Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật

Tổ chức công tác kế toán trong Công ty là tổng thể các hoạt động như tổ chức bộ máy kế toán, lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán, tổ chức vận dụng chế độ hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, lụa chọn hình thức sổ kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm thu nhận và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Công ty.

 Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh Nghiệp xây lắp do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Cụ thể là:

- Niên độ kế toán là một năm tài chính, tính theo năm dương lịch từ ngày 01/01/năm N kết thúc vào ngày 31/12/năm N.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

- Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh thanh toán theo giai đoạn xây dựng, thì kỳ tính giá thành là theo giai đoạn xây dựng hoàn thành. - Nếu đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình được qui định thanh toán định kỳ theo khối lượng từng loại công việc trên cơ sở giá dự toán, thì kỳ tính giá thành theo từng tháng (quý). 2.2.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu về chi phí xây lắp để tính toán ra tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố chi phí hay khoản mục giá thành trong kỳ tính giá thành đã được xác định. DN xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau đây: 2.2.3.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các DN xây dựng hiện nay, vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí xây lắp trùng với đối tượng tính giá thành. áp dụng phương pháp này, giá thành công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao trên cơ sở tổng cộng chi phí xây lắp phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao. Nếu công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao, thì: Giá thành thực tế Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất của KLXD = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ bàn giao Trong trường hợp, chi phí xây lắp được tập hợp theo công trường hoặc toàn bộ công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình thì tổng chi phí xây lắp đã được tập hợp phải tính toán phân bổ cho từng công trình hoặc hạng mục công trình theo tiêu chuẩn thích hợp. Trong đó: H là hệ số phân bổ. SC là tổng chi phí thực tế của các công trình. SCdti là tổng chi phí dự toán của công trình hoặc hạng mục công trình i. Khi đó giá thành thực tế của công trình là: Cdti * H (Cdti là chi phí dự toán của công trình thứ i) Phương pháp này được tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo. 2.2.3.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Phương pháp này áp dụng trong các DN xây lắp thực hiện nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng, khi đó đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà kỳ tính giá thành là khi hoàn thành khối lượng công việc xây lắp qui định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Theo phương pháp này, trong quá trình sản xuất chi phí xây lắp thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Trường hợp đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chi phí xây lắp tập hợp là giá trị sản phẩm xây lắp dở dang. Trường hợp đơn đặt hàng gồm một số hạng mục công trình thì sau khi tính giá thành cho đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán thực hiện tính hía thành cho từng hạng mục công trình bằng cách căn cứ vào giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành và giá thành dự toán của các hạng mục công trình đó, công thức tính như sau: Trong đó: Zi: giá thành sản xuất thực tế của hạng mục công trình i. Zddh: giá thành sản xuất thực tế của đơn đặt hàng Zdt: giá thành dự toán của các hạng mục công trình thuộc đơn đặt hàng hoàn thành Zidt: giá thành dự toán của hạng mục công trình i. 2.2.3.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này được áp dụng đối với các DN xây lắp thoả mãn các điều kiện sau: - Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá đặt hàng tại thời điểm tính giá thành. Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm cả giá thành định mức của từng hạng mục công trình cấu thành nên công trình. -Vạch ra được một cách chính xác những thay đổi về định mửc trong quá trình thực hiện thi công công trình. Việc thay đổi định mức được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định chỉ cần thực hiện đối với một số sản phẩm làm dở đầu kỳ, về chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ là theo định mức. Số chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức cũ - Định mức mới - Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những khoản mục chi phí: Chênh lệch do thoát ly định mức = Chi phí thực tế (theo khoản mục CP) - Chi phí định mức (theo khoản mục CP) Sau khi tính toán, xác định được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và do thoát ly định mức, giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính theo công thức: Giá thành thực tế Giá thành định mức Chênh lệch Chênh lệch của sản phẩm = của sản phẩm ± do thay đổi ± do thoát ly xây lắp xây lắp định mức định mức Phương pháp này thích hợp với DN xây dựng có qui trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán hợp lý. Nó có tác dụng quan trọng trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí xây lắp, tình hình sử dụng (tiết kiệm hay lãng phí) chi phí xây lắp, giảm bớt được khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, DN phải bỏ ra các chi phí về vật tư, lao động và các chi phí khác. Tất cả các yếu tố đó tập hợp lại được gọi là chi phí sản xuất. Sau một thời gian nhất định, các yếu tố đó tạo thành một thực thể sản phẩm hoàn chỉnh. Kết qủa của một quá trình chi phí các yếu tố sản xuất thể hiện ở chỉ tiêu giá thành sản phẩm sản xuất. Do vậy cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt thống nhất của một quá trình, chi phí là biểu hiệ mặt hao phí còn giá thành là biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất và chúng đều bao gồm những hao phí về lao động (V), và lao động vật hóa (C) mà DN đã bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ dưới đây: Chi phí sản xuất dở dang Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đầu kỳ Tổng giá thành sản phẩm dịch vụ Chi phí sản xuất hoàn thành dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ ta thấy: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Chương II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí Sx và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật I. Giới thiệu chung về Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật là một thành viên của Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI được thành lập theo quyết định số 293/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng bộ xây dựng ngày 09/05/1997 với tên ban đầu là: "Công ty kinh doanh thiết bị và vật tư xây dựng". Sau đó Công ty đổi tên thành "Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật " theo quyết định số 1371/QĐ-BXD ngày 14/12/1998 của Bộ trưởng bộ xây dựng. Công ty đăng ký kinh doanh lần đầu số 308350, ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh là 13/06/1997 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất, kinh doanh thiết bị phụ tùng vật tư, vật liệu xây dựng, thi công nền móng, thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện bưu điện. Đăng ký thay đổi kinh doanh vào ngày 19/01/1999. Ngành nghề kinh doanh bổ sung: thi công các công trình cấp thoát nước, thi công các công trình đường dây, trạm biến thế theo QĐ 02TCT-TCCB ngày 04/01/1999 của Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. *Thông tin chung về Công ty: - Tên Công ty: Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật. - Tên giao dịch quốc tế: INFRASTRUCTURE AND WATER WORKS CONSTRUCTION COMPANY (COMETCO). - Địa chỉ: Toà nhà LICOGI 13 - Đường Khuất Duy Tiến - Quận Thanh Xuân - Hà Nội. * Các đơn vị trực thuộc: - Đội sản xuất bê tông nhựa nóng Trạm 382 xã Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Hà Nội. - Xưởng cơ khí chế tạo Trạm 382 xã Uy Nỗ - Huyện Đông Anh - Hà Nội. - Nhà máy sản xuất ống nhựa HDPE Khu công nghiệp Vĩnh Tuy - Quận Hoàng Mai - Huyện Thanh Trì - Hà Nội. - Các đội trực thuộc: + Đội thi công hạ tầng số 1, 2, 3, 4. + Đội lắp máy điện nước 1, 2, 3, 4. * Số cán bộ công nhân viên của Công ty: - Kỹ sư, cử nhân: 137 người. - Cao đẳng, trung cấp: 41 người. - Công nhân: 525 người. Hình