MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3
1.1 Khái quát về kiểm toán BCTC 3
1.1.1 Khái niệm và đối tượng của kiểm toán BCTC 3
1.1.2 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận của kiểm toán BCTC 3
1.2 Khái quát chung về khoản phải thu 4
1.2.1 Đặc điểm các khoản phải thu 4
1.2.2 Phân loại các khoản phải thu 4
1.3 Một số vấn đề trong kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC 5
1.3.1 Tầm quan trọng của kiểm toán khoản phải thu trong kiểm toán BCTC 5
1.3.2 Mục tiêu kiểm toán trong kiểm toán khoản phải thu 6
1.3.3 Quy trình kiểm toán khoản phải thu 8
1.3.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 8
1.3.3.2 Thực hiện kiểm toán 20
1.3.3.3 Hoàn thành và công bố báo cáo kiểm toán 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN UHY THỰC HIỆN 26
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và Tư vẫn UHY 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty dịch vụ kiểm toán và tư vấn UHY 26
2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của UHY 27
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại UHY LTD 31
2.1.4 Quy trình kiểm toán BCTC tại UHY LTD 34
2.1.5 Quy trình kiểm soát chất lượng tại Công ty UHY LTD 37
2.1.6 Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại UHY LTD 40
2.2: Thực trạng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH dịch vụ kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện 41
2.2.1 Giới thiệu về Công ty khách hàng. 41
2.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 42
2.2.2.1 Thu thập thông tin cơ sở 42
2.2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 43
2.2.2.3 Đánh giá HTKSNB 45
2.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát 49
2.2.2.5 Xác định mức trọng yếu 54
2.2.2.6 Đánh giá rủi ro kiểm toán 55
2.2.2.7 Lập chương trình kiểm toán chi tiết 56
2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán. 59
2.2.3.1 Thực hiện kiểm toán khoản phải thu khách hàng 59
2.2.3.1.1 Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp 59
2.2.3.1.2 Kiểm tra chi tiết 63
2.2.3.2 Thực hiện kiểm toán khoản phải thu nội bộ 76
2.2.3.3 Thực hiện kiểm toán khoản mục phải thu khác 80
2.2.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm toán và kết luận cho khoản mục phải thu 83
2.2.4 Kết thúc kiểm toán 87
2.2.4.1 Tổng hợp kết quả và thảo luận với khách hàng về kết quả kiểm toán 87
2.2.4.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 87
2.2.4.3 Các công việc sau kiểm toán 89
2.2.5 So sánh thực tế kiểm toán khoản mục phải thu tại hai khách hàng X và Y 89
2.2.5.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 90
2.2.5.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 91
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾM NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI THU DO UHY LTD THỰC HIỆN 92
3.1 Một số nhận xét đánh giá chung về UHY LTD cũng như quy trình kiểm toán khoản phải thu 92
3.2 Những vấn đề còn tồn tại 95
3.2 Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán BCTC tại UHY LTD 97
3.2.1 Cơ sở của kiến nghị 97
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện báo cáo kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục phải thu nói riêng tại UHY LTD 99
KẾT LUẬN 104
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn UHY thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thư mời khách hàng có thể nắm bắt được tên, địa chỉ cũng như các loại hình dịch vụ cung cấp của UHY LTD.
Hai là: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Ba là: Chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán
Khách hàng X là Công ty lớn, phức tạp nên nhóm kiểm toán là những người có nhiều năng lực và kinh nghiệm làm việc. Hơn nữa đây là khách hàng truyền thống của UHY LTD nên nhóm kiểm toán lựa chọn các thành viên đã tham gia kiểm toán năm trước cho khách hàng X đây là những người đã hiểu hơn về tình hình hoạt động của khách hàng hơn tiết kiệm thời gian giảm rủi ro kiểm toán.
Khách hàng Y là Công ty nhỏ đơn giản nhưng lại là khách hàng năm đầu nên nhóm kiểm toán ít hơn nhưng vẫn đảm bảo có đủ năng lực và kinh nhiệm tiến hành kiểm toán.
