Khóa luận Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng A&P

MỤC LỤC

Danh mục từ viết tắt

Lời mở đầu .1

• Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu 3

1.1 : Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến kế toán nguyên

vật liệu . . 3

1.2 : Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong

doanh nghiệp xây lắp .4

1.3 : Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây lắp 6

1.4 : Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp .14

1.5 :Chứng từ và kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh

nghiệp xây lắp 15

1.6 : Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. 21

1.7 : Sổ sách sử dụng để kế toán nguyên vật liệu . 35

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . 48

2.1 Giới thiệu chung về công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P .48

2.2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . . . 57

Chương 3: Hoàn thiện kế toán nguyên vật tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . . 84

3.1: Đánh giá khái quát tình hình kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . 84

3.2: Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . . 86

3.3: Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P . . 87

Kết luận 92

Tài liệu tham khảo.94

 

doc112 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng A&P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a vào trong kỳ + Trị giá vật tư, hàng hóa tồn đầu kỳ - Trị giá vật tư, hàng hóa tồn cuối kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động vật tư, hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị vật tư, hàng hóa mua vào nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng (tài khoản “Mua hàng”). Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ hạch toán để xác định giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho. Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản hàng tồn kho chỉ sử dụng đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để kết chuyển số dư cuối kỳ). Phương pháp kiểm kê định kỳ thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và được xuất thường xuyên. Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm làm giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hóa xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến, bãi… Tài khoản kế toán sử dụng Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKĐK để hạch toán tổng hợp NVL, kế toán sử dụng TK 611 “Mua hàng”. Tài khoản này dùng để phản ánh giá thực tế của NVL, hàng hoá mua vào, nhập kho hoặc đưa vào sử dụng trong kỳ. Kết cấu và nội dung của tài khoản 611 như sau: Bên Nợ: - Giá thực tế hàng hoá, NVL tồn kho đầu kỳ. - Giá thực tế hàng hoá, NVL mua vào trong kỳ, hàng hoá đã bị bán trả lại,… Bên có: - Giá thực tế hàng hoá, NVL, tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê) - Giá thực tế hàng hoá, NVL xuất sử dụng trong kỳ, hoặc trị gí hàng hoá đã gửi bán (chưa được xác định là đã bán trong kỳ). - Giá thực tế vật tư, hàng hoá mua vào trả lại cho người bán hoặc được giảm giá, chiết khấu thương mại. TK 611 không có số dư cuối kỳ và được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: TK 6111 “ Mua nguyên liệu, vật liệu”. TK6112 “Mua hàng hoá”. Phương pháp kế toán Kế toán NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung theo phương pháp KKĐK, người ta thường chia các bút toán hạch toán thành 3 giai đoạn: đầu kỳ, trong kỳ và cuối kỳ. * Đầu kỳ: Kế toán tiến hành kết chuyển NVL tồn kho và NVL đang đi đường, ghi: Nợ TK 611: Mua hàng Có TK 151,152: Nguyên vật liệu * Trong kỳ: - Phản ánh giá thực tế NVL mua vào trong kỳ, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 611: Mua hàng Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111,112,331,311,… Theo giá hạch toán. - Phản ánh chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng hoặc trả lại NVL cho nhà cung cấp, kế toán ghi: Nợ TK 111,112,331,… Theo giá thanh toán Có TK 133: Giảm thuế GTGT được khấu trừ Có TK 611: Mua hàng. - Phản ánh các trường hợp tăng NVL khác như nhận vốn góp, được biếu tặng tài trợ…, căn cứ vào hoá đơn chứng từ, kế toán ghi: Nợ TK 611: Có TK 411,711… * Cuối kỳ: - Căn cứ vào kết quả kiểm kê NVL tồn kho và đang đi đường , kế toán ghi: Nợ TK 151,152 Có TK 611 - Sau khi ghi đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra giá thực tế của NVL đã sử dụng trong kỳ và ghi: Nợ TK 621,627,641,642 … Có TK 611:. 