Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 207

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3

1.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Phân loại giá thành 7

1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

1.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp 9

1.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí SX theo phương pháp kê khai thường xuyên 9

1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp 9

1.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10

1.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 11

1.3.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất 14

1.3.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 15

1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp 16

1.4.1 Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp ) 17

1.4.2 Phương pháp hệ số 18

1.4.3 Phương pháp tỷ lệ 18

1.4.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ 19

1.4.5 Phương pháp phân bước 20

1.4.6 Phương pháp đơn đặt hàng 22

1.4.7 Phương pháp định mức 22

1.5 Hình thức ghi sổ kế toán chi phí SX trong các doanh nghiệp 23

1.5.1 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký – Sổ cái 23

1.5.2 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký chung 23

1.5.3 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Chứng từ ghi sổ 23

1.5.4 Ghi sổ theo hình thức Kế toán Nhật ký - chứng từ 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207 25

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Sông Đà 207 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 207: 25

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của Công ty : 26

2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty : 27

2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty 31

2.2.1 Tìm hiểu bộ máy kế toán của Công ty 31

2.2.2 Đặc điểm hệ thống vận dụng chứng từ kế toán 34

2.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản và các chính sách kế toán tại Công ty 35

2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 36

2.2.5 Đặc điểm Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng 39

2.3 Thực tế Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207 40

2.3.1 Đặc điểm về chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty cổ phần Sông Đà 207 40

2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty CP Sông Đà 207 41

2.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42

2.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52

2.3.2.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 59

2.3.2.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 63

2.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất 66

2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 68

2.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 69

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SP TẠI CÔNG TY CP SÔNG ĐÀ 207 72

3.1 Đánh giá thực trạng Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 73

3.1.1 Những ưu điểm 73

3.1.2 Một số tồn tại cần khắc phục 75

3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty CP Sông Đà 207 76

3.2.1 Kiến nghị về chứng từ kế toán 76

3.2.2 Kiến nghị về việc quản lý vật tư 77

3.2.3 Kiến nghị về việc tận dụng phế liệu thu hồi 79

3.2.4 Kiến nghị về công tác hạch toán chi phí sản xuất 79

3.2.5 Về việc bảo quản máy móc thi công 81

3.2.6 Về công tác tính giá thành 81

KẾT LUẬN 83

 

 

 