Bốn là: Ký kết hợp đồng kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho quyền và nghĩa vụ của UHY LTD cũng như đối với khách hàng. Nó được lập và ký kết tuân theo quy định của pháp luật.
2.2.2 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
2.2.2.1 Thu thập thông tin cơ sở
Khách hàng X:
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty bao gồm:
Sản xuất mua bán các cấu kiện thép, sắt thép cho xây dựng (dầm cầu thép, xà, thanh giằng, các cột tháp, cột ăng ten truyền hình, cột điện bằng thép mạ kẽm có cấp điện áp trên 500KV, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn của các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện) và kim loại màu;
Sản xuất thiết bị phân phối điện (phụ kiện đường dây và trạm cao, trung hạ thế)
Xây dựng công trình công nghiệp (Xây lắp đường dây và trạm có cấp điện áp đến 220 KV, xây lắp các công trình viễn thông):
Xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh;
Sửa chữa thiết bị, xây lắp các công trình nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện;
Vận tải hàng hoá;
Môi giới thương mại;
Đào tạo bổ xung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức; Giáo dục đáp ứng nhu cầu người học ( Chỉ hoạt động sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép );
Tư vấn đầu tư ( Không bao gồm tư vấn pháp luật );
Cho thuê kho bãi đỗ xe; cho thuê nhà nhằm mục đích kinh doanh
Chính sách kế toán áp dụng
Áp dụng luật kế toán và Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 tới ngày 31/12
Đơn vị tiền tệ: Sử dụng Việt Nam đồng để hoạch toán theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác.
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu: Các khoản phải thu được ghi nhận trên cơ sở phát hành hoá đơn, ghi tăng doanh thu, thu nhập và khoản phải thu. Doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có bằng chứng về tỷ lệ cung cấp dịch vụ được hoàn thành, được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Khách hàng Y
Hiện tại Công ty đang tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nội dung đăng ký kinh doanh, bao gồm:
Kinh doanh dược phẩm, mĩ phẩm, thực phẩm, dược liệu;
Kinh doanh trang thiết bị y tế;
Đại lý mua bán, ký gửi dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, trang thiết bị y tế;
Tư vấn, đào tạo và dịch vụ chuyển giao công nghệ dược, mỹ thẩm; nuôi trồng cây dược liệu.
Đến ngày 31/12/2007, tổng số vốn điều lệ của Công ty là 41.672.000.000 đồng chia thành 4.167.200 cổ phần phổ thông (không có cổ phần ưu đãi), mệnh giá mỗi cổ phần trong đó:
Cổ đông sáng lập: Ông Lã Xuân Hạnh, Chủ tịch hội đồng quản trị kiểm tổng giám đốc Công ty , nắm giữ 139.200 cổ phần, chiếm 3,34% vốn điều lệ;
Các cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc nắm giữ 737.200 cổ phần, chiếm 17,69% vốn điều lệ;
Cổ đông chiến lược: Công ty cổ phần Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương, do ông Nguyễn Đỗ Lăng đại diện phần vốn, nắm giữ 500.000 cổ phần, chiếm 12% vốn điều lệ;
Cổ đông khác là cán bộ công nhân viên Công ty nắm giữ 453.070 cổ phần chiếm 10,87% vốn điều lệ;
273 các cổ đông khác năm giữ 2.337.730 cổ phần, chiếm 56,1% vốn điều lệ của Công ty .
Chính sách kế toán áp dụng
Công ty đã tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan trong việc lập và trình bày BCTC.