thức sở hữu vốn là do ngân sách nhà nước cấp. Công ty hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng mở tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Nội và Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh, và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây 2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty là một đơn vị xây lắp nên địa bàn hoạt động của Công ty trải rộng ở khắp nơi trên đất nước, đặc biệt là ở miền Bắc. Hiện nay, Công ty tập trung vào khu vực thị trường trong nước nhưng định hướng phát triển trong tương lai sẽ mở rộng thị trường sang các nước khác. Với các ngành nghề đã định sẵn thì sản phẩm chính là sản phẩm ống nhựa, sản phẩm xây lắp và sản phẩm bê tông nhựa đường. Những sản phẩm này mang đặc thù riêng, những đặc điểm mà chỉ Công ty mới có thể sản xuất ra. Ngành nghề chính của Công ty bao gồm: - Thi công nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. - Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp. - Thi công các công trình giao thông. - Thi công các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện. - Thi công các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. - Thi công các công trình đường dây, trạm biến thế điện. - Sản xuất bê tông nhựa nóng. * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: Dọn dẹp mặt bằng Đào đắp thông đường Đắp bao Thi công phần thô Thi công cống Làm nền móng, dựng côpha, bêtông Kết cấu mặt bằng Hoàn thiện công trình Tạo cảnh quan môi trường Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty là một trong những căn cứ quan trọng để xác định đối tượng tập hợp chi phí để trên cơ sở đó tính giá thành sản phẩm xây lắp và lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây Trong các năm qua, Công ty đã tham gia xây dựng các công trình giao thông quan trọng: Đường số 5 (Hà Nội - Hải Phòng), đường nội bộ khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Hàm Thuận - Đa Mi... Tham gia thi công hạ tầng nhà máy nhiệt điện Phả Lại I và II, khu công nghiệp Thăng Long, khu di dân thị xã Hòn Gai - Bãi Cháy... Hiện nay, Công ty được coi là một trong những Doanh Nghiệp Nhà Nước Sản Xuất, kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp có quy mô tương đối lớn và có uy tín trong ngành xây dựng. Kết quả hoạt động của Công ty trong những năm qua được phản ánh ở một số chỉ tiêu tổng hợp sau: Đơn vị tính: ngàn đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh tăng (giảm) Năm 2004 với năm 2005 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng Doanh thu (ng đ) 75.982.579 85.839.272 97.120.156 11.280.884 13.14 2. Tổng Chi phí (ng đ) 75.117.775 84.658.712 95.524.596 10.865.884 12.83 3. Tổng Lợi nhuận (ng đ) 864.804 1.180.560 1.595.560 415.000 35.15 4. Vốn Kdoanh BQ (ng đ) 3.203.816,5 3.715.791,5 4.325.686,5 609.895 16.41 5. Vốn CSH BQ (ng đ) 3.725.608,26 4.268.972,46 4.930.522,26 661.549,8 15,5 6.Tỷ suất LN/DT (%) 1.14 1,38 1,64 0,26 7.Tỷ suất LN/Vốn Kdoanh BQ 27 31,77 36,89 5,12 8.Tỷsuất LN/CSHBQ (%) 23,21 27,65 32,36 4,71 9. Tỷ suất LN/CP (%) 1,15 1,39 1,67 0,28 Ta xét các tỷ suất: * Tỷ suất LN/DT: tỷ suất LN/DT của Công ty năm 2005 tăng so với năm 2004 là 0,26%, điều này có nghĩa năm 2005cứ bán được 100 đồng doanh thu sẽ thu đuợc lợi nhuận tăng thêm là 0,26 đồng so với năm 2004. Năm 2004 cứ bán được 100 đồng doanh thu sẽ thu được 1,38đồng lợi nhuận. Năm 2005 cứ bán được 100 đồng doanh thu sẽ thu được 1,64 đồng lợi nhuận. * Tỷ suất LN/Vốn kdoanh bình quân: tỷ suất LN/Vốn kdoanh bình quân năm 2005 tăng 5,12% so với năm 2004, nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh bq bỏ ra thì sẽ thu được LN năm 2005 nhiều hơn năm 2004 là 5,12 đồng. Năm 2004 cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh bq sẽ thu được 31,77 đồng LN. Năm 2005 cứ bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh bq sẽ thu được 36,89 đồng. * Tỷ suất LN/ Vốn CSHBQ: tỷ suất LN/ Vốn CSHNQ năm 2005 tăng 4,71% so với năm 2004,có nghĩa là cứ 100 đồng vốn CSHBQ bỏ ra thì sẽ thu được số lợi nhuận năm2005 nhiều hơn năm 2004 là 4,71 đồng. Năm 2004 cứ bỏ ra 100 đồng vốn CSHBQ sẽ thu được 27,65 đồng LN. Năm 2005 cứ bỏ ra 100 đồng vốn CSHBQ sẽ thu được 32,36 đồng LN. * Tỷ suất LN/CP: tỷ suất