docx103 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 207, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính lãi tiền vay, tiền gửi, các khoản phí trả ngân hàng. Thủ quỹ - Kế toán công cụ dụng cụ - TSCĐ : Là người theo dõi sự biến động, tình hình hoạt động của TSCĐ, sửa chữa TSCĐ, khấu hao TSCĐ của toàn Công ty. Trực tiếp làm việc với các phòng nghiệp vụ Công ty về việc điều động, chuyển giao, nhượng bán thanh lý TSCĐ, lập các quyết định hướng dẫn hạch toán tăng giảm TSCĐ. Mở sổ theo dõi công cụ dụng cụ từ khi xuất dùng cho đến khi thanh lý, báo hỏng, lập bảng phân bổ chi phí trả trước. Thủ quỹ có trách nhiệm đảm bảo an toàn kho quỹ, cấp phát tiền đúng quy định. Thực hiện công tác chấm công đi làm của CBCNV trong phòng. Mở sổ ghi chép các cuộc họp phòng và các nhiệm vụ phòng phải đảm nhiệm. Lưu trữ công văn, hợp đồng của phòng. Kết hợp cùng phòng Tổ chức hành chính thanh quyết toán với cơ quan BHXH. 2.2.2 Đặc điểm hệ thống vận dụng chứng từ kế toán Chứng từ kế toán được sử dụng để thu thập các thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính, chúng được ghi chép theo trình tự thời gian. Vì vậy chứng từ kế toán là một căn cứ quan trọng của việc ghi sổ kế toán và kiểm tra kế toán. Công ty Cổ phần Sông Đà 207 sử dụng các loại chứng từ kế toán sau : - Chứng từ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng : Phiếu thu, phiếu chi, uỷ nhiệm chi, séc, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, giấy báo nợ, giấy báo có, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng ( biên bản kiểm kê quỹ, khế ước cho vay). - Chứng từ theo dõi vật tư : Phiếu đề nghị xuất vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu đề nghị mua vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, thẻ kho, biên bản kiểm nghiệm, biên bản kiểm kê vật tư hàng hoá. - Chứng từ theo dõi tiền lương : Bảng chấm công, phiếu hưởng BHXH, bảng thanh toán tiền lương. - Chứng từ về bán hàng : Hoá đơn GTGT, yêu cầu giao hàng, hợp đồng bán hàng. - Chứng từ tài sản cố định : Thẻ tài sản cố định, Biên bản bàn giao tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, bảng tính khấu hao TSCĐ. Với mỗi loại chứng từ có một chương trình luân chuyển riêng, có thể là liên tiếp, song song hoặc vừa liên tiếp vừa song song phù hợp với yêu cầu quản lý thông tin đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ngoài ra để quản lý chặt hơn công ty còn sử dụng một số chứng từ khác như : Giấy uỷ quyền, bảng kê thanh toán, giấy xin khất nợ… 2.2.3 Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản và các chính sách kế toán tại Công ty Công ty tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho tại Công ty được áp dụng theo nguyên tắc hàng tồn kho được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp Kê khai thường xuyên, cuối kỳ giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm đều tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, theo phương pháp này thuế GTGT phải nộp được tính dựa trên cơ sở thuế GTGT đầu ra khấu trừ đi thuế GTGT đầu vào : Thuế GTTG phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu ra = Gía tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra Theo phương pháp này, kế toán cần phải phản ánh, theo dõi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trên TK 133 – “ Thuế GTGT được khấu trừ “. Thuế GTGT đầu ra được phản ánh trên tài khoản 3331 – “ Thuế GTGT phải nộp “. Gía mua và giá bán của vật tư, hàng hóa, dịch vụ phản ánh trên nhóm tài khoản hàng tồn kho, nhóm tài khoản thu nhập và nhóm tài khoản chi phí là giá chưa có thuế. 2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán Sổ kế toán là một phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để người làm kế toán ghi chép, phản ánh một cách có hệ thống các thông tin kế toán theo thời gian, theo đối tượng. Việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm nhiều khối lượng công việc phức tạp vì vậy đơn vị hạch toán cần thiết phải sự dụng nhiều loại sổ sách khác