Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG & CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 3

1.1.Khái quát về kiểm toán tài chính 3

1.1.1.Khái niệm về kiểm toán tài chính 3

1.1.2. Bản chất của kiểm toán tài chính 4

1.1.3.Đối tượng và cách tiếp cận trong kiểm toán tài chính 4

1.1.4.Chức năng của kiểm toán 5

1.1.5.Mục tiêu kiểm toán tài chính 6

1.1.6. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính 7

1.2.Đặc điểm khoản mục doanh thu bán hàng& cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến vấn đề kiểm toán Báo cáo tài chính 8

1.2.1.Những vấn đề chung về doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ 8

1.2.2.Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính 17

1.2.3. Quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 21

PHẦN II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU BH&CCDV TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY ATICVIETNAM 38

2.1. Tổng quan về công ty Aticvietnam 38

2.1.1.Khái quát chung về công ty 38

2.1.2.Đặc điểm quản lý công ty 44

2.1.3.Tổ chức công tác kế toán 47

2.1.4. Hồ sơ kiểm toán của công ty ATICVIETNAM 48

2.1.5. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do aticvietnam xây dựng 49

2.2. Thực trạng kiểm toán doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Aticvietnam 55

2.2.1.Công tác chuẩn bị kiểm toán 55

2.2.2.Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán 58

2.2.3.Thực hiện kiểm toán 73

2.2.4.Kết thúc kiểm toán 89

PHẦN III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÔNG TY ATICVIETNAM 92

3.1.Nhận xét về tổ chức quản lý và chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty Aticvietnam 92

3.1.1.Nhận xét về công tác tổ chức, quản lý 92

3.1.2.Nhận xét về chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty 93

3.2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu của công ty aticvietnam. 96

3.2.1.Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm khoản mục doanh thu 96

3.2.2.Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu 97

3.2.3.Hoàn thiện kiểm toán doanh thu thông qua việc tăng cường các chính sách của Nhà nước 102

