốc của khách hàng, hai bên ký nhận Biên bản giao nhận giấy tờ tài sản (BM-HD-QT-18-02-02-04).
* Ký kết hợp đồng tín dụng.
Sau khi hoàn tất thủ tục về bảo đảm tín dụng, chuyên viên tín dụng soạn thảo hợp đồng tín dụng theo mẫu hợp đồng tín dụng của Công ty, chuyển cho khách hàng ký trước, sau đó trình lên cấp thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng tại PVFC.
* Giải ngân.
Căn cứ đề nghị giải ngân của khách hàng vay, chuyên viên tín dụng thực hiện:
- Kiểm tra các chứng từ chứng minh mục đích giải ngân, yêu cầu khách hàng bổ sung chứng từ nếu còn thiếu, cụ thể :
+ Hợp đồng vật tư, hàng hóa, dịch vụ;
+ Bảng kê các khoản chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu;
+ Đối với các hóa đơn chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể PVFC có thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (chịu trách nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn vay sau khi giải ngân.
- Lập hồ sơ giải ngân.
- Trình hồ sơ giải ngân tới lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng kiểm tra và ký hồ sơ giải ngân và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi cấp có thẩm quyền ký duyệt hồ sơ giải ngân, CVTD chuyển hồ sơ giải ngân đến Bộ phận Kế toán, Bộ phận Quản lý dòng tiền để tiến hành giải ngân cho khách hàng theo quy định của PVFC.
- CVTD có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các Phòng/Ban thực hiện việc chuyển tiền vay cho khách hàng đúng theo đúng tiến độ.
- Cập nhật khoản vay vốn của khách vào phần mềm tín dụng.
2.2.3.Ví dụ minh hoạt hoạt động cho vay dự án của công ty Tài chính Dầu Khí.
Trong hơn 7 năm hoạt động công ty Tài chính Dầu Khí đã thực hiện cho vay đối với rất nhiều dự án với nhiều doanh nghiệp khác nhau. Các dự án thuộc rất nhiều ngành, lĩnh vực của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Dầu Khí.
Để hiểu rõ về thực trạng hoạt động cho vay của công ty, ta nghiên cứu ví dụ một hồ sơ cho vay dự án của PVFC:
“Dự án mua tàu chở container 580 của công ty cổ phần Hàng Hải Đông Đô”
*) Giới thiệu về chủ đầu tư.
Chủ đầu tư dự án: Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô.
Tên tiếng anh: DONGDO MARINE JSC.
Tên viết tắt: DONGDO MARINE
Tình hình hoạt động: Công ty cổ phần hàng hải Đông Đô được thành lập vào 12/2006 với số vốn điều lệ là 89,2 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm : Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam( số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội). Giá trị vốn góp 45.697.160.000, chiếm 51,23%, còn lại là các cá nhân góp vốn dưới dạng cổ phần. Hiện nay Tổng giám đốc là ông Bùi Minh Hưng, và Kế toán trưởng là ông Nguyễn Quan Trung.
Công ty kinh doanh trên các lĩnh vực là:
+ Vận tải hàng hóa bằng đường thủy;
+ Đại lý xăng dầu và vật tư kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng xe máy và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thủy bộ khác;
+ Đại lý hàng hóa; kinh doanh xếp dỡ kho và bãi cảng; kinh doanh vật tư thiết bị hàng hóa; Trục vớt cứu hộ; Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải;
+ Tổ chức nạo vét vùng nước cảng và khu vực lân cận, kết hợp tận thu đất cát sản phẩm trong quá trình nạo vét; Khai thác vật liệu xây dựng các loại;
+ Xây dựng các công trình dân dụng, kho tàng , bến bãi thuộc nhóm C;
+ Xây lắp các cấu kiện công trình; Thi công nền móng mặt đường bộ, đào đắp, san lấp mặt bằng, tạo bãi và các dịch vụ xây dựng khác;
+ Đại lý và môi giới vận chuyển hàng hóa;
+ Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ; Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và du lịch lữ hành;
+ Cung ứng thuyền viên( không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các Doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động);
+ Đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho thuyền viên.
Hiện tại công ty đặt trụ sở tại tầng 19, tháp văn phòng Hòa Bình, số 106 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
*) Tình hình tài chính.
