Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU VÀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. Tổng quan về kiểm toán Báo cáo tài chính. 3

1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính. 3

1.1.2. Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính. 3

1.1.3. Mục tiêu kiểm toán Báo cáo tài chính. 4

1.1.4. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính. 4

1.2. Khoản mục doanh thu với vấn đề kiểm toán. 5

1.2.1. Bản chất của khoản mục doanh thu. 5

1.2.1.1. Khái niệm và phân loại doanh thu. 5

1.2.1.2.Nguyên tắc ghi nhận doanh thu. 7

1.2.2. Tổ chức công tác kế toán doanh thu. 9

1.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán. 9

1.2.2.2. Hệ thống tài khoản sử dụng. 9

1.2.2.3. Phương pháp hạch toán doanh thu. 9

1.2.3. Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu. 10

1.3. Kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 12

1.3.1. Vai trò kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 12

1.3.2. Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu. 13

1.3.3. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu. 14

1.3.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 14

1.3.3.2. Thực hiện kiểm toán. 22

1.3.3.3. Kết thúc kiểm toán. 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA THỰC HIỆN 29

2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA). 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA). 29

2.1.2. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA (PCA): 30

2.1.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 30

2.1.2.2. Đặc điểm dịch vụ cung cấp của PCA: 30

2.1.2.3. Đặc điểm khách hàng của PCA: 31

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây: 33

2.1.2.5. Phương hướng phát triển của PCA trong thời gian tới. 35

2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. 35

2.1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. 38

2.1.4.1. Đặc điểm tổ chức nhân sự tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. 38

2.1.4.2. Đặc điểm trữ hồ sơ tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương đông ICA. 38

2.1.4.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA. 39

2.1.4.4. Quy trình kiểm toán chung do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA thực hiện. 39

2.2. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 41

2.2.1. Quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 41

2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 41

2.2.1.2. Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 46

2.2.1.3. Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 49

2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tại Công ty TNHH A do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 51

2.2.2.1. Giới thiệu khách hàng A. 51

2.2.2.2. Kiểm toán khoản mục doanh thu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng A. 51

2.2.2.3. Kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 54

2.2.2.4. Kiểm toán doanh thu tại khách hàng A trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 65

2.2.3. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tại Công ty B do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 68

2.2.3.1. Giới thiệu khách hàng B 68

2.2.3.2. Kiểm toán doanh thu tại KH B trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. 68

2.2.3.3. Kiểm toán doanh thu tại KH B trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 71

2.2.3.4. Kiểm toán doanh thu tại khách hàng B trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. 80

2.2.4. So sánh thực trạng kiểm toán khoản mục Doanh thu tại hai khách hàng A và B. 82

2.2.4.1. Sự giống nhau trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai KH A và B. 82

2.2.4.2. Sự khác nhau trong kiểm toán khoản mục doanh thu tại hai KH A và B. 83

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA (PCA) THỰC HIỆN. 88

3.1. Sự cần thiết hoàn thiện kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 88

3.2. Đánh giá chung về thực trạng kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 89

3.2.1. Ưu điểm: 90

3.2.2. Nhược điểm: 91

3.3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục Doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 93

