Khóa luận Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện

Ngoài các sản phẩm phục vụ trong ngành bưu chính viễn thông, nhà máy còn tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất một số sản phẩm dân dụng theo đơn đặt hàng.

Hiện nay, Nhà máy thiết bị Bưu điện sử dụng chủ yếu 2 phương thức tiêu thụ:

v Phương thức tiêu thụ trực tiếp: hàng được bán trực tiếp tại nhà máy qua kho hoặc không qua kho.

v Phương thức gửi hàng ( hay còn gọi là phương thức đại lý, ký gửi): Hàng được tiêu thụ thông qua 3 chi nhánh bán hàng đặt tại 3 miền đất nước. Các chi nhánh có vai trò như các đại lý. Nhà máy giao hàng cho các chi nhánh với mức giá quy định thường là giá sàn thấp nhất. Các chi nhánh có thể bán với giá cao hơn trong khuôn khổ khung giá nhất định, hưởng chênh lệch đảm bảo mục tiêu hiệu quả của mình.

 

doc95 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Điều độ sản xuất: Thực hiện tổ chức sản xuất, phân phối điều hành công việc tới từng phân xưởng sản xuất sao cho hợp lý, thích hợp với đặc điểm loại hình, vị trí phân xưởng; quản lý máy móc thiết bị , dây chuyền công nghệ trong toàn nhà máy. *Phòng Công nghệ: xây dựng định mức công nghệ cho từng sản phẩm, nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ của từng sản phẩm , nghiên cứu áp dụng công nghệ nhập, nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm dạng SKD, CKD. *Phòng Kỹ thuật số: Phụ trách vấn đề kỹ thuật của các sản phẩm, các dây chuyền sản xuất: xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, theo dõi việc thực hiện quy trình công nghệ; phối hợp với phòng Kế hoach -kinh doanh nghiên cứu chế tạo sản phẩm chất lượng, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu thị trường. *Phòng Vật tư: cung cấp cho quá trình sản xuất trên cơ sở định mức vật tư đã được xây dựng, quản lý vật tư, sản phẩm, đặt hàng gia công ngoài, xây dựng kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, thông suốt. *Phòng Kiểm tra sản phẩm: là khâu then chốt trong hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm của nhà máy: thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, môi trường và các tiêu chuẩn khác. *Phòng Hành chính - Bảo vệ: có nhiệm vụ tổ chức, quản lý công tác văn thư, tiếp đón khách, tổ chức cuộc họp; thành lập và quản lý đội bảo vệ: thực hiện công tác bảo vệ tài sản cho nhà máy, bảo đảm an ninh, trật tự nhà máy, giám sát tình hình thực hiện và chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà máy. *Ban nguồn: Một dự án mới được thành lập năm 1999 do sự chỉ đạo của Tổng công ty BCVT phục vụ cho kế hoach phát triển của tổng công ty. Dự án này nghiên cứu sản xuất nguồn. *Tổ chế thử: đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và hai phó giám đốc, có nhiệm vụ chế tạo, sản xuất thử nghiệm cá sản phẩm mới. Trên cơ sở đó xây dựng các định mức tiến tới đưa vào sản xuất hàng loạt( xem thêm phần Cơ cấu tổ chức sản xuất). *Bộ phận các phân xưởng sản xuất: Bao gồm 13 phân xưởng như đã giới thiệu trong phần Cơ cấu tổ chức sản xuất ) *5 đơn vị phụ thuộc: CN1,CN2, CN3, TTBH và PX PVC mềm. Các đơn vị này có cơ cấu như một công ty con trực thuộc nhà máy, có kế toán riêng, hạch toán phụ thuộc, được phân cấp quản lý kinh tế tài chính, có