MỤC LỤC
Lời mở đầu
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1
I. Những vấn đề cơ bản về TSCĐ 1
1) Khái niệm, đặc điểm và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ 1
2) Phân loại và đánh giá TSCĐ 2
II. Quy trình kế toán TSCĐ 12
1) Kế toán tăng giảm TSCĐ 12
2) Kế toán khấu hao TSCĐ 15
3) Kế toán TSCĐ thuê ngoài và cho thuê 19
4) Kế toán sửa chữa TSCĐ 22
III. Vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ 24
1) Quản lý và sử dụng TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng 24
2) Biện pháp nâng cao hiệu quả sư dụng TSCĐ 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY IN BƯU ĐIỆN 30
I. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh và tổ chức quản
lý của công ty 30
1) Quá trình hình thành và phát triển 30
2) Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 33
3) Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD và quy trình công nghệ 37
4) Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 38
II.Tình hình thực tế về kế toán TSCĐ tại công ty in Bưu điện 45
1) Đặc trưng về TSCĐ của Công ty 45
2) Chứng từ và tổ chức kế toán tăng, giảm TSCĐHH trên hệ thống
chứng từ kế toán 48
2.1 Trường hợp TSCĐ HH tăng 48
2.2 Trường hợp TSCĐHH giảm 54
3) Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ 58
4) Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ 60
5) tổ chức kế toán TSCĐ thuê tài chính 64
III. Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty in Bưu điện 70
1) Tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ 70
2) Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty in Bưu điện 74
CHƯƠNGIII: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY IN BƯU ĐIỆN 77
I. Đánh giá thực trạng kế toán, quản lý và sử dụng TSCĐ của công
ty in Bưu điện 77
1) Ưu điểm 77
2) Nhược điểm 79
II. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng TSCĐ 82
1) Hoàn thiện kế toán TSCĐ nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ và
sử dụng có hiệu quả TSCĐ 82
2) Công tác đánh giá TSCĐVH 95
3) Về quy chế trách nhiệm quản lý TSCĐ trong hệ thống quản lý 95
4) Kiến nghị với cơ quan Nhà nước về chế độ kế toán TSCĐ 98
Kết luận
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1438 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty in Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, công tác nhập hàng, xuất kho hàng hoá thành phẩm và hàng hoá tồn kho của công ty. Cập nhật hóa đơn bán hàng và chuyển cho kế toán tổng hợp. Theo dõi tình hình giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
- Kế toán công nợ
+ Có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ của công ty và báo cáo công nợ cho kế toán trưởng.
+ Lập bảng phân tích tình hình công nợ.
* Liên hệ với tổ chức quản lý chung:
Cùng với bộ máy quản lý của toàn công ty, bộ máy kế toán cũng có mô hình tổ chức tập trung có sự quản lý thống nhất từ trên xuống.
Vượt qua thử thách đổi mới cơ chế quản lý chuyển từ hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước XHCN, công ty đã có sự phát triển vượt bậc. Cùng với sự phát triển này phòng kế toán cũng từng bước phát triển hoàn thành tốt chức năng vai trò quan trọng của mình. Sự phát triển của phòng kế toán cũng góp phần không nhỏ trong qúa trình phát triển của cả công ty
b) Tổ chức hạch toán kế toán
- Quản lý và sử dụng chứng từ
Công ty in bưu điện là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành Bưu chính viễn thông dưới sự quản lý cuả nhà nước và tuân theo luật doanh nghiệp. Bởi vậy công tác kế toán ở công ty được thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành của bộ tài chính. Hầu hết chứng từ do công ty sử dụng đều tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước và được lập theo đúng biểu mẫu in sẵn của Bộ Tài chính.
- Tài khoản sử dụng:
Hiện nay công ty đang tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Doanh nghiệp thống nhất (gồm tài khoản ngoài bảng và tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán).
Song để phù hợp với chế độ quản lý của doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như để cho việc quản lý, hệ thống tài khoản của công ty có một số tài khoản được chi tiết theo đặc thù của công ty.