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Niên độ kế toán: Từ ngày 1/1 tới ngày 31/12
Công ty cũng sử dụng Việt Nam đồng là đơn vị tiền tệ, và sử dụng hình thức kề toán là Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc ghi nhận khoản phải thu: Các khoản phải thu được ghi nhận đồng thời với doanh thu, thu nhập và các khoản phải thu. Doanh thu được ghi nhận khi kết quả giao dịch hàng hoá được xác định một cách đáng tin cậy và Công ty có khả năng thu hồi được các lợi ích kinh tế từ giao dịch này. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi giao hàng hoá và chuyển quyền sở hữu cho người mua. Khi nhận được tiền hàng công ty hoạch toán tăng tiền và giảm các khoản phải thu.
2.2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Khách hàng X
Đối với Công ty cổ phần X (khách hàng X) là khách hàng thường xuyên của UHY LTD nên thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng này KTV lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và phỏng vấn khách hàng xem năm nay có sự thay đổi nào không. Nếu có thì thu thập quyết định bổ nhiệm. Nếu không có sự thay đổi nào ta sử dụng hồ sơ kiểm toán năm trước.
Khách hàng Y
Là khách hàng năm đầu nên KTV phải thu thập đầy đủ hồ sơ về thông tin nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và các tài liệu cần thiết như: Quyết định thành lập Công ty, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ Công ty, Danh sách Hội đồng quản trị, biên bản Hội đồng quản trị và các tài liệu cần thiết khác.
2.2.2.3 Đánh giá HTKSNB
Khách hàng X
Khách hàng X là khách hàng cũ nên hồ sơ liên quan đánh giá HTKSNB tham khảo hổ sơ năm trước. Phỏng vấn khách hàng xem có sự thay đổi trong hệ thống kiểm soát của Công ty không. KTV tìm hiểu các thủ tục kiểm soát trong chu trình bán hàng thu tiền để đánh giá HTKSNB đối với khoản phải thu khách hàng. Qua tìm hiểu KTV thấy không có sư thay đổi nào trong HTKSNB khoản mục phải thu khách hàng của Công ty Cổ phần X do đó KTV sử dụng kết quả kiểm toán năm trước. HTKSNB của khách hàng X được đánh giá ở mức độ khá.
Khách hàng Y
Khách hàng Y là khách hàng năm đầu tiên vì vậy việc đánh giá HTKSNB là việc cần thiết không thể bỏ qua. KTV đánh giá HTKSNB qua bảng câu hỏi:
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KIỂM SOÁT
Khi có những vấn đề liên quan đến tính chính trực của Ban quản trị thì cần kịp thời báo cho Ban Giám đốc được biết.
QUAN ĐIỂM VỀ TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA BAN QUẢN TRỊ
Ảnh hưởng tới:
Rủi ro kiểm toán
Môi trường kiểm soát
Có vấn đề nào đáng lưu ý hay không?
Tham chiếu
QUAN ĐIỂM VÀ TÍNH CHÍNH TRỰC
1. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với quan điểm và tính chính trực của Ban quản trị cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không?
k
k
K
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
CAM KẾT VỀ SỰ CHÍNH XÁC VÀ HỢP LÝ CỦA BCTC
2.Có lý do nào để băn khoăn với những cam kết về sự hợp lý và chính xác của BCTC?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
CAM KẾT VỀ VIỆC THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ KẾ TOÁN ĐÁNG TIN CẬY
3.Có lý do nào để băn khoăn tới những cam kết của Ban quản trị để thiết lập và duy trì hệ thống thông tin và kế toán đáng tin cậy hay một HTKSNB đáng tin cậy?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ
Ảnh hưởng tới:
Rủi ro kiểm toán
Môi trường kiểm soát
Có vấn đề nào đáng lưu ý hay không
Tham chiếu
Cơ cấu tổ chức
4. Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH
5.Quá trình kiểm soát quản lý có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh không, có lý do nào để băn khoăn về khả năng của Ban quản trị trong việc giám sát và điều hành hoạt động có hiệu quả cũng như việc phân công trách nhiệm?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
PHƯƠNG PHÁP PHÂN CÔNG QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
6.Phương pháp phân công quyền hạn và trách nhiêm có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO
7.Có lý do nào để băn khoăn về phương pháp quản lý lãnh đạo hay không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ THỐNG VI TÍNH
8. Hình thức và pham vi sử dụng máy tính có bất hợp lý với quy mô và hình thức kinh doanh hay không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
Ảnh hưởng tới:
Rủi ro kiểm toán
Môi trường kiểm soát
Có vấn đề nào đáng lưu ý hay không
Tham chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC VÀ NHÓM KIỂM TOÁN NỘI BỘ
9. Ban giám đốc và nhóm kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp có bất hợp lý với quy mô và hình thúc kinh doanh hay không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