thể đại diện cho nhà máy. Khái quát về tổ chức công tác kế toán 61. Bộ máy kế toán Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy là hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của Nhà máy thiết bị Bưu điện được tổ chức theo mô hình: Phòng Kế toán trung tâm của nhà máy ( Phòng kế toán – thống kê ) thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở các bộ phận phân xưởng, khối văn phòng cùng với việc tổng hợp số liệu chung toàn nhà máy, lập các báo cáo kế toán định kỳ, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của nhà máy. ở các đơn vị phụ thuộc( CN1, CN2,CN3,TTBH và PX PVC mềm) có tổ kế toán thực hiện công tác kế toán ở đơn vị, định kỳ tập hợp số liệu gửi về phòng Kế toán nhà máy. Cơ cấu bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ15 Phòng kế toán nhà máy : có 7 người đảm nhiệm các công việc khác nhau Sơ đồ14: Bộ máy quản lý Giám đốc PGĐ SXKD PGĐ SXKD P Tổ chức đào tạo P . Kế hoạch-K.doanh Ban nguồn P .Công nghệ Tổ chế thử P . Kỹ thuật số P Điều độ SX P Lao động T.lương P. Hành chính Bảovệ P Đầu tư P. triển Các PX Sx(13) P. Vật tư CN1, CN2, CN3 P . Kế toán T.Kê TTBH P. Kiểm tra SảN PHẩM Bộ phận các Phân sưởng Sản xuất PXKMCĐ Tổ Chế Thử PX7 PX2 PX1 PX BC PX8 PX4 PX3 PX PCV PX9 PX6 PX5 Sơ đồ 15: Bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán SP- Tiêu thụ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán TSCĐ Kế toán NVL CCDC Kế toán T.lương&BHXH Tổ Kế toán ở TTBH Tổ Kế toán ở CN3 Tổ Kế toán ở CN2 Tổ Kế toán ở CN1 Nhân viên kinh tế ở PX *Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng Kế toán -thống kê trước giám đốc và pháp luật, chịu sự chỉ đạo của giám dốc. Tổ chức công tác kế toán nhà máy: trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoạt động của Phòng kế toán- Thống kê, chỉ đạo các bộ phận kế toán của nhà máy về mặt nghiệp vụ từ ghi chép chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm về thông tin do phòng kế toán cung cấp. *Kế toán tổng hợp: tập hợp chi phí sản xuất, tổng hợp tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy trong kỳ hạch toán, lập Báo cáo tài chính đưa ra thông tin cuối cùng; hướng dẫn các đơn vị phụ thuộc lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo niên độ kế toán và hạch toán đúng chế độ. *Kế toán vốn bằng tiền: theo dõi, hạch toán tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn, phụ trách việc mở LC nhập khẩu. *Kế toán TSCĐ: phản ánh tình hình biến động các loại tài sản cố định trong toàn nhà máy, hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị phụ thuộc quản lý tài sản cố định. *Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: theo dõi và hạch toán tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ; tham gia kiểm kê định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu theo yêu cầu của Phòng Điều độ sản xuất; hướng dẫn thủ kho mở thẻ kho ghi chép và quy định phương pháp đối chiếu và luân chuyển chứng từ giữa kho và kế toán. *Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ: xác định quỹ lương sản xuất kinh doanh, tính lương, thưởng, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, tính toán các khoản trợ cấp BHXH cho người lao động. *Kế toán sản phẩm, tiêu thụ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho sản phẩm, tính giá thành thực tế xuất kho sản phẩm; phản ánh số lượng, giá trị hàng xuất bán, hàng đã tiêu thụ và hàng bị trả lại, ghi chép, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng và tình hình thanh toán, xác định thuế GTGT đầu ra. 6.2. Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo và sổ kế toán Nhà máy thiết bị Bưu điện áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141-TC/CĐ kế toán ngày 1/11/1995 và các văn bản, thông tư bổ sung của Bộ Tài chính. Hệ thống chứng từ của Nhà máy thiết bị Bưu điện bao gồm những chứng từ bắt buộc và chứng từ nội bộ theo hướng dẫn của Bộ tài chính. Kế toán tiêu thụ sử dụng những chứng từ như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu luân chuyển sản phẩm, Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, phiếu chi, Giấy báo Nợ, Giấy báo Có, Giấy đề nghị giảm giá, trả lại hàng, Chứng từ chấp nhận thanh toán và các chứng từ khác. Danh mục tài khoản của nhà máy sử dụng hầu hết các tài khoản theo quyết định 1141 trừ các tài khoản 121,128,129,229,531, 532. . Hình thức sổ kế toán nhà máy sử dụng là hình thức Nhật ký chứng từ, tuy nhiên có sự kết hợp với hình thức Nhật ký chung. Thể hiện ở hình thức sổ bao gồm các sổ của hình thức Nhật ký chứng từ và một số sổ theo hình thức Nhật ký chung. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sử dụng các sổ: Báo cáo nhập – xuất – tồn kho sản phẩm, hàng gửi bán, Bảng kê tính giá thực tế sản phẩm, hàng gửi bán, Nhật ký chứng từ số 10, Sổ chi tiết TK 131, 136, Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi, Nhật ký tạm ứng, Nhật ký tiền vay, Nhật ký phải trả người bán, các Bảng kê và sổ chi tiết khác. Sơ đồ 16 Trình tự ghi sổ ở Nhà máy thiết bị Bưu điện Chứng từ gốc Các nhật ký Sổ chi tiết Bảng kê & NKCT Sổ cái Bảng cân đối phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo gồm hệ thống báo cáo tài chính bắt buộc với Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01- DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) và Thuyết minh báo cáo tài chính ( mẫu số 09-DN)và các báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý nội bộ nhà máy như: Báo cáo tình hình sản xuất, báo cáo sản lượng, doanh thu, báo cáo tình hình huy động, sử dụng vốn... Công tác kế toán ở Nhà máy thiết bị Bưu điện mang tính chất thủ công. Việc ứng dụng tin học chỉ là ứng dụng chương trình excel hỗ trợ cho việc tính toán và lập bảng biểu. Kỳ kế toán của nhà máy là quý; cuối quý và cuối năm lập Báo cáo tài chính theo quy định. Nhà máy thiết bị Bưu điện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế; đánh giá hàng tồn kho theo giá hạch toán- cuối kỳ tính giá thực tế theo phương pháp hệ số giá; hạch toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song; kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thực hiện khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính. Đơn vị tiền tệ sử dụng ở Nhà máy là VNĐ. II.Thực tế công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị Bưu điện 1.