KẾT LUẬN 107

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

doc133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1632 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên. Doanh thu là khoản mục chứa đựng nhiều sai sót trọng yếu nên việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán hay giấy tờ làm việc và bằng chứng kiểm toán thu thập được được PCA đề cao. Việc soát xét này thực hiện trước hết bởi KTV phụ trách chung, sau đó tới chủ nhiệm kiểm toán, đối với những khách hàng lớn có thể còn cần tới soát xét của Ban Giám đốc. Đây là bước công việc cần thiết trong chính sách kiểm soát chất lượng kiểm toán của PCA, được quy định cụ thể trong sổ tay kiểm soát chất lượng. Đánh giá tổng thể những sai sót và sự kiện phát sinh sau niên độ ảnh hưởng tới báo cáo tài chính và khoản mục doanh thu. KTV cần thực hiện bước công việc này để đảm bảo các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán không ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC và khoản mục doanh thu, và nếu có phát sinh thì đều được KTV đánh giá và làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Đưa ra kết luận và bút toán điều chỉnh cuối cùng trên Báo cáo kiểm toán: Phát hành báo cáo kiểm toán là bước cuối hoàn thành một cuộc kiểm toán. Báo cáo kiểm toán phát hành phải có đầy đủ những thông tin cần thiết về kết quả kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Khi báo cáo dự thảo với những điều chỉnh đã được khách hàng thông qua và gửi lại PCA, trưởng nhóm kiểm toán sẽ lập và ký báo cáo kiểm toán, rồi trình Phó giám đốc PCA hoặc chủ nhiệm kiểm toán duyệt, ký và đóng dấu, sau đó phát hành chính thức. Thông thường báo cáo kiểm toán sẽ được phát hành thành nhiều bản theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán, phát hành bản tiếng việt song song với bản tiếng anh. Đồng thời với báo cáo kiểm toán, PCA còn phát hành thư quản lý nếu khách hàng yêu cầu. 2.2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu tại Công ty TNHH A do Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA (PCA) thực hiện. 2.2.2.1. Giới thiệu khách hàng A. Công ty TNHH A hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 010102134 cấp ngày 12/06/2003 và các giấy Đăng ký kinh doanh sửa đổi của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp. Trong năm tài chính, hoạt động chính của Công ty là khai thác, sàng tuyển, chế biến kinh doanh các sản phẩm than, mua bán các loại vật liệu xây dựng. PCA xác định đây là khách hàng cũ, chấp nhận tiếp tục kiểm toán năm nay. 2.2.2.2. Kiểm toán khoản mục doanh thu trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng A. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại khách hàng A được PCA tiến hành như sau: Tiếp tục hợp đồng kiểm toán. PCA xác định khách hàng A là khách hàng lâu năm. PCA đã nghiên cứu và đưa ra quyết định tiếp tục hợp đồng kiểm toán, tuy nhiên giá phí kiểm toán năm nay điều chỉnh lại tăng so với năm trước. Khách hàng A đã thống nhất và hợp đồng kiểm toán đã được hai bên ký kết. Lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ - phân công nhóm kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán sơ bộ đối với khách hàng A bao gồm: Phạm vi và điều khoản của cuộc kiểm toán. Chiến lược kiểm toán. Công việc hành chính – phân công nhóm kiểm toán. PCA sẽ tiến hành kiểm toán BCTC năm 2008 của khách hàng A; thời gian tiến hành là 06 ngày tính từ 23/02/2009 đến hết ngày 28/02/2009. Phí kiểm toán được thanh toán ngay 50% giá trị hợp đồng; 50% còn lại khách hàng A thanh toán