Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại công ty TNHH một thành viên Giang Trường

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2.Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.1 Chi phí sản xuất

1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

1.2.2. Giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.2.2 Phân loại tính giá thành sản phẩm xây lắp.

1.2.3.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.3.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

1.3.2.Đối tượng tính giá thành sản phẩm

1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.4.1. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

1.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.5.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.5.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

1.5.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

1.5.4. Kế toán chi phí sản xuất chung

1.5.5.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.6. Sổ sách sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.6.1 Hình thức nhật ký chung

1.6.2 Hình thức nhật ký chứng từ

1.6.3 Hình thức nhật ký sổ cái

1.6.4 Hình thức chứng từ ghi sổ

1.6.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIANG TRƯỜNG

2.1. Giới thiệu chung về Công ty

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty

2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty

2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

2.1.4.2. Chế độ kế toán Công ty áp dụng

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty

2.2.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty

2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.5. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công

2.2.6. Kế toán chi phí sản xuất chung

2.3. Thực trạng kế toán giá thành sản phẩm tại công ty

2.3.1. Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm

2.3.2. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và trình tự tính giá thành sản phẩm

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIANG TRƯỜNG

3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

3.1.1. Ưu điểm

3.1.2. Tồn tại

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty

3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

doc107 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại công ty TNHH một thành viên Giang Trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của công trình, hạng mục công trình. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành được tính theo công thức: Giá thành thực tế Chi phí Chi phí Chi phí khối lượng = SXKD + SXKD - SXKD XL hoàn thành DDĐK PS trong kỳ DDCK Các chi phí sản xuất phát sinh cho khối lượng xây lắp hoàn thành được tập hợp theo khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung nên giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành được phản ánh trên thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp như sau: THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP Tên công trình, hạng mục công trình Tháng năm Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí NVLTT NCTT MTC SXC 1. CPSXKD DD đầu kỳ 2. CPSXKD PS trong kỳ 3. CPSXKD DD cuối kỳ 4. Giá thành sản phẩm hoàn thành Nếu trong kỳ Công ty có nhiều công trình hoàn thành thì kế toán lập bảng tổng hợp giá thành công trình để làm căn cứ ghi sổ Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 154: Chi phí SXKD dở dang 1.6. Sổ sách sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán. Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán sau: 1.6.1. Hình thức Nhật ký chung * Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3,5,10…ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp số nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phất sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký chi tiền, sổ cái TK621,TK622, …Sổ chi tiết chi phí sản xuất. * Sơ đồ 1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 1.6.2.Hình thức Nhật ký chứng từ. * Trình tự ghi sổ: Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặc chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính * Sơ đồ 2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán Bảng kê số 4, 8 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ chi tiết CPSX Sổ cái Bảng tổng hợp CPSX Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra 1.6.3. Hình thức Nhật ký sổ cái Đặc trưng cơ bản của hình thức này là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dụng kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau: Nhật ký sổ cái Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất : Nhật ký sổ cái TK 621, 622… Sổ chi tiết chi phí sản xuất. * Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái Chứng từ kế toán Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết CPSX Nhật ký sổ cái Báo cáo tài chính Sổ quỹ Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu kiểm tra 1.6.4. Hình thức chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức này: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký – chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết. Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK621, 622. 627..., sổ chi tiết chi phí sản xuất. Sơ đồ 4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú : : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu kiểm tra 1.6.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính * Giới thiệu phần mềm kế toán: Đối với việc hạch toán trên máy vi tính, khâu đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy là khâu thu thập, xử lý phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu quan trọng nhất, bởi vì sau khi các số liệu trên được nhập vào máy sẽ tự động xử lý các thông tin để đưa ra các sổ chi tiết, sổ cái và các loại báo cáo. Nếu khâu đầu tiên đó nhập không chính xác thì tất cả các kết quả thu được do máy xử lý đều không đúng. Phần mềm kế toán có các phân hệ nghiệp vụ - Hệ thống - Kế toán tổng hợp - Kế toán tiền mặt - Kế toán bán hàng và công nợ phải thu - Kế toán hàng tồn kho - Kế toán tài sản cố định - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Hệ thống menu trong chương trình kế toán được tổ chức dưới dạng 3 cấp - Cấp 1: Bao gồm các phân hệ nghiệp vụ - Cấp 2: Liệt kê các chức năng chính trong phân hệ nghiệp vụ bao gồm: + Cập nhật số liệu + Lên báo cáo + Khai báo cáo danh mục từ điển và tham số tuỳ chọn - Cấp 3: Liệt kê các chức năng cụ thể được nêu ra trong menu cấp 2 tương ứng. Các thao tác cập nhật chứng từ: Màn hình nhập chứng từ bao gồm 3 phần: - Phần 1: Các thông tin liên quan đến chứng từ như: Số seri, số chứng từ, ngày tháng địa chỉ, ghi định khoản..... - Phần 2: Tiếp tục ghi các phần còn lại STT, mã biểu, mã tiết, diễn giải, số lượng, thành tiền. - Phần 3: Các mức chức năng điều khoản quá trình nhập chứng từ như in, nhập mới, nhật ký, thoát. Sơ đồ 5: Hình thức kế toán máy Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán Sổ tổng hợp, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Máy vi tính Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán Quản trị Ghi chú: : Ghi hàng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối tháng : Đối chiếu : Quan hệ song song CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIANG TRƯỜNG 2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH một thành viên Giang Trường 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH một thành viên Giang Trường - Tên đơn vị thực tập: Công ty TNHH một thành viên Giang Trường - Mã số thuế: 0101275836 - Địa chỉ: Khu 13 - xã Hương Xạ - huyện Hạ Hòa - tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại: (0210) 3682172 Fax: : (0210) 3682172 - Tên giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: Ông Bùi Ánh Dương - Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp: + Giấy phép kinh doanh số 1804000173 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp ngày 29 tháng 5 năm 2009. + Vốn điều lệ: 15.000.000.000đ (Bằng chữ: Mười lăm tỷ đồng chẵn) 2.1.1.1. Giai đoạn 1: Từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009 Giai đoạn này Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong thủ tục thành lập do luật Công ty chưa được ra đời. Công ty có chức năng nhận thầu các công trình xây dựng dân dụng có quy mô vừa và nhỏ, xây dựng thuỷ lợi, công trình công nghiệp có mức độ không phức tạp, sản xuất và buôn bán các loại vật liệu xây dựng thông thường. Đây là thời kỳ khó khăn trong vấn đề cơ chế doanh nghiệp hoạt động theo mô hình ngoài quốc doanh, tất cả các mặt hạch toán kinh doanh, quản lý hành nghề đều phải tuân theo luật doanh nghiệp. Thuận lợi ở thời kỳ này là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hành nghề xây dựng chưa nhiều, các doanh nghiệp nhà nước thực hiện không hết khối lượng xây dựng của các đơn vị cơ quan có vốn đầu tư nhà nước cho nên doanh nghiệp luôn luôn đầy đủ việc làm. 2.1.1.2. Giai đoạn 2: Từ 2010 - đến nay Đây là thời kỳ Công ty