nhau về kết cấu, nội dung, phương pháp ghi chép… tạo thành hệ thống sổ kế toán. Hiện nay Công ty đã đưa công nghệ thông tin vào việc thực hiện công tác kế toán. Công ty áp dụng phần mềm kế toán với tên gọi “ SYSTEM SONG DA ACCOUTING – SAS “. Hàng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tập hợp và phân loại sau đó nhập các số liệu vào máy tính. Chương trình kế toán máy sẽ tự động ghi Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK và lên Bảng cân đối các TK. Cuối quý kế toán in các loại sổ, báo cáo đã được thực hiện trên máy và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc sao cho các số liệu khớp đúng và chính xác. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm : - Hệ thống sổ chi tiết. - Hệ thống sổ tổng hợp. * Hệ thống sổ chi tiết Xây dựng hệ thống sổ chi tiết cho các loại chi phí sản xuất và phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp bao gồm các sổ chi tiết cho cấc tài khoản : - TK 621 _ Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp. - TK 622_ Chi phí nhân công trực tiếp. - TK 623_ Chi phí sử dụng máy thi công. - TK 627_ Chi phí sản xuất chung. - TK 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. - TK 632_ Gía thành sản phẩm. Các sổ này được tập hợp chi tiết theo từng đối tượng hạch toán ( công trình, hạng mục công trình…). Ngoài ra đơn vị có thể mở các loại sổ chi tiết khác cho phù hợp với yêu cầu quản lý và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất SP xây lắp tại đơn vị. * Hệ thống sổ tổng hợp Căn cứ vào hình thức tổ chức sổ tại đơn vị mình doanh nghiệp tổ chức và ghi chép trên hệ thống sổ tổng hợp ( cùng với hệ thống sổ chi tiết ) hình thành nên mối liên hệ ghi chép trên hệ thống sổ đã chọn để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách có hiệu quả nhất. Công ty tổ chức sổ kế toán theo hình thức sổ “ Nhật ký chung “ ngoài các sổ tổng hợp mở cho các phần hành khác nhau, để tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đơn vị cần mở các sổ tổng hợp sau : - Sổ Nhật ký chung. - Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627. - Sổ cái các TK 154, 632, 911. * Quy trình ghi sổ Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơn vị áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung được khái quát qua sơ đồ sau : Sơ đồ 8 : Trình tự hạch toán Chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc về chi phí và bảng phân bổ Báo cáo tài chính Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627, 154 Nhật ký chung Nhật ký đặc biệt Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154 Bảng cân đối phát sinh Ghi chú : Ghi định kỳ Quan hệ đối chiếu Ghi cuối kỳ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, trước hết kế toán ghi vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ kế toán chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, kế toán ghi vào Sổ tổng hợp chi tiết, sổ này được đối chiếu với sổ cái tài khoản liên quan. Đối với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến thu tiền, chi tiền, mua hàng, bán hàng, căn cứ vào các chứng từ gốc , kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào Nhật ký đặc biệt. Cuối tháng,kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản liên quan, sau khi đă loại trừ số trùng lặp do một số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (Nếu có). Đối với các chứng từ thu chi tiền mặt, hàng ngày Thủ quỹ ghi vào sổ quỹ, sổ này được đối chiếu với Sổ cái tài khoản tiền mặt ở cuối tháng. Cuối tháng căn cứ vào sổ cái các tài khoản để ghi vào Bảng cân đối số phát sinh, cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tồng hợp chi tiết, kế toán ghi vào Hệ thống báo cáo kế toán. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (Hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 2.2.5 Đặc điểm Báo cáo kế toán mà doanh nghiệp sử dụng Hiện nay Công ty đang sử dụng một số báo cáo kế toán do Nhà nước qui định bao gồm : + Bảng cân đối kế toán - BM 01 + Báo cáo kết quả kinh doanh - BM 02 Hàng quý công ty lập hai báo cáo này và cuối năm lập thêm Thuyết minh báo cáo tài chính – BM 09, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – BM 03. Các báo cáo này có giá trị khi có chữ kí đầy đủ của Giám đốc và Kế toán trưởng. Ngoài ra Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo nộp cho cơ quan thuế, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lí vốn như : Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tài chính, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, tờ khai thuế GTGT. 2.3 Thực tế Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Sông Đà 207 Công ty Cổ phần Sông Đà 207 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên sản phẩm của Công ty cũng là những công trình xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp và mang tính sản xuất đơn chiếc. Các sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, thỏa mãn những yêu cầu khác nhau về kinh tế, thẩm mỹ kiến trúc, văn hóa và thời đại. 2.3.1 Đặc điểm về chi phí SX và tính giá thành SP tại Công ty cổ phần Sông Đà 207 Chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền sự hao phí các nguồn lực sử dụng cho hoạt động xây lắp và có liên quan đến hoạt động xây lắp. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi phí xây lắp, công ty phân loại chi phí theo công dụng của các yếu tố, cụ thể có 4 loại chi phí sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( TK 621 ) : gồm giá trị của các vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc,…cần thiết để tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp. TK 621 được công ty tổ chức mở chi tiết tài khoản theo từng công trình, hạng mục công trình. TK 62101, 62201: Công trình nhà máy xi măng Hòa Phát. TK 62102, 62202: Công trình Bến nhập xuất kè bờ. TK 62103, 62203: Công trình Sài Gòn Pearl. … - Chi phí nhân công trực tiếp ( TK 622 ) : gồm các khoản chi tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp. Chi phí này không bao gồm các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. TK 622 cũng được mở chi tiết tương tự TK 621. - Chi phí sử dụng máy thi công : gồm các khoản chi phí sử dụng cho công tác thi công bằng máy. TK này được mở chi tiết như sau : TK 6231: Chi phí nhân công TK 6232: Chi phí vật liệu TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác - Chi phí sản xuất chung : là các chi phí phát sinh tại các đội, công trường xây dựng có tính chất phục vụ và quản lý sản xuất như lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ,… TK 627 được mở chi tiết : TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền Đến cuối kỳ kế toán các chi phí này sẽ được tập hợp vào TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ đề xác định giá thành của công trình. Gía thành công trình xây lắp phải bao gồm toàn bộ chi phí xây lắp tính cho khối lượng xây lắp đã hoàn thành. 2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp tại công ty CP Sông Đà 207 Để quản lý chặt chẽ các chi phí dùng cho sản xuất đồng thời xác định chính xác giá thành sản phẩm xây lắp để đáp ứng nhu cầu quản lý Công ty đã tiến hành phân tích ảnh hưởng từng loại yếu tố sản xuất trong cơ cấu giá thành, bất kỳ công trình nào trước khi bắt đầu thi công cũng phải lập dự toán thiết kế để cấp xét duyệt theo phân cấp và làm cơ sở hợp đồng kinh tế cho các bên. Các dự toán công trình xây dựng cơ bản được lập theo từng công trình, hạng mục công trình và được phân tích theo từng khoản mục chi phí, do đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng được hạch toán theo từng khoản mục chi phí. Tại Công ty các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm gồm có : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công và Chi phí sản xuất chung. 