sau khi báo cáo kiểm toán được PCA phát hành. Đối với việc phân công nhóm kiểm toán tại khách hàng A, nhân sự kiểm toán tham gia gồm hai KTV và hai trợ lý kiểm toán, do KTV N.T.H phụ trách. Nhóm kiểm toán này đảm bảo không phải nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán cho khách hàng A những năm trước. Việc đổi nhóm kiểm toán cho những hợp đồng kiểm toán của khách hàng lâu năm là yêu cầu bắt buộc tại PCA để đảm bảo tính độc lập. Thu thập những thay đổi của khách hàng trong năm tài chính và đánh giá lại hệ thống kiểm soát nội bộ, môi trường kiểm soát, từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát. Khách hàng A hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, khai thác than, cung ứng vật liệu xây dựng. Lĩnh vực kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu nhất chính là khai thác, chế biến và tiêu thụ than. Công ty là một trong những công ty lớn trong lĩnh vực kinh doanh than. Công ty không có sư biến động lớn trong năm tài chính về mặt cơ cấu tổ chức nhân sự, ngành nghề kinh doanh, nhưng có sự tăng nhanh doanh thu năm nay do mở rộng quy mô sản xuất là hai mỏ than mới đi vào hoạt động từ giữa năm sau một thời gian dài tìm kiếm, thăm dò khảo sát. Công ty có vị trí địa lý thuận lợi, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh và thị trường khá ổn định.. Khách hàng A đang áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và Quyết định số 15/2006/QĐ/CĐKT ngày 26/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Hình thức ghi sổ là Nhật ký chung, sử dụng phần mềm kế toán FAST. Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam. Niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán là Đồng Việt Nam (VNĐ). Việc đánh giá HT KSNB tại khách hàng A được KTV tiến hành thông qua bảng câu hỏi đánh giá HT KSNB ở Phụ lục 2.3. HT KSNB của khách hàng A được đánh giá là khá tốt, có hiệu quả. KTV cũng ước lượng rủi ro kiểm soát của nghiệp vụ ghi nhận doanh thu tại công ty A là trung bình. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. KTV tiến hành thủ tục phân tích gồm: xem xét biến động doanh thu năm này so với năm trước, tìm hiểu nguyên nhân biến động,… Các công việc thực hiện và kết quả được thể hiện như sau: Biểu 2.1. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Phân tích doanh thu Mã số: E 220.7 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 23/02/09 Mục tiêu: - Xem xét sự biến động của doanh thu năm nay so với năm trước. - Tìm hiểu nguyên nhân biến động nếu có. Nội dung: Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % chênh lệch Tổng doanh thu 25.938.024.235 32.117.322.607 6.179.298.372 23.8% Giảm trừ DT 760.467.323 869.550.887 109.083.564 14% Doanh thu thuần 25.177.556.912 31.247.771.720 6.070.214.808 24% LNST 1.008.983.743 1.907.890.208 898.906.465 89% Tỷ suất LN/DT 3,8% 5,9% 2,1% Kết luận: Doanh thu năm nay tăng 6.179.298.372VND so với năm 2007, tương ứng mức tăng 23.8%. Đây là mức tăng nhanh và tăng chủ yếu là Doanh thu bán than. Tìm hiểu nguyên nhân tăng nhanh doanh thu là do: năm 2008, Công ty A đã đi vào hoạt động hai mỏ than khai thác và chế biến mới với chất lượng và sản lượng tăng cao. Do chất lượng than tốt nên than tiêu thụ nhanh, số lượng lớn và giá trị đơn hàng cao. Tuy nhiên, LNST không tăng đột biến, tỷ suất LN/DT năm 2008 giảm, nguyên nhân là do Công ty đã đầu tư khá nhiều chi phí vào việc tìm kiếm, thăm dò và thuê chuyên gia tại các mỏ than mới. Chú ý KTV nên tập trung vào kiểm tra các phát sinh tăng doanh thu tại hai mỏ than mới Đánh giá