Khóa luận Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C)

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. Bằng chứng kiểm toán 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Phân loại 4

1.1.2.1. Theo nguồn gốc 4

1.1.2.2. Theo loại hình 4

1.1.3. Vai trò, tính chất 5

1.1.3.1. Vai trò 5

1.1.3.2. Tính chất 6

1.1.4. Quyết định của kiểm toán viên về việc thu thập bằng chứng kiểm toán 8

1.2. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 9

1.2.1. Kiểm tra vật chất (kiểm kê) 9

1.2.2. Lấy xác nhận 10

1.2.3. Xác minh tài liệu 12

1.2.4. Quan sát 13

1.2.5. Phỏng vấn 14

1.2.6. Tính toán 15

1.2.7. Thủ tục phân tích 16

1.3. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt cần thu thập 19

1.4. Bằng chứng kiểm toán trong mối quan hệ với hồ sơ kiểm toán 20

PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 24

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 24

2.1.1. Lịch sử hình thành Công ty 24

2.1.2. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 27

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 32

2.1.5. Đặc điểm tổ chức kiểm toán 34

2.1.5.1. Đặc điểm về quy trình kiểm toán 34

2.1.5.2. Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 37

2.1.5.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng tại Công ty 37

2.2. Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 39

2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39

2.2.1.1. Điều tra 39

2.2.1.2. Quan sát 46

2.2.1.3. Phân tích 47

2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 56

2.2.2.1. Thu thập bằng chứng kiểm toán với khoản mục tiền 56

2.2.2.2. Thu thập bằng chứng kiểm toán với khoản mục doanh thu 66

2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 72

2.3. Đánh giá áp dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty kiểm toán A&C 75

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) THỰC HIỆN 77

3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty kiểm toán và tư vấn A&C. 77

