Khóa luận Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa

Là doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với đa dạng mẫu mã chủng loại nên nguyên vật liệu ở Doanh nghiệp rất đa dạng phong phú. Mặt khác do yêu cầu sản xuất kinh doanh sản phẩm nên khối lượng và giá trị nguyên vật liệu rất lớn. Nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp chủ yếu là hàng nông lâm thủy sản như: bẹ chuối, tre, nứa, bèo tây. Tuy những loại nguyên vật liệu này là hàng nông lâm thủy sản được thu mua từ các hộ nông dân với giá tương đối rẻ nhưng trong chi phí sản xuất và tính giá thành nó cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó yêu cầu đề ra là phải hạch toán đầy đủ, chính xác lượng tiêu hao vật chất sản xuất đảm bảo chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Doanh nghiệp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá trị thực tế của từng loại NVL xuất kho. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế khi nhập vào của nguyên vật liệu.

Giá nhập vào của NVL = Giá thu mua + Các chi phí phát sinh khi mua (Chi phí vận chuyển, chi phí thu mua .)

 

doc84 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ang giai đoạn sau. Giá thành nửa thành phẩm được xác định như sau: ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 –DCK1 ZNTP2 = DĐK2 + (ZNTP1+ CTK2) – DCK2 .......................................................... ZNTPn = D ĐKn-1+ (ZNTPn-1 + CTKn) - DCKn Trong đó: ZNTPi : Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i DĐKi : Chi phí dở dang đầu kỳ giai đoạn i CTki : Chi phí phát sinh trong giai đoạn i DCki : Chi phí dở dang cuối kỳ giai đoạn i + Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. CPSX trong giá thành SP ở giai đoạn i = CPSPDD đầu kỳ + CPSX trong kỳ x Thành SPHT giai đoạn i + SPDD giai đoạn i phẩm Giá thành sản phẩm = CPSX giai đoạn i 4.3.2.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, sản xuất hàng loạt kết hợp với đơn đặt hàng. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành. Thật vậy, việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ và chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được chính là tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm chia cho số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng. * Phương pháp tính giá thành theo định mức. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí hợp lý. Phương pháp này cho phép kiểm tra tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí từ đó có thể thấy được việc sử dụng chi phí là tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra còn giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Giá thành thực tế của sản phẩm = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức + Chênh lệch do thoát ly định mức + Giá thành định mức được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính cho bộ phận chi tiết cấu thành thành phẩm. + Chênh lệch do thay đổi định mức: do giá thành định mức được xác định theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải cộng thêm phần chênh lệch. + Chênh lệch do thoát ly định mức: là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Trong số các phương pháp trên tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp để sao cho có thể tính giá thành một cách chính xác và thuận tiện nhất. V. SỔ VÀ BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY VỚI PHẦN MỀM KẾ TOÁN). Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để xử lý tự động các thông tin kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình của kế toán, sau đó in ra các sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Tùy thuộc vào từng hình thức kế toán áp dụng mà các loại sổ và báo cáo giá thành sản phẩm cũng sẽ khác nhau. Nhưng dù theo hình thức kế toán nào thì tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng phải đảm bảo một số nguyên lý chung như: xác định mã hóa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, danh mục khoản mục chi phí, tài khoản, chứng từ sử dụng…Các tài liệu gốc được cập nhật vào máy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu giữ trên thiết bị nhớ ở dạng tệp tin dữ liệu chi tiết, từ các