trọng yếu và rủi ro của khoản mục doanh thu. Như ta đã biết, trong kiểm toán báo cáo tài chính, do chọn mẫu cũng như những hạn chế tiềm tàng khác của cuộc kiểm toán, nên KTV không thể phát hiện tất cả các sai lệch trong BCTC. Tuy nhiên, KTV phải đảm bảo hợp lý rằng sai lệch nếu còn tồn tại trên BCTC đã kiểm toán không là sai lệch trọng yếu. Vì thế, KTV phải ước lượng mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và từng khoản mục ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. PCA tiến hàng đánh giá mức trọng yếu cho tổng thể BCTC và từng khoản mục chủ yếu theo xét đoán nghề nghiệp của KTV kết hợp với mức phân bổ trọng yếu mà PCA đang áp dụng. Đối với khách hàng A, KTV đánh giá mức trọng yếu là 0,5% đối với khoản mục doanh thu. Bảng 2.4. Bảng ước lượng trọng yếu đối với khoản mục doanh thu tại KH A Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ phần trăm Mức trọng yếu Doanh thu 32.117.322.607 0,5% 160.586.613 Thông qua việc đánh giá các loại rủi ro kiểm toán, HTV cũng xác định rủi ro kiểm toán tại khách hàng A là trung bình. Thiết kế chương trình kiểm toán cho khoản mục Doanh thu. Bước cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là KTV quyết định chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A. PCA xác định đây là khách hàng lớn hàng năm nên các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán chung cho khoản mục doanh thu mà PCA đã thiết kế cho khoản mục doanh thu cần được thực hiện đầy đủ, chỉ bỏ qua một vài bước nhỏ không quan trọng. Chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A thể hiện ở Phụ lục 2.4. 2.2.2.3. Kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. Các thủ tục thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu tại khách hàng A sẽ được tiến hành lần lượt từng bước theo chương trình kiểm toán đã thiết kế. Các thủ tục thực hiện lần lượt được ghi lại trên giấy tờ làm việc của KTV phụ trách và đánh tham chiếu lên chương trình kiểm toán. Các bằng chứng phải được đi kèm nếu có bất cứ sai phạm nào được phát hiện và đối với những khoản doanh thu phát sinh lớn đã kiểm tra. Tham chiếu được đánh theo quy định trình bày và lưu trữ hồ sơ của tập đoàn quốc tế PKF. Với khoản mục doanh thu, tham chiếu được đánh số thứ tự trên giấy tờ làm việc theo số thứ tự từ E220.1 – Biểu chỉ đạo, E220.2 – Biểu tổng hợp sai sót, E220.3 – Đánh giá hệ thống KSNB, E220.4- Chương trình kiểm toán doanh thu, và từ E220.5 là các giấy tờ làm việc của KTV. * Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thủ tục tổng hợp đối chiếu. Sau khi đã thực hiện tìm hiểu HT KSNB khách hàng A, KTV đánh giá ban đầu là hệ thống KSNB của khách hàng A khá tốt. KTV tiến hành thêm các thủ tục kiểm soát để đảm bảo đánh giá ban đầu là có cơ sở đáng tin cậy. Qua sử dụng các trắc nghiệm đạt yêu cầu tương ứng với các mục tiêu của thủ tục kiểm soát như: KTV chọn ra một dãy liên tục hóa đơn bán hàng, đối chiếu với sổ sách và xem xét các chứng từ đi kèm và xem xét quá trình ghi chép nghiệp vụ đó vào sổ sách; tìm hiểu về quy trình trình tự ghi sổ sách, rồi đối chiếu với thực tế thực hiện tại đơn vị; KTV kiểm tra các chứng từ bán hàng và thủ tục xét duyệt đi kèm. Đồng thời, KTV xem xét việc phân công phân nhiệm trong tổ chức bộ máy kế toán và quan sát thực tế thực hiện tại đơn vị… Kết quả thu được là: Các hóa đơn bán hàng, các chứng từ khác được đánh số liên tục, được theo dõi khá cẩn thận và khoa học. Sổ sách kế toán ghi nhận doanh thu và các khoản mục khác đồng bộ và BCTC được lập đúng theo quy định. Các nghiệp vụ bán hàng hầu hết được phê duyệt đầy đủ. Do công ty A kinh doanh than với nhiều mỏ than khắp tỉnh Quảng Ninh nên việc tập hợp doanh thu, chứng từ lên công ty đôi khi còn nhiều hạn chế. Một số đơn hàng đã có xuất bán trước khi phê duyệt nhưng sau đó đã được xem xét và ký duyệt sau. Sự phân công phân nhiệm chưa đảm bảo yêu cầu. Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi các khoản công nợ phải thu còn có sự tham gia vào việc bán hàng, lập hóa đơn. Chưa có văn bản quy định nhiệm vụ, chức năng từng nhân viên theo dõi và hạch toán doanh thu cũng như các khoản mục khác. Đi kèm đó, KTV đã thu thập tất cả các văn bản hiện hành quy định về chế độ, chính sách ghi nhận doanh thu của khách hàng A. Tiếp theo, KTV thực hiện các thủ tục tổng hợp đối chiếu. Trước hết, KTV sẽ thực hiện tổng hợp doanh thu theo từng loại, tương ứng với giá vốn, xem xét sự phù hợp giữa doanh thu và giá vốn; tiến hành đối chiếu kiểm tra đảm bảo chỉ tiêu tổng hợp là khớp đúng BCKQKD, sổ cái và sổ chi tiết doanh thu, giá vốn. Công việc trên thể hiện như sau: Biểu 2.2. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Tổng hợp doanh thu – Giá vốn Mã số: E 220.5 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 23/02/09 Mục tiêu: - Tổng hợp doanh thu theo từng loại tương ứng với giá vốn. - Đối chiếu số tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết doanh thu và BCKQKD Nội dung: Loại hoạt động Doanh thu Giá vốn Chênh lệch 1.Bán than 24.100.167.809 19.004.158.954 5.096.008.855 ‏٧ 2. Cung ứng VLXD 8.017.154.798 6.044.932.589 1.972.222.209 ‏٧ Tổng 32.117.322.607 26.053.958.184 7.068.231.064 T T T Kết luận: Doanh thu – Giá vốn có sự tương ứng T : Đảm bảo cộng dọc chính xác. ‏٧ : Đối chiếu khới đúng số liệu trên BCKQKD, trên sổ cái và sổ chi tiết. Có thể thấy, doanh thu của khách hàng A rất lớn, tập trung 90% là doanh thu bán than nên KTV cần tập trung hơn vào kiểm tra về doanh thu khu vực than. Sau đó, KTV tiến hành tập hợp doanh thu theo đối ứng tài khoản, kiểm tra việc hạch toán vào sổ sách và kết chuyển chi phí vào kết quả kinh doanh và các khoản giảm trừ doanh thu. Công việc của KTV được ghi lại như sau: Biểu 2.3. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Tổng hợp đối ứng tài khoản Mã số: E 220.6 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 23/02/09 Mục tiêu: - Tổng hợp doanh thu theo đối ứng tài khoản. - Tiến hành đối chiếu chéo với các tài khoản khác có liên quan. - Xem xét việc ghi giảm doanh thu trong kỳ, kết chuyển doanh thu vào TK 911. Nội dung: TK 511 TKĐƯ 111 2.160.245.467 Thu = tiền mặt 112 11.846.383.427 Thu = TGNH 131 18.980.244.600 KH chưa thanh toán 531 269.205.687 Hàng bán bị trả lại 532 600.345.200 Giảm giá hàng bán 9111 32 117 322.607 ‏٧٧ Kết chuyển xác định KQKD 32.986.873.494 32.986.873.494 ‏٧ T T Kết luận: T : cộng dọc đảm bảo đúng. ‏٧ : đối chiếu khớp đúng cân đối phát sinh các TK ‏ ‏٧٧ : Đối chiếu khới đúng số liệu trên BCKQKD * Đã kết hợp kiểm tra việc trình bày khoản mục doanh thu trên BCTC => Việc trình bày đúng quy định. Khách hàng A có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, nên KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các khoản giảm trừ này. * Thực hiện các thủ tục phân tích. Khi thực hiện thủ tục phân tích đối với khách hàng A, KTV tiến hành tập hợp số liệu về doanh thu theo tháng trên sổ sách và trên tờ khai thuế hàng tháng. Thủ tục này giúp KTV có cơ sở khẳng định về tính chính xác về số liệu trên sổ sách, đồng thời giúp KTV thấy được biến động doanh thu theo tháng, xác định được những tháng