HÌNH THỨC VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
HÌNH THỨC KINH DOANH
10. Có lý do nào để băn khoăn với hình thức kinh doanh của doanh nghiệp hay không?
k
k
k
Nếu Có, lý do (tóm tắt)
Ghi chú: k là không
Bảng câu hỏi đánh giá HTKSNB đối với khoản mục phải thu:
Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống hệ thống kiểm soát nội bô
Có
Không
Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu khách hàng không?
V
Các khoản công nợ có được đối chiếu vào cuối kỳ không?
X
Ngoài bộ phận kế toán có bộ phận nào theo dõi công nợ không
V
Số dư các khoản phải thu có gốc ngoại tệ có được theo dõi chi tiết nguyên tệ không?
V
Số dư các khoản phải thu có gốc ngoại tệ có được đánh giá lại tỷ giá cuối kỳ không?
V
Các khoản phải thu có được theo dõi chi tiết tuổi nợ để kịp thời phát hiện và quản lý không?
Công ty có biện pháp để thu hồi nợ chậm trả và nợ khó đòi không?
V
Công ty có trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu quá hạn không?
x
( Nguồn: Hồ sơ kiểm toán)
Sau khi thu thập thông tin về HTKSNB khách hàng Y, KTV đánh giá chung môi trường kiểm soát của công ty Y được thiết lập khá hiệu quả đảm bảo ngăn ngừa được sai phạm.
2.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát
Kỹ thuật phân tích giúp KTV có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của Công ty khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động thông qua các chỉ tiêu trên BCĐKT và BCKQKD.
Bảng 2.1 Phân tích tình hình tài chính của X
Chỉ tiêu
31/12/ 2008
01/01/2008
Chênh Lệch
Tỷ lệ(%)
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
209,566,435,225
164,375,316,649
45,191,118,576
27.5
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
28,981,992,936
7,579,250,890
21,402,742,046
282.4
III. Các khoản phải thu
93,007,283,597
37,338,011,989
55,669,271,608
149
1. Phải thu của khách hàng
20,635,219,345
34,379,819,903
-13,744,600,558
-40
2. Trả trước cho người bán
35,965,303,270
3,078,037,910
32,887,265,360
1068.5
3. Các khoản phải thu khác
37,093,009,997
201,009,325
36,892,000,672
18353
4. Dự phòng phải thu khó đòi
-687,149,015
-320,855,149
-366,293,866
114
VI. Hàng Tồn kho
85,822,957,763
113,675,134,760
-27,852,176,997
-24.5
V. Tài sản ngắn hạn khác
1,754,200,929
5,782,919,010
-4,028,718,081
-69.6
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
28,179,965,847
39,589,833,356
-11,409,867,509
-28.8
II. Tài sản cố định
3,129,965,847
23,955,112,112
-20,825,146,265
-87
IV. Các khoản đầu tư dài hạn khác
25,050,000,000
4,500,000,000
20,550,000,000
456.67
V. Tài sản dài hạn khác
11,134,721,244
-11,134,721,244
-100
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
237,746,401,072
203,965,150,005
33,781,251,067
16.56
A. NỢ PHẢI TRẢ
204,465,524,560
175,117,284,538
29,348,240,022
16.76
I. Nợ ngắn hạn
190,818,443,040
166,105,234,476
24,713,208,564
14.87
I. Nợ dài hạn
13,647,081,520
9,012,050,062
4,635,031,458
51.43
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
33,280,876,512
28,847,865,467
4,433,011,045
15.36