phát triển mạnh do được thành lập sớm, công việc nhiều, lợi nhuận cao nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, tiền vốn và các thiết bị máy móc. Cán bộ quản lý được tập huấn đào tạo qua các chương trình phù hợp với công việc của mình. Đội ngũ công nhân kỹ thuật được tập huấn về kỹ thuật hành nghề đúng pháp luật, an toàn lao động. Người lao động được đảm bảo các quyền lợi chính đáng theo đúng pháp luật hiện hành và theo điều lệ của Công ty. Công ty đã để lại một số công trình lớn trên địa bàn cũng như nhiều địa phương khác. Do có uy tín về năng lực hành nghề, vật tư, tiền vốn và quản lý kinh tế nên giai đoạn này là giai đoạn phát triển nhất của Công ty. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Công ty TNHH một thành viên Giang Trường được tổ chức với các ngành nghề chủ yếu sau: - Tư vấn thiết kế kiến trúc các công trình, thiết kế quy hoạch xây dựng. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp. San lấp mặt bằng,tư vấn các dự án đầu tư. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp - Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá. - Kinh doanh hàng điện tử, điện lạnh. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Giang Trường 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC PGĐ sản xuất PGĐ Tài chính Kế toán PGĐ Tổ chức Phòng Marketing Phòng KT – tài chính Phòng TC hành chính Đội xây lắp dân dụng CN Đội xây dựng công trình thuỷ lợi Đội xây dựng công trình giao thông Đội sản xuất vật liệu xây dựng Đội thi công cơ giới Cửa hàng KD thiết bị điện tử, điện lạnh Các cửa hàng KD vật liệu XD Đội trang trí nội ngoại thất 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý. * Giám đốc - Là người chỉ huy cao nhất, là chủ tài khoản, là người điều hành chung mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc hành nghề của Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty về công việc làm ăn thu, chi, lỗ lãi. - Nắm vững và chấp hành đầy đủ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. - Quan hệ trực tiếp (hoặc uỷ quyền quan hệ) với các đối tác và các ban hành chức năng để đảm bảo công ăn việc làm và đời sống của cán bộ công nhân trong Công ty. - Quản lý nhân viên quyết định điều động cán bộ, công nhân, thiết bị, vật tư, tiền vốn để đầu tư phục vụ công trình cụ thể trên nguyên tắc hợp lý, hợp tình hiệu quả đúng pháp luật. * Các phó giám đốc - Giúp giám đốc quản lý điều hành công việc trong mảng mình phụ trách. Có kế hoạch chiến lược vàkế hoạch cụ thể giúp giám đốc điều hành công việc kinh doanh hiệu quả đúng pháp luật. - Được giám đốc uỷ quyền thay mặt Công ty giao dịch và thanh toán. * Các phòng ban Giúp giám đốc quản lý điều hành công việc trong Công ty, có kế hoạch cụ thể giúp ban giám đốc Công ty điều hành công việc kinh doanh có hiệu quả đúng pháp luật; đôn đốc kiểm tra các đội tổ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đúng hướng chỉ đạo của giám đốc. - Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý nhân sự toàn Công ty về thi đua, khen thưởng và đề bạt khen thưởng, thay đổi nhân sự ở các bộ phận phòng ban. Xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ chức đào tạo, tuyển chọn nhân sự toàn công ty. Xây dựng các bảng nội quy, đề ra các chính sách về nhân sự. - Phòng kế toán – tài chính: Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế thống kê kế toán của Nhà nước. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính. Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, thay mặt giám đốc định với ngân hàng về mặt tài chính. Xây dựng các tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo tài chính. 2.1.3.2.4. Các đội tổ sản xuất. - Mỗi đội có một đội trưởng phụ trách chung, 1đội phó kỹ thuật, 1 kế toán và có số biên chế công nhân đủ đáp ứng yêu cầu công việc, đội là đơn vị khoán sản phẩm, hạch toán nội bộ. - Đội được cung cấp, tiền vốn, vật tư, thiết bị hoặc thợ chuyên ngành để đảm bảo thi công công trình chất lượng tốt, tiến độ nhanh, giá thành hợp lý. 2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty TNHH một thành viên Giang Trường 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tài sản, vật tư Kế toán tổng hợp thanh toán Kế toán phụ trách chung * Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ trong phòng tài chính - kế toán - Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất của trưởng phòng, đảm bảo sự chuyên môn hoá lao động của cán bộ kế toán, đồng thời phù hợp với trình độ của mỗi nhân viên. Bộ máy kế toán