- Tổ chức sổ kế toán.
Công ty in bưu điện là một doanh nghiệp lớn có quy mô hoạt động trên phạm vi rộng lại tham gia sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm. Tuy nhiên sử dụng kế toán máy ở tất cả các phần hành và phần mềm mà công ty áp dụng là MISA nên công ty đã chọn hình thức ghi sổ Chứng từ ghi sổ.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất, nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp.
Theo hình thức này việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo thứ tự thời gian( ghi nhật ký) và việc ghi theo hệ thống (ghi theo tài khoản) giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kế toán chi tiết.
Hệ thống sổ kế toán công ty áp dụng :
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ Cái tài khoản
- Sổ kế toán chi tiết : Sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
Trình tự ghi sổ: Với hình thức sổ mà công ty áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ trình tự ghi sổ được bắt đầu từ các chứng từ ban đầu, kế toán sẽ vào các phân hệ kế toán liên quan và tiến hành nhập số liệu, số liệu vừa lập sẽ tự kết chuyển sang các phân hệ khác và lên sổ sách kế toán có liên quan .
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ Cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối SPS
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu
II – Tình hình Thực tế về kế toán TSCĐ
tại công ty in bưu điện
1) Đặc trưng về TSCĐ của Công ty :
Công ty in Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh với chức năng chính là sản xuất và cung cấp ấn phẩm phục vụ cho mạng lưới khai thác kinh doanh Bưu chính viễn thông của ngành nên TSCĐ của công ty có những đặc trưng riêng biệt. TSCĐ của công ty đa dạng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, bao gồm các nhóm :
Nhóm máy móc thuộc giai đoạn công nghệ in: Máy in offset 4 mầu kỹ thuật số, dây chuyền sản xuất và in giấy vi tính, máy in nhãn bưu phẩm, máy in nhiệt mã vạch,...
Nhóm máy móc thuộc giai đoạn hoàn chỉnh sản phẩm sau in : Máy gia công sản phẩm đa chức năng, máy bắt liên, máy ép sách, máy cắt 3 mặt,...
Đặc biệt từ năm 2000 trở lại đây công ty đã đầu tư mở rộng vào dây chuyền công nghệ sản xuất thẻ viễn thông cao cấp với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đặc thù và có giá trị lớn như dây chuyền sản xuất thẻ CARPHONE của CHLB Đức gồm các thiết bị như máy tạo phoi thẻ, máy mã hoá thẻ, máy soi độ bảo mật, máy gắp chíp, máy nạp dữ liệu cho chíp...
Các TSCĐ này có vai trò quan trọng trong sản xuất, trực tiếp quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ngoài ra trong số nhà cửa vật kiến trúc của Công ty cũng tham gia phục vụ gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là các loại thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý của Công ty.
Mặt khác trong toàn bộ TSCĐ hiện nay của Công ty thì các loại máy móc thiết bị sản xuất và phương tiện vận tải, thiết bị phục vụ quản lý SXKD chiếm phần lớn là tài sản đi thuê tài chính.
F Theo công tác quản lý hiện nay tại công ty, TSCĐ đã được phân loại như sau:
- Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ TSCĐ được chia thành (theo số liệu cuối năm 2003)
Loại tài sản
Nguyên giá (Đ)
Tỷ lệ (%)
1. TSCĐ hữu hình
32.191.852.862
38,99
2. TSCĐ thuê tài chính
50.380.555.204
61,01
Tổng cộng TSCĐ
82.572.408.066
100
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư.