tệp dữ liệu chi tiết chuyển qua các tệp sổ cái để hệ thống hóa các nghiệp vụ theo từng đối tượng quản lý. Định kỳ, các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán. Phương pháp tính giá thành thường được sử dụng trong điều kiện thực hiện kế toán máy là phương pháp tính giá thành giản đơn. Cuối kỳ, các khoản chi phí được tập hợp và kết chuyển tự động nhờ chức năng kết chuyển chi phí cuối kỳ hay bút toán khóa sổ cuối kỳ. Chương trình cho phép tự động xem và in các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí và bảng tính giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí. Ví dụ: Nếu chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì chương trình cho phép in ra các sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản chi phí, chứng từ ghi sổ liên quan cũng như bảng tính giá thành các khoản mục chi phí. Phần mềm kế toán chính là công cụ tự động hóa công tác xử lý thông tin kế toán trong các đơn vị. Khi áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí nói riêng thì bộ phận kế toán không còn phải thực hiện một cách thủ công các công việc ghi sổ chi tiết, sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán…và được thực hiện nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Phần 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI DOANH NGHIỆP I: ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP: 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Đất nước ta ngày càng đổi mới, kéo theo nền kinh tế thị trường ngày càng được mở rộng, các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được chú trọng và phát triển mạnh. Hiện nay nước ta đã và đang có rất nhiều các doanh nghiệp trẻ có năng lực, có phẩm chất với sự hỗ trợ của Nhà nước đã thành công ở rất nhiều các lĩnh vực. Đó cũng góp phần phát triển nền kinh tế cho đất nước. Các Doanh nghiệp mới không ngừng hình thành và phát triển. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hoá là Doanh nghiệp tư nhân trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Tên giao dịch: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hoá. Địa chỉ: Km 14 đường 10 đi Kim Sơn xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh - tỉnh Ninh Bình. Điện thoại: 030.3841267 Fax: 030.3841945. Hình thức sở hữu vốn : Doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất. Ngành nghề kinh doanh : - Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. - Dạy nghề ngắn hạn dưới 12 tháng. Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hoá, tiền thân là Tổ hợp xuất khẩu Thành Hoá được thành lập năm 1993 những năm qua đã từng bước trưởng thành, vững vàng trong cơ chế mới. Sản xuất kinh doanh luôn đạt mức tăng trưởng khá, sản phẩm là hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều mẫu mã đa dạng, tinh xảo bằng chất liệu cói, bèo tây, tre nứa ghép đã dần khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Tổng diện tích của Doanh nghiệp là 30.000 m2 và tổng nguồn vốn 3 tỷ đống. Trong những năm đầu được thành lập: Nguồn vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, doanh thu chỉ đạt 800 triệu đồng, nộp Ngân Sách Nhà Nước 2,5 triệu đồng. Số lao động làm việc thường xuyên tại Doanh nghiệp chỉ có 20 người, với mức thu nhập 250 ngàn đồng. Thu hút 1.500 lao động nông nhàn làm hàng gia công cho Doanh nghiệp. Đến năm 1999 Doanh nghiệp đã đào tạo được đội ngũ thợ cả lành nghề, đồng thời dạy nghề cho 3.600 lao động, với mức thu nhập bình quân 250.000đồng/người/ tháng. Tổng doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 100 triệu đồng. Không dừng lại ở đó từ một tổ hợp cói xuất khẩu Thành Hoá năm 2001 đã mạnh dạn chuyển đổi sang Doanh nghiệp. Doanh thu năm 2001 đạt 17 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước 365 triệu. Cũng trong thời gian này Doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến mẫu mã sản phẩm, không chỉ sản xuất cây cói mà mở rộng mặt hàng mới bằng nguyên liệu bèo tây, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Mặt hàng mới khi sản xuất xong đưa ra thị trường đã được khách hàng chấp nhận với những sản phẩm làn, túi, hộp đan từ nguyên liệu bèo tây với bàn tay khéo léo của người thợ đã