Khóa luận Hoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân- Thành phố Huế

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 2

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 3

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3

4. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3

PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5

Chương 1: Cơ sở lý luận của hoàn thiện kênh phân phối . 5

1.1 Lý luận cơ bản về kênh phân phối . 5

1.1.1 Khái niệm kênh phân phối . 5

1.1.2 Vai trò và chức năng của kênh phân phối . 7

1.1.3 Cấu trúc và hoạt động của kênh phân phối . 9

1.1.4 Những dòng lưu chuyển trong kênh phân phối . 11

1.2 Thiết kế kênh phân phối . 12

1.2.1 Phân tích nhu cầu của khách hàng về mức độ đảm bảo dịch vụ . 12

1.2.2 Xây dựng những mục tiêu và ràng buộc của kênh phân phối . 14

1.2.3 Xác định những phương án chính của kênh phân phối . 15

1.2.4 Đánh giá các phương án chính của kênh phân phối . 18

1.3 Quản lý kênh phân phối . 19

1.3.1 Khuyến khích các thành viên trong kênh hoạt động . 19

1.3.2 Sử dụng marketing hỗn hợp trong quá trình phân phối . 21

1.3.3 Lựa chọn phương thức phân phối và lưu thông hàng hóa . 34

Chương 2: Đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu . 35

2.1 Đặc điểm của công ty TNHH Thiên Tân . 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển . 35