- Theo công dụng của TSCĐ thì việc phân loại này chỉ thực hiện đối với TSCĐ hữu hình :
Nhóm tài sản
Nguyên giá (Đ)
Tỷ lệ (%)
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
6.822.554.377
21,19
2. Máy móc thiết bị
23.525.485.309
73,08
3. Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.843.813.176
5,73
Tổng cộng TSCĐHH
32.191.852.862
100
Phân loại TSCĐHH theo công dụng
F Khái quát về kế toán TSCĐ :
Công tác kế toán TSCĐ tại công ty được tiến hành theo quy định của Bộ Tài chính theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Trong quá trình kế toán hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng bao gồm cả chứng từ mệnh lệnh ( quyết định, giấy đề nghị mua TSCĐ...) và chứng từ thực hiện (hợp đồng mua bán, hoá đơn, biên bản giao nhận...). Hệ thống tài khoản công ty sử dụng được chi tiết theo đặc trưng kĩ thuật của TSCĐ:
TK 211 : TSCĐ hữu hình. Được chi tiết thành :
TK 2112 : Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2113 : Máy móc thiết bị
TK 2114: Phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 214: Hao mòn TSCĐ
TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142: Hao mòn TSCĐ thuê tài chính
Công ty in Bưu điện là công ty hạch toán độc lập nên việc không ngừng nâng cao doanh thu và giảm chi phí là mục tiêu hàng đầu đảm bảo sự tồn tại của công ty. Chính vì thế, đầu tư TSCĐ đúng thời điểm, đúng loại cùng với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nó là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng doanh thu.
Để đảm bảo yêu cầu trên, kế toán công ty luôn chú ý đến nguyên tắc thận trọng đảm bảo thông tin đưa ra được chính xác .
Có thể khái quát tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty năm 2003 như sau:
Chỉ tiêu
Nhóm TS
Dư đầu kỳ
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
Dư cuối kỳ
- TSCĐ thuê tài chính
23.878.868.941
32.152.899.084
5.651.212.821
50.380.555.204
- TSCĐ HH
Trong đó:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc.
3.631.035.443
4.325.695.216
134.176.281
6.822.554.377
+ Máy móc, thiết bị.
18.338.576.498
5.499.437.916
312.529.105
23.525.485.309
+ Phương tiện vtải, truyền dẫn.
1.769.061.818
274.527.358
199.776.000
1.843.813.176
Tổng cộng
46.617.542.700
42.252.559.573
6.297.694.207
82.572.408.066
Dưới đây là quy trình kế toán một số nghiệp vụ về TSCĐ tại công ty đã phát sinh trong năm 2003:
2) Chứng từ và tổ chức kế toán tăng, giảm TSCĐHH trên hệ thống chứng từ kế toán:
Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ in, với nhiệm vụ chính là phục vụ cho ngành với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng lưới Bưu chính viễn thông, bên cạnh đó công ty còn mở rộng ra cả thị trường bên ngoài. Chính vì vậy để khẳng định được vai trò vị trí của mình đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì nhu cầu về đầu tư đổi mới công nghệ áp dụng những tiến bộ khoa học cũng trở thành vấn đề sống còn trong chiến lược phát triển của công ty.Do đó nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ của công ty diễn ra khá thường xuyên và với quy mô lớn.
Dưới đây là cách tổ chức hạch toán trên chứng từ một số nghiệp vụ tăng giảm TSCĐHH tại công ty in Bưu điện.
2.1) Trường hợp TSCĐHH tăng
TSCĐHH của công ty chủ yếu tăng lên do công ty tự mua sắm ngoài ra còn do xây dựng mới, nhận điều chuyển. Nguồn vốn chủ yếu đầu tư để mua sắm TSCĐ tại công ty là nguồn vốn tự bổ sung. Việc đầu tư, mua sắm mới chủ yếu là máy móc thiết bị như : máy cá thể hoá thẻ viễn thông, máy phủ cào UDA-150-S, máy tạo phoi thẻ...
Phòng kỹ thuật – vật tư của Công ty có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra hiện trạng TSCĐ tại Công ty từ đó phát hiện ra nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm, trang bị mới TSCĐ trình lên giám đốc. Sau khi được giám đốc phê duyệt (quyết định nguồn vốn đầu tư), phòng kỹ thuật – vật tư phôí hợp cùng với bộ phận đầu tư tiến hành việc mua sắm : lựa chọn nhà cung cấp và ký kết hợp đồng.