tạo ra những kiểu dáng, màu sắc đẹp. Chất lượng mặt hàng đã dần được khẳng định, khách hàng tín nhiệm và đặt số lượng lớn. Không dừng lại ở cây cói, cây bèo Doanh nghiệp còn mạnh dạn đầu tư cho sản phẩm từ nguyên liệu cây tre, nứa. 165 lao động được Doanh nghiệp cử đi học tại làng nghề truyền thống Ý Yên - Nam Định, tiếp thu công nghệ sản xuất các sản phẩm tre ghép. Hàng chục mẫu mã sản phẩm như bát, đĩa, âu, bình… với kiểu dáng và kích thước đa dạng. Lô hàng đầu tiên đã được các bàn tay tài hoa của Doanh nghiệp thể hiện. Đã xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Doanh thu từ hàng tre ghép đạt 4 tỷ đồng chiếm 1/3 trong tổng doanh thu năm 2002. Doanh nghiệp đã động viên công nhân có tay nghề có sáng kiến phát huy sáng tạo trong lao động, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Để mở rộng mặt bằng sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân có tay nghề có sáng kiến phát huy sáng tạo trong lao động, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị yếu của khách hàng. Để mở rộng mặt bằng sản xuất và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân, hết năm 2002, Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng 1.000m2 nhà xưởng, 200m2 sân phơi trên tổng diện tích 30.000m2 của Doanh nghiệp với tổng sống vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Năm 2003 được sự quan tâm của các cấp, chính quyền địa phương và của tỉnh, Doanh nghiệp tiếp tục dạy nghề cho hàng trăm lao động ở địa phương không phải đi làm xa và nhằm mở rộng mặt hàng mới. Đến nay Doanh nghiệp đã tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động làm việc tại Doanh nghiệp, với mức lương bình quân 550.000đồng/người/tháng. Ngoài ra thu hút một lực lượng lao động nông nhàn với 5.000 lao động làm hàng cho Doanh nghiệp tại gia đình với thu nhập 400.000đồng/người/tháng. Năm 2003 doanh thu đạt 20 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 1 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Năm 2005 cùng với xu thế phát triển chung Doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ thể hiện ở sản phẩm tiêu thụ 3 triệu sản phẩm. Tiếp tục mở rộng mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu cây bẹ chuối, mỗi năm tạo hơn 10 lớp học nghề với 300 lao động địa phương. Mức lương bình quân cho lao động trực tiếp tại Doanh nghiệp đạt 450.000đồng/người/tháng. Trong năm 2006 có một biến động đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng từ nguyên liệu cây cói đó là nguyên liệu Cói khan hiếm, giá cây cói tăng cao do diện tích đất trồng cói của huyện Kim Sơn bị thu hẹp để làm khu nuôi trồng tôm, cá đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Không ngừng sáng kiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm để phát triển Doanh nghiệp tháng 10 năm 2007 Doanh nghiệp tiếp tục mở rộng dây truyền sản xuất Chiếu Trúc đầu tư xây dựng và mua máy móc thiết bị gần 2 tỷ đồng. Sản xuất kinh doanh được mở rộng, tạo thêm việc làm mới cho 120 lao động làm việc trực tiếp và thêm 1.200 lao động làm việc tại gia đình với nghề mới đan Chiếu Trúc. Mặt hàng mới từ sản phẩm này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Doanh nghiệp. Đây là mặt hàng mới nhất của tỉnh Ninh Bình đã được Doanh nghiệp tiếp nhận thành công, có thể nói Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hoá là Doanh nghiệp đứng đầu về mở rộng mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm… Đạt được kết quả trên trước hết là nhờ cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Tập thể lãnh đạo, công nhân viên đoàn kết kiên trì phần đấu qua khó khăn cạnh tranh gay gắt của thị trường, phát huy tính chủ động sáng tạo, thiết lập các mối quan hệ kinh tế và mở rộng thị trường tiêu thụ, tự tạo nguồn vốn kinh doanh. Với sự phát triển mạnh mẽ Doanh nghiệp xứng đáng được: UBND huyện Yên Khánh tặng bằng khen trong phong trào xoá đói giảm nghèo năm 2003. Năm 2004 UBND tỉnh tặng bằng khen đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Năm 2005: Tổng cục Thuế tặng giấy khen có thành tích chấp hành tốt các chính sách thuế. Năm 2006 Bộ Y tế tặng bằng khen đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người lao động. Năm 2006 UBND tỉnh Ninh Bình tặng cờ Thi đua xuất sắc. Năm 2007 Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Năm 2008 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh NB đã tặng bằng khen vì doanh nghiệp đã có thành tích tốt trong việc thực hiện chính sách thuế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được công nhận là “Cơ quan văn hoá”. 