2.3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu là một khoản mục chi phí trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất thi công và đảm bảo tính chính xác của giá thành công trình xây dựng. Khi chuyển sang chế độ kế toán mới, kế toán công ty tiến hành ghi sổ tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi vật tư, nguyên vật liệu công ty mua được bàn giao đưa thẳng vào sản xuất, các biên bản bàn giao về số lượng, chủng loại, chất lượng đủ tiêu chuẩn phục vụ sản xuất giữa cán bộ vật tư của công ty và người chịu trách nhiệm thi công công trình được hạch toán trực tiếp vào TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu: gạch, ngói, xi măng, sắt, thép, cát, đá, sỏi,… Chi phí vật liệu phụ: vôi, sơn, đinh, dây thừng,… Chi phí vật liệu kết cấu: kèo cột, khung, tấm panel đúc sẵn,… Chi phí công cụ dụng cụ: cốt pha, ván đóng khuôn,… Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khác. Công ty Cổ phần Sông Đà 207 áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho cụ thể như sau: Phòng kinh tế kế hoạch lập dự toán và kế hoạch thi công cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao và thực tế phát sinh tại từng thời điểm, giám đốc công ty hoặc đội trưởng các đội thi công lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu gửi cho Phòng Kinh tế kế hoạch. Phòng Kinh tế kế hoạch căn cứ vào dự toán công trình và tình hình thực tế lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, đưa lên cho giám đốc Công ty duyệt, sau đó chuyển xuống phòng kế toán để kiểm tra và đưa sang phòng vật tư để mua nguyên vật liệu. Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho. Căn cứ vào kế hoạch thi công và định mức sử dụng nguyên vật liệu, các tổ đội xây dựng lập giấy yêu cầu nguyên vật liệu, thủ trưởng đơn vị ký duyệt, phòng vật tư kiểm tra và lập 02 liên phiếu xuất kho rồi chuyển cho thủ kho. Thủ kho ghi số thực xuất vào 02 liên phiếu xuất: 01 liên giao cho người lĩnh vật tư , 01 liên thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho, định kỳ tập hợp chứng từ chuyển cho kế toán vật tư. Công ty Cổ phần Sông Đà 207 Mẫu số : 02 - VT CT Nhà máy xi măng Hòa Phát PHIẾU XUẤT KHO QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 22/12/2007 Nợ : TK 621 Số: 13 Có : TK 152 Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Toàn Địa chỉ: Bộ phận nhân công Lý do xuất kho: Phục vụ thi công Xuất kho tại: Kho CT Nhà máy xi măng Hòa Phát ĐVT: 1.000 đồng STT Tên sản phẩm hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất A B C D 1 2 3 4 1 Xi măng Holcim 15201001 Tạ 90 90 600 54.000 2 Thép 1 ly 152020032 Kg 1000 1000 12 12.000 Cộng 66.000 Tổng giá trị: 66.000.000 đồng Cộng thành tiền: Sáu mươi sáu triệu đồng chẵn. Xuất ngày 20 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Lúc này kế toán ghi: Nợ TK 62101 : 66.000.000 Có TK 152 : 66.000.000 Đồng thời kế toán phản ánh chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến chân công trình để thi công : Nợ TK 62101 : 1.025.000 Có TK 1111 : 1.025.000 Ngoài ra, kèm theo Phiếu Xuất kho cần có thêm Phiếu yêu cầu xuất vật tư theo mẫu sau: Công ty Cổ phần Sông Đà 207 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2007 PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƯ Kính gửi: Ông Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 207 Công trình: Nhà máy xi măng Hòa Phát Hạng mục: Phần thô BCH công trình đề nghị ông duyệt cấp cho một số vật tư sau: STT Tên vật tư quy cách chất lượng Mục đích sử dụng ĐVT Số lượng Thời gian cấp Ghi chú 1 Thép 1 ly Phần thân nhà máy kg 1000 21/12/07 … … Rất mong ông quan tâm giải quyết Ghi chú: - Phải ghi rõ thông số kỹ thuật chủ yếu của các vật tư yêu cầu - Gửi phiếu yêu cầu vật tư trước 03 ngày kể từ ngày cần sử dụng ( đối với vật tư thông thường ) hoặc tối thiểu trước 01 ngày ( không kể các ngày được nghỉ ) nếu là loại vật tư phải đặt hàng. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KT-KH BCH CÔNG TRÌNH NGƯỜI LẬP Đối với các công trình khoán cho từng tổ sản xuất do chủ công trình quản lý và ghi sổ theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu theo từng phiếu xuất kho, các phiếu xuất kho cho vật liệu cho từng tổ sản xuất do chủ công trình quản lý và ghi sổ theo dõi nhập xuất nguyên vật liệu. Cuối tháng để tính được giá trị thực tế vật liệu xuất dùng tính vào chi phí sản xuất mỗi tháng, mỗi công trình thì đội trưởng, thủ kho cùng nhân viên kế toán công ty tiến hành kiểm kê kho vật tư. Công ty Cổ phần Sông Đà 207 Mẫu số : 02 - VT CT Nhà máy xi măng Hòa Phát PHIẾU NHẬP KHO QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 24/12/2007 Nợ : TK 152 Số: 18 Có : TK 3388 Họ tên người giao hàng : Nguyễn Tuấn Anh ( mua ngoài ) Theo : Yêu cầu vật tư Số : 02 ngày 24 tháng 12 năm 2007 của BCH – CT Nhập kho tại : Kho CT nhà máy xi măng Hòa Phát Đơn vị : 1.000 đồng STT Tên nhãn hiêu, phẩm chất, quy cách dụng cụ sản phẩm hàng hóa Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Bộ lưu điện ( ổn áp Lioa ) 152190042 Bộ 01 01 1.600 1.600 2 Dầu thải 15140053 Lít 20 20 6 120 … … Cộng 1.720 Tổng số tiền ( viết bằng chữ ) : Một triệu bảy trăn hai mươi ngàn đồng chẵn Số chứng từ gốc kèm theo : Ngày 24 tháng 12 năm 2007 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Sông Đà 207 Mẫu số : 02 - TT CT Nhà máy xi măng Hòa Phát PHIẾU CHI QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 25/12/2007 Quyển số : 04 Số : 18 Nợ TK 6278 : 9.000.000 Có TK 1111 : 9.000.000 Họ và tên người nhận tiền : Vũ Văn Trung Địa chỉ : Tổ nhân công công trình Hòa Phát Lý do chi : Thanh toán tiền ăn ca cho nhân công xuất nhập kè bờ Viết bằng chữ : Chín triệu đồng chẵn Kèm theo : Chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) (Ký, ghi rõ họ tên ) Theo Phiếu chi kế toán ghi : Nợ TK 627801 : 9.000.000 Có TK 1111 : 9.000.000 Căn cứ vào các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu chi Kế toán tiến hành mở sổ Nhật ký chung như sau : Đơn vị: Công ty CP Sông Đà 207 Mẫu số: 03 – SD Địa chỉ: Thanh Xuân – Hà Nội ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2007 Đơn vị tính: 1.000 đồng Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 7/12 PXK1 7/12 Xuất kho vật tư phục vụ thi công công trình ( Võ Văn Trung nhận ) 62101 152 405.501 405.501 11/12 PXK2 11/12 Xuất kho vật tư phục vụ thi công công trình ( Nguyễn Văn Hoàng nhận ) 62101 1531 101.310 101.310 16/12 HĐ007 16/12 Thu mua vật liệu chính chuyển đến chân công trình Nhà máy xi măng Hòa Phát 62101 1331 331 108.050 10.805 118.855 17/12 HĐ002 17/12 Mua vật liệu tại cửa hàng tôn sắt Bá Trung chuyển thẳng cho phục vụ thi công công trình 62101 1331 331 125.560 12.556 138.116 22/12 PXK13 22/12 Xuất kho vật tư phục vụ thi công ( Phạm Văn Toàn nhận ) 62101 1531 66.000 66.000 22/12 PXK13 22/12 Chi phí vận chuyển NVL phục vụ thi công 62101 1111 1.025 1.025 25/12 PC18 25/12 Chi tiền ăn ca cho công nhân xuất nhập kè bờ 6278 1111 9.000 9.000 29/12 TTTUI 29/12 Trả tiền thuê máy đầm 62301 1111 23.870 23.870 30/12 TRTI2 30/12 Phản ánh chi phí trích trước – chi phí đóng cọc CT 62301 335 27.490 27.490 30/12 TTTU2 30/12 Phản ánh công nợ phải trả Cty TNHH Duy Nhất 62301 331 96.641 96.641 30/12 BPBL 30/12 Tiền lương phải trả cho khối quản lý trực tiếp 62201 334 23.000 23.000 31/12 TTTU6 31/12 Phản ánh tiền chi phí thuê máy nạo vét bến CT Hòa Phát 62301 331 18.721 18.721 31/12 HĐTM 31/12 Số tiền phải trả tiền thuê máy xúc cho Nguyễn Mạnh Hùng 62301 1111 3388 3.100 1.100 2.000 31/12 BPBL 31/12 Tiền lương phải trả cho khối công nhân trực tiếp 62201 334 38.000 38.000 31/12 BPBL 31/12 Tiền lương phải trả cho khối công trường 62201 334 246.500 246.500 31/12 HĐ007 31/12 Vũ Việt Anh ban TCKT thanh toán lương cho tổ cơ khí CT 62701 3388 56.325 56.325 31/12 TTTU 31/12 Phản ánh chi phí trích trước – chi phí quản lý hệ thống đảm bảo an toàn 62701 335 42.764 42.764 31/12 HĐ002 31/12 Chi phí điện mua ngoài đã trả bằng chuyển khoản 62701 1331 112 60.350 6.035 66.385 31/12 BPBL 31/12 Phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 12 6278 338 58.425 58.425 31/12 BPBKH 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng 12 6274 2141 39.415 39.415 Cộng chuyển sang trang sau 1.577.352 1.577.352 Bảng ngang – Sổ cái TK 621 Vật liệu mua ngoài thường chịu ảnh hưởng của giá cả