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty . 35

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà

Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 84

2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại công ty . 38

2.1.4 Nguồn lực của công ty . 41

2.2 Đặc điển địa bàn nghiên cứu . 45

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên . 45

2.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội . 47

2.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng . 48

Chương 3: Thực trạng hoạt động của công ty TNHH Thiên Tân . 50

3.1 Tìm kiếm trung gian phân phối . 50

3.1.1 Nghiên cứu thị trường . 50

3.1.2 Phân tích nhu cầu của khách hàng . 51

3.1.3 Tổ chức công tác marketing. 51

3.2 Hoạt động phân phối của công ty . 52

3.2.1 Lựa chọn sản phẩm phân phối . 52

3.2.2 Xác định giá bán . 53

3.2.3 Quyết định phương thức phân phối . 54

3.3 Đánh giá của khách hàng về hoạt động phân phối của công ty trong

thời gian qua . 54

3.3.1 Về sản phẩm. 54

3.3.2 Về giá . 55

3.3.3 Về phương thức phân phối . 57

Chương 4: Biện pháp hoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân 67

4.1 Lựa chọn nhà cung ứng và thu mua hàng hóa . 67

4.1.1 Lựa chọn nhà cung ứng . 67

4.1.2. Thu mua hàng hóa . 69

4.2 Hoàn thiện trung gian phân phối . 70

4.2.1 Hiểu đặc điểm và yêu cầu của các trung gian phân phối . 70

4.2.2 Đáp ứng tốt nhất yêu cầu của các trung gian phân phối . 73

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà

Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 85

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 80

KẾT LUẬN . 80

KIẾN NGHỊ . 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82

MỤC LỤC . 83

pdf85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân- Thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sự khuyến khích và các cuộc thi do nhà sản xuất bảo trợ nhằm kích thích các nổ lực bán của các thành viên trong kênh đối với các sản phẩm của mình là một dạng phổ biến khác của xúc tiến. Ngoài ra còn phải tiến hành xúc tiến đặc biệt và các chiến dịch kinh doanh khác như hạ giá, ưu đãi khách hàng mua nhiều, phiếu thưởng, sổ số... 1.3.3 Lựa chọn phƣơng thức phân phối và lƣu thông hàng hóa Việc lựa chọn kênh phân phối đúng là rất quan trọng nhưng nếu chỉ như vậy thì không đảm bảo sản phẩm được chuẩn vị sẵn sàng đúng thời gian và địa điểm tiêu dùng. Một quyết định quan trọng trong quản lý kênh phân phối là quyết định về lưu thông hàng hóa. “Lưu thông hàng hóa là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra sự vận chuyển vật tư và sản phẩm từ chỗ sản xuất đến chỗ tiêu dùng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và thu lợi cho mình”. Mục đích của lưu thông hàng hóa là quản trị mạng lưới cung ứng bao gồm đảm bảo cung ứng hàng hóa cần thiết, đúng địa điểm cần thiết, đúng thời hạn cần thiết với chi phí ít nhất. Các quyết định lưu thông hàng hóa liên quan đến việc quản lý hệ thống bán lẻ, bán sĩ và phân phối sản phẩm hàng hóa vật chất. Tóm lại, thiết kế và quản trị kênh phân phối là một vấn đề phức tạp. Sẽ không có một con đường nào tốt nhất, chỉ có con đường phù hợp nhất với từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn hình thức phân phối trong từng giai đoạn phát triển thị trường. Do đó những chủ doanh nghiệp là người phải cân nhắc thực lực của chính mình, cùng với tình hình thực tế và dữ liệu thị trường, để cân, đo, đong, đếm phương thức và chi phí cho phù hợp. Các yêu tố cần quan tâm, đó là: Người tiêu dùng tiềm năng là ai? Động thái và hành vi mua hàng của họ (như thế nào và tại sao)? Ai là đối thủ chính trên thị trường? Thế mạnh, điểm yếu của họ là gì và các chiến lược, chiến thuật của họ ra sao? Thế mạnh của chính bản thân chúng ta là gì? Lợi ích khác biệt nào của sản phẩm, dịch vụ của chúng ta sẽ mang lại cho khách hàng?... Phân tích tất cả những yếu tố trên là cơ sở để cho doanh nghiệp thiết kế và lựa chọn dược kênh phân phối phù hợp nhất. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 35 Chƣơng 2: Đặc điểm cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu 2.1 Đặc điểm của công ty TNHH Thiên Tân 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân được thành lập theo quyết định số 3102000061 do Sở đầu tư kế hoạch cấp ngày 08 tháng 08 năm 2001. Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân Tên viết tắt: Thientan Co, Ltd Địa chỉ trụ sở chính: 64 Tôn Thất Thiệp, thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054.533352 Ngành nghề được phép kinh doanh: Thu mua, chế biến và xuất nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, hải sản, thủ công mỹ nghệ, kim khí điện máy, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, xe gắn máy, vật liệu xây dựng, áo quần may sẵn, giày dép và những loại hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Mua bán rượu, bia có nguồn gốc hợp pháp, bánh kẹo, đường sữa, nước giải khát, các loại hàng công nghệ phẩm, dịch vụ cầm đồ và vận chuyển hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định. Vận tải hàng hóa bằng ô tô. Kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Tân là một công ty do cá nhân góp vốn vào để sản xuất và kinh doanh. Lúc mới bắt đầu hoạt động thị trường của công ty chủ yếu trong thành phố Huế nhưng càng về sau thì công ty đã mở rộng thị trường ra toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty có nghĩa vụ nộp các quỹ cho nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 2.1.2.1 Chức năng hoạt động a) Đối với nhà nước Công ty TNHH Thiên Tân là một công ty của ba thành viên góp vốn, là một công ty hạch toán kinh tế độc lập với chức năng chủ yếu là kinh doanh tất cả các mặt Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 36 hàng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày bao gồm các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu như mì tôm, đường, sữa, bánh kẹo, nước khoáng, và các loại nước giải khát khác. Ngoài ra công ty còn kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm hải sản và các loại máy móc thiết bị. Công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp tất cả các mặt hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân, tạo việc làm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên. b) Đối với nhà cung cấp và khách hàng Bán hàng và khuyến mãi: công ty có một lực lượng bán hàng có thể giúp nhà sản xuất vươn tới những khách hàng nhỏ với phí tổn tương đối thấp. Công ty cũng có nhiều mối quan hệ kinh doanh và được khách hàng tin tưởng. Thu mua và hình thành các loại sản phẩm: công ty có khả năng lựa chọn và hình thành những loại sản phẩm mà khách hàng cần, nhờ vậy khách hàng đỡ mất công tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Phân lô các hàng hóa: tiết kiệm cho khách hàng của mình nhờ mua những lô hàng lớn rồi phân ra thành những lô nhỏ. Lưu kho: bảo quản hàng dự trữ, nhờ vậy giảm được chi phí lưu kho và rủi ro cho những người cung ứng và khách hàng. Vận chuyển: Đảm bảo giao hàng nhanh hơn cho người mua, bởi vì họ gần khách hàng hơn so với các nhà sản xuất. Tài trợ: công ty tài trợ cho khách hàng của mình khi bán chịu cho họ, đồng thời cũng tài trợ cho cả những người cung ứng khi đặt hàng trước và thanh toán kịp thời. Gánh chịu rủi ro: chịu các tổn thất như mất cắp, hư hỏng, lỗi thời. Cung cấp thông tin về thị trường: Công ty cung cấp cho người cung ứng và khách hàng của mình những thông tin về hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, về sản phẩm mới, về tình hình biến động giá cả. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 37 2.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty Nhiệm vụ : Đối với nhà nước:  Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích kinh doanh.  Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thông lệ cũng như quy ước quốc tế.  Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất của mình.  Hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh được giao như lợi nhuận, thuế, khấu hao tài sản.  Sử dụng hợp lý, có hiệu quả nhằm phát triển nguồn vốn, bảo đảm có lãi cho tái sản xuất đồng thời giải quyết mọi quyền lợi và lợi ích của người lao động.  Tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách pháp lệnh của nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an toàn xã hội… Đối với đơn vị kinh tế khác:  Chủ động liên kết kinh tế, hợp tác với các nhà sản xuất, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ.  Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác liên kết kinh tế với các doanh nghiệp khác. *Chủ động tạo mối quan hệ tốt đẹp với ngân hàng và các bạn hàng. Đối với nội bộ:  Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ với chế độ 1 thủ trưởng trong quản lý, điều hành trên cơ sở quyền làm chủ tập thể thuộc về cán bộ công nhân viên. * Quan tâm, hỗ trợ để cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình. * Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở và sự hợp tác giữa các bộ phận, tất cả vì sự phát triển của công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 38  Liên tục cải thiện điều kiện môi trường làm việc, áp dụng các chính sách khen thưởng hợp lý, đúng lúc để tạo động lực thúc đẩy mọi người trong công ty tích cực làm việc. Quyền hạn:  Tự chủ trong quan hệ sản xuất kinh doanh.  Tự xác định quy mô sản xuất kinh doanh và thực hiện một số chỉ tiêu đối với nhà nước.  Tự chủ về tài chính, được quyền sử dụng vốn cố định trong kinh doanh và quyền tạo vốn lưu động.  Được liên doanh liên kết với mọi hình thức sở hữu, quyền lựa chọn khách hàng trong mua bán và giao dịch với nhiều ngân hàng cùng lúc.  Tự chọn hình thức trả lương, được xác định quỹ lương, thưởng theo năng suất lao động và trình độ cán bộ công nhân viên. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức tại công ty 2.1.3.1 Công tác tổ chức quản lý Cơ cấu bộ máy hiện nay của công ty thuộc mô hình trực tuyến chức năng. Người đứng đầu công ty là giám đốc, dưới giám đốc là phó giám đốc, tiếp đến là kế toán trưởng và các phòng ban chức năng. Công ty làm việc theo chế độ một thủ trưởng, mọi công việc đều được phân công bàn bạc dân chủ trong công ty, mọi người đóng góp ý kiến cho giám đốc để tìm ra biện pháp tốt nhất giải quyết công việc và giám đốc là người quyết định cuối cùng. Cơ cấu tổ chức bộ máy được thể hiện trong sơ đồ sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 39 Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Ban lãnh đạo: * Giám đốc: là người đứng đầu, điều hành mọi hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo đúng quy định của nhà nước. Được quyền tổ chức bộ máy quản lý và các bộ phận sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tuyển số lượng lao động cần thiết cho công ty. Giám đốc có nhiệm vụ điều hành công ty theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật. * Phó giám đốc: là người được giám đốc phân công trực tiếp về các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát các loại máy móc thiết bị trong công ty đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Phân phối hàng hóa kịp thời đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng, chịu trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh khi giám đốc đi vắng. * Kế toán trƣởng: do giám đốc tuyển dụng, kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý tài chính trong toàn bộ công ty, xây dựng các định mức chi phí, tạo điều kiện cho GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P kế hoạch, thị trƣờng P tổ chức hành chính P kế toán tài vụ P kho Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 40 việc thực hiện công tác tài chính đảm bảo theo đúng chế độ nhà nước quy định, báo cáo quyết toán, kiểm kê kịp thời. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của giám đốc, nắm bắt thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế theo chế độ quản lý mới và chịu sự kiểm tra chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế. 2.1.3.2 Các phòng ban chức năng * Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tổ chức bộ máy quản lý định biên lao động tiền lương thuộc phạm vi và thẩm quyền của công ty. Thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ, có nhiệm vụ quản lý các vấn đề nhân sự như bố trí sắp xếp cán bộ trong công ty, có trách nhiệm chăm lo đời sống của công nhân viên thông qua các chính sách chế độ được áp dụng trong công ty và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng. Quản lý hồ sơ nhân viên và tuyển dụng nhân viên theo yêu cầu. Chịu trách nhiệm về chế độ tiền lương trong công ty. * Phòng kế hoạch, thị trƣờng: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thuộc lĩnh vực kinh doanh của công ty, nghiên cứu khai thác nguồn hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, cung cấp và xử lý thông tin một cách kịp thời chính xác và có khoa học đề ra phương hướng kế hoạch trong kinh doanh để có thể phát triển tốt hơn. Có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra nghiên cứu thị trường tổ chức công