Mọi trường hợp tăng TSCĐ đều được lập hồ sơ lưư trữ gồm: Quyết định của giám đốc, hợp đồng mua bán, hoá đơn, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng mua bán,va các chứng từ kèm theo khác... Căn cứ vào bộ hồ sơ này kế toán tiến hành ghi sổ.
Trong năm 2003 vừa qua công ty đã quyết định mua một máy ROTAKEK MINIPRINT cho nhà máy in. Căn cứ theo quyết định của giám đốc một hợp đông kinh tế đã được lập với công ty Hệ thống Điện tử và Tin học - SEI Co.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng kinh tế
(Số: 369/ SEL)
Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT của Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam, công bố ngày 25/09/1989
Căn cứ vào quyết định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của HĐBT Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên:
Hôm nay, ngày 22 tháng 08 năm 2003, hai bên gồm có:
Bên mua (gọi tắt bên A): công ty in Bưu điện
Địa chỉ : 564 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 04-8772633 Fax: 04-8770975
Do ông: Huỳnh Quang Vinh Chức vụ: Giám đốc làm đại diện
Tài khoản: 710A-00050, mở tại ngân hàng công thương Chương Dương
Bên bán (gọi tắt bên B): Công ty Hệ thống điện tử và tin học(sel.co)
Địa chỉ: 42C2 Lý Thường Kiệt- Hà Nội
Điện thoại: 04-8223888 Fax: 04-8220125
Do ông: Phạm Văn Phương, chức vụ: Phó Giám đốc làm đại diện
Tài khoản::05381.00.000A mở tại :NHTM cổ phần các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh - Hà Nội
Hai bên thống nhất đồng ý ký hợp đồng kinh tế theo các điều khoản sau đây:
Điều I: Nội dung hợp đồng
Bên B cung cấp cho bên A:
+ 01 máy ROTAKEK MINIPRINT
+ Kèm mực+Senser, từ chân kê, khay giấy
Quy cách chất lượng sản phẩm mới 100% đúng theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Điêu II: Trị giá hợp đồng và phương thức thanh toán
2.1 Tổng trị giá hợp đồng là: 239.705.538
( Bằng chữ: Hai trăm ba mươi chín triệu bảy trăm lẻ năm nghìn năm trăm ba mươi tám nghìn đồng).
Tổng trị giá hợp đồng trên đã bao gômg các chi phí : Nhập khẩu, bảo hành, vân chuyển (trong nội thành Hà Nội), lắp đặt, thuế nhập khẩu, thế VAT.
2.2 Hình thức thanh toán : Bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản châm nhất là 05 ngày kể từ ngày bên B hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
.....
Hợp đồng này được lập thành 04 bản bên A giữ 02 bản, bên B giữ 02 bản có giá trị pháp lý như nhau kể từ ngày ký.
Đại diện bên A
Giám đốc
Huỳnh Quang Vinh
Đại diện bên B
Phó Giám đốc
Phạm Văn Phương
Căn cứ trên hợp đồng đã ký, kế toán làm thủ tục cho cán bộ đi mua. Trong quá trình mua bán, giá mua và mọi chi phí phát sinh đều được theo dõi và tập hợp đầy đủ kèm theo hoá đơn chứng từ.
Hoá đơn (GTGT)
Liên 2: (Giao khách hàng)
Ngày 5 tháng 9 năm 2003
Mẫu số: 01/GTKT – 3LL
KP/01-B
N0 : 072313
Đơn vị bán hàng: Công ty Hệ thống Điện tử và tin học.