I. Vốn chủ sở hữu
30,696,884,420
27,224,596,517
3,472,287,903
12.75
II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
2,583,992,092
1,623,268,950
960,723,142
59
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
237,746,401,072
203,965,150,005
33,781,251,067
16.56
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu trên BCĐKT của khách hàng X ta đưa ra một số nhận xét như sau: Trong năm 2008 Tổng tài sản ngắn hạn của khách hàng tăng khá lớn 45,191,118,576 đồng tương ứng tốc độ tăng là 27.5%. Do ảnh hưởng lớn nhất của việc tăng các khoản phải thu là 149% nhưng trong đó hàng tồn kho lại giảm 27,852,176,997 đồng tương ứng tốc độ giảm là 24,5% chứng tỏ Công ty đã hoàn thành nhiểu công trình bàn giao, bán được nhiều sản phẩm nhưng chưa thu tiền. KTV cần xem xét tới chính sách bán hàng của Công ty. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 456% góp phần làm cho tổng tài sản tăng 33,781,251,067 đồng tương ứng tốc độ tăng 16,56%
Vốn chủ sở hữu tăng 4,433,011,045 đồng (15,36%) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của Công ty khách hàng ngày càng tăng giảm rủi ro tiềm tàng. Tuy nhiên lơi nhuận chưa phân phối giản 980,000,000 đồng có thể Công ty đã trích lợi nhuận vào các quỹ. Trong năm 2008 ta thấy khoản phải thu khách hàng giảm 40% nhưng khoản ứng trước người bán lại tăng đáng kể 1068% và phải thu khác cũng tăng 18353%--> KTV cần tìm hiểu nguyên nhân.
Bảng 2.2 phân tích BCKQKD của X
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (X)
Từ 01/01/2008 đến 31/12/2008
CHỈ TIÊU
01/01/2008
31/12/2008
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
349,883,651,568
206,619,659,459
143,263,992,109
69
2. Giá vốn hàng bán
317,690,169,497
180,464,987,898
137,225,181,599
76
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
32,193,482,071
26,150,986,061
6,042,496,010
23
4. Doanh thu hoạt động tài chính
4,445,715,250
840,166,066
3,605,549,184
429
5. Chi phí tài chính
264,241,536
350,333
263,891,203
75,326
6. Chi phí bán hàng
8,445,967,509
3,531,052,523
4,914,914,986
139
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
19,405,904,270
16,860,725,213
2,545,179,057
15
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
8,523,048,006
6,599,024,058
1,924,023,948
29
9. Thu nhập khác
12,554,088,268
5,383,957,442
7,170,130,826
133
10. Chi phí khác
12,332,498,940
4,953,967,640
7,378,531,300
149
11. Lợi nhuận khác
221,589,328
429,989,802
(208,400,474)
(48)
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
8,744,637,334
7,029,013,860
1,715,623,474
24
13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (28%)
680,084,373
680,084,373
14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
8,064,592,961
7,029,013,860
1,035,579,101
15
( Nguồn: Hồ sơ kiểm toán)
Nhìn vào bảng phân tích BCKQKD của khách hàng X KTV thấy các chỉ tiêu cuối năm 2008 đều thấp hơn so với đầu năm. Có lẽ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên lợi nhuận vẫn giữ ở mức 7,029,013,860 đồng chứng tỏ khả năng hoạt động của X vẫn tốt.