KẾT LUẬN 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mùa vụ và đối với các hợp đồng liên quan đến định giá tài sản. 2.1.3.Tổ chức công tác kế toán Hệ thống kế toán Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Quyết định này bao gồm bốn phần: Phần thứ nhất: Hệ thống tài khoản kế toán Phần thứ hai: Hệ thống báo cáo tài chính Phần thứ ba: Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp Phần thứ tư: Chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán Niên độ kế toán Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm, ngoại trừ năm bắt đầu thành lập(2002) thì niên độ bắt đầu từ ngày 15/02/2002 và kết thúc vào ngày 31/12/2002. Cơ sở lập báo cáo tài chính BCTC được lập theo một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam và phù hợp với các quy định, chuẩn mực hiện hành của Chế độ Kế toán Việt Nam. Hạch toán và chuyển đổi ngoại tệ Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ đều được công ty ghi sổ theo tỷ giá thực tế. Cuối năm tài chính, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại, quy đổi theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày lập Bảng cân đối kế toán cuối năm tài chính. Chêch lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ kế toán hoặc đánh giá lại số dư các khoản mục tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào 515(doanh thu hoạt động tài chính) hoặc 635(chi phí tài chính). Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức Nhật kí chung. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu(The Realization Principle) Doanh thu là số tiền thu được sau khi cung cấp các dịch vụ. Thời điểm doanh thu cung cấp các dịch vụ được ghi nhận là khi kết quả của giao dịch đó được xác định, bất kể khách hàng đã trả tiền hay chưa. Trường hợp việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ kinh doanh thì doanh thu của việc cung cấp các dịch vụ đó sẽ được kế toán công ty ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành, vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. 2.1.4. Hồ sơ kiểm toán của công ty ATICVIETNAM Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán tại công ty ATICVIETNAM được chia thành các số từ 1000 đến 8000, cụ thể như sau: A, Mục lục kế hoạch kiểm toán(phần tổng hợp) 1000: Lập kế hoạch 1100: Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát 1400: Tìm hiểu hoạt động của khách hàng 1500: Tìm hiểu quy trình kế toán 1600: Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 1700: Xác định các mức độ trọng yếu 1800: Đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán B, Mục lục kế hoạch kiểm toán 2000: Báo cáo 2100: Báo cáo về giao dịch và dịch vụ khách hàng 2200: Báo cáo tài chính 2300: Tóm tắt kiểm toán 2400: Báo cáo khác C, Mục lục quản lý kiểm toán 3000: Quản lý 3100: Đánh giá và thực hiện giao dịch và dịch vụ khác 3200: Quản lý thời gian và nguồn tài liệu kiểm toán 3300: Cuộc họp của khách hàng D, Kiểm tra chi tiết tài sản 5000: Kiểm tra chi tiết tài sản 5100: Tiền 5200: Các khoản đầu tư, thuế giá trị gia tăng đầu vào 5300: Các khoản phải thu 5400: Hàng tồn kho 5500: Chi phí trả trước 5600: Tài sản cố định 5700: Tài sản cố định vô hình, các tài sản khác, XDCB dở dang E, Kiểm tra chi tiết công nợ 6000: Kiểm tra chi tiết công nợ 6100: Vay ngắn hạn đến hạn trả 6200: Phải trả nhà cung cấp – người mua trả tiền trước 6300: Vay và nợ dài hạn 6400: Thuế và các khoản nộp nhà nước 6500: Phải trả công nhân viên 6600: Chi phí phải trả, phải trả nội bộ, phải trả khác F, Kiểm tra chi tiết nguồn vốn 7000: Kiểm tra chi tiết nguồn vốn 7100: Nguồn vốn chủ sở hữu 7200: Chêch lệch đánh giá lại tài sản 7300: Chêch lệch tỷ giá 7400: Các quỹ G, Kiểm tra chi tiết báo cáo thu nhập 8000: Kiểm tra chi tiết báo cáo thu nhập 8100: Doanh thu 8110: Bảng tổng hợp 8120: Ghi chú soát xét hệ thống 8130: Chương trình kiểm toản 8140: Giấy tờ làm việc 8200: Giá vốn hàng bán 8300: Chi phí quản lý doanh nghiệp 8400: Chi phí bán hàng 8500: Thu nhập khác 8600: Chi phí khác 2.1.5. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu do aticvietnam xây dựng Aticvietnam đã xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho tất cả các phần hành, tất cả các khoản mục và áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán. Bởi vậy, kiểm toán viên không phải thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu cho từng khách hàng. Do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi luận văn nên em chỉ xin đi sâu vào nghiên cứu kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. a, Bản chất Về cơ bản, các Tài khoản trong nhóm này phản ánh các doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính, cũng như các khoản giảm trừ doanh thu. b, Mục đích kiểm tra Xác định đúng số doanh thu phát sinh trong kỳ lập Báo cáo tài chính, đảm bảo khoản mục doanh thu không tồn tại các sai sót trọng yếu. c, Mục tiêu kiểm toán Bảng 6: Mục tiêu kiểm toán Mục tiêu chung Mục tiêu chi tiết Đầy đủ Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu đều được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ, đúng kỳ và đảm bảo không có sai sót trọng yếu phát sinh.