tác bán hàng, công tác tiếp thị khai thác nguồn hàng phân phối sao cho cân đối. Trưởng bộ phận bán hàng: tham mưu cho giám đốc về tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thu thập thông tin, tìm kiếm mở rộng thị trường, phân loại từng khách hàng, đề ra các phương thức tiếp thị, quảng các, điều tra nhu cầu tiêu thụ. * Phòng kế toán, tài vụ: phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thu chi tài chính trong từng tháng, quý, năm. Nhân viên của phòng phải thực hiện thu chi và hạch toán thu chi rõ ràng, chính xác từng khoản mục theo quy định, thực hiện việc quyết toán tài chính chính xác theo định kỳ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 41 * Phòng marketing: Công ty chưa đủ điều kiện thành lập phòng marketing mà chỉ giao nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu marketing cho phòng kế hoạch, thị trường. * Phòng kho: Dùng để tất cả các loại hàng hóa của công ty. 2.1.3.3 Hình thức và chế độ kế toán áp dụng tại công ty  Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.  Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ.  Các chế độ kế toán áp dụng tại công ty: niên độ kế toán bắt đầu áp dụng từ 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam.  Phương pháp kế toán tài sản cố định: o Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: tính theo nguyên giá và giá trị còn lại. Phương pháp khấu hao áp dụng : phương pháp đường thẳng. o Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: áp dụng nguyên tắc giá thực tế phản ánh trên sổ sách kế toán. Toàn bộ chi phí được tập hợp trong một kỳ hạch toán. Phương pháp xác định theo phương pháp FIFO. Phương pháp hạch toán áp dụng là kê khai thường xuyên. 2.1.4 Nguồn lực của công ty a) Lực lượng lao động Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết lao động là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh, nó được coi là nguồn lực để công ty tồn tại và phát triển. Lực lượng lao động trong công ty tính từ ngày thành lập cho đến nay ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng phù hợp với sự phát triển của công ty, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 42 Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua các năm như sau: 2004 2005 2006 So sánh SL % SL % SL % 2005/2004 2006/2005 % % Tổng lao động 15 100 20 100 22 100 5 33,33 2 10 Phân theo giới tính Nam 7 46,67 12 60 14 63,64 5 71,43 2 16,67 Nữ 8 53,33 8 40 8 36,36 0 0 0 0 Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 9 60 14 70 16 72,73 5 55,56 2 14,29 Lao động gián tiếp 6 40 6 30 6 27,27 0 0 0 0 Phân theo trình độ ĐH- CĐ 6 40 6 30 8 36,37 0 0 2 33,33 Trung học 7 46,67 9 45 9 40,91 2 28,57 0 0 Khác 2 13,33 5 25 5 22,72 3 50 0 0 Nguồn: phòng tổ chức hành chính của công ty Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số lao động của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 lực lượng lao động của công ty tăng lên 5 người so với năm 2004 tương ứng tăng lên 33,33%. Năm 2006 lực lượng lao động của công ty cũng tăng lên nhưng không đáng kể, chỉ tăng 10%. Lý do lực lượng lao động của công ty liên tục tăng như vậy là do năm 2005 công ty mở rộng thị trường ra toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, về các vùng sâu, vùng xa như Nam Đông, A Lưới. Xét về giới tính, có thể thấy công ty có tỷ lệ nhân viên nam nữ hết sức cân đối. Năm 2004 nữ chiếm 53,33% và nam chiếm 46,67% trong tổng số lao động. Tuy nhiên trong 2 năm 2005 và 2006 lực lượng lao động nam tăng lên rất nhanh. Năm 2005 tăng lên 5 người tương ứng với tăng lên 71,43%. Năm 2006 tiếp tục tăng lên 16,67% so với năm 2005. Lý do mà lực lượng lao động nam tăng nhanh như vậy là vì công ty TNHH Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 43 Thiên Tân là một doanh nghiệp thương mại, là nhà phân phối, khách hàng mà công ty hướng đến là các trung gian phân phối. Yêu cầu của các trung gian phân phối ngày càng khắt khe trong vấn đề giao hàng đảm bảo đúng thời gian và số lượng, hàng phải được giao ở chính địa điểm kinh doanh của họ… Đối với những công việc nặng nhọc như vậy tuyển dụng thêm nam là một quyết định rất thích hợp. Do vậy trong thời gian vừa qua công ty chỉ tuyển dụng nam để phục vụ cho hoạt động phân phối của công ty. Lực lượng lao động của công ty liên tục ổn định qua các năm đối với bộ phân lao động gián