gồm 5 người được tổ chức như sau: + Trưởng phòng: Tổ chức lao động tiền lương, kế hoạch. + Kế toán phụ trách chung: Là người phụ trách chung có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán, ký duyệt các chứng từ báo cáo kế toán và tài liệu khác có liên quan. Đồng thời kiêm kế toán tổng hợp và kế toán tăng giảm tài sản cố định, tập hợp số liệu trong kỳ để lập báo cáo kế toán. + Kế toán tổng hợp thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các chứng từ thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tình hình thanh toán nội bộ, vay vốn lưu động và mở sổ chi tiết về tình hình thanh toán một cách chính xác. + Kế toán vật tư tiêu thụ sản phẩm: Có nhiệm vụ hạch toán chi tiết tình hình nhập kho vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Cuối tháng đối chiếu số liệu sổ sách với số liệu thực tế phát sinh, phát hiện ra những sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra cũn phải đảm bảo cung cấp số liệu một cách chính sác, kịp thời, đầy đủ cho bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giáthành sản phẩm. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, thực hiện các nhiệm vụ thu chi tiền mặt trên cơ sở của chứng từ đó được tính hợp lý, hợp pháp. 2.1.4.2. Chế độ kế toán Công ty áp dụng Công ty áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC. *Sơ đồ hình thức kế toán Công ty áp dụng - Nhật ký chung Sơ đồ 8: Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung. Chứng từ kế toán Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra 2.1.4.2.2. Trình tự ghi sổ - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi các nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng được ghi vào sổ, thẻ chi tiết có liên quan. - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ Nhật ký chung. 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Giang Trường 2.2.1 Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Công ty áp dụng cách phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí và bao gồm các khoản mục sau: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất xây lắp. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này. - Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công: Bao gồm chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công và chi phí tạm thời sử dụng máy thi công. - Khoản mục chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp như: + Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội (bộ phận sản xuất). + Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng, tài sản cố định, các chi phí công cụ, dụng cụ... ở đội xây lắp. + Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại đội xây lắp, bộ phận sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lý đội xây lắp, bộ phận sản xuất. + Các chi phí bằng tiền khác. 2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Do các sản phẩm của của công ty có tính đơn chiếc nên đối tượng tổng hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình. Tuỳ theo quy mô công trình lớn, nhỏ hay phương thức bàn giao mà các chi phí được tập hợp trực tiếp cho từng công trình hoặc hạng mục công trình, kể cả chi phí sản xuất chung cũng tập hợp trực tiếp và không cần phải phân bổ. 2.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. Công ty sử dụng phương pháp ghi trực tiếp Toàn bộ chi phí phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó theo từng khoản mục chi phí. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp trực tiếp cho mỗi công trình hạng mục công trình mà không cần phân bổ. 2.2.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm: Cát, đỏ, xi măng, bê tông, sắt thép. - Kế toán mở sổ theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng loại nguyên vật liệu cho từng công trình riêng biệt. Kế toán chi tiết: - Chứng từ sử dụng: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho. + Thẻ kho + Biên bản xác nhận khối lượng. Phiếu xuất kho do thủ kho lập thành 3 liên. Sau khi lập xong đội trưởng kế toán đội ký và cho xuất nguyên vật liệu, sau khi xuất kho thủ kho ghi nhận số lượng nguyên vật liệu thực xuất và cùng ký nhận tên vào phiếu xuất kho. Liên 1: Lưu ở kho Liên 2: Người nhận giữ Liên 3: Kế toán giữ để ghi vào sổ kế toán. - Sổ sách sử dụng: + Sổ chi phí sản xuất kinh doanh - TK 621 + Sổ chi tiết tài khoản 152. Kế toán tổng hợp: - Tài khoản sử dụng : TK 621 Cuối tháng căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho kế toán đội lập báo cáo nhập, xuất vật tư kế toán