(Chú ý đến STT của các hóa đơn bán hàng) Có thật Xem xét tính trung thực của số liệu trên BCTC và trên các chứng từ kế toán như doanh thu và các khoản giảm trừ trên sổ kế toán, trên hóa đơn, trên chứng từ… Chính xác Các khoản doanh thu và các khoản giảm trừ phải được phản ánh vào sổ sách kế toán theo đúng giá trị thực của nó và phù hợp với các chứng từ gốc đi kèm. Số liệu trên các tài khoản doanh thu và các tài khoản giảm trừ có được tính toán chính xác và có sự phù hợp giữa sổ cái, sổ chi tiết và báo cáo tài chính không. Tuân thủ Đơn vị có nhất quán trong việc thực hiện nguyên tắc ghi nhận doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu của đơn vị không Việc xác định doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu có được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước hay không Đơn vị có tuân thủ hợp đồng bán hàng đã ký kết với các khách hàng hay không Trình bày và khai báo Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến doanh thu và các khoản giảm trừ phải được hạch toán đúng tài khoản kế toán Việc kết chuyển số liệu giữa các sổ kế toán và báo cáo tài chính phải được thực hiện một cách chính xác và phù hợp với các nguyên tắc kế toán. d, Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu Bảng7: Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại Aticvietnam Thủ tục kiểm toán Người thực hiện Tham chiếu I. Kiểm tra hệ thống kiểm soát 1. Kiểm tra chính sách và thủ tục ghi nhận doanh thu, chính sách giá bán trong từng thời kỳ, từng đối tượng đồng thời thu thập các văn bản về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với doanh thu(bên ngoài, nội bộ, khách hàng thương xuyên) 2. Thu thập những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, chính sách và quy trình về kiểm soát, lập hóa đơn bán hàng, giá bán cho từng loại hàng và từng thời kỳ, cho phép bán chịu… Kiểm tra tính tuân thủ: Chọn mẫu một số các nghiệp vụ bán hàng cho khách bên ngoài để kiểm tra, soát xét xem chúng có tuân theo hệ thống kiểm soát nội bộ từ khâu bán hàng đến thu tiền hay không? Hợp đồng mua bán chính trong kỳ kế toán có ảnh hưởng lớn tới khoản mục doanh thu. Chọn mẫu một số hợp đồng phát sinh trong kỳ và kiểm tra chi tiết. Các bộ phận tham gia vào thực hiện doanh thu: Phòng ban tham gia vào quá trình tiêu thụ?Các chức năng giao hàng và viết hóa đơn có tách biệt không?Mối quan hệ giữa các bộ phận này với nhau?Phụ trách việc tiêu thụ Hàng hóa?Ai quản lý, kế toán doanh thu? Dùng các tài liệu gì, sổ sách như thế nào để theo dõi doanh thu?Hiện tại, doanh nghiệp theo dõi DT như thế nào qua sổ sách?, giữa các bộ phận có sự đối chiếu? Khi nào doanh nghiệp áp dụng việc thu tiền ngay, khi nào áp dụng việc ghi nợ(trả chậm)? Trong kỳ doanh nghiệp có áp dụng nhiều loại giá cho một loại sản phẩm không?Giá cả có thường xuyên biến động không?Lý do biến động? Kiểm soát hóa đơn và thực hiện việc giao hàng: Quá trình tiêu thụ hàng hóa của DN ntn?từ tiếp thị đến giao hàng và thanh toán? Kiểm soát chữ ký của người mua hàng trong hóa đơn, các hóa đơn giao hàng có được theo dõi để đảm bảo rằng việc giao hàng đã được thực hiện, thực hiện chính xác. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại có được sự phê chuẩn của người phụ trách không? Ghi chép các sai sót, chênh lệch trên giấy tờ làm việc. Thu thập thông tin về các cán bộ chủ chốt của hệ thống KSNB phần doanh thu. II. Thủ tục phân tích 1. Đối chiếu số liệu trên BCTC với số liệu trên các sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết. Phân tích: So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng và trong một kỳ với nhau. Từ đó xác định nguyên nhân biến động của doanh thu như tăng sản lượng hàng hóa bán ra, do điều chỉnh giá hay thay đổi cơ cấu sản lượng hàng bán… Tính tỷ lệ lãi gộp/doanh thu của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sách theo tháng, quý, với năm trước.Từ đó, phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng, tìm ra những khoản doanh thu không bị bỏ sót hoặc quên không ghi sổ. So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với DT thuần giữa kỳ này với kỳ trước, đánh giá khả năng sinh lời của DT qua các kỳ. Tổng hợp các quan hệ tài khoản đối ứng để tìm ra các đối ứng bất thường doanh thu. Phân tích DT theo từng tháng, từng quý với Giá vốn, thuế GTGT…theo từng mặt hàng, từ đó tìm các tỷ lệ bất thường. So sánh doanh số bị trả lại và được ghi giảm giá bằng một số tỷ lệ so với tổng doanh thu với các năm trước. III. Kiểm tra chi tiết 1. Kiểm tra chọn mẫu: Căn cứ vào việc phân tích doanh thu, KTV tìm các điểm bất hợp lý từ đó