tiếp bao gồm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kế toán tiêu thụ, nhân viên quản lý thị trường và thủ kho. Bộ phận lao động trực tiếp liên tiếp tăng qua các năm. Năm 2005 tăng 55,56% so với năm 2004, năm 2006 tăng lên 14,29% so với năm 2005. Bộ phận lao động trực tiếp tăng là hoàn toàn phù hợp khi công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vì khi đó công ty phải đưa hàng hóa đến thị trường mới xa hơn nên cần có thêm lái xe, nguồn hàng nhiều hơn nên cần thêm người bốc vác và đặc biệt là cần thêm lực lượng bán hàng để giới thiệu về sản phẩm, chào mời tạo khách hàng mới cho doanh nghiệp. Chất lượng lao động là yếu tố quan trọng góp phần tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty. Lực lượng lao động của công ty cũng có chất lượng đảm bảo. Trong số 15 người thì có đến 6 người có trình độ ĐH-CĐ, 7 người có trình độ trung học, số còn lại dưới mức trung học. Có một vấn đề cần quan tâm đến lực lượng lao động của công ty là bộ phận được đào tạo chủ yếu là cán bộ quản lý, các nhân viên bán hàng chưa thực sự được đào tạo một cách bài bản. Tuy nhiên số lao động được đào tạo trong năm 2005 và 2006 tăng lên có nghĩa là công ty đã bắt đầu chú trọng đến việc tuyển dụng những người có trình độ vào làm việc do yêu cầu ngày càng khắt khe của các trung gian phân phối. Cụ thể trong năm 2006 lực lượng lao động có trình độ ĐH- CĐ đã tăng lên 33,33%. Số nhân viên bán hàng của công ty mặc dù chưa thực sự được đào tạo một cách bài bản, tuy nhiên với kinh nghiệm làm việc đã nhiều năm nên họ cũng đảm bảo được yêu cầu của các trung gian phân phối. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 44 b) Tình hình nguồn vốn của công ty Bảng 2: Quy mô vốn của công ty TNHH Thiên Tân theo đặc điểm của vốn kinh doanh và theo nguồn hình thành Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 So sánh 2005/2004 2006/2005  %  % Tổng 1.378.176 2.076.451 1.566.629 628.275 50,67 -509.822 -24,55 + VLĐ và ĐTNH 967.093 1.435.438 909.654 468.045 48,4 -525.574 -36,62 + VCĐ và ĐTDH 411.083 641.313 657.065 230.230 56,01 15.752 2,46 + Vốn CSH 787.022 814.024 843.257 27.002 3,43 29.233 3,59 + Nợ phải trả 591.154 1.262.427 723.372 671.273 113,55 -539.055 -42,7 + Tỷ lệ vốn CSH/NV (%) 57,11 39,2 53,83 Nguồn: phòng kế toán của công ty Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 45 Là một doanh nghiệp thương mại, vốn kinh doanh có vai trò quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của công ty TNHH Thiên Tân. Qua bảng trên có thể thấy công ty TNHH Thiên Tân rất tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện qua tỷ lệ vốn CSH/NV. Năm 2004 tỷ lệ này là 57,11%, năm 2006 tỷ lệ này là 53,83%. Tỷ lệ vốn CSH/NV có sự giảm xuống rõ rệt trong năm 2005 là vì năm 2005 công ty huy động nguồn vốn vay bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh. Cụ thể các khoản nợ phải trả năm 2005 là trên 1 tỷ, tăng lên đến 113,55% so với năm 2004 tức là tăng trên 600 triệu đồng. Tuy nhiên, sau một năm làm việc hiệu quả, công ty đã trả được nợ. Nợ phải trả năm 2006 chỉ còn khoảng 723 triệu đồng. Năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, chiếm 53,83% trong tổng nguồn vốn. Xét quy mô vốn theo đặc điểm của vốn kinh doanh, vốn lưu động luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Cụ thể năm 2004 vốn lưu động chiếm 70,17% trong tổng nguồn vốn. Năm 2005 tỷ lệ này là 69,13%. Điều này càng chứng tỏ nguồn vốn mà công ty vay chủ yếu để bổ sung vào nguồn vốn lưu động và nguồn vốn này chủ yếu dùng để mua hàng hóa, tuyển dụng thêm nhân viên và trả lương cho họ. Vốn cố định là hình thức biểu hiện bằng tiền của các tài sản cố định. Vốn cố định của công ty chủ yếu là các phương tiện phục vụ cho quá trình vận chuyển như ô tô, xe máy… Nhìn chung vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công ty. Tuy nhiên hiện nay quy mô vốn của công ty còn quá hạn chế. Trong thời gian tới công ty nên thiết lập quan hệ tốt với bạn bè, tổ chức tín dụng để có thể dễ dàng trong việc huy động vốn, tạo điều kiện để mở hoạt động kinh doanh của mình. 2.2 Đặc điển địa bàn nghiên cứu 2.2.1 Đặc điểm tự nhiên Thừa Thiên Huế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 46 Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.053,99 km2, dân số trung bình