có biến động doanh thu đột biến để từ đó có hướng tập trung thủ tục kiểm toán chi tiết. Công việc và kết quả thực hiện thủ tục này được thể hiện trên biểu 2.4. Sau đó, KTV sẽ xây dựng mô hình doanh thu ước tính: Từ kết quả của việc phân tích sơ bộ KTV nhận thấy doanh thu bán than chiếm 90% tổng doanh thu của khách hàng A nên KTV tiến hành xây dựng mô hình doanh thu ước tính cho doanh thu khu vực than theo công thức: Doanh thu ước tính = Sản lượng than bán x Đơn giá bán trung bình (do KTV ước tính chưa có GTGT). Qua phỏng vấn nhân viên đơn vị được biết khách hàng A bán than theo đơn giá quy định của Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam cho loại than cục 6 TCCS tiêu thụ trong nước, giá bán chưa có thuế GTGT như sau: Cục 6aHG: 905.000 đồng/tấn; Cục 6aHG: 770.000 đồng/tấn; Cục 6aHG: 620.000 đồng/tấn. Từ kết quả tìm hiểu ở trên, KTV xác định đơn giá bán trung bình ước tính chưa thuế GTGT như sau: Đơn giá trung bình ước tính = 765.000 đồng/tấn. Đồng thời, từ thẻ kho KTV xác định được số lượng than xuất bán hàng tháng. KTV tiến hành tính toán doanh thu ước tính và so sánh với doanh thu ghi trên sổ sách kế toán. KTV đã nhận thấy doanh thu các tháng đều có sự chênh lệch giữa doanh thu ước tính và doanh thu thực tế nhưng số chênh lệch không trọng yếu; riêng tháng 8 và tháng 11 có chênh lệch doanh thu lớn, trọng yếu. KTV xác định hướng kiểm tra chi tiết tập trung nhiều vào các phát sinh tăng giảm doanh thu hai tháng trên. Công việc trên thể hiện trên biểu 2.5. Biểu 2.4. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Đối chiếu Sliệu Ssách–tờ khai thuế Mã số: E 220.8 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 24/02/09 Mục tiêu: - Tập hợp số liệu trên sổ sách kế toán và trên tờ khai thuế từng tháng. Đảm bảo khớp đúng số liệu. Xem xét xu hướng biến động doanh thu, xác định các tháng phát sinh doanh thu lớn. Nội dung: Tháng DT trên sổ DT trên tờ khai Chênh lệch 1 1.752.655.485 78.152.655.485 - 2 1.203.599.725 1.203.599.725 - 3 1.896.642.350 1.896.642.350 - 4 1.836.995.233 1.836.995.233 - 5 992.404.245 992.404.245 - 6 1.835.345.800 1.835.345.800 - 7 3.487.908.580 3.487.908.580 - 8 ‏٧ 4.168.769.100 4.168.769.100 - 9 ‏٧ 3.709.487.687 3.709.487.687 - 10 ‏٧ 3.548.978.067 3.548.978.067 - 11 ‏٧ 4.009.468.980 4.009.468.980 - 12 ‏٧ 3.675.067.355 3.675.067.355 - Tổng 32.117.322.607 T 32.117.322.607 T - Kết luận: T: Đảm bảo cộng dồn chính xác. Doanh thu trên sổ sách khớp đúng tờ khai thuế. Các tháng phát sinh tăng doanh thu đột biến là từ tháng 08/2008, là tháng các mỏ khai thác than mới đi vào hoạt động => Tập trung kiểm tra chi tiết. Biểu 2.5. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Mô hình doanh thu kv Than Mã số: E 220.9 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 24/02/09 Mục tiêu: - Xây dựng mô hình doanh thu theo tháng: DT ước tính = SL than x Đơn giá Tbình ước tính (chưa có GTGT) Đối chiếu số liệu doanh thu thực tế để xác định chênh lệch trọng yếu. Nội dung: Tháng Sản lượng bán (tấn) (1) Đơn giá ước tính (2) DT ước tính (3)= (1) x (2) DT trên sổ sách (4) Chênh lệch (5)= (3) –(4) 1 1.314,815 765.000 1.005.833.809 980.356.900 25.476.909 2 1.365,867 765.000 1.044.890.207 1.003.909.860 40.80.47 3 1.507,16 765.000 1.152.977.076 1.209.760.532 (56.783.456) 4 2.151,48 765.000 1.645.880.582 1.600.790.352 45.090.230 5 1.094,71 765.000 837.451.925 860.908.723 (23.456.798) 6 2.136,399 765.000 1.634.345.265 1.629.784.309 4.560.956 7 2.839,989 765.000 2.172.591.774 2.098.567.387 74.024.387 8 4.780,536 765.000 