Địa chỉ : 42 C2 Lý Thường Kiệt Số tài khoản :……………
Điện thoại : 04-8223888 MS : 0100109000-1
Họ tên người mua hàng :
Đơn vị : Công ty in Bưu điện
Địa chỉ : 564 Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm -Hà Nội Số tài khoản :
Hình thức thanh toán : Chuyển khoản MS : 710A-00050
STT
Tên hàng hoá - dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
1
máy ROTAKEK MINIPRINT
Chiếc
01
217.914.126
217.914.126
Cộng tiền hàng
217.914.126
Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
21.791.412
Tổng cộng tiền thanh toán
239.705.538
Số tiền viết bằng chữ : Hai trăm ba mươi chín triệu bảy trăm lẻ năm nghìn năm trăm ba mươi tám nghìn đồng chẵn
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
biên bản Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng
Căn cứ vào hợp đồng số 369/ SEL ngày 22/08/2003 giữa công ty in Bưu điện và công ty hệ thống điện tử và tin học.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu tài sản giữa 2 bên:
Bên A: Công ty in Bưu điện
Địa chỉ: 564 Nguyễn Văn Cừ – Gia Lâm - Hà Nội
Do ông : Huỳnh Quang Vinh- Giám đốc công ty làm đại diện
TK số: 710A-00050 tại Ngân hàng công thương Chương Dương
Bên B: Công ty hệ thống điện tử và tin học
Địa chỉ: 24C2 Lý Thường Kiệt
Do ông: Phạm Văn Phương - Phó Giám đốc làm đại diện
TK số: 05381.00.000A tại NHTM cổ phần các DN ngoài quốc doanh Hà Nội
Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số 369/SEL ngày 22/08/2003 với các nội dung sau:
Kết quả thực hiện hợp đồng
Bên A đã bán cho bên B 1 máy ROTAKEK MINIPRINT
Giá trị thanh lý hợp đồng
Tổng giá trị: 239.705.538 đồng.
Bên A đã thanh toán hết cho bên B.
Phương thức thanh toán:
Phương thức thanh toán: bằng tiền gửi ngân hàng.
Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành 04 bản có giá trị như nhau mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện bên A
Đại diện bên B
Căn cứ vào hồ sơ tài sản cố định (gồm chứng từ nêu trên) kế toán tiến hành lập thẻ tài sản cố định. Mỗi tài sản cố định được lập lập trên một thẻ.Thẻ tài sản cố định của công ty không có mẫu sẵn ở trên máy mà tự lập bằng tay theo mẫu số 02-TSCĐ của công ty, kế toán chỉ cập nhật thông tin vào mẫu này mà không vào sổ chi tiết. Mẫu thẻ được thiết kế như sau:
Công ty in bưu điện
thẻ tài sản cố định số 09/2003/TB Mẫu số 2/TSCĐ
Lập ngày 8/ 9/ 2003
Tên tài sản : Máy ROTAKEK MINIPRINT
Nhãn, ký hiệu: SA- 50
Nước sản xuất : Tây Ban Nha
Công suất thiết kế: ...
Lý do tăng : mua mới
Năm sản xuất: ...
Địa điểm đặt: Nhà máy in
Năm tháng sử dụng : 1/10/2003
Ngày tính khấu hao : 1/10/2003
Nguyên giá :217.914.126 đồng
Nguồn vốn:Tự bổ sung
Đình chỉ sử dụng: Ngày....tháng... năm...
Lý do:.....
Tỷ lệ khấu hao : 25%
Năm
Mức khấu hao
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
2003
...
...
...
...
Kế toán trưởng
Sau khi thanh toán cho bên B bằng chuyển khoản và hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng, kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp.
Công ty in bưu điện
564-nguyễn văn cừ, Gia lâm, hà nội
Chứng từ ghi sổ
Số : 59/9/TH
Ngày:7/9/2003
TK Nợ
TK Có
Số tiền
Diễn giải
2112
112
217.914.126
Hạch toán tăng TSCĐ do mua mới máy ROTAKEK MINIPRINT theo HĐ số 369/SEL
133
112
21.719.412
Hạch toán tiền thuế mua mới TSCĐ theo HĐ369/SEL
Kế toán trưởng
(Họ tên và chữ ký )
Tất các bút toán trên sau khi được cập nhật vào Chứng từ ghi sổ trong máy, máy sẽ tự động kết chuyển lên sổ Cái các tài khoản có liên quan.