Đặc điểm sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy thiết bị Bưu điện. Sản phẩm của Nhà máy thiết bị Bưu điện rất đa dạng và phong phú bao gồm từ 300 đến 400 loại sản phẩm. Tất cả được phân thành 6 nhóm sản phẩm chính: Nhóm sản phẩm thiết bị bưu chính: dấu bưu chính, máy in cước, kìm bưu chính, phôi niêm phong, thùngthư đại ly, cabin đàm thoại, giá bưu kiện. Nhóm sản phẩm điện chính: các loại tủ đấu dây, phiến đấu dây, bộ nguồn viễn thông. Nhóm sản phẩm bản an: các thiết bị cắt sét, chống sét... Nhóm sản phẩm điện thoại: điện thoại các loại POSTEF, VN, casio, panasonic, puneto... Nhóm sản phẩm loa: các loại loa: loa nén, loa cối, loa treble, loa dùng cho máy tính... Nhóm sản phẩm MDF, ODF, IDF Ngoài các sản phẩm phục vụ trong ngành bưu chính viễn thông, nhà máy còn tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất một số sản phẩm dân dụng theo đơn đặt hàng. Hiện nay, Nhà máy thiết bị Bưu điện sử dụng chủ yếu 2 phương thức tiêu thụ: Phương thức tiêu thụ trực tiếp: hàng được bán trực tiếp tại nhà máy qua kho hoặc không qua kho. Phương thức gửi hàng ( hay còn gọi là phương thức đại lý, ký gửi): Hàng được tiêu thụ thông qua 3 chi nhánh bán hàng đặt tại 3 miền đất nước. Các chi nhánh có vai trò như các đại lý. Nhà máy giao hàng cho các chi nhánh với mức giá quy định thường là giá sàn thấp nhất. Các chi nhánh có thể bán với giá cao hơn trong khuôn khổ khung giá nhất định, hưởng chênh lệch đảm bảo mục tiêu hiệu quả của mình. Hạch toán giá vốn hàng bán Hàng xuất bán ở Nhà máy thiết bị Bưu điện được đánh giá theo giá hạch toán thống nhất với cách đánh giá vật tư, sản phẩm, hàng hoá của nhà máy. Hàng ngày việc nhập xuất sản phẩm phản ánh theo giá hạch toán, cuối kỳ điều chỉnh thành giá thực tế theo hệ số giá sản phẩm. Hàng xuất bán của nhà máy chủ yếu là sản phẩm, một số ít là hàng hoá và thỉnh thoảng nhà máy còn bán ra ngoài cả nguyên vật liệu. 2.1. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương thức trực tiếp. 2.1.1.Chứng từ sử dụng Hợp đồng kinh tế. Hoá đơn GTGT. Phiếu xuất kho. 2.1.2 Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình sản phẩm xuất tiêu thụ theo phương thức trực tiếp, kế toán nhà máy sử dụng TK 632: “Giá vốn hàng bán”. TK này được sử dụng để phản ánh trị giá vốn hàng hoá, sản phẩm đã tiêu thụ (được chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán) và kết chuyển trị giá vốn hàng tiêu thụ sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK liên quan khác như: TK154, TK155, TK 156, TK 152, ... Sổ sách kế toán sử dụng gồm: Thẻ kho sản phẩm, Báo cáo Nhập Xuất Tồn kho sản phẩm, Sổ cái TK155, Sổ cái TK632. 2.1.3.Trình tự hạch toán: Cá nhân, đơn vị có nhu cầu hoặc căn cứ vào hợp đồng mua hàng đã ký kết, khách hàng lên Phòng kế toán làm thủ tục mua hàng. Kế toán căn cứ yêu cầu, hợp đồng, biểu giá quy định viết Hoá đơn GTGT cho khách hàng. Chẳng hạn theo hợp đồng số 876 ngày 15/12 năm 2001 chị Liên ở công ty cổ phần kỹ thuật Seen đến làm thủ tục mua 40 vỏ cây xăng thấp. Kế toán tiêu thụ viết Hoá đơn GTGT. Hoá đơn này được viết thành 3 liên: liên 1 lưu quyển gốc, liên 2 giao cho khách hàng còn liên 3 dùng để thanh toán nội bộ. Khách hàng nhận liên 2&3 xuống kho nhận hàng. Thủ kho ký xác nhận giao hàng, chuyển lại khách hàng liên 2 để xuất trình bảo vệ khi mang hàng ra khỏi nhà máy và để thanh toán cơ quan, còn liên 3 thủ kho giữ lại để vào Thẻ kho sản phẩm. Định kỳ, kế toán