Hoạt động chủ yếu từ khi thành lập đến nay của công ty chưa nhiều, tình hình tài chính khá hiệu quả.Theo báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (2006, 2007), số liệu báo cáo cập nhật đến 31/12/2007. Sơ bộ BCTC do khách hàng cung cấp, có thể khái quát một số chỉ tiêu chính như sau:
Bảng 2.2.a.Một số chỉ tiêu tài chính công ty Cổ phần Hàng Hải Đông Đô
STT
CHỈ TIÊU
31/12/2006
31/12/2007
TĂNG(+)/
GIẢM(-)
TỶ LỆ (%)
1
Tổng tài sản
531.252.400.712
652.853.661.125
121.601.260.477
22.8
2
Tài sản ngắn hạn
67.678.764.102
62.383.664.110
-5.295.099.988
7.82
3
Tài sản dài hạn
463.573.636.733
590.469.995.978
126.896.3529.255
27.37
4
Các khoản phải thu ngắn hạn
7.072.502.950
10.189.812.700
3.117.309.750
41.66
5
Các khoản phải thu dài hạn
4.455.000.000
-
-4,455,000,000
-
6
Nợ ngắn hạn
103.427.199.000
113.958.223.900
10.531.024.900
10.18
7
Nợ dài hạn
300.413.788.207
372.731.664.600
72.317.876.403
24.07
8
Vốn chủ sở hữu
127.411.413.521
166.163.771.400
38.752.357.959
30.42
9
Doanh thu
191.906.094.912
221.554.904.213
29.648.809.319
15.45
10
Lợi nhuận
6.155.857.143
54.286.570.841
48.130.713.708
781.87
Có 6 tàu với trọng tải 42.682 DWT.
Bảng 2.2.b.Chi tiết đội tàu:
TT
TÊN TÀU
NĂM ĐÓNG
LOẠI TÀU
TRỌNG TẢI
(DWT)
NƠI ĐÓNG
1
ĐÔNG HỒ
1990
Hàng khô
6868
Nhật Bản
2
ĐÔNG SƠN
1976
Hàng khô
10.024
Nhật Bản
3
ĐÔNG THỌ
1998
Hàng khô
10.094
Nhật Bản
4
ĐÔNG PHONG
1994
Hàng khô
7.088
Nhật Bản
5
ĐÔNG AN
1995
Hàng khô
7.091
Nhật Bản
6
ĐÔNG BA
2006
Hàng khô
6.517
Nhật Bản
Qua xêm xét báo cáo tài chính có thể thấy được so với đội tàu hiện có, tàu chở hàng container RYOGA-8515 DWT/580TEU được mua ở mức độ trung bình, không phải tàu lớn, do đó nằm trong khả năng quản lý vận hành của doanh nghiệp.
*) Tổng quan về dự án.
(1.) Mục đích vay vốn : Thực hiện Dự án mua tàu chở hàng container RYOGA – 8515 DWT/580 TEU.
(2.) Nhu cầu vay : 13.935.900 USD
(3.) Thời hạn vay vốn : 08 năm kể từ ngày rút vốn lần đầu tiên
(4. ) Lãi suất cho vay : 7,5%/năm áp dụng cho năm 2008, các năm tiếp theo áp dụng lãi suất bằng tổng lãi suất SIBOR đối với USD kỳ hạn 06 tháng cộng (+) 2,0%/năm, nhưng không thấp hơn 6,5%/năm.
*) Thẩm định dự án của cán bộ phòng Thu xếp vốn và tín dụng doanh nghiệp.
+ Căn cứ pháp lý của dự án.
Hợp đồng mua tàu ngày 21/01/2008 được ký giữa Công ty CP Hàng hải Đông Đô và Greatsail Shipping S.A. Panama.
Biên bản tóm tắt cuộc họp bất thường số 01/BB-HĐQT ngày 18/01/2008 của HĐQT Công ty CP Hàng hải Đông Đô về việc phê duyệt dự án mua tàu chở container chuyên dụng RYOGA 580 TEU.
Quyết định số 11/HĐQT ngày 18/01/2008 của HĐQT Công ty CP Hàng hải Đông Đô về việc phê duyệt khả thi dự án đầu tư tàu chở container RYOGA.
Nhận xét: Hồ sơ pháp lý dự án đủ điều kiện thẩm định.
Hơn 10 năm trở lại đây, phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container tại Việt Nam và trên toàn thế giới đang phát triển rất mạnh. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam, trong 5 năm từ 2001 đến 2005 tổng sản lượng vận tải biển toàn quốc đạt 152.379.954 tấn, riêng năm 2006 sản lượng hàng hóa đóng trong Container thông qua tại các cảng biển Việt Nam là 1.145.197 TEU, 11 tháng năm 2007 là 1.257.096 TEU. Dự kiến năm 2010 đạt 4.262.000 TEU và đến năm 2020 đạt 7.573.000 TEU.