Khách hàng Y
Bảng 2.3 Phân tích tình hình tài chính của Y
Khoản mục
31/12/2008
01/01/2008
Chênh lệch
Tỷ lệ
Tài sản ngắn hạn
17,687,164,225
10,968,984,761
6,718,179,464
61.25
Tiền
210,599,167
200,551,361
10,047,806
5
Phải thu ngắn hạn
16,328,310,601
8,156,259,894
8,172,050,707
100.2
Hàng tồn kho
1,350,350,336
860,076,883
490,273,453
57
Tài sản cố định
900,524,161
1,003,925,055
(103,400,894)
-10.3
Tài sản dài hạn khác
57,833,076
39,104,707
18,728,369
47.89
Nợ ngắn hạn
5,446,506,401
4,207,295,362
1,239,211,039
29.45
Nợ dài hạn
391,397,000
397,140,445
(5,743,445)
-1.44
Vốn chủ sở hữu
15,347,912,336
13,675,302,226
1,672,610,110
12.23
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
8,849,706,828
7,989,360,437
860,346,391
10.77
Lợi nhuân sau thuế
1,987,256
1,892,360
94,896
5
( Nguồn: Hồ sơ kiểm toán)
Từ bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính của khách hàng Y KTV đánh giá tình hình tài chính của khách hàng Y năm 2008 so với năm 2007 như sau: Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 61.25% trong đó chủ yếu là sự tăng lên của phải thu ngắn hạn. Giá trị khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng 8.172.050.707 đồng tương ứng 100.2%. KTV cần xem xét nguyên nhân của sự tôn đọng công nợ này. Tiếp tới là ảnh hưởng của giá trị hàng tồn kho năm 2008 tăng 57%--> KTV cũng chú ý xem xét nguyên nhân của sự tồn đọng hàng tồn kho năm 2008.
Vốn chủ sở hữu tăng 12,23% so với năm ngoái chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của danh nghiệp tăng.
Lợi nhuận sau thuế tăng rất ít 5% có thể là do hàng hoá năm 2008 vẫn chưa bán được.
2.2.2.5 Xác định mức trọng yếu
Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu giúp KTV lựa chọn đúng đủ những yếu tố cơ bản phản ánh bản chất của đối tượng kiểm toán ảnh hưởng BCTC, đồng thời KTV có thể lược bỏ những vấn đề không cơ bản, không bản chất và từ đó không ảnh hưởng tới việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn đối tượng kiểm toán. Vì vậy Công ty UHY LTD đã xây dựng phương pháp xác định mức trọng yếu cho các cuộc kiểm toán nhưng vẫn chưa xây dựng cách phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng cần thiết thực hiện thủ tục này.
Khách hàng X
Theo văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong kiểm toán BCTC của UHY LTD thì PM - là mức độ trọng yếu kế hoạch của cuộc kiểm toán được xác định theo.
- 2% Tổng tài sản ngắn hạn hoặc nguồn vốn chử sở hữu
- 10% Thu nhập sau thuế (đối với Công ty vẫn đang hoạt động bình thường )
- 0.5 – 3% Doanh thu ( tuỳ theo mức độ doanh thu )
Bảng tính PM và MP ( MP là giá trị trọng yếu chi tiết )
Nội dung
$
Khoản mục lựa chọn để tính PM (base)
Lợi nhuận sau thuế
Giá trị
8,064,592,961
Tỷ lệ lựa chọn
10%
PM sau thuế
806,459,296
Thuế suất
28%
PM trước thuế
1,120,082,356
Tỷ lệ sai sót ước tính
20%
MP trước thuế
224,016,471
MP sau thuế
161,291,859
Theo nguyên tắc thận trọng KTV dựa trên chỉ tiêu có lợi nhuận sau thuế để xác định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán BCTC của khách hàng X.
Tỷ lệ lựa chọn là 10% do KTV lựa chọn dựa trên mức rủi ro kiểm soát và xét đoán nghề nghiệp của KTV.
PM sau thuế: là mức trọng yếu tổng thể của BCTC khi KTV đã xác định được mức sai sót dự kiến, PM = Lợi nhuận sau thuế * Tỷ lệ lựa chọn.