1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa là Doanh nghiệp tư nhân trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ với nhiều mẫu mã đa dạng,tinh xảo bằng chất liệu cói,bèo tây,tre nứa ghép. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đào tạo nghề ngắn hạn dưới 12 tháng vói ngành nghề chủ yếu là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng tre nứa ghép, bằng cói. Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm Thu mua NVL Ngâm NVL Phơi nắng, sấy khô Khử lưu huỳnh Tuốt nan Sản xuất sản phẩm Sấy sản phẩm Phun dầu bóng Đóng gói hoàn thiện sản phẩm 1.3.Thuận lợi và khó khăn: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa là Doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, trong nhiều năm hoạt động nhà xưởng, lò sấy đã cũ nhưng chua được đầu tư nâng cấp, chua có dây chuyền công nghệ sản xuất mới, đa số các sản phẩm làm ra đều do bàn tay tài hoa của người thợ. Trong những năm gần đây, diện tích trồng cói của người dân đã bị thu hẹp để làm khu nuôi trồng tôm cá. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở cây cói, Doanh nghiệp còn mạnh dạn đầu tư mở rộng đầu tư cho sản phẩm từ nguyên liệu cây nứa, tre. Trong thời kì mở cửa hiện nay, cạnh tranh ngày càng lớn, Doanh nghiệp phải có những biện pháp cải tiến mẫu mã sản phẩm, hạ giá thành.Nhưng, nhờ có sự lãnh đọa sáng suốt của ban giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lí nhiệt tình, năng động. Ngoài những khách hàng truyền thống, Doanh nghiệp đang từng bước thu hút các khách hàng mới không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. Do vậy tuy có những vướng mắc khó khăn nhưng doanh nghiệp vẫn đang từng bước đi lên vững mạnh, doanh thu ngày một tăng cao. 1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí của Doanh nghiệp: 1.4.1:Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận: Doanh nghiệp tư nhân sản xuất cói xuất khẩu Thành Hóa là doanh nghiệp tư nhân trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình. Công ty đã tổ chức tốt mô hình quản lí trực tuyến với phương châm sử dụng lao động gọn nhẹ,nâng cao chất lượng đội nhũ cán bộ quản lí có trình độ nghiệp vụ. Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán Phòng nghiệp vụ sản xuất Phân xưởng SX 1 Phân xưởng SX 2 Phân xưởng SX 3 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí Qua sơ đồ trên ta tháy chức năng của các phòng ban như sau: Giám đốc: là người đại diện pháp lí trước pháp luật đối với toàn bộ hoạt đọng sản xuất kinh doanh và đối với cán bộ công nhân viên, tổ chức lãnh đạo chung toàn doanh nghiệp Phó giám đốc: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc,Trực tiếp chỉ đạo tới các bộ phận sản xuất. Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đó về mặt tài chính kế toán,tổ chức quản lí các nguồn vốn,hạch toán kế toán đúng chế độ, đảm bảo vốn để đơn vị hoạt động liên tục và có hiệu quả. Xây dựng định mức chi phí, quản lí thực hiện chi phí đảm bảo phù hợp với chế đọ tài chính hiện hành nhằm tiết kiệm,giảm giá,tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Phòng nghiệp vụ sản xuất: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác triển khai sản xuất, nhận mẫu mã hàng hóa, đôn đốc các phân xưởng sản xuất để thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn, giữ uy tín với khách hàng về thờ gian giao hàng cũng như về chất lượng,mẫu mã sản phẩm. 1.4.2:Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm: Kết quả một số chỉ tiêu đạt được trong các năm 2006 – năm 2008 Chỉ tiêu chính ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu Đồng 27.850.545.500 28.900.343.300 28.987.329.876 Lợi nhuận Đồng 150.450.298 160.543.675 164.354.985 Thu nộp ngân sách Đồng 1.050.321.200 1.154.678.987 1.254.564.768 Tổng quỹ lương Đồng 430.575.000 434.656.800 435.876.546 Tổng số lao động Người 650 650 650 Lương bình quân Đ/người/tháng 550.000 600.000 650.000 1.5: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp: 1.5.