1.7. Sổ sách sử dụng để kế toán nguyên vật liệu 1.7.1 Sổ kế toán chi tiết 1.7.1.1 Thẻ kho (Sổ kho) Thẻ kho được sử dụng ở kho, do thủ kho ghi chép theo từng danh điểm vật liệu. Thẻ kho được phát cho thủ kho sau khi đã vào “Sổ đăng ký thẻ kho”. Thẻ kho ghi chép về mặt số lượng, phản ánh tình hình biến động của từng danh điểm NVL trên cơ sở số thực nhập, thực xuất. Cuối ngày (hoặc sau mỗi lần nhập, xuất), thủ kho phải tính ra số tồn kho trên từng thẻ kho. Theo định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho và sau đó ký xác nhận vào thẻ kho. Thẻ kho được lập theo Mẫu số S12 – DN. Phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi số thứ tự. Cột B: Ghi ngày, tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho. Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu xuất kho. Cột E: Ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho. Cột 1: Ghi số lượng nhập kho. Cột 2: Ghi số lượng xuất kho. Cột 3: Ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối ngày. Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho (Cột C). Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo chế độ quy định. 1.7.1.2. Thẻ kế toán chi tiết NVL Thẻ kế toán chi tiết NVL được mở theo từng danh điểm NVL tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Thẻ này có nội dung tương tự như thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả mặt giá trị của NVL. Hàng ngày, hoặc định kỳ nhân viên kế toán sau khi nhận chứng từ từ thủ kho, tiến hành kiểm tra, đối chiếu các chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ khác có liên quan (hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu vận chuyển, biên bản kiểm nhận, …), tính thành tiền theo đơn giá hạch toán và ghi vào từng chứng từ nhập, xuất kho. Từ đó ghi vào các thẻ kế toán chi tiết liên quan theo từng loại NVL. THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU Sổ thẻ: ………………….Số tờ:………………………... Tên vật tư: ……………………………………………………………………... Số danh điểm: …………………………………………………………………. Đơn vị tính: ……………………………… Kho: ……………………………... Chứng từ Trích yếu Đơn giá Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu Ngày, tháng SL TT SL TT SL TT 1.7.1.3. Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn NVL Bảng này thường được dùng để đối chiếu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp NVL theo giá hạch toán. Bảng được lập sau khi kế toán đã đối chiếu số liệu trên các thẻ kế toán chi tiết với thẻ kho, kế toán căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn theo từng loại NVL. BẢNG TỔNG HỢP NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NVL Tháng …….. năm ……. Số danh điểm Tên vật liệu Tồn đầu tháng Nhập trong tháng Xuất trong tháng Tồn cuối tháng SL TT SL TT SL TT SL TT Cộng 1.7.1.4. Sổ đối chiếu luân chuyển Sổ này được sử dụng để ghi chép số lượng và số tiền của từng danh điểm NVL theo từng kho. Sổ này được ghi mỗi tháng một lần và cuối tháng trên cơ sở các bảng kê nhập, bảng kế xuất từng thứ (danh điểm) NVL. Mỗi danh điểm ghi 1 dòng trong sổ. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số lượng vật liệu trên số đối chiếu luân chuyển với thẻ kho của thủ kho, đồng thời đối chiếu số tiền của từng điểm NVL với kế toán tổng hợp (theo giá hạch toán ở các bảng tính giá). SỔ ĐỐI CHIẾU LUÂN CHUYỂN Năm: …. Số danh điểm Tên Nguyên vật liệu Đơn vị tính Giá hạch toán Số dư đầu tháng 1 Luân chuyển trong tháng 1 Số dư đầu tháng 2 Luân chuyển trong tháng 2 Nhập Xuất SL TT SL TT SL TT SL TT …… 1.7.1.5. Sổ số dư Sổ số dư do kế toán mở cho từng kho, dùng cho cả năm và giao cho thủ kho trước ngày cuối ngày cuối mỗi tháng để ghi số lượng tồn kho NVL vào sổ. Trong sổ số dư, các danh điểm NVL được in sẵn, xếp theo từng nhóm và từng loại. Sau khi ghi số lượng từng loại NVL tồn kho vào sổ số dư, thủ kho sẽ chuyển sổ cho phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền. SỔ SỐ DƯ Năm : ……. Kho: …………… Số danh điểm Tên Nguyên vật liệu Đơn vị tính Giá hạch toán Định mức dự trữ Số dư đầu năm Số dư cuối tháng 1 Số dư cuối tháng 2 … Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Loại: Nhóm: Nhóm: 1.7.1.6. Bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho NVL Bảng lũy kế nhập – xuất – tồn kho NVL được mở cho từng kho, mỗi kho 1 tờ. Số cột trong bảng nhiều, ít phụ thuộc vào ký tiếp nhận chứng từ. Bảng được ghi trên cơ sở số liệu lấy từ phiếu giao nhận chứng từ nhập (hoặc xuất). Số liệu trên bảng lũy kế được đối chiếu với số liệu trên sổ số dư. BẢNG LŨY KẾ NHẬP – XUẤT – TỒN KHO NVL Tháng: …….. năm: …….. TTT Nhóm Nguyên vật liệu Tồn kho đầu kỳ Nhập Xuất Tồn kho cuối kỳ Từ ngày … đến ngày … Từ ngày… đến ngày … … Cộng tháng Từ ngày … đến ngày … Từ ngày … đến ngày … … Cộng tháng Loại: Nhóm: Nhóm: 1.7.1.7. Sổ kế toán chi tiết vật liệu. Sổ này được dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên vật liệu, dụng cụ sản phẩm hàng hóa ở từng kho làm căn cứ để đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho. Sổ này được mở theo từng tài khoản (nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa. Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm (hàng hóa) được lập theo Mẫu sổ S10 – DN Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cột A, B: Ghi sổ liệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa. Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ: Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng. Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu nhập, xuất kho. Cột 2: Ghi số lượng vật liệu nhập kho. Cột 3: Căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu nhập kho (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2) Cột 4: Ghi số lượng vật liệu xuất kho. Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa xuất kho (Cột 5 = Cột 1 x Cột 4) Cột 6: Ghi số lượng vật liệu tồn kho. Cột 7: Ghi số lượng vật liệu tồn kho (Cột 7 = Cột 1 x Cột 6) 1.7.1.8. Bảng tổng hợp chi tiết nguyên vật liệu Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, nhằm đối chiếu với số liệu tài khoản 152, trên Sổ cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. Mỗi tài khoản vật liệu được lập một bảng riêng. Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu để lập. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu được lập theo Mẫu số S11 – DN. * Căn cứ và phương pháp ghi sổ: Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu. Cột B: Ghi tên, quy cách vật liệu theo Sổ chi tiết vật liệu (mỗi thứ ghi 1 dòng). Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu). Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (số liệu dòng cộng cột 3 trên Sổ vật liệu). Cột 3: Ghi giá trị xuất trong kỳ (lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên Sổ vật liệu). Cột 4: Ghi giá trị tồn cuối kỳ (số liệu dòng tồn cuối kỳ ở cột 7 trên Sổ vật liệu). Sau khi ghi xong tiến hành cộng Bảng tổng hợp. Số liệu trên dòng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật ký – Sổ cái hoặc trên Sổ cái cuẩ các tài khoản 152. - Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ. - Số liệu cột 2: Được đối chiếu với số phát sinh Nợ. - Số liệu cột 3: Được đối chiếu với số phát sinh Có. - Số liệu cột 4: Được đối chiếu số dư cuối kỳ. 1.7.2 Sổ kế toán tổng hợp Theo chế độ kế toán hiện hành của Bộ Tài Chính ban hành ở nước ta hiện nay, tồn tại 4 hình thức sổ kế toán là: Nhật ký sổ cái. Nhật ký chung. Nhật ký chứng từ Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện riêng của từng doanh nghiệp có thế áp dụng một trong các hình thức kế toán trên. Mỗi hình thức có một hệ thống sổ kế toán riêng, trình tự hạch toán riêng. Cụ thể như sau: 1.7.2.1 Hình thức nhật ký sổ cái Theo hình thức này thì các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian, và nội dung kinh tế. Nội dung và kết cấu của các sổ và thẻ kế toán chi tiết phụ thuộc vào tính chất của các đối tượng hạch toán và yêu cầu thu nhận các chỉ tiêu phục vụ công tác quản lý và lập báo cáo. * Sơ đồ 03: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký sổ cái Chứng từ kế toán Số thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Bảng tổng hợp chi tiết CPSX Nhật ký sổ cái Báo cáo tài chính Sổ quỹ Ghi chú: : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu kiểm tra 1.7.2.2. Hình thức nhật ký chung. Hình thức thanh kế toán nhật ký chung gồm có các loại sổ kế toán chủ yếu sau : Sổ nhật ký chung, Sổ cái, Sổ nhật ký đặc biệt, các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ : Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, hóa đơn,… kế toán ghi sổ nhật ký chung và sổ thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng lập bảng tổng hợp chi tiết dựa trên sổ thẻ kế toán chi tiết. Sau đó đối chiếu với sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh và báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Sổ kế toán phản ánh chi phí sản xuất: Sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký chi tiền, sổ cái TK621,TK622, …Sổ chi tiết chi phí sản xuất. * Sơ đồ 04: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra 1.7.2.3 Hình thức nhật ký chứng từ. Đặc điểm của hình thức này là tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng nợ. Kết hợp chặc chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản). Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính * Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Chứng từ kế toán Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết NVL Sổ cái Bảng tổng hợp NVL Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, Kiểm tra 1.7.2.4. Hình thức chứng từ ghi sổ. Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ căn cứ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó ghi vào các sổ cái có liên quan các chứng từ gốc dùng làm căn cứ để ghi sổ thẻ kế toán chi tiết. - Cuối tháng, cuối quý tiến hành khoá sổ tính ra số dư cuối kỳ trên các sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản. - Cuối tháng, cuối quý, căn cứ vào sổ thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết. - Sau khi kiểm tra đối chiếu tiến hành lập báo cáo tài chính. Sơ đồ 06: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Ghi chú : : Ghi hàng ngày. : Ghi cuối tháng. : Đối chiếu kiểm tra. 1.7.2.5. Hình thức kế toán máy Đối với việc hạch toán trên máy vi tính, khâu đầu tiên của quy trình hạch toán trên máy là khâu thu thập, xử lý phân loại chứng từ và định khoản kế toán. Đây là khâu quan trọng nhất, bởi vì sau khi các số liệu trên được nhập vào máy sẽ tự động xử lý các thông tin để đưa ra các sổ chi tiết, sổ cái và các loại báo cáo. Nếu khâu đầu tiên đó nhập không chính xác thì tất cả các kết quả thu được do máy xử lý đều không đúng. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán máy  - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.  _Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.  Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 07: Hình thức kế toán máy Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Sổ kế toán Sổ tổng hợp, sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại Máy vi tính Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán Quản trị Ghi chú: : Ghi hàng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối tháng : Đối chiếu : Quan hệ song song Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG A&P 2.1 Giới thiệu chung về Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P được thành lập theo quyết định số 12/GP – Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 016868 ngày 30/12/2002 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. - Tên giao dịch: Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P - Trụ sở chính : Số 26/389, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu giấy, Hà Nội. - Tổng giám đốc : Trương Thị Lan Anh. - Điện thoại : 043.8362.703 - Fax : 043.7568.820. - Email : ap@apcorp.com.vn - Mã số thuế : 2300244882 - Vốn điều lệ: 84.724.000.000 đồng (Tám mươi bốn tỷ, bẩy trăm hai mươi bốn triệu đồng). Với gần 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã có những trưởng thành vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh với ngành nghề đa dạng như: Sản xuất bê tông và bê tông thương phẩm, thi công và xây dựng các công trình thủy lợi, công trình giao thông, công trình dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng, công nghiệp…Hiện nay công ty đang có đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ và tay nghề cao. Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay công ty đã xây dựng được một cơ sở kinh doanh đa ngành phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của thị trường, luôn phấn đấu thực hiện tốt việc cung ứng vật tư, xây dựng thành công các công trình, các dự án mà công ty đã nhận được. Để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân viên công ty luôn tích cực mở rộng thị trường. Tìm hiểu thị trường nhằm xuất khẩu hàng hoá và tìm kiếm cơ hội bắt tay hợp tác với các công ty nước ngoài. Với sự cố gắng không mệt mỏi của mình công ty đã từng bước thiết lập và khẳng định được vị thế của mình trên thương trường, liên tục là doanh nghiệp làm ăn phát đạt trong suốt quá trình hoạt động. Có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua việc thực hiện một số chỉ tiêu trong mấy năm gần đây như sau: Đơn vị tính: 1.000đ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 So sánh Tăng (Giảm) Tỷ trọng (%) Tổng doanh thu 140.637008 159.380.576 18.743.568 113.23 Lợi nhuận 5.303.806 5.021.147 282.659 94.67 Nộp NSNN 1.122.716 1.210.235 87.519 107.80 Thu nhập bình quân 1.55 1.750 200 112.9 Tổng doanh thu của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 18.743.568 ngàn đồng tương ứng tăng 13.23%. Lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 là 282.659 ngàn đồng tương ứng giảm 5.33% nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn chịu sự ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy lợi nhuận năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng nộp ngân sách Nhà nước và tiền lương bình quân của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009. Điều đó chứng tỏ Công ty đã phát huy được sức mạnh trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và quan tâm nâng cao đời sống của người lao động. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P được tổ chức với các ngành nghề chủ yếu sau: - Tư vấn thiết kế kiến trúc các công trình. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi,... - Sản xuất bê tông và bê tông thương phẩm. - Kinh doanh vật liệu xây dựng... Là một doanh nghiệp XDCB, một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp có những đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất vật chất khác. Sản phẩm là những công trình, vật kiến trúc quy mô sản xuất lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dài. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm là không di chuyển được mà cố định tại nơi sản xuất cho nên chịu tác động trực tiếp của địa hình, địa chất, thủy văn, thời tiết,... Công trình xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài nên đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản nên đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh hoàn thiện đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của công ty. Để có một sản phẩm công ty tiến hành như sau: Sau khi trúng thầu thì công ty giao thầu cho phòng kỹ thuật của công ty. Căn cứ vào thiết kế sẽ có một phương án thi công. Sau khi được bên A duyệt, phòng kế hoạch lập dự toán, các phòng kế hoạch kinh doanh,vật tư và kỹ thuật dựa vào dự toán xác định khối lượng vật tư và máy móc thiết bị cần sử dụng để từ đó từng phòng có kế hoạch mua sắm thiết bị, vật tư tập kết máy móc và giao cho các đơn vị sản xuất thi công công trình. Sau khi công trình được hoàn thành phòng kỹ thuật nhiệm thu nội bộ rồi bàn giao công trình cho bên A. Sơ đồ 08: Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P. Trúng thầu Thiết kế Lập dự toán Giao cho các đơn bị sản xuất Tập kết vật liệu, máy móc, thiết bị Công trình hoàn thành bàn giao Những ngành nghề Công ty thường nhận thầu là: xây dựng các công trình thủy lợi, các công trình dân dụng và công trình công nghiệp xây dựng các công trình cấp thoát nước, điện chiếu sáng, công trình văn hóa, hạng mục công trình, xử lý nền móng công trình,... 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P - Để quản lý và điều hành quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý tương đối hoàn chỉnh như sau: Sơ đồ số 09 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Khối sản xuất Khối quản lý Tổng giám đốc XN xây lắp số 1 XN xây lắp số 2 XN xây lắp số 3 XN tư vấn thiết kế XN xây lắp TT nhà trạm XN xây lắp số 4 Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng tổ chức hàng chính * Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. - Đại hội đồng cổ đông là hình thức trực tiếp để cổ đông tham gia quản lý Công ty, bao gồm các cổ đông có biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội đồng quản trị gồm có 05 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát có 03 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát là cơ quan thay mặt cổ đông để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, chấp hành pháp luật, Điều lệ của Công ty và các Nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. - Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. Các Phó Tổng giám đốc là người giúp việc Tổng giám đốc về các lĩnh vực và những nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về các quyền và nhiệm vụ được giao. - Các phòng chuyên môn nghiệp vụ bao gồm: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tài chính kế toán hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động và các quy định khác của công ty. + Phòng Tổ chức Hành chính: Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, chế độ tiền lương. Công tác hành chính, quản trị. + Phòng Kế hoạch kinh doanh: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Tìm kiếm thông tin thị trường, lập hồ sơ dự thầu các công trình. Kiểm tra đôn đốc các xí nghiệp trong quá trình thi công công trình. Hoàn thiện hồ sơ xác nhận khối lượng hoàn thành giai đoạn và quyết toán công trình. + Phòng tài chính kế toán:Tổ chức bộ máy kế toán, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ tài chính kế toán trong công ty. Phổ biến, hướng dẫn thực hiện và cụ thể hóa kịp thời các chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, kế toán của Nhà nước, Tổng công ty. - Các xí nghiệp thành viên: Công ty có các xí nghiệp xây lắp chịu trách nhiệm thi công công trình theo nhiệm vụ công ty giao đảm bảo chất lượng và tiến độ các công trình. - Xí nghiệp Tư vấn thiết kế hoạt động chuyên trách về tư vấn thiết kế, khảo sát lập dự toán các công trình. 2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại công ty CP Bê Tông và Xây Dựng A&P 2.1.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán phụ trách chung Kế toán tổng hợp thanh toán Kế toán tài sả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bê tông và Xây dựng A&P.doc
Tài liệu liên quan