PM trước thuế = PM sau thuế / 72%
KTV chọn tỷ lệ sai sót ước tính là 20%
MP trước thuế = PM trước thuế * 20%
= 1,120,082,356 * 20% = 224,016,471 đồng
MP sau thuế = MP trước thuế * (100 – 28%)
= 224,016,471 * 72% = 161,291,859 đồng
Công ty UHY LTD không tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên BCTC mà KTV dựa vào mức trọng yếu đã xác định ở trên và trong quá trình kiểm toán nếu thấy tổng thể các sai phạm trên các khoản mục lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu tuỳ theo tính chất của sai phạm KTV thực hiện điều chỉnh.
Khách hàng Y
Khách hàng Y là Công ty khá nhỏ nên KTV không xác định mức trọng yếu để tiết kiểm thời gian và chi phí kiểm toán. KTV chỉ ước lượng giá trị trọng yếu trong đầu để tiến hành kiểm toán.
2.2.2.6 Đánh giá rủi ro kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm toán là bước công việc quan trọng trong quá trình chuẩn bị kiểm toán. KTV sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán để điều chỉnh rủi ro phát hiện dựa trên rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nhằm đạt được rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất.
Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Khách hàng X là khách hàng quen thuộc của UHY LTD KTV chỉ thu thập những thay đổi trong năm qua của khách hàng và qua tìm hiểu thì khách hàng không có sự thay đổi nào. Dựa vào hồ sơ kiểm toán các năm trước KTV nhân thấy thị trường của khách hàng X ổn định, khả năng duy trì sản xuất và cung cấp dịch vụ tốt. Nhưng Công ty X sản xuất sắt thép cho xây dựng, xây lắp sửa chữa các công trình xây dựng năm 2008 do khủng hoảng kinh tế nên KTV nhận định về rủi ro tiềm tàng tồn tại ở khách hàng X ở mức trung bình.
Khách hàng Y: KTV thu thập các thông tin và tài liệu về lĩnh vực ngành nghề cũng như cơ cấu tổ chức của Công ty , điều lệ và các tài liệu khác. Đây là doanh nghiệp thương mại kinh doanh thuốc KTV nhận định rủi ro tiềm tàng ở mức độ trung bình.
Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Khách hàng X: KTV dựa vào kết quả kiểm toán các năm trước cùng với sự phân tích bộ máy quản lý và hoạt động của HTKSNB đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản phải thu ở mức thấp.
Khách hàng Y là khách hàng mới do đó thông qua việc thu thập thông tin và bảng câu hỏi đánh giá về hệ thông kiểm soát nội bộ. KTV đánh giá HTKSNB của Công ty Y hoạt động có hiệu quả, số lượng các khoản phải thu cũng khá lớn, có nhiều khoản nợ quá hạn nên rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC mức trung bình.
Đánh rủi giá ro phát hiện
Khách hàng X:
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá ở mức độ trung bình còn rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ thấp. Dựa vào mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán thì rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức độ trung bình thấp.
Khách hàng Y:
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức độ trung bình nên dựa vào mô hình đánh giá rủi ro thì rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình.
2.2.2.7 Lập chương trình kiểm toán chi tiết
Công ty UHY LTD đã xây dựng cho mình hệ thống chương trình kiểm toán chi tiết riêng cho từng khoản mục. Tuy nhiên chương trình kiểm toán khoản mục phải thu không được cụ thể cho từng khách hàng X hoặc khách hàng Y. Trong quá trình kiểm toán KTV phải tự linh hoạt, thay đổi chương trình chung cho phù hợp với khách hàng kiểm toán. Dưới đây là trích dẫn về chương trình kiểm toán khoản phải thu do UHY xây dựng và thực hiện.
Phòng TVĐT
Khoản mục
Khoản Phải thu
Giá trị trọng yếu đã điều chỉnh ảnh hưởng của thuế (Form 1700)
Tại ngày 01/01/2008 đến ngày31/12/2008
Các sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường
Các sự kiện quan trọng và các nghiệp vụ bất thường sau đây ảnh hưởng đến số dư tài khoản này chưa được xác định trong kế hoạch kiểm toán. Xem xét ảnh hưởng của nó (nếu có) lên các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế cho tài khoản này.