LN/CP năm 2005 tăng 2005 tăng 0,28% so với năm 2004 , có nghĩa là cứ 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được số lợi nhuận năm 2005 nhiều hơn năm 2004 là 0,28 đồng. Năm 2004 cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sẽ thu được 1,39 đồng LN. Năm 2005 cứ bỏ ra 100 đồng chi phí sẽ thu được 1,67 đồng LN. Qua bảng số liệu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và các chỉ tiêu doanh thu, vốn và chi phí ta thấy lợi nhuận của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003, kết hợp với các tỷ suất lợi nhận đều tăng càng thêm khẳng định hoạt động kinh doanh của Công ty trong các năm qua là rất thuận lợi. 3. Tổ chức bộ máy quản lý quản lý của Công ty * Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Giám đốc Công ty Phó GĐ xây dựng cấp thoát nước Phó GĐ hạ tầng và giao thông Phó GĐ kinh doanh Đội quản lý thiết bị, vật tư tại công trường Đội lắp máy số 1, số 2, số 3, số 4, Đội thi công số 1, số 2, số 3, số 4 Nhà máy nhựa HDPE Trạm bê tông 382 Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng quản lý thiết bị và vật tư Phòng kỹ thuật thi công Phòng kinh tế kế hoạch Đội quản lý an toàn giao thông ' * Chức năng cụ thể của các phòng ban như sau: - Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước và trước Tổng Công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong Công ty, ra những quyết định liên quan đến Công ty nhằm làm cho Công ty ngày càng phát triển. - Phó giám đốc xây dựng cấp thoát nước: là người giúp việc Giám đốc trong công tác quản lý và trực tiếp phụ trách những công việc liên quan đến xây dựng cấp thoát nước. - Phó giám đốc xây dựng hạ tầng và giao thông: là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng hạ tầng và giao thông. - Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp Giám đốc trong công việc điều hành, tổ chức các công viêc trong kinh doanh. Là người có quyền hành sau Giám đốc để quyết định trong lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Phòng kinh tế kế hoạch: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các hoạt động ký kết hợp đồng, hoạt động quản lý trong lĩnh vực kihn doanh của Công ty. Và tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, kinh tế, kế hoạch. - Phòng kỹ thuật thi công: là phòng nghiệp vụ làm tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề kỹ thuật thi công và chất lượng công trình, phụ trách việc xây dựng, tiến độ, biện pháp thi công, kiểm soát chất lương công trình; hướng dẫn thực hiện tiến độ biện pháp thi công cho các đơn vị trực thuộc. Đồng thời quan hệ với chủ đầu tư để giảI quyết những vướng mắc về lỹ thuật, chất lượng, thay đổi thiết kế. - Phòng quản lý thiết bị và vật tư: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật cơ giới đối với toàn bộ thiết bị, máy móc. Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo việc quản lý, khai thác, sử dụng máy móc, thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật đạt hiêu quả kinh tế cao. Tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực vật tư, tổ chức khai thác, cung ứng, dự trữ vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo hiệu quả kinh tế. - Phòng tài vụ: tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán thống kê theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu tài chính cho sản xuất kinh doanh, phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ hạch toán phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân tích, đánh giá, tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực kinh tế tài chính. Thực hiện các chức năng khác do pháp luật quy định. - Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, xây dựng lực lượng cán bộ công nhân viên theo yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng các quy chế quản lý nội bộ. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tổ chức nhân sự, hành chính, quản trị.. .theo yêu cầu sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. - Nhà máy nhựa HDPE: nhiệm vụ chính là sản xuất các sản phẩm ống nhựa HDPE và các phụ kiện để nhằm cung cấp trục tiếp cho việc thi công xây dựng trong Công ty và đáp ứng kịp thời các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty và các phòng ban nghiệp vụ. Tổ chức khai thác các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý, vận hành đúng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo việc khai thác các dây chuyền thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao. - Trạm bê tông 382: nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất ra sản phẩm bê tông nhựa đường các loại để phục vụ cho thi công các công trình do Công ty đảm nhiệm và để cung cấp ra thị trường các sản phẩm đó. Đồng thời, thực hiện tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, trùng đại tu, điều động các thiết bị xe máy phục vụ kịp thời các yêu cầu sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của Giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ của Công ty. Tổ chức Asphalt để phục vụ thi công, kinh doanh theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty và các phòng ban nghiệp vụ. - Các đội: thực hiện tốt các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, hiệu quả, an toàn lao động của công trình, hạng mục công trình do Giám đốc Công ty, ban điều hành giao, tham mưu cho Giám đốc Công ty về các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công trình, hạng mục công trình. II. Công tác kế toán tại Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty Nhiệm vụ kế toán được Phòng tài vụ Công ty đảm nhiệm. Phòng tài vụ của Công ty ra đời ngay từ khi Công ty được thành lập và đi vào sản xuất. Hiện nay, Phòng kế toán tài vụ Công ty gồm có 7 người, còn ở dưới các đơn vị trực thuộc có từ 1-3 người, các đội trực thuộc Công ty có 1 kế toán, tất cả kế toán xí nghiệp và các đội chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp vụ của phòng kế toán Công ty. Với đặc điểm tổ chức như trên, bộ máy kế toán vừa được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, thể hiện trong sơ đồ sau: * Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty: Trưởng phòng Kế toán theo dõi vật tư, phụ tùng, công tác sản xuất Kế toán thanh toán giao dịch với ngân hàng Thủ quỹ, theo dõi kế toán công đoàn Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền lương, bảo hiểm Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tập hợp CPSX và tính GT Kế toán theo dõi nợ phải trả, thanh quyết toán hđ với các đội Nhân viên kinh tế ở các đội công trình Phòng kế toán ở các XN trực thuộc * Trong đó: - Trưởng phòng tài vụ: là người chỉ đạo công tác kế toán tài chính, có quyền hạn chỉ đạo điều hành trực tiếp hoạt động tài chính của Công ty và tham mưu cho Giám đốc trong mọi công việc có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng hợp các thông tin kinh tế tài chính kế toán cung cấp phục vụ cho yêu cầu của Giám đốc và các phòng ban có liên quan. - Kế toán tổng hợp kiêm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: có trách nhiệm phân bổ và tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến chi phí sản xuất và tính giá thành của tất cả các công trình, hạng mục công trình do các XN, các đội công trình đang thi công và hoàn thành bàn giao. Theo dõi công việc kế toán của phòng và hỗ trợ cho các kế toán viên khác, làm công tác kế toán tổng hợp và lập báo cáo kế toán theo chế độ quy định. - Kế toán theo dõi chi tiết nợ phải trả, theo dõi và thanh quyết toán hợp đồng giao khoán với các đội, vật tư trạm bê tông nhựa, nhiên liệu kho 382. - Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền lương, bảo hiểm, quyết toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản: có trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ về TSCĐ, tính ra tiền lương phải trả CBCNV, tính các khoản trích nộp bảo hiểm cho CBCNV. Và quyết toán công tác đầu tư xây dựng cơ bản. - Kế toán thanh quyết toán và giao dịch với ngân hàng, kế toán thanh toán theo dõi công tác nợ tạm ứng: có trách nhiệm thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi lãi vay và các nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng, hạch toán thuế và phân bổ lãi tiền vay cho các đội. Theo dõi công tác nợ tạm ứng. - Kế toán theo dõi vật tư phụ tùng, công tác sản xuất: theo dõi chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ...phục vụ cho quá trình sản xuất và thi công các công trình, hạng mục công trình. - Thủ quỹ, theo dõi kế toán công đoàn: có trách nhiệm giữ quỹ tiền mặt của Công ty và theo dõi công tác kế toán công đoàn. Mỗi nhân viên kế toán phụ trách và theo dõi ghi chép sổ, tài khoản liên quan đến từng phần hành kế toán của mình. Khi tập hợp đầy đủ chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, kế toán Công ty có trách nhiệm phân loại theo số liệu, phân bổ chi phí. Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thì tính giá thành cho từng công trình, hạng mục công trình đó. - Dưới phòng kế toán là các phòng kế toán của các XN trực thuộc Công ty. Các XN này hạch toán phụ thuộc thông qua tài khoản phải thu phải trả nội bộ. Phòng kế toán ở các XN trực thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở XN đó, định kỳ gửi báo cáo kế toán về phòng tài vụ của Công ty. - Ngoài ra, ở các đội công trình trực thuộc Công ty cũng có các nhân viên kinh tế được (gọi là kế toán đội) kiêm thủ quỹ của đội. Mỗi đội có một nhân viên kinh tế. Nhân viên này chỉ làm nhiệm vụ thu thập các chứng từ ban đầu rồi chuyển về phòng tài vụ của Công ty theo định kỳ (hàng tháng). Đồng thời, kế toán đội cũng mở sổ thao dõi chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khác phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình và thoe dõi thu chi tiền mặt tại đội công trình đó. 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Tổ chức công tác kế toán trong Công ty là tổng thể các hoạt động như tổ chức bộ máy kế toán, lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán, tổ chức vận dụng chế độ hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản kế toán, lụa chọn hình thức sổ kế toán và lập báo cáo tài chính nhằm thu nhận và xử lý các nghiêp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh Nghiệp xây lắp do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ-BTC ngày 16/12/1998. Cụ thể là: - Niên độ kế toán là một năm tài chính, tính theo năm dương lịch từ ngày 01/01/năm N kết thúc vào ngày 31/12/năm N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ. - Hình thức sổ kế toán là Nhật ký chung. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: đánh giá theo nguyên giá TSCĐ. + Phương pháp khấu hao: khấu hao đường thẳng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: đánh giá theo giá thực tế. + Nguyên tắc xác định hàng tồn kho cuối kỳ: xác định hàng tồn kho theo giá thực tế. - Chế độ báo cáo: Báo cáo tài chính là những thông tin đầu ra của kế toán, nhằm cung cấp thông tin cho những đối tượng có nhu cầu thông tin về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính cho chủ Công ty và cán bộ quản lý Công ty, các cơ quan Nhà nước, các nhà đầu tư, cho vay... Ngoài ra còn cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Công ty. Qua các báo cáo mà cơ quan chức năng có thể kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ và xem độ tin cậy của báo cáo tài chính. Các báo cáo bắt buộc gồm : + Bảng cân đối kế toán. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Thuyết minh báo cáo tài chính. - Hình thức ghi sổ: Kế toán ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung nên sử dụng các loại sổ: Sổ NKC, Sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết. Công ty sử dụng kế toán máy với phần mềm kế toán do Tổng Công ty lập trình. Do đó, trình tự ghi sổ được thực hiện nhanh, đơn giản, giảm được nhiều khối lượng công việc. *Trình tự ghi chép sổ kế toán ở Công ty như sau: Chứng từ gốc Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3. Nhận xét chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán của Công ty xây dựng cấp thoát nước và hạ tầng kỹ thuật * Về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty: Những thuận lợi và thành công đạt được: + Công ty đã có nhiều công trình được hoàn thành với chất lượng tốt, quy mô đẹp như nhà máy nước Kim Lan, đường Phai Dài Lạng Sơn, công trình cấp nước Quảng Bình...Vì vậy đã nâng cao uy tín, vị thế của mình trên thương trường. + Công ty đã tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty giúp họ cải thiện đời sống. + Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, nhiệt tình trong công việc, luôn có tinh thần giúp đỡ lẫn nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32439.doc
Tài liệu liên quan