vào nhật ký chung, vào sổ cái TK 621. Cuối tháng nộp báo cáo cho kế toán Công ty. Quy trình mua vật tư: + Trường hợp 1: Khi mua vật tư với giá trị lớn. - Dựa trên dự toán nguyên vật liệu được duyệt, đội tiến hành mua vật tư, thủ kho ghi số lượng nhập vào thẻ kho. Căn cứ vào biên bản xác nhận khối lượng, hoá đơn giá trị gia tăng, kế toán công trình viết phiếu nhập kho và ghi sổ. Khi đến hạn thanh toán, đội lập giấy đề nghị thanh toán gửi giám đốc duyệt, kế toán trưởng kiểm tra và viết phiếu chi để thanh toán cho nhà cung cấp. + Trường hợp 2: Mua vật tư lẻ. - Khi có nhu cầu đội tự mua vật tư, thường là sử dụng trực tiếp vào công trình, sau đó đội lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo giấy biên nhận, hoá đơn mua hàng gửi về kế toán để kiểm tra, ghi sổ và gửi lên Công ty để xin thanh toán. Quy trình xuất vật tư: Khi có nhu cầu xuất vật tư cho công trình, thủ kho sẽ xuất kho cho tổ thi công và ghi số lượng thực xuất vào thẻ kho. Cuối mỗi tháng thẻ kho được gửi lên kế toán làm căn cứ ghi phiếu xuất kho và ghi sổ. Công ty hạch toán giá nguyên liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn giá bình quân gia quyền = Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ 1 trị giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + số lượng vật liệu nhập trong kỳ Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kế toán hạch toán ghi sổ Biểu 1: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG HOÁ ĐƠN GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 04 tháng 10 năm 2011 Đơn vị bán: Công ty TNHH vật liệu XD Thái Hoàng Địa chỉ: Phùng Xá - Thạch Thất – Hà Nội Số tài khoản: 260321101 0617 MST: 2300311852 Mẫu số: 01GTKT-3LL LM/2010B 0025439 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Xuân Quang Đơn vị mua: Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Địa chỉ: Hương Xạ - Hạ Hòa - Phú Thọ 6 3 8 5 7 2 1 0 1 0 Số tài khoản:01020000058247 Tại ngân hàng: NH công thương VN - CN Hạ Hòa Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Xi măng Hoàng Thạch Tạ 135 128.000 17.280.000 Cộng tiền hàng 17.280.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% 1.728.000 Tổng cộng tiền thanh toán 19.008.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu, không trăm linh tám nghìn đồng chẵn Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu) Biểu 2: PHIẾU CHI Đơn vị: Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Địa chỉ: Hương Xạ - Hạ Hòa - Phú Thọ Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 04 tháng 10 năm 2011 Số: 207 Nợ: 331 Có: 111 Người nhận tiền: Ngô Thị Huyền Địa chỉ: Công ty TNHH vật liệu xây dựng Thái Hoàng Lý do thanh toán: Trả tiền mua xi măng theo HĐ số 0025439 ngày 04/10/2011 Số tiền: 19.008.000 đ Số tiền bằng chữ: Mười chín triệu không trăm linh tám nghìn đồng chẵn. Kèm theo 01 chứng từ gốc. Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười chín triệu không trăm linh tám nghìn đồng chẵn. Biểu 3: PHIẾU NHẬP KHO Đơn vị: Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Địa chỉ: Hương Xạ - Hạ Hòa - Phú Thọ PHIẾU NHẬP KHO Ngày 04 tháng 10 năm 2011 Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Số: 0165 Nợ: 152, 133 Có: 331 Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Xuân Quang Theo HĐGTGT số 0025439 ngày 04 tháng 10 năm 2011 của Công ty TNHH vật liệu xây dựng Thái Hoàng. Nhập tại kho: Công trình Vinafood Địa điểm: Số 6 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm-Hà Nội STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực xuất 1 Xi măng Hoàng Thạch Tạ 135 135 128.000 17.280.000 Cộng 17.280.000 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười bảy triệu, hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn. Số chứng từ gốc kèm theo: 01 HĐ GTGT Ngày 04 tháng 10 năm 2011 Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Biểu 4: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG HOÁ ĐƠN GTGT Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 05 tháng 10 năm 2011 Đơn vị bán: Công ty TNHH Huy Hùng Địa chỉ: Thạch Thất – Hà Nội Số tài khoản: 102010000541263 Điện thoại: MST: 2300247965 Mẫu số: 01 GTKT-3LL LB/2010B 0003430 Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Xuân Quang Đơn vị mua: Công ty TNHH một thành viên Giang Trường Địa chỉ: Hương Xạ - Hạ Hòa - Phú Thọ 6 3 8 5 7 2 1 0 1 0 Số tài khoản: 01020000058247 Tại ngân hàng: NH công thương VN – CN Hạ Hòa Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.doc
Tài liệu liên quan