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: - Tổ chức bộ máy kế toán: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Doanh nghiệp Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán chi phí và TSCĐ Kế toán tiêu thụ, thuế Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán kho hàng và thanh toán - Kế toán trưởng (Trưởng phòng): Tham mưu cho Giám đốc, chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của Công ty, giám sát việc thực hiện các chính sách kế toán , đồng thời báo cáo lên giám đốc tình hình chung của doanh nghiệp. - Kế toán tổng hợp: Trợ lý cho kế toán trưởng, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính hàng tháng để trình lên kế toán trưởng. - Các nhân viên kế toán: có nhiệm vụ cụ thể theo dõi về tài sản cố định, chi phí, vật tư, hàng hóa, tiền mặt và xuất nhập hàng hóa. Kế toán chi phí và tài sản cố định theo dõi về tài sản cố định, chi phí; kế toán tiêu thụ, thuế theo dõi tình hình tiêu thụ, thuế tình hình thanh toán thuế với Ngân sách; kế toán công nợ theo dõi tình hình công nợ của Công ty; kế toán kho hàng và thanh toán theo dõi tình hình kho hàng và các khoản thanh toán của Công ty. - Thủ quỹ: chi tiêu và bảo quản tiền mặt hiện có của Công ty 1.5.2: Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán: - Hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng: Chứng từ ghi sổ: Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức chứng từ ghi sổ Sổ thẻ hạch toán chi tiết Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Hàng ngày ,căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại,kế toán lập Chứng từ ghi sổ.Can cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ,sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái .Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khóa sổ, căn cứ vào Sổ cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết, được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản. Và vào Báo cáo tài chính. - Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp sản xuất - Kỳ kế toán: Năm (12 tháng tính 01/01 _ 31/12 năm dương lịch) - Phương pháp tinh thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ thuế. - Phương pháp hạch toán bán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao tuyến tính II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUÁT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI DNTN SẢN XUẤT CÓI XUẤT KHẨU THÀNH HÓA 2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất: Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên không cần đòi hỏi chi phí lớn, nhưng cần rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Do đó chi phí nguyên vật liệu là chi phí chiếm tỷ trọng lớn cấu thành nên thực thể sản phẩm. Mặt khác, với quy trình công nghệ hiện nay vẫn phải áp dụng thủ công hầu như toàn bộ các giai đoạn sản xuất ra sản phẩm do vậy doanh nghiệp vẫn cần rất nhiều lao đọng trong quá trình sản xuất, làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, gây nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. 2.1.2: Phân loại chi phí sản xuất: Mỗi sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành được mang đi tiêu thụ đều được theo dõi trên từng khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung 2.1.3: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lí của doanh nghiệp, có ý nhĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép sổ chi tiết…. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ giản đơn nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp là từng loại sản phẩm hoàn thành. 2.2.Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí chủ yếu: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của Doanh nghiệp là phương pháp tập hợp trực tiếp đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất còn đối với nhưng chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiếu sản phẩm và chi phí tiền lương trả theo hình thức công nhật thì được phân bổ cho các đối tượng sủ dụng theo chi phí NVL chính. 