Nhận diện rủi ro đặc trưng
Các rủi ro chi tiết đã được xác định liên quan đến tài khoản này cần được chỉ ra thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết được tóm tắt dưới đây:
Chi tiết rủi ro
Phương pháp
kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Nhận xét/
Tham chiếu
Thủ tục kiểm tra cơ bản
Các thủ tục kiểm toán tổng hợp
01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff]
02. Xác nhận công nợ phải thu [Validity, Completeness, Recording, Cutoff]
04. Kiểm tra cutoff của doanh thu [Cutoff]
09. Kiểm tra chính sách tín dụng và việc tuân thủ chính sách tín dụng (Valuation)
Các thủ tục kiểm toán chi tiết
Thực hiện
Tham chiếu
01. Kiểm tra thủ tục và các chính sách ghi nhận doanh thu phải thu khách hàng [Validity, Cutoff]
haTN
A. Xét xem các chính sách và phương pháp kế toán cho việc ghi nhận doanh thu có phù hợp và được áp dụng nhất quán không
B. Xác định xem các loại doanh thu dưới đây, nếu có, có được hạch toán và phân loại hợp lý theo đúng nội dung kinh tế của các nghiệp vụ hay không: doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu với bên liên quan, doanh thu bán hàng trả góp, doanh thu ghi nhận trước, doanh thu trả chậm, doanh thu hàng gửi bán.
haTN
4310X
C. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán dưới đây, xét xem liệu các bằng chứng thu thập được có bổ trợ cho sự hiểu biết của KTV về các chính sách và phương pháp ghi nhận doanh thu cũng như sự phù hợp của chúng hay không ?
02. Xác nhận công nợ phải thu [Validity, Completeness, Recording, Cutoff]
haTN
4343X
A. Thu thập hoặc lập bảng tổng hợp số dư công nợ phải thu ( phân loại theo tuổi nợ và chi tiết theo đối tượng), phản ánh số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ. Kiểm tra số tổng cộng, đối chiếu với sổ cái và báo cáo của đơn vị.
B. Soát xet phân tích tất cả các khoản công nợ phải thu tại thời điêm 31/12/08, phân tích tuổi nợ của từng đối tượng, các đối tượng phải thu khó đòi, để lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
C. Phỏng vấn khách hàng về số dư các khoản phải thu lớn đang có tranh chấp (bị từ chối thanh toán hoặc chỉ chấp nhận thanh toán 1 phần) và kiểm tra nếu thấy cần thiết.
D. Đánh giá kết quả kiểm tra
04. Kiểm tra cutoff của doanh thu
haTN
A. Chọn một số nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh - ngày trước ngày khoá sổ. Đối chiếu hoá đơn được chọn với phiếu xuất kho hoặc các chứng từ về việc cung cấp dịch vụ. Đảm bảo rằng các khoản phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Đánh giá kết quả kiểm tra.
B. Chọn một số hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho hàng bán, hợp đồng, các chứng từ về việc cung cấp dịch vụ được lập..... ngày sau ngày khoá sổ. Đối chiếu các chứng từ được chọn với các nghiệp vụ đã được ghi sổ kế toán sau ngày khoá sổ nhằm đảm bảo rằng các khoản phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Đánh giá kết quả kiểm tra.
A. Chọn một số chứng từ liên quan đến hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng phát sinh ........ngày trước ngày khoá sổ. Kiểm tra lên sổ kế toán để khẳng định rằng các nghiệp vụ này đã được ghi nhận đúng kỳ
B. Chọn một số nghiệp vụ ghi giảm khoản phải thu (giảm giá hàng bán, hàng bán trả lại, chiết khấu bán hàng) phát sinh ...... ngày sau ngày khoá sổ. Kiểm tra xuống chứng từ liên quan để khẳng định rằng các nghiệp vụ điều chỉnh được ghi nhận đúng kỳ.
C. Đánh giá kết quả kiểm tra.
C. Xem xét việc gửi thư xác nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31202.doc