là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5% về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước. Về tổ chức hành chính có 8 huyện và Thành phố Huế (Đô thị loại I, Cố đô của Việt Nam). Có 150 Phường, Xã. Thừa Thiên Huế là Trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch Quốc tế, một trong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây (nằm trong khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô ) là hai đô thị hạt nhân để phát triển. Bờ biển của Tỉnh dài 128km, có cảng Thuận An và cảng nước sâu Chân Mây đảm bảo cho tàu hàng hoá có trọng tải 30.000 tấn trở lên và tàu du lịch Quốc tế cở lớn cập bến. - Văn hoá Huế phong phú và đa dạng: Văn hoá vật thể và phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên và môi trường...quần thể di tích Cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hoá thế giới. - Đặc biệt Festival Huế cứ 02 năm diễn ra một lần, đây là sự kiện văn hoá - du lịch có quy mô quốc gia và quốc tế. Thành phố Huế đang phấn đấu xây dựng để trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất trong các lĩnh vực: Khai thác khoáng sản; vật liệu xây dựng; chế biến thực phẩm; dệt; may; công nghệ thông tin; chế tạo cơ khí; thuỷ điện; thủ công mỹ nghệ... Do tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế. Thừa Thiên Huế nói chung thành phố Huế nói riêng có điều kiện để trở thành một khu vực phát triển, là một động lực góp phần thực hiện mục tiêu CNH - HĐH đất nước. Huế là thành phố có di sản văn hoá thế giới, được UNESCO công nhận là một trung tâm văn hoá, du lịch quan trọng của cả nước và là một trong những điểm đến của các tuyến du lịch quốc tế. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 47 Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm. Thừa Thiên Huế có 5 con sông lớn và nhiều khe suối đã tạo nên nguồn nước ngọt khá dồi dào, đáp ứng đủ cho sản xuất và kinh doanh. Huế có những thuận lợi do môi trường tự nhiên mang lại đã góp phần mở cửa cho sự phát triển du lịch và là những lợi thế cạnh tranh cho ngành thương mại thành phố, Huế sẽ là trung tâm hội tụ, giao thương của khu vực miền Trung. Như vậy thành phố Huế có vị trí và phạm vi ảnh hưởng mạnh đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và rộng trên địa bàn cả nước, đồng thời có ý nghĩa quốc tế. Là những yếu tố tiên quyết để thành phố Huế có điều kiện phát triển tăng trưởng kinh tế. 2.2.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm kể từ năm 2003 đến nay của Thừa Thiên Huế đạt bình quân 9,6%/năm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực miền Trung và cả nước. Thu nhâp bình quân đầu người của Thừa Thiên Huế đạt bình quân 580 USD/năm thấp hơn so với các thành phố lớn trong nước ta. Các chỉ tiêu kế hoạch đạt được về kinh tế xã hội trong những năm qua là: GDP bình quân đầu người, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp, doanh thu du lịch và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể như sau: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Thái Thanh Hà Trần Thị Hải Triều – K37 QTKD Trang 48 Bảng 3: Các chỉ tiêu đạt được về kinh tế - xã hội của Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2001 – 2005: Chỉ tiêu chủ yếu Năm 2005 Năm 2001 - 2005 1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm 8 -9% 9,6% - Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 14 - 15% 16,1% - Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp 3,5 - 4% 8,7% - Giá trị các ngành dịch vụ 7 - 8% 9,2% 2. GDP bình quân đầu người năm 2005 550 - 600 USD 580 USD 3. Doanh thu du lịch 20% 23,1% 4. Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm 220 nghìn tấn 230 nghìn tấn 5. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 55 - 60 triệu USD 57 triệu USD Về cơ cấu kinh tế, theo số liệu thống kê cho thấy trong những năm qua cơ cấu kinh tế Thừa Thiên Huế dịch chuyển theo hướng công nghiệp, thông qua tỷ phần ngành như công nghiệp- xây dựng đóng góp cho GDP là 2.215.000 triệu VND chiếm 34% tổng số, nông nghiệp - lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp là 1.170.000 triệu VND chiếm 18% trong tổng số; thương mại, dịch vụ đóng góp là 3.125.000 triệu VND chiếm 48% trong tổng số. 2.2.3 Đặc điểm cơ sở hạ tần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoàn thiện kênh phân phối cho công ty TNHH Thiên Tân- thành phố Huế.pdf
Tài liệu liên quan