sản phẩm sẽ xuống kho nhận lại các hoá đơn này để vào Thẻ kho ở Phòng Kế toán và lưu trữ. Biểu số 2 Mâu số 01-GTGT-3LL Hoá đơn (GTGT) En/99-B Liên 3: (Dùng để thanh toán) Ngày 15/12/2001 No : 089036 Đơn vị bán hàng: Nhà máy thiết bị Bưu điện 01 0068686 5 1 Địa chỉ: 61 Trần Phú – Hà Nội Số TK: 710A-00009. NHCT Ba Đình Điện thoại: 04.8233423 Mã số: Họ tên người mua hàng: Chị Liên 01 0094647 1 Đơn vị: (Công ty cổ phẩn Kỹ thuật Seen Hợp đồng 876) Địa chỉ: Số TK: Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số: STI Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1 x 2 1 Vỏ cây xăng đế thấp Seen -Không đục vách đế -Không làm mặt hiển thị Cái 40 1.632.000 65.280.000 Cộng tiền hàng: 65.280.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 3.264.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 68.544.000 Số tiền viết bằng chữ: Sáu tám triệu năm trăm bốn tư ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Cuối quý, tập hợp số liệu ở Thẻ kho, kế toán lập Báo cáo Nhập-Xuất-Tồn kho sản phẩm. Trường hợp sản phẩm xuất kho đã bán ghi bút toán: Nợ TK632 Có TK155 Trường hợp sản phẩm sản xuất hoàn thành bán ngay không nhập kho ghi bút toán: Nợ TK632 Có TK154 Có được Báo cáo tổng hợp Nhập Xuất Tồn kho sản phẩm, lập Bảng tổng hợp chi tiết TK155 và Bảng tình giá thực tế sản phẩm xuất kho, lấy số liệu vào Sổ cái TK 155. Sau đó, kế toán tổng hợp dựa vào quan hệ đối ứng TK632 tổng hợp số liệu từ các sổ cái liên quan ghi vào Sổ cái TK632. Sau đây chuyên đề xin giới thiệu Bảng tính giá thực tế sản phẩm xuất kho Q4/2001: Biểu số 3 Bảng kê số 9: tính giá thực tế xuất kho TK155- Quý IV năm 2001 STI Diễn giải TKĐƯ Gia hach toánQ4 Giá thực tế I Tồn đầu kỳ 15.100.626.426 15.612.974.926 II Nhập trong kỳ Từ sản xuất 154 37.352.596.340 32.446.711.393 Luân chuyển nội bộ 136 6.507.856.100 6.507.856.100 Hàng gửi bán trả lại 157 1.402.607.900 1.402.607.900 Hàng bán bị trả lại 632 2.759.130.000 4.525.150.000 Cộng PS Nợ TK155 48.022.190.340 44.882.325.393 III Hệ số giá 0,9584 IV Xuất trong kỳ Xuất nội bộ 136 6.507.856.100 6.507.856.100 Hàng gửi bán 157 28.731.614.610 27.536.379.442 Xuất cho sản xuất 621 559.330.950 559.330.590 Xuất cho quản lý chung 627 1.586.500 1.586.500 Xuất bán hàng 632 3.136.908.250 2.709.908.259 Xuất chi phí bán hàng 641 3.680.000 3.701.712 Xuất cho quản lý doanh nghiệp 642 48.046.612 Xuất cho PVC 136.1 Cộng PS Có TK155 38.988.741.210 37.366.809.576 V Tồn cuối kỳ 24.134.075.556 23.128.490.744 Như phần giới thiệu đã nói, Sổ cái ở Nhà máy thiết bị Bưu điện được mở tương tự như Sổ cái của hình thức Nhật ký chung. Dưới đây là Sổ cái TK632 Q4/2001 Biểu số 4 Sổ cái Quý IV năm 2001 Tên TK: Giá vốn hàng bán Số hiệu TK: 632 Ngày Diễn giải TKĐƯ PSN PSC Số dư 1/10/01 Số dư đầu kỳ 0 Đ/c thuế GTGT đầu vào từ T1- 10 133 3.425.196 Xuất kho NVL 152 2.430.234.420 Giá vốn hàng bán 155 3.197.121.773 Xuất kho hàng hoá tiêu thụ 156 4.871.790 Giá vốn hàng bán 157 38.676.472.201 Hàng bán bị trả lại 155 4.525.150.000 K/c giá vốn hàng bán 911 39.768.975.380 Cộng PS quý 4/2001 44.312.125.380 44.312.125.380 30/12/01 Số dư cuối kỳ 0 2.2. Hạch toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng (bán hàng qua các chi nhánh) 2.2.1.Chứng từ sử dụng: Các chứng