3.657.110.044 3.494.657.332 * 162.452.712 9 4.044,61 765.000 3.094.124.470 3.006.894.341 87.230.129 10 3.553,884 765.000 2.718.720.938 2.808.701.211 (89.980.273) 11 4.565,863 765.000 3.492.885.138 3.309.789.456 * 183.095.682 12 2.871,393 765.000 2.196.615.606 2.096.047.406 100.568.200 Tổng 32.226,702 T 765.000 24.653.426.834 T 24.100.167.809 T 553.259.025 T Kết luận: T: Đảm bảo cộng dồn chính xác. Tháng 8 và tháng 11 có sự chênh lệch doanh thu lớn hơn mức trọng yếu là 160.586.613 đ. => nên tập trung kiểm tra việc phát sinh doanh thu, đặc biệt đảm bảo mục tiêu trọn vẹn. * Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Bước tiếp theo, KTV sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết để đảm bảo các khoản mục doanh thu phát sinh trong kỳ không chứa đựng sai phạm trọng yếu. KTV sẽ tiến hành chọn mẫu để kiểm tra. Theo kết quả từ các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, KTV đã xác định được những khu vực cần tập trung kiểm tra chi tiết, đó là nên tập trung kiểm tra chi tiết hơn đối với doanh thu khu vực than ( doanh thu than chiếm tỷ trọng rất lớn) và tập trung những phát sinh doanh thu từ tháng 08 trở đi, đặc biệt là ở hai mỏ than mới đi vào hoạt động từ tháng 08 năm 2008. Mẫu chọn mang tính chất đại diện, thường là số phát sinh lớn hoặc chọn theo kinh nghiệm của KTV. Còn đối với những nghiệp vụ số phát sinh ít, KTV có thể tiến hành kiểm tra toàn bộ. Thứ nhất: KTV tiến hành kiểm tra tăng doanh thu. Mục tiêu là đảm bảo các khoản doanh thu ghi sổ đều hợp lý, hợp lệ, chính xác và đã được phê chuẩn. KTV sẽ chọn mẫu một vài nghiệp vụ, tiến hành xem xét, đối chiếu với hợp đồng mua bán hàng hóa, đơn đặt hàng, biên bản giao hàng, kiểm tra sự phê duyệt các đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng, tờ khai thuế tương ứng. Đồng thời, KTV cũng kiểm tra quá trình vào sổ kế toán các nghiệp vụ được chọn. (Biểu 2.6). Thứ hai: KTV tiến hàng kiểm tra việc đánh số thứ tự các hóa đơn bán hàng; chọn một dãy hóa đơn để kiểm tra việc phản ánh vào sổ sách kế toán như thế nào. Mục tiêu của thủ tục này là đảm bảo mọi nghiệp vụ doanh thu đều đã được ghi sổ kế toán. Trong quá trình kiểm tra, KTV đã phát hiện hai hóa đơn bán hàng đã phát sinh doanh thu nhưng chưa được vào sổ. KTV đã phản ánh vào giấy tờ làm việc (Biểu 2.7). Biểu 2.6. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Kiểm tra chi tiết Mã số: E 220.10 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 23-24/02/09 Mục tiêu: - Đảm bảo Doanh thu ghi nhận trên sổ sách là hợp lý, chính xác số học. Nội dung: Số Ctừ Ngày Nội dung Số tiền a b c d e … 10981 10997 … 11800 11901 12001 12034 12212 12245 12521 12678 12682 … 10/01 20/02 … 12/08 30/08 15/09 25/09 21/10 30/10 31/11 27/12 31/12 … Bán than tại cảng Bán VLXD cho Cty S … Bán than tại cảng Bán than cho NĐ UBí Bán than tại cảng Bán than cho NĐ UBí Bán VLXD cho cty Z Bán than cho Cty D Bán than cho NĐ UBí Bán than cho Cty H Bán than cho Cty Z … 208.609.200 190.590.000 ….. 200.134.235 600.127.209 290.389.234 231.400.000 120.309.679 300.189.120 120.320.560 45.268.398 200.378.490 … ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ a : Đối chiếu với Hợp đồng và đơn đặt hàng b : Đối chiếu với biên bản giao hàng. c : Đối chiếu, kiểm tra thủ tục phê duyệt và nội dung hóa đơn bán hàng. d : Đối chiếu tờ khai thuế GTGT. e : Kiểm tra việc hạch toán và vào sổ sách. ‏٧ : Đảm bảo yêu cầu Kết luận: Các mẫu chọn kiểm tra không chứa đựng sai phạm trọng yếu. Biểu 2.7. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Kiểm tra chi tiết Mã số: E 220.11 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 25/02/09 Mục tiêu: - Đảm bảo Doanh thu phát sinh được ghi nhận đầy đủ. - Hóa đơn bán hàng đánh số thứ tự và ngày tháng đầy đủ. Nội dung: Chọn dãy liên tục các hóa đơn, kiểm tra việc vào sổ sách kế toán. Phát hiện một số hóa đơn chưa được vào sổ: Hóa đơn số 11985 ngày 20/08 : Lô hàng than xuất bán. Giá vốn: 98.000.468 đã phản ánh. Tổng giá trị ghi trên hóa đơn là 123.816.440 (trong đó có 10% VAT) Hóa đơn số 12311 ngày 06/11 : Lô than xuất bán. Giá vốn là 209.356.490 đã phản ánh. Tổng giá trị hóa đơn là 192.970.932 ( có VAT 10%) đã phản ánh 100.000.000. è Bút toán điều chỉnh : Nợ TK 131B: 123.816.440 E220.2 Nợ TK 131E: 92.970.932 Có TK 511.1: 197.079.429 Có TK 3331 : 19.707.943 Thứ ba: KTV tiến hành kiểm tra các khoản giảm trừ doanh thu. Mục tiêu là đảm bảo các khoản giảm trừ doanh thu được ghi nhận hợp lý, có sự phê chuẩn… Do các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả tại tại A không lớn, trong khi đó HT KSNB được đánh giá khá tốt nên KTV xác định tiến hành chọn mẫu những nghiệp vụ phát sinh lớn để kiểm tra và thực hiện đối chiếu với quy chế hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán của đơn vị; đối chiếu với biên bản nhận hàng có ghi số lượng, đơn giá và giá trị hàng nhận, đối chiếu văn bản của khách hàng về lượng và giá trị hàng trả lại hoặc giảm giá, kiểm tra chữ ký, phê duyệt của người có thẩm quyền. Cuối cùng KTV kiểm tra việc hạch toán và vào sổ sách các khoản giảm trừ doanh thu. Công việc thực hiện và kết quả đạt được thể hiện ở biểu 2.8: Biểu 2.8. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Kiểm tra chi tiết hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Mã số: E 220.12 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 26/02/09 Mục tiêu: - Đảm bảo Doanh thu ghi nhận trên sổ sách là hợp lý, chính xác số học. Nội dung: Số Ctừ Ngày Nội dung Số tiền a b c d e … PN26 PN46 11800 … 10/06 22/08 12/11 … Trả lại lô hàng than S17 Giảm giá hàng VLXD Trả lại lô hàng S40 … 8.299.600 27.790.379 60.234.100 … ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ ‏٧ a : Đối chiếu với Quy chế hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán b : Đối chiếu với biên bản nhận hàng có ghi số lượng, đơn giá và giá trị hàng nhận. c : Đối chiếu văn bản của khách hàng về lượng và giá trị hàng. d : Kiểm tra chữ ký, phê duyệt e : Kiểm tra việc hạch toán và vào sổ sách. ‏٧ : Đảm bảo yêu cầu Kết luận: Các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán đã được phản ánh trung thực, hợp lý. Thứ tư: KTV tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu. KTV sẽ thực hiện chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh doanh thu trong khoảng thời gian 15 ngày trước và sau khi lập BCTC, tiến hành đối chiếu với hóa đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng, hợp đồng,… để đảm bảo các khoản doanh thu được ghi nhận đúng kỳ kế toán (Biểu 2.9). Biểu 2.9. Trích giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên CÔNG TY KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA Tên khách hàng: Công ty A Khoản mục: Doanh thu Niên độ: 31/12/2008 Nội dung thực hiện: Kiểm tra tính đúng kỳ của Dthu Mã số: E 220.13 Người thực hiện: T.T.H Ngày: 26/02/09 Mục tiêu: - Đảm bảo Doanh thu ghi nhận trên sổ sách là hợp lý, chính xác số học. Nội dung: Số Ctừ Ngày Nội dung Số tiền Doanh thu ghi nhận đúng kỳ … 12668 12679 12683 10011 10015 … … 27/12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21250.doc
Tài liệu liên quan