2.2) Trường hợp TSCĐ giảm :
Hàng năm công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi niên độ kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ công ty tiến hành đánh giá hiện trạng TSCĐ và lên kế hoạch thanh lý nhượng bán. Đối với TSCĐ đã cũ kĩ lạc hậu cần thanh lý, còn đối với TS còn thời gian khấu hao nhưng thực sự không có ích cho sản xuất cần nhượng bán. Nhượng bán thanh lý sẽ hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn, giúp công ty thu hồi vốn nhanh để đầu tư mua sắm TSCĐ mới phù hợp với nhu cầu và nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Tại công ty in Bưu điện việc thanh lý nhượng bán do phòng vật tư kỹ thuật đảm nhiệm, khi muốn thanh lý một TSCĐ phòng này lập một kế hoạch thanh lý trình giám đốc duyệt. Khi được duyệt công ty tiến hành thanh lý TSCĐ để thu hồi. Cuối cùng kế toán huỷ thẻ và vào chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản.
Trong năm 2003 tại công ty đã diễn ra nghiệp vụ thanh lý xe HUYNDAI với nguyên giá : 83.546.000 ( đồng) do TSCĐ này đã hết thời gian khấu hao lại quá cũ và quá nhỏ. Kế toán đã tiến hành lập hồ sơ thanh lý TSCĐ này gồm:
- Quyết định của Giám đốc : trong quyết định của giám đốc đã định luôn giá thanh lý của tài sản là 30.578.824 đồng, mà không có biên bản thanh lý và văn bản của hội đồng định giá tài sản.
- Sau đó khi giao tài sản cho người mua thì tiến hành lập một "Biên bản bàn giao tài sản" và lập một hoá đơn kiêm phiếu xuất kho :
công ty in Bưu điện
564- Nguyễn Văn Cù, Gia lâm hà nội
Mẫu số 02 BH
QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT
ngày 1/11/95 của BTC
Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Ngày 10 tháng 11 năm 2003 Số: …
Họ tên người mua: Vũ Hoàng Trung
Xuất tại đơn vị : Công ty in Bưu điện
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
STT
Tên HH
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1
Xe ôtô 1.25 tấn (huyndai)
Chiếc
01
30578824
30578824
Cộng
30578824
30578824
Tổng số tiền: 30578824 (đồng)
Trong đó thuế:3057882(đồng)
Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng
Theo hoá đơn ngày 10/11/2003 ông Trung đã thanh toán cho công ty toàn bộ số tiền mua TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT. Khi đó kế toán thanh toán đã lập phiếu thu rồi chuyển cho thủ quỹ nhập quỹ.
Tổng CTY Bưu chính viễn thông
Công ty in Bưu điện
Mẫu số: 01- TT
QĐ số 1411 –TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01/01/1995 của BTC
phiếu thu
Quyển số: 13
Số: 529
Ngày 10 tháng 11 năm 2003
Nợ TK 111
Có TK 721,3331
Họ tên người nộp tiền: Vũ Hoàng Trung
Địa chỉ: Thôn Đổng Xuyên - Đặng Xá - Gia Lâm
Lý do nộp: mua xe ô tô 1,25 tấn Huyndai
Số tiền: 33.636.706
Kèm theo chứng từ gốc
Đã nộp đủ số tiền bằng chữ: (Ba mươi ba triệu sáu trăm ba mươi sáu nghìn bảy trăm linh sáu nghìn đồng chẵn)
Ngày 10 tháng 11 năm 2003
Thủ trưởng Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ kho Người nộp
Căn cứ vào hồ sơ thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ. Khi nhận được các phiếu thanh toán kế toán tiến hành hạch toán tổng hợp vào chứng từ ghi sổ, sổ Cái các tài khoản liên quan;
Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt , kế toán ghi sổ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thanh lý:
Nợ TK821: 850.000
Nợ TK 1331: 85.000
Có TK 111: 935.000
Từ biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK 821 41.329.628
Nợ TK 2141 42.216.372
Có TK 2114 83.546.000
Căn cứ vào phiếu thu, các chứng từ khác kế toán ghi thu nhập từ hoạt động thanh lý:
Nợ TK 111: 33.636.706
Có TK 721: 30.578.824
Có TK 3331: 3.057.882
Trên cơ sở các Chứng từ ghi sổ được lập để ghi các định khoản này, số liệu được kết chuyển lên sổ Cái các TK tương ứng.