kiểm tra chi tiết: Kiểm tra tính có thật và tính đầy đủ của nghiệp vụ doanh thu: đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, lệnh bán hàng, phiếu xuất, hóa đơn…kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán. 2. Kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hóa đơn, kiểm tra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đối chiếu số liệu trên hóa đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu 3. Kiểm tra việc phân loại doanh thu: Phân biệt doanh thu bán chịu, doanh thu thu tiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng…phân biệt doanh thu bán hàng với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, loại sản phẩm khác nhau; Kiểm tra tính hợp lý của từng loại doanh thu nói trên so với quy định của VBPL hiện hành 4. Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: Kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ(5 đến 10 ngày) để xem xét ngày tháng ghi trên sổ nhật ký bán hàng, vận đơn với ngày tháng trên nhật ký bán hàng và sổ chi tiết; Kiểm tra tính cộng dồn: Cộng lại số phát sinh trên sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết của một số tháng hoặc cả năm tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh của doanh nghiệp; cộng lại số phát sinh lũy kế của các tài khoản doanh thu. 5. Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu: Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại: có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu: Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, xem xét xem các chứng từ này có được duyệt hay không? Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá, và giá trị hàng bán bị trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại. Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy định hiện hành không? 6. Đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác có liên quan Chú ý kiểm tra số dư chi tiết các khoản công nợ để phát hiện các khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo công nợ. 10. Kết luận Hoàn thiện giấy tờ làm việc(tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còn tồn tại(nếu có) Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện. 2.1.5.3. Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Với mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm toán, ATICVIETNAM đã xây dựng một quy trình kiểm soát hiệu quả nhằm càng làm tăng chất lượng cuộc kiểm toán. Công ty luôn có những chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán từ những giai đoạn chuẩn bị kiểm toán đến khi phát hành báo cáo kiểm toán. Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ kiểm toán theo đúng quy định của công ty(sắp xếp giấy làm việc, đánh tham chiếu, các thông tin về khách hàng…) và kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán. Trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành, hồ sơ kiểm toán sẽ được soát xét bởi phó tổng giám đốc công ty. Đây cũng chính là một công việc thể hiện công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty ATICVIETNAM. 2.2. Thực trạng kiểm toán doanh thu BH&CCDV trong kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán Aticvietnam Về thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty Aticvietnam thực hiện có thể khái quát thông qua hai khách hàng của công ty là công ty ABC(khách hàng mới) và công ty XYZ(khách hàng cũ). 2.2.1.Công tác chuẩn bị kiểm toán 2.2.1.1.Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Sau khi nhận được Thư mời kiểm toán, công ty kiểm toán sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán. Công ty kiểm toán sẽ không nhận lời kiểm toán khi tính độc lập không được đảm bảo hoặc xét thấy không đủ năng lực phục vụ khách hàng… Với công ty ABC: là khách hàng mới, chuyên cung cấp các mặt hàng văn phòng, bao bì, bao dệt PP, chai PET; xuất nhập khẩu trực tiếp; kinh doanh thiết bị và vật tư ngành nhựa, giấy, văn phòng phẩm; kinh doanh thiết bị ngành in; in bao bì và nhãn mác các loại; mua bán nguyên, nhiên vật liệu phi nông nghiệp. Kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về các khía cạnh như: lĩnh vực kinh doanh, tình trạng tài chính, hệ thống kiểm soát chất lượng, tính liêm chính của Ban Giám đốc Công ty khách hàng…và đồng thời thu thập các thông tin hữu ích từ phía KTV tiền nhiệm. Và Công ty đã đi đến kết luận chấp nhận kiểm toán. Với công ty XYZ: là khách hàng truyền thống của công ty, Công ty XYZ là Công ty liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 01/GP-UB ngày 05/04/2002. Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về may mặc và xuất khẩu đi Châu Âu.Vì thế, công ty kiểm toán Aticvietnam giảm lượng tối đa các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng. 2.2.1.2.Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Từ đó, công ty tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để tiến hành kiểm toán ở bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Mục đích của cuộc kiểm toán đối với cả hai công ty đều là nhằm đưa ra ý kiến nhận xét độc lập của công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Đồng thời cuộc kiểm toán cũng là mục đích đưa ra ý kiến nhận xét về hệ thống kế toán, chính sách quản lý tài chính của công ty nhằm giúp đơn vị hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán và chính sách quản lý tài chính. 2.2.1.3.Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Công ty kiểm toán luôn lựa chọn các KTV có năng lực chuyên môn và tính thận trọng, độc lập, chính trực, khách quan. Để đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên, công ty kiểm toán khi tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán luôn đưa ra một bảng câu hỏi về tính độc lập của KTV. Một phần của Bảng câu hỏi như sau: Kiểm toán viên có là thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty khách hàng hay không? Kiểm toán viên có họ hàng, anh em ruột là người lãnh đạo công ty khách hàng hay không? Kiểm toán viên có làm dịch vụ kế toán cho công ty khách hàng hay không?(như trực tiếp ghi chép, giữ sổ kế toán, lập báo cáo tài chính…) Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý, tiêu thụ hàng hóa với khách hàng hay không? Sau khi xem xét các câu trả lời của các KTV với Bảng câu hỏi trên, Công ty tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán. Công ty ABC: Do là khách hàng mới nên công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn những kiểm toán viên có hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh của công ty ABC. Nhóm kiểm toán bao gồm: Chủ nhiệm kiểm toán: Nguyễn Văn Thắng Kiểm toán viên: Lê Việt Dũng Kiểm toán viên: Vũ Văn Tài Người soát xét: Nguyễn Văn Thắng Trợ lý kiểm toán viên: Nguyễn Văn Tuyên Công ty XYZ: Công ty kiểm toán lựa chọn đội ngũ nhân viên mà trong đó có thành viên đã từng kiểm toán từ lần trước. Công ty XYZ năm 2005 Báo cáo tài chính của công ty đã được kiểm toán bởi Chủ nhiệm kiểm toán Vũ Văn Tài. Và năm 2006, Ông Vũ Văn Tài sẽ tiếp tục kiểm toán cho công ty XYZ. Nhóm kiểm toán bao gồm: Chủ nhiệm kiểm toán: Vũ Văn Tài Kiểm toán viên: Lê Việt Dũng Trợ lý kiểm toán viên: Bùi Đức Chung 2.2.1.4. Hợp đồng kiểm toán Đại diện của hai bên(Công ty Aticvietnam và khách hàng) sẽ xúc tiến gặp gỡ để trao đổi và cũng là để đề xuất yêu cầu của mình về những nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán có thể được ký kết trực tiếp bởi các bên hoặc Công ty kiểm toán Aticvietnam sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng, và sau đó sẽ fax cho khách hàng để khách hàng ký. Với Công ty ABC: Hai bên sẽ tiến hành thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được ký kết trực tiếp giữa hai bên. Còn với khách hàng cũ như Công ty XYZ:Việc thỏa thuận các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán sẽ được bỏ qua(mà các điều khoản trong hợp đồng được lấy ra từ cuộc kiểm toán năm trước). Những điều khoản quan trọng mà Hợp đồng kiểm toán giữa công ty Aticvietnam và khách hàng được ký kết có thể được đưa ra như sau: Nội dung dịch vụ Luật định và chuẩn mực Trách nhiệm và quyền hạn của các Bên Báo cáo kiểm toán Phương thức thực hiện Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành Hiệu lực, thời hạn Hợp đồng. Sau khi Hợp đồng kiểm toán được ký kết, Công ty kiểm toán Aticvietnam sẽ tiến hành yêu cầu khách hàng cung cấp các Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh Báo cáo tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Giải trình của Ban giám đốc về Báo cáo tài chính năm 2006 và một vài tài liệu cần thiết khác. Sau khi nhận được đủ các tài liệu cần thiết, công ty kiểm toán Aticvietnam bắt đầu tiến hành lập kế hoạch kiểm toán. 2.2.2.Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các kiểm toán viên phải thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán đã được quy định rõ trong các Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành. Cụ thể, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300(Lập kế hoạch kiểm toán) có nêu: Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn. Đồng thời kế hoạch kiểm toán cũng đảm bảo cho cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp KTV phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với KTV và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kiểm toán, Công ty đã dựa vào những quy định của việc lập kế hoạch kiểm toán và kết hợp với những kinh nghiệm làm việc của KTV để tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp và có hiệu quả. Để lập kế hoạch kiểm toán, KTV thực hiện các công việc sau đây: 2.2.2.1.Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng 2.2.2.1.1.Tìm hiểu về khách hàng Tìm hiểu về khách hàng là giai đoạn đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, các KTV của Công ty kiểm toán Aticvietnam sẽ tiến hành tìm hiểu những thông tin khái quát nhất về công ty khách hàng như: loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, kết quả hoạt động trong mấy năm qua… Để thu thập thông tin về khách hàng, KTV phải kết hợp quan sát đồng thời phỏng vấn Ban giám đốc và thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; các BCTC như Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh…; Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan trọng… * Đối với Công ty ABC: Là một khách hàng mới nên Công ty kiểm toán Aticvietnam phải tìm hiểu và thu thập đầy đủ mọi thông tin cần thiết về công ty ABC Tổ chức Công ty ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003317, đăng ký lần đầu ngày 11/12/2003, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 20/4/2004, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 07/04/2005 và đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/4/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 11/5/2006 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, cụ thể: Tên công ty: ABC Tên giao dịch: Công ty cổ phần ABC(ABC joint stock company- CLOSTACO) Vốn điều lệ: 4.500.000.000 VNĐ Số lượng lao động: 205 người Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng văn phòng, bao bì, bao dệt PP, chai PET; Xuất nhập khẩu trực tiếp; Kinh doanh thiết bị và vật tư ngành nhựa, giấy, văn phòng phẩm; Kinh doanh thiết bị ngành in; In bao bì và nhãn mác các loại; Mua bán nguyên, nhiên vật liệu phi nông nghiệp. Chi nhánh: Không Văn phòng đại diện: Không Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC tại thời điểm lập BCTC năm 2006 gồm: Họ và tên Hội đồng quản trị Ban giám đốc Nguyễn Đức Đảng Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Thị Hiền Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Phó Giám đốc Phạm Tiến Vinh Ủy viên Hội đồng quản trị Giám đốc Nguyễn Khánh Tùng Ủy viên Hội đồng quản trị Phó Giám đốc Trần Công Đô Ủy viên Hội đồng quản trị Phạm Xuân Phương Kế toán trưởng Địa chỉ trụ sở chính của công ty: Trụ sở chính Công ty: Số 536A Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.8624073-04.8625076 Fax: 04.8626832 Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty cho kỳ hoạt động từ ngày 01/012006 đến ngày 31/12/2006 của Công ty là 798.410.349 VNĐ. Trong năm qua, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là có xu hướng tốt. Doanh thu bán ra cao hơn rất nhiều so với năm 2005 trong mối quan hệ với giá vốn hàng bán. Điều này dẫn đến lợi nhuận của năm 2006 là tăng so với năm 2005. * Đối với Công ty XYZ: Đây là khách hàng truyền thống của công ty, Công ty đã tiến hành cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty XYZ đến nay là năm thứ 3. Năm nay, Công ty kiểm toán Aticvietnam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty XYZ từ ngày 1/1/2006 đến 31/12/2006. Do đó, Các thông tin về hoạt động kinh doanh hay các thông tin về cơ cấu tổ chức, bộ máy sẽ được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và công ty kiểm toán chỉ bổ sung thêm những thông tin mới nếu nó có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của doanh nghiệp. Công ty XYZ là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc, được thành lập theo Quyết định thành lập số 456/QĐ-UB ngày 21/05/2000 do Ủy Ban Nhân dân tỉnh K cấp. Hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất sản phẩm may mặc, gia công các sản phẩm hàng may mặc tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu. Công ty XYZ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế, mở tài khoản tại ngân hàng G theo quy định của Pháp luật. Nguồn vốn kinh doanh: Vốn pháp định: 1.000.000.000 VND Số lượng lao động: 180 người Trong giai đoạn này có thể thực hiện phương pháp phỏng vấn, thu thập tài liệu kết hợp với quan sát để tìm hiểu tình hình. 2.2.2.1.2.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một công việc quan trọng và tất yếu trong mọi cuộc kiểm toán. KTV và công ty kiểm toán phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định thời gian cũng như phạm vi của các cuộc kiểm toán phải thực hiện. Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV phải tiến hành tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về quy trình kế toán… của khách hàng. 2.2.2.1.2.1.Môi trường kiểm soát * Công ty ABC: Hội đồng quản trị của ABC gồm 5 thành viên: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 3 Ủy viên. Ban Giám đốc gồm 3 người: 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Ban Giám đốc đồng thời là thành viên của Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị là những người có năng lực và kinh nghiệm được uy tín bổ nhiệm. Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng&cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Aticvietnam thực hiện.DOC
Tài liệu liên quan