từ sử dụng thường là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Bảng kê tiêu thụ của các chi nhánh... Tài khoản sử dụng Ngoài các TK đã nói ở phần kế toán sản phẩm xuất bán theo phương thức trực tiếp, kế toán còn sử dụng TK 157: “Hàng gửi bán”. để hạch toán các nghiệp vụ về giá vốn theo phương thức gửi hàng qua chi nhánh. Sổ kế toán mở là Thẻ kho hàng gửi bán (theo từng chi nhánh), Báo cáo Nhập Xuất Tồn kho hàng gửi bán, Bảng phân bổ và tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán, Bảng tổng hợp chi tiết TK157, Sổ cái TK 157. 2.2.3.Trình tự hạch toán: Căn cứ yêu cầu của các chi nhánh, kế toán sản phẩm viết Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, liên 1 lưu tại quyển gốc, liên 2 giao cho người phụ trách việc vận chuyển để xuống kho nhận hàng, liên 3 kế toán giữ lại để thanh toán nội bộ. Kế toán ghi bút toán: Nợ TK157 Có TK155, 154 Kế toán ghi vào Thẻ kho hàng gửi bán của chi nhánh đó (chỉ ghi số lượng), sau đó đối chiếu với chi nhánh . Và kết thúc kỳ kế toán (cuối quý), Báo cáo nhập- xuất- tồn kho hàng gửi bán được lập căn cứ vào vào số tổng cộng ở Thẻ kho và đơn giá hạch toán (chỉ phản ánh giá hạch toán). Cùng với việc lập Báo cáo nhập xuất tồn kho hàng gửi bán, kế toán còn lập Bảng tổng hợp chi tiết TK157 ( giá hạch toán) và bảng kê tính giá thực tế hàng gửi bán. sau này, các số liệu này được chuyển cho kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 157. Trong khi đó, hàng tháng các chi nhánh gửi về nhà máy Bảng kê hàng tiêu thụ trong tháng. Số hàng này là số hàng thực bán. nhận được Bảng kê này, kế toán ghi vào cột xuất của Thẻ kho hàng gửi bán đồng nghĩa với việc ghi nhận hàng đã được tiêu thụ theo bút toán: Nợ TK632 CóTK157 Việc sử dụng sổ cái TK liên quan để lập sổ cái TK632 như đã giới thiệu ở phần trên Sơ đồ 17 Trình tự hạch toán hàng gửi bán TK152,155 TK 157 TK 632 Xuất hàng gửi đi các Trị giá vốn số hàng chi nhánh, từ các kho được thông báo là đã tiêu thụ TK 154 TK 152, 155 Xuất hàng gửi đi các chi nhánh Hàng bị các chi nhánh trả lại từ các phân xưởng không qua kho Để minh hoạ cho kế toán hàng gửi bán, tham khảo ví dụ sau được lấy từ tình hình thực tế về hàng gửi bán Quý 4/2001 ở Nhà máy thiết bị bưu điện: Theo yêu cầu của chi nhánh 3 tại SP Hồ Chí Minh đang có nhu cầu về một số sản phẩm thiết bị bưu chính, ngày 23/12/2001, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để gửi hàng cho chi nhánh 3 tiêu thụ Biểu số 5 Phiếu xuất kho Kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 23 tháng 12 năm 2001 Liên 3: dùng để thanh toán nội bộ Căn cứ lệnh điều động số: Ngày / / No: 001054 Họ tên người vận chuyển: Mai Văn Xuyên Phương tiện vận chuyển : Ô tô số xe : 292-6487 Xuất tại kho : Sản phẩm Nhập tại kho: Chi nhánh 3- Thành phố Hồ Chí Minh STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mã số đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền Thực xuất Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 Bàn bưu tá B 40 2 Ô chia thư 20 ô - 04 3 Nắp đạy phiến ND 1000 - 2800 4 Phins FL10 C 1000 5 Giá đỡ phiến FL10 - 78 6 Giá 16 mắt 3M - 1500 7 Đế kết cuối 3 hướng - 10 8 Thiết bị kiểm ra mạng ngoại vi DR700 - 500 9 Lô giắc có mỏ - Cộng Kế toán vào Thẻ kho hàng gửi bán: cột