thị trường. Do đó, việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu là tương đối khó khăn. Công ty chỉ có thể khắc phục bằng cách cố gắng tìm bạn hàng cung cấp lâu dài, với giá thành rẻ hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân trong sử dụng vật liệu, chống lãng phí. Vật liệu xây dựng luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác xây lắp ( thường chiếm từ 60 - 70% giá trị công trình ). Chất lượng của vật liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tuổi thọ công trình. Ngoài các vật liệu như xi măng, vôi... được đóng gói và bảo quản trong thùng hoặc trong các bao giấy, các vật liệu khác như đá, sỏi, trong quá trình thi công được lưu giữ trên các kho, bãi tự nhiên nên dễ bị hao hụt, bẩn, dẫn đến giảm chất lượng của công trình. Vì vậy, việc xây dựng lán, kho bãi tốt nhằm góp phần bảo quản chất lượng cũng như số lượng nguyên vật liệu, tránh các hao hụt ngoài định mức. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển cũng là một yếu tố cần được chú ý. Để tiết kiệm được chi phí này, Công ty có thể ký hợp đồng vận chuyển dài hạn với bên vận tải, thành việc vận chuyển nhiều lần. Tiết kiệm chi phí không đồng nghĩa với việc ăn bớt nguyên vật liệu mà quan trọng là vật liệu phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy cách, cũng đồng thời với việc giản thiểu các sai phạm trong quá trình xây dựng, tránh gây ra các thiệt hại không cần thiết, để làm sao giảm được chi phí nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Với mục đích kinh doanh có hiệu quả thì càng cần hạch toán chính xác các khoản mục chi phí, tạo điều kiện cho công tác quản lý có hiệu quả cao nhất. Nhất là các khoản mục chi phí vật liệu lại có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh. Hạch toán chính xác sẽ làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận. Đồng thời có đủ chứng từ hợp lệ để đối chiếu và trình lên cơ quan chủ quản khi cần thiết. 2.3.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Hiện nay, tại Công ty CP Sông Đà 207, Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu. Do điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thi công và hiệu quả sử dụng chưa thật cao nên chi phí về lao động thi công chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành. Vậy quản lý tốt chi phí nhân công không chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý tốt chi phí về lực lượng lao động, sử dụng đúng người, đúng việc mà còn tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong Công ty. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm của Công ty bao gồm: tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất thi công, tiền lương làm thêm giờ, lương công nhân thuê ngoài,trừ các khoản trợ cấp lương, lương phụ... Hiện nay Công ty thực hiện hai chế độ trả lương: + Trả lương theo thời gian + Trả lương theo sản phẩm. * Trả lương theo thời gian Hình thức trả lương này áp dụng cho bộ phận quản lý sản xuất và công nhân trong trường hợp thực hiện các công việc không có khối lượng giao khoán cụ thể. Việc trả lương theo thời gian phải căn cứ vào cấp bậc của cán bộ công nhân viên, căn cứ vào số ngày công trong tháng để tính lương phải trả. Cơ sở để trả lương theo thời gian là Bảng chấm công ( là bảng dùng để theo dõi thời gian làm việc trong tháng của cán bộ công nhân viên ). Bảng này do từng xí nghiệp, phòng ban ghi theo quy định về chấm công. Cuối tháng nộp bảng này cho phòng kế toán để tính lương, chia lương. Lương thời gian = (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp) * 540.000 * Sốcông/26 * Trả lương theo sản phẩm + Hình thức trả lương này chiếm đa số ở Công ty vì nó có hiệu quả rất cao. Trả lương theo khối lượng công việc giao khoán, trả cho công nhân thuê ngoài. Hình thức tiền lương này có thể tính theo từng người lao động hay chung cho cả nhóm hoặc khối lượng công việc hoàn thành. Thông thường lương sản phẩm trong Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Sông Đà 207.docx
Tài liệu liên quan