2.2.1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với đa dạng mẫu mã chủng loại nên nguyên vật liệu ở Doanh nghiệp rất đa dạng phong phú. Mặt khác do yêu cầu sản xuất kinh doanh sản phẩm nên khối lượng và giá trị nguyên vật liệu rất lớn. Nguyên vật liệu tại Doanh nghiệp chủ yếu là hàng nông lâm thủy sản như: bẹ chuối, tre, nứa, bèo tây. Tuy những loại nguyên vật liệu này là hàng nông lâm thủy sản được thu mua từ các hộ nông dân với giá tương đối rẻ nhưng trong chi phí sản xuất và tính giá thành nó cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Do đó yêu cầu đề ra là phải hạch toán đầy đủ, chính xác lượng tiêu hao vật chất sản xuất đảm bảo chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Doanh nghiệp sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với hàng tồn để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng theo giá trị thực tế của từng loại NVL xuất kho. Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo giá thực tế khi nhập vào của nguyên vật liệu. Giá nhập vào của NVL = Giá thu mua + Các chi phí phát sinh khi mua (Chi phí vận chuyển, chi phí thu mua…..) Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và mức tiêu hao định mức, các tổ đội sẽ yêu cầu thủ kho xuất NVL phục vụ cho sản xuất. Khi xuất kho, thủ kho sẽ theo dõi phiếu riêng đối với từng tổ sản xuất, sau đó phiếu xuất kho sẽ được lập. Phiếu xuất kho sẽ được lập có mẫu như sau: Đơn vị: DNTN sản xuất cói XK Thành Hóa Địa chỉ:.............................. PHIẾU XUẤT KHO Số:82 Ngày 1 tháng 10 năm 2008 Nợ : TK 621 Có : TK 152 Mẫu số: 01-VT QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng BTC Họ tên người nhận hàng: Trần Trung Hiếu Địa chỉ(bộ phận): DN Lý do xuất kho: Sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: DN STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Yêu cầu Thực xuất 1 Nứa bẹ NL „ 20000 4.200 84.000.000 2 Bột đá NL Kg 500 13.000 6.500.000 3 Cốn NL 250 35.000 8.750.000 4 Cốn NL 1093,75 40.000 43.750.000 Cộng: x x 143.000.000 Cộng thành tiền( bằng chữ): Một trăm bốn mươi ba triệu đồng chẵn Xuất, Ngày 1 tháng 10 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho (Biểu 01) Từ phiếu xuất kho, kế toán vào sổ chi tiết NVL cho từng đối tượng NVL : nứa bẹ, cốn nguyên liệu, bột đá nguyên liệu, sơn nguyên liệu…. Từ sổ chi tiết TK 621, kế toán sẽ tập hợp thẳng vào chứng từ ghi sổ. Cuối tháng, căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán vào sổ cái TK 621. SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa : Nứa bẹ NL Quy cách sp: Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số hiệu NT Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tồn đầu kì 4050 57409 232506450 ………………….. ………… ……… ………. …….. ……….. ……… …….. …………. ………………… …….. …….. ……… ………. ……….. ……….. ……… ………….. 01/10/08 XK82 01/10/08 Xuất kho NVL cho px ô.Thường 621 4200 20600 86520000 01/10/08 XK82 01/10/08 Xuất kho NVL cho PX ô.Hiếu 621 4200 20000 84000000 01/10/08 XK84 01/10/08 Xuất kho NVL cho px ô.Hiệp 621 4200 21000 88200000 ……………. ……… ……… ………… ………… …………. …………. …………. ……….. Tồn cuối kì 81810 343602000 (Biểu 02) SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa: Bột đá NL Quy cách sp: Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số hiệu NT Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tồn đầu kì: 13000 556.2 7230600 ………………….. …….. …….. ………… ………… ………….. ………….. ……… …… 01/10/08 XK82 01/10/08 Xuất kho NL cho Px Ô. Thường 621 13000 500 6500000 01/10/08 XK83 01/10/08 Xuất kho NL cho px Ô.Hiếu 621 13000 500 6500000 01/10/08 XK84 01/10/08 Xuất kho NL cho px Ô.Hiệp 621 13000 500 6500000 ……………………….. ………… …………. …………… ………… ………… …………. …………. ………. Tồn cuối kì: 13000 606.2 7880600 (Biểu 03) SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU Tên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa: Cốn NL Quy cách sp: Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Số hiệu NT Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tồn đầu kì: 52711.96 1808882720 ………………………….. ……….. ……….. …………. ………… …………. ……….. ………….. ………….. 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc43.Do Thi Ninh.doc
Tài liệu liên quan