Công ty in bưư điện
564- Nguyễn văn cừ - Gia Lâm -Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 211 " Tài sản cố định hữu hình "
Từ ngày : 01/01/2003 Đến ngày :31/12/2003
Số CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ 22.738.673.759
...
...
...
...
...
59/9/MH
7/9/2003
HT tăng TSCĐ do mua mới máy ROTAKEK MINIPRINT theo HĐ số 369/SEL
112
217.914.126
...
...
...
...
...
…
67/11/
TL
10/11/2003
HT giảm nguyên giá TSCĐ-ô tô tải Huyndai 1,25 tấn theo QĐ số 64/QĐ ngày 19/10/2003
2141
42.216.372
67/11/
TL
10/11/2003
HT chi bất thường số chưa khấu hao hết ô tô tải Huyndai 1,25 tấn
821
41.329.628
...
...
...
...
...
...
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
10.099.660.489
32.191.852.862
646.481.386
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trên được diễn giải trên sổ Cái TK 211 như sau:
Từ sổ Cái tài khoản 211, cuối năm kế toán sẽ lên “Báo cáo tăng giảm TSCĐ và vốn kinh doanh” để cung cấp những thông tin về tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại công ty. Đây là báo cáo nội bộ được lập ra để giúp giám đốc ra các quyết định liên quan đến TSCĐ. Báo cáo này được thiết kế sẵn theo mẫu sau :
(Bảng phụ lục)
3) Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ :
Công ty in Bưu điện là một doanh nghiệp sản xuất, chi phí khấu hao là yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm. Do đó việc tính khấu hao được công ty tiến hành thường xuyên, đều đặn vào hàng tháng. Hiện nay việc trích khấu hao được công ty tiến hành dựa trên QĐ số 166/1999/QĐ- BTC ban hành ngày 30/12/1999 và sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo quy định này công ty đã chủ động xác định thời gian sử dụng cho từng lọai tài sản cho phù hợp với đặc tính của TSCĐ đó.
Khi TSCĐ được đưa vào sử dụng công ty tiến hành xác định thời gian khấu hao choTSCĐ đó để tính ra tỉ lệ khấu hao.
Có thể minh hoạ việc tính mức khấu hao năm 2003 cho máy ROTAKEK MINIPRINT được minh hoạ ở phần ghi tăng tài sản ở trên như sau:
Theo thẻ TSCĐ tỷ lệ khấu hao được xác định là:
Tỉ lệ khấu hao : 25%
Mức khấu hao bình quân năm = 217.914.126 x 25% = 54.478.531,5
Mức khấu hao bình quân tháng = 54.478.531,5 / 12 = 4.539.877,625 Việc trích khấu hao được bắt đầu từ tháng 10, vì thế mức khấu hao của năm 2003 sẽ là:
4.539.877,625 x 3 = 13.619.632,875
Công việc này nhân viên kế toán tự tính thủ công căn cứ vào thẻ TSCĐ. Sau đó kế toán tiến hành phân bổ cho các TK liên quan và lập Chứng từ ghi sổ để ghi định khoản (tháng 10):
Nợ TK 6274 4.539.877,625
Có TK 2141
và phần mềm sẽ tự động kết chuyển lên sổ Cái các TK liên quan.
(Trích dẫn sổ Cái TK 2141 về nghiệp vụ trích khấu hao TSCĐHH)
Công ty in bưư điện
564- Nguyễn văn cừ Gia Lâm Hà Nội
Sổ cái
Tài khoản 2141 " Hao mòn Tài sản cố định hữu hình"
Từ ngày : 01/01/2003 Đến ngày :31/12/2003
Số CT
Ngày
CT
Diễn giải
TK
đối ứng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ 15.391.742.256
...
...
...
...
...