nhập (theo dõi số lượng), cuối ngày tính tồn. Thẻ kho này là Thẻ kho chi nhánh 3. Mỗi chi nhánh được coi là một kho hàng gửi bán. Cuối tháng, CN3 3 gửi ra Bảng kê hàng tiêu thụ T12/2001, kế toán ghi Thẻ kho: cột xuất và tính tồn quý 4. Thẻ kho được mở cho cả năm, mỗi tờ theo dõi một loại sản phẩm. Cuối quý, lập báo cáo nhập xuất tồn kho hàng gửi bán theo từng chi nhánh. Báo cáo nhập xuất tồn kho hàng gửi bán là báo cáo được thiết kế theo mẫu Bảng kê số 10. Tuy nhiên, có một vài thay đổi để thuận tiện cho việc ghi chép và tính toán. Báo cáo Nhập- xuất tồn kho hàng gửi bán của nhà máy chỉ phản ánh giá hạch toán. Dưới đây là hình thức một Báo cáo Nhập xuất tồn kho hàng gửi bán (xem sơ đồ số) Tổng hợp số liệu ở Báo cáo Nhập xuất tồn kho hàng gửi bán của 3 chi nhánh và trung tâm bảo hành, kế toán lập Bảng tổng hợp phát sinh TK 157 (phản ánh giá hạch toán): Biểu số 6 Tổng hợp phát sinh TK157- Quý IV năm 2001 Đơn vị Dư cuối Q3 PS Nợ TK 157, có các TK PS Có TK157, nợ các TK Dư cuối Q4 152 155 Cộng PS NợQ4 155 632 Cộng PS Có Q4 CN 1 1.964.824.056 2.729.640.800 9.082.757.310 2.205.474.000 9.082.757.310 268.400.000 9.324.704.880 9.593.104.880 1.454.476.486 CN2 60.000.000 2.265.774.000 178.612.500 2.190.367.150 2..190.367.150 2.804.747.660 CN3 18.034.102.435 223.072.500 17.312.156.300 17.535.228.800 955.595.400 26.400.275.825 26.400.275.825 9.169.055.410 TTBH 437.194.400 131.227.000 131.227.000 437.985.400 437.985.400 130.436.000 DTT 4.500.000 0 0 0 4.500.000 Cộng 23.170.261.691 283.072.500 28.731.614.610 29.014.687.110 1.402.607.900 38.621.733.255 38.621.733.255 13.563.215.546 Từ số liệu của Bảng tổng hợp phát sinh TK157 kết hợp với bảng tính giá thực tế xuất kho sản phẩm và Bảng tính giá thực tế xuất kho vật tư và NKCT số 7, kế toán lập Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán. Biểu số 7 bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán-Qúy4năm 2001 STT Diễn giải TKĐƯ Giá hạch toán Q4 Giá thực tế Q4 I Tồn đầu quý 23.170.261.691 24.955.240.276 II Nhập trong kỳ Kho sản phẩm 155 28.731.614.610 27.563.379.442 NVL kho TĐ 152 283.072.500 298.316.649 NVL kho Lim 152.1 Kho BSP 154 Cộng PS Nợ TK157 29.014.687.110 27.834.696.091 III Hệ số giá 1,0116 IV Xuất trong kỳ Giá vốn hàng bán 632 37.219.125.355 37.668.412.007 Kho sản phẩm 155 1.402.607.900 1.402.607.900 Kho BSP 154 Cộng PS Có TK157 38.621.733.255 39.071.019.977 V Tồn cuối quý 13.563.215.546 13.718.916.390 Sau khi có giá thực tế xuất kho của hàng gửi bán, kế toán tổng hợp sẽ vào Sổ cái TK157. Dưới đây là mẫu Sổ cái TK157 và báo cáo Nhập –Xuất- Tồn kho hàng gửi bán CN3 ( Bảng kê 10) quý IV năm 2001 : Biểu số 8 Sổ cái Quý IV năm 2001 Tên TK: Hàng gửi bán Số hiệu : TK157 Ngày Diễn giải Số d đầu kỳ TKĐƯ PSN PSC Số dư 1/10/01 24.955.240.276 Xuất hàng gửi bán 152 298.316.649 Xuất hàng gửi bán 155 27.536.379.442 Giá vốn hàng bán 632 37.668.412.077 Hàng bán bị trả lại 155 1.402.607.900 Cộng PS Q4/01 27.834.696.091 39.071.019.977 31/12/01 Dư cuối kỳ 13.718.916.390 Biểu số  9 Báo cáo Nhập xuất tồn kho Hàng gửi bán- Cn3 Quý 4 năm 2001 Mã Tên vật tư, hàng hoá ĐVT Giá HT Tồn cuối Q3 Ghi Nợ TK157, có các TK Ghi Có các TK157, Nợ các TK Tồn cuối Q4 Sl TT 152 155 Cộng Nợ Q4 155 632 Cộng Có Q4 SL TT SL