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cao, lượng hàng hóa lưu thông nội địa ngày một tăng như than, xi măng, clinker, sắt thép, phân bón,... hàng hoá xuất nhập khẩu cũng ngày một tăng nhanh. Các loại hàng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu đó là các loại hàng nông sản như: gạo, cà phê, tiêu và hạt điều, dầu thô, khí đốt (trong tương lai), than, cát, cao su, hải sản đông lạnh... Đối với hàng nhập khẩu: lớn nhất là dầu thành phẩm, phân bón, sắt thép ở dạng nguyên liệu, máy móc thiết bị. Đây là nguồn hàng nhập khẩu lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà phương tiện vận tải chính là đường biển.
Đồng thời, việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đã mang lại kết quả lớn, cụ thể là sản lượng lương thực không ngừng gia tăng không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu, thu về một lượng ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Việc vận chuyển hàng lương thực xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và trong tương lai đang và sẽ sử dụng nhiều tàu có trọng tải tương đương để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước.
Hiện tại, hàng hóa vận chuyển Bắc – Nam tại Việt nam đang rất mất cân đối giữa cung và cầu. Số lượng hàng hóa cần vận chuyển bằng đường biển rất lớn trong khi phương tiện vận tải không đảm nhận kịp. Tính đến tháng 12/2007 cả nước có 18 tàu của các doanh nghiệp trong nước vận chuyển Container hoạt động tuyến Bắc – Nam và kết hợp “Feeder” Singapore và Thái Lan (Kể cả tàu của các doanh nghiệp tự đầu tư và tàu thuê của nước ngoài) bao gồm:
Tàu Mê Linh (Công ty vận tải biển Vinalines): 250 -350 TEU
Tàu Vạn Xuân (Công ty vận tải biển Vinalines ): 250 -350 TEU
Tàu Magna (Công ty vận tải biển Vinalines): 200 – 250 TEU
Tàu Pioneer (Công ty vận tải biển Vinalines): 350 TEU
Tàu Vinafco 25 (Vinafco): 200 – 250 TEU
Tàu Hồ Tây (Công ty Vận tải Biển Đông): 320 – 360 TEU
Tàu Vạn Phúc (Công ty Vận tải Biển Đông): 320 – 360 TEU
Tàu V.Mariner (Công ty Vận tải Biển Đông): 600-700 TEU
Tàu V.Freighter (Công ty Vận tải Biển Đông): 400 – 450 TEU
Tàu V.Navigater (Công ty Vận tải Biển Đông): 600-700 TEU
…
Bên cạnh đó, kể từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN và đang thúc đẩy tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước trên thế giới tăng nhanh. Chỉ đơn cử như các mặt hàng gạo, phân bón…theo dự báo của Bộ Thương mại thì năm 2006 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 4,5 triệu tấn gạo tăng 7,7% so với năm 2005, và khoảng 7,1 triệu tấn phân bón. Ngoài ra, một số mặt hàng khác như xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, thuỷ sản… sang thị trường châu Âu, Mỹ cũng tăng nhanh. Đây là cơ hội lớn cho đội tàu biển Việt Nam tham gia chia sẻ thị trường với các nước trên thế giới.
Bảng 2.2.c. Dự kiến nhu cầu hàng hóa vận tải đường biển nội địa.
DỰ KIẾN NHU CẦU HÀNG HÓA VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN NỘI ĐỊA
Đơn vị: triệu tấn
TT
Loại hàng
Năm 2001
Năm 2010
Năm 2020
Khối lượng
%
Khối lượng
%
Khối lượng
%
1
Hàng khô
4.802
43,5
22.800
49,2
31.800
46,4
Hàng bách hoá
2.881
26,1
12.000
26,0
14.300
20,9
Hàng rời
1.921
17,4
10.800
23,3
17.500
25,5
2
Hàng container
(tương đương TEU)
1.500
(115,4)
13,6
2.600
(200)
5,5
4.800
(369,2)
7,0
3
Hàng lỏng
4.727
42,9
20.900
45,2
32.000
46,7
Dầu thô
4.727
42,9
13.200
28,5
19.800
28,9
Dầu sản phẩm
7.700
16,6
12.200
17,8
(Nguồn: Viện Chiến lược và Phát tri
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24717.doc