66/10TH
31/10/03
Trích KHTSCĐ máy ROTAKEK MINIPRINT HĐ số 369/Sel
6274
4.539.877,625
59/11TH
10/11/03
Hạch toán giảm TSCĐ- xe ô tô Huyndai1.25T
2114
42.216.372
...
...
...
...
...
…
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
585.526.162
8.179.090.772
22.985.306.866
Ngày…tháng…năm…
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
Cuối kỳ kế toán in ra bảng trích khấu hao TSCĐHH, thực chất bảng này chỉ có tính chất liệt kê mức khấu hao trích trong năm mà thôi.
Tổng công ty
Bưu chính viễn thông Việt Nam
Công ty in Bưu điện
Bảng tRích khấu hao TSCĐHH năm 2003
STT
Tên tài sản
Nguyên Giá
Khấu hao 2003
Kh luỹ Kế 2003
1
Máy in ROTAKEK MINIPRINT
217.914.126
13.619.632,875
13.619.632,875
2
Nhà 3 tầng khu C
721.417.948
24.565.000
580.159.823
3
..
Tổng cộng
32.191.185.862
8.179.090.772
22.985.306.866
4) Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ :
Với một số lượng lớn TSCĐ, trong quá tình sản xuất TSCĐ thường hao mòn và hư hỏng. Do đó tại DN thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa lớn tại công ty chủ yếu được thuê ngoài, một số nghiệp vụ sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng được thực hiện bởi đội ngũ công nhân kĩ thuật của công ty.
Đối với nghiệp vụ sửa chữa nhỏ mang tính bảo dưỡng: công ty không có kế hoạch sửa chữa hàng năm mà khi TSCĐ bị hỏng hóc sễ tiến hành sửa chữa ngay. Toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình sửa chữa này được hạch toán vào chi phí của bộ phận có TSCĐ bị hỏng vào kì xảy ra nghiệp vụ.
Trong tháng 10 vừa qua, khi sản xuất một máy sấy bị hỏng, bộ phận kĩ thuật đã tiến hành sửa chữa ngay với chi phí là: 540.000đồng, đã chuyển chứng từ lên cho phòng kế toán ngay sau khi sửa chữa hoàn thành. Chi phí sửa chữa được kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627: 540.000
Có TK 111: 540.000
Đối với các nghiệp vụ sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp: Công việc sửa chữa này phải được lên kế hoạch trước và trình giám đốc duyệt. Khi có quyết định của giám đốc, phòng kế hoạch- vật tư tiến hành công việc sửa chữa.
Tại công ty, mỗi kỳ kinh doanh công ty không tiến hành việc trích trước chi phí sửa chữa, cuối kì căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh đều hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Để hiểu rõ hơn về công việc sửa chữa lớn, sửa chữa nâng cấp tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu nghiệp vụ sau: Căn cứ vào nhu cầu hoạt động sản xuất của phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm Giám đốc công ty đã quyết định sửa chữa khu hàng rào khu C nhà sản xuất cho phân xưởng này.
Ngày 22/3/2003 công ty đã tiến hành kí HĐKT số 819/HĐXD với công ty XNK đầu tư xây dựng Thăng Long về việc nhận thầu xây lắp công trình cải tạo hàng rào khu C phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm của Công ty In Bưu điện.
Hồ sơ về nghiệp vụ sửa chữa lớn TSCĐ này bao gồm:
- Quyết định của Giám đốc,
- Hợp đồng kinh tế,
- Biên bản bàn giao
- Các chứng từ kèm theo khác.
Trích dẫn HĐKT (đây là chứng từ ban đầu để kế toán ghi nhận tổng giá thanh toán thuê ngoài về sửa chữa TSCĐ)
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội ngày 22 tháng 3 năm 2003
hợp đồng kinh tế
về việc: giao nhận thầu xây lắp công trình
Hạng mục: Cải tạo sửa chữa hàng rào khu C phân xưởng hoàn chỉnh sản phẩm - Công ty in Bưu điện
Căn cứ vào pháp lệnh hợp đòng kinh tế do Hội đồng Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 25/09/1989
Căn cứ nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1999 của HĐBT quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36195.doc