TT SL TT SL TT Sl TT SL TT SL TT 897 9.684.000 1 Fiến FL10 Cái 12.000 376 4.512.000 2000 24.000.000 2000 24.000.000 1.569 18.828.000 1.569 18.828.000 9 1.350.000 2 Fiến FS10 Cái 150.000 9 1.350.000 0 0 0 0 4.893 97.860.000 13 ống PVC 110x5x600 M 20.000 48.081 961.620.000 77.262 1.545.240.000 77.262 1.545.240.000 12.0450 2.409.000.000 120.450 2.409.000.000 101 1.120.000 511 Loa nén 30W Cái 120.000 1 120.000 200 24.000.000 200 24.000 100 12.000.000 100 12.000.000 66 10.560.000 580 Thùng thư 20K Cái 160.000 88 14.080.000 35 5.600.000 35 5.600.000 57 9.120.000 57 9.120.000 Tổng cộng 18.034.102.435 17.312.156.300 17.535.228.880 25.444.680.425 26.400.275.825 9.169.055.410 3. Hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm 3.1. Chứng từ sử dụng: Các chứng từ thường được sử dụng trong kế toán doanh thu tiêu thụ: Hợp đồng kinh tế, Hoá đơn GTGT, Phiếu thu, Giấy chấp nhận thanh toán, Giấy báo Có, Bảng kê tiêu thụ của các chi nhánh. 3.2. Tài khoản sử dụng -TK511: “Doanh thu bán hàng”. TK này kế toán dùng để phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá đã bán doanh thu đã thực hiện hoặc thu tiền ngay hoặc người mua chấp nhận thanh toán) và các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu để xác định doanh thu thuần kết chuyển sang TK911 tính kết quả kinh doanh của nhà máy. -TK512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”. TK này kế toán dùng để phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hoá bán cho các chi nhánh và trung tâm. Các sổ kế toán sử dụng gồm có: Nhật ký quỹ, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, Sổ chi tiết TK131, sổ chi tiết phải thu nội bộ TK136, Sổ cái TK111,131,136, 511, 512. 3.3.Trình tự hạch toán 3.3.1.Kế toán doanh thu bán hàng trong trường hợp bán hàng trực tiếp: Trường hợp thu tiền ngay: Căn cứ hợp đồng hoặc yêu cầu của khách hàng, kế toán viết Hoá đơn GTGT theo giá thoả thuận trong hợp đồng hoặc thông báo giá của nhà máy. Kế toán thu chi căn cứ Hoá đơn GTGT viết Phiếu thu. Thủ quỹ thu tiền và ký xác nhận vào Phiếu thu, đồng thời đóng dấu “đã thu tiền” vào liên 2 và liên 3 của Hoá đơn GTGT giao cho khách hàng xuống kho nhận hàng. Căn cứ Hoá đơn GTGT và phiếu thu, kế toán sản phẩm ghi Nhật ký quỹ: Nợ TK111: Tổng giá hạch toán. Có TK511: Tổng doanh thu Có TK3331: Thuế GTGT. Trường hợp trả chậm: Với trường hợp bán hang trả chậm khi viết Hoá đơn GTGT, kế toán ghi rõ hình thức thanh toán là thanh toán chậm và ghi bút toán: Nợ TK131: ( Sổ chi tiết với người mua; Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra cho TK131) Có TK 511 Có TK3331 Để theo dõi việc thanh toán của khách hàng, kế toán mở sổ chi tiết thanh toán với người mua cho từng đối tượng khách hàng mua chịu. Cuối tháng lấy số tổng cộng lập Sổ chi tiết TK 131 theo dõi tổng hợp tình hình thanh toán của tất cả các khách hàng mua chịu trong tháng ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện không mở một sổ kế toán nào ngoài Sổ cái TK511 để theo dõi riêng doanh thu nên Sổ chi tiết TK131 này cùng với Bảng kê Hoá đơn cứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra còn được sử dụng để theo dõi doanh thu thanh toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1432.doc
Tài liệu liên quan