3.1.1. Về chương trình kiểm toán 77

3.1.2. Về cách thu thập bằng chứng kiểm toán 81

3.1.3. Về cách ghi chép và lưu File 81

3.1.4. Về sử dụng ý kiến chuyên gia 81

3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại A&C 83

3.2.1. Hạn chế mang tính khách quan 83

3.2.2. Hạn chế mang tính chủ quan 83

3.3. Định hướng chung về hoàn thiện thu thập bằng chứng kiểm toán tại A&C 85

3.4. Phương hướng hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại A&C 85

3.4.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch 85

3.4.1.1. Kiến nghị về xác định mức độ trọng yếu, rủi ro và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập. 85

3.4.1.2. Kiến nghị về áp dụng thủ tục phân tích 86

3.4.1.3. Về kỹ thuật kiểm tra vật chất 87

3.4.2. Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. 87

3.4.2.1. Kiến nghị về thực hiện chương trình kiểm toán của kiểm toán viên 87

3.4.2.2. Kiến nghị về việc lấy xác nhận của kiểm toán viên 88

3.4.2.3. Kiến nghị về chọn mẫu kiểm toán 88

3.4.2.4. Kiến nghị về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 89

3.4.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 89

KẾT LUẬN 90

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số của chỉ tiêu của số dư đầu kỳ với số cuối kỳ. Sau đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra các kết luận về tình hình kinh doanh của đơn vị, xem xét mức tăng trưởng so với kế hoạch,. để từ đó xác định nguyên nhân chênh lệch của các chỉ tiêu, xem có phù hợp hay không. Xác định mức trọng yếu: Việc xác định mức trọng yếu được quy định như sau: Từ 5% đến 10% lợi nhuận trước thuế Từ 0.5% đến 1% doanh thu Từ 2% đến 4% tài sản ngắn hạn Từ 2% đến 4% tổng tài sản. Mức trọng yêú có thể thay đổi trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp và phụ thuộc vào việc kiểm toán mang tính xét đoán nghề nghiệp của KTV. Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên BCTC. Lập chương trình kiểm toán Xác định phương pháp kiểm toán: KTV phải cân nhắc xem có tin tưởng và dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để kiểm toán hay không, lựa chọn cách thức kiểm tra và đưa ra mức độ kiểm tra chi tiết thích hợp sẽ phải tiến hành đối với mỗi sai sót tiềm tàng đang được xem xét. Công ty kiểm toán có thể sử dụng phương pháp kiểm toán như: Thực hiện kiểm tra các bước kiểm soát nhằm giảm bớt rủi ro thông qua các thủ tục kiểm tra, quan sát, phỏng vấn. Thực hiện kiểm tra chi tiết toàn bộ. Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiết: Nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng cho từng số dư tài khoản cụ thể và sai sót tiềm tàng liên quan đến tài khoản đó. Kế hoạch kiểm toán tổng hợp: Trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành công việc cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là tổng hợp kế hoạch kiểm toán. Chứng kiến kiểm kê (nếu có): Kiểm toán viên sẽ thu thập các tài liệu, lập báo cáo kiểm kê, sau đó lưu vào hồ sơ kiểm toán. Thực hiện kiểm toán tại khách hàng gồm: Họp triển khai: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để thông qua về mục tiêu, nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán. Thực hiện kiểm toán: Theo sự phân công của nhóm trưởng, các thành viên thực hiện kiểm toán các phần hành được giao. Các thủ tục kiểm toán tại khách hàng: Tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu, kiểm tra đối chiếu số liệu, kiểm tra chứng từ gốc, phỏng vấnSau khi hoàn thành mỗi phần hành, thành viên chuyển lại cho các nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và tiếp tục hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng. Kiểm toán viên điều hành (nếu có) sẽ xuống làm việc cùng nhóm kiểm toán vào ngày trước khi kết thúc kiểm toán tại khách hàng. Trưởng nhóm tổng hợp lại các nội dung tồn tại, các bút toán điều chỉnh và KTV điều hành soát xét trước khi họp với khách hàng. Cuối cùng, Họp kết thúc: Nhóm kiểm toán họp với Ban Giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng của khách hàng để báo cáo kết quả kiểm toán, các vấn đề tồn tại, đề xuất xử lý, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Thống nhất các bút toán điều chỉnh với khách hàng. Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán: Bước này được thực hiện tại văn phòng Công ty kiểm toán. Nhóm trưởng đọc lại hồ sơ kiểm toán, ghi nhận các vấn đề tồn tại, và hướng xử lý. Nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán. 2.1.5.2. Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán tại Công ty được lập, lưu trữ và bảo quản rất khoa học, nghiêm ngặt. Hồ sơ kiểm toán là căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán (dựa vào các thông tin sẵn có trong hồ sơ kiểm toán năm trước). Hồ sơ kiểm toán cũng chứng minh cho một cuộc kiểm toán được tiến hành theo đúng chuẩn mực. Tại Công ty kiểm toán A&C có hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng liên quan tới hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm tài chính của một khách hàng. Hồ sơ kiểm toán chung gồm : Các thông tin chung về khách hàng, các tài liệu về thuế, về nhân sự, kế toán Hồ sơ kiểm toán năm là hồ sơ kiểm toán chứa đựng các thông tin chung về khách hàng chỉ liên quan tới việc kiểm toán một năm tài chính : Các văn bản về tài chính, kế toán, thuế, báo cáo kiểm toán, hợp đồng kiểm toán, Trước bất kỳ cuộc kiểm toán nào thì kiểm toán viên cũng phải chuẩn bị File mới để lưu các tài liệu thu thập trong quá trình kiểm toán tại khách hàng. Tại Công ty kiểm toán A&C, kiểm toán viên lưu tài liệu như sau : Lưu lại các giấy tờ làm việc trong quá trình tìm hiểu về hoạt động của Công ty khách hàng, hợp đồng kiểm toán, Tiếp đến lưu đến các giấy tờ làm việc trong quá trình kiểm toán các khoản mục, lưu theo trình tự các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán được sắp xếp khoa học, đúng quy trình, thứ tự quy định, có đầy đủ chữ ký và xác nhận của người có thẩm quyền. 2.1.5.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng tại Công ty A&C có bộ phận tư vấn và kiểm soát chất lượng riêng. Bộ phận này thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng và kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán trước khi trình Giám đốc xem xét, ký phát hành. Cụ thể, A&C xây dựng một quy trình soát xét hồ sơ, báo cáo kiểm toán dự thảo trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Trong đó, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kiểm toán viên điều hành, trưởng nhóm kiểm toán là những người tham gia soát xét. Sơ đồ 2 : Mô hình kiểm soát chất lượng Partner (Giám đốc, Phó Giám đốc) Kiểm toán viên điều hành Trưởng nhóm kiểm toán Thành viên nhóm kiểm toán Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng : Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng cuộc kiểm toán, kiểm toán viên điều hành sẽ kiểm soát chất lượng công việc của nhóm trưởng, đồng thời nhóm trưởng cũng soát xét lại công việc mà kiểm toán viên điều hành. Vị trí điều hành thường do các trưởng phòng, phó phòng đảm nhiệm.Còn công việc của kiểm toán viên điều hành sẽ do Patner kiểm soát. Vị trí Patner thường do Giám đốc hay Phó Giám đốc đảm nhiệm. Nội dung soát xét thường là tính tuân thủ về trình tự nội dung trình bày hệ thống báo cáo, tính chính xác của số liệu trình bày trên báo cáo, tính logic trong nội dung báo cáo, cách diễn đạt, trình bày, thư quản lý. Tại Chi nhánh Hà Nội, bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ hỗ trợ kiểm toán viên điều hành và Patner khi cần thiết. Khi kiểm toán viên điều hành điều hành không thực hiện được thì bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ kiểm soát công việc của nhóm trưởng, đặt ra các câu hỏi và công việc phải hoàn thiện. Còn tại trụ sở chính, Phó Giám đốc sẽ ở tại văn phòng và kiểm soát công việc của kiểm toán viên điều hành nên không có bộ phận kiểm soát chất lượng. Nhìn chung, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán được thực hiện trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán, cấp trên sẽ tổ chức, phân công, quản lý công việc và rà soát kết quả của cấp dưới. 2.2. Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán A&C. Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho kiểm toán viên có định hướng ban đầu về lượng bằng chứng kiểm toán cần phải thu thập để đảm bảo tính đầy đủ và tính hợp lý của bằng chứng kiểm toán. Từ đó kiểm toán viên có thể đưa ra những ý kiến xác đáng trên báo cáo tài chính của mình. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán sau: Điều tra, quan sát, phân tích. Trong giai đoạn này, Công ty kiểm toán chủ yếu tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng kiểm toán (cụ thể là: Công ty ABC và Công ty XYZ). Từ đó sẽ xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể, chi tiết và tiến tới giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. Sau đây là các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà Công ty kiểm toán thường áp dụng trong giai đoạn này để thu thập các bằng chứng về hệ thống kiểm soát nội bộ. 2.2.1.1. Điều tra Trong kỹ thuật điều tra, Công ty chủ yếu sử dụng kỹ thuật phỏng vấn. Kiểm toán viên thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về vấn đề mà kiểm toán viên quan tâm. Đối với những khách hàng mới, phỏng vấn giúp kiểm toán viên sẽ thu thập được các thông tinh về: Đặc điểm kinh doanh, cơ cấu tổ chức, cơ sở pháp lý đối với hoạt động của khách hàng, và cả về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Còn đối với khách hàng thường xuyên thì các thông tin cơ bản về khách hàng đã biết, thông qua phỏng vấn, kiểm toán viên kết hợp với những thông tin đã thu thập từ cuộc kiểm toán trước sẽ nắm bắt được những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty ABC ( khách hàng mới): Công ty kiểm toán A&C thực hiện kỹ thuật phỏng vấn để thu thập các thông tin ban đầu về khách hàng. Việc phỏng vấn được thực hiện như sau: Kiểm toán sẽ xác định người được phỏng vấn có thể là Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng các bộ phận phòng ban, nhân viên trong Công ty. Đại diện nhóm kiểm toán lập kế hoạch phỏng vấn và trực tiếp phỏng vấn ban điều hành trong Công ty ABC. Việc phỏng vấn ban đầu này thường mang tính chất làm quen giữa nhóm kiểm toán với các thành viên trong ban điều hành Công ty. Kiểm toán viên sẽ đặt các câu hỏi mang tính chất câu hỏi “mở”, câu hỏi “đóng” nhằm xác nhận các thông tin. Kiểm toán viên sẽ tránh đặt những câu hỏi không rõ nghĩa. Sau khi đặt xong câu hỏi, kiểm toán viên sẽ lắng nghe câu trả lời từ phía khách hàng, thu thập và phân tích các thông tin đó. Nếu còn gì thắc mắc, kiểm toán viên sẽ đặt thêm câu hỏi để tìm hiểu và làm sáng tỏ vấn đề. Kết thúc cuộc phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ ghi chép những thông tin đã thu thập và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Trong quá trình phỏng vấn, kiểm toán viên sẽ yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp những tài liệu liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty, báo cáo tài chính của Công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Các thông tin được lưu trong hồ sơ gồm: Công ty ABC là Công ty cổ phần, được thành lập theo quyết định số 1731/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103007318 ngày 08/04/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có 3 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm: Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 12/09/2006 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 3 ngày 30/10/2007 Giấy phép đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần lần thứ 3 được Sở kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/10/2007. Vốn, cổ phần: Vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Công ty chưa góp đủ vốn điều lệ theo đăng ký. Trong đó, tỷ lệ vốn nhà nước: 54,33% vốn điều lệ; tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng khác: 45,67% vốn điều lệ. Ngành nghề kinh doanh của Công ty: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng nhà ở, các công trình giao thông, thuỷ lợi, bưu điện, cấp thoát nước, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, các công trình đường dây và trạm biến thế điện; Kinh doanh phát triển đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh bất động sản; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị ngành xây dựng; Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thuỷ sản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng; Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng; Khai thác kinh doanh nước sạch, năng lượng điện. Hội đồng quản trị: Chức vụ - Ông Hoàng Hợp Thương Chủ tịch HĐQT - Ông Phạm Văn Hải Uỷ viên - Ông La Văn Cầu Uỷ viên - Ông Bùi Minh Trường Uỷ viên - Ông Lại Văn Thăng Uỷ viên Ban Giám đốc Chức vụ Ông Phạm Văn Hải Giám đốc Ông Nguyễn Trường Hưng Phó Giám đốc Ông Cao Văn Nam Phó Giám đốc Ông Lê Văn Cầu Phó Giám đốc Ông Bùi Minh Trường Phó Giám đốc Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty ABC Ban kiÓm so¸t Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc KÕ to¸n tr­ëng C¸c ban ®iÒu hµnh dù ¸n: 1. Ban ®iÒu hµnh dù ¸n B1. 2. Ban ®iÒu hµnh dù ¸n B3. 3. Ban ®iÒu hµnh dù ¸n B5. 4. Ban qu¶n lý dù ¸n Chi §«ng. 5. Ban qu¶n lý dù ¸n nghi Phó 6, Ban qu¶n lý dù ¸n MÔ Tr× H¹ C¸c phßng tæ chøc; 1. Phßng tæ chøc – hµnh chÝnh. 2. Phßng tµi chÝnh – kÕ to¸n. 3. Phßng kü thuËt – qu¶n lý dù ¸n. 4. Phßng ®Çu t­ 5.Phßng qu¶n lý CN – TB. Chi nh¸nh TPHCM. Chi nh¸nh Ninh B×nh 1. §éi x©y dùng sè 1. 2. §éi x©y dùng sè 3. 3. §éi x©y dùng sè 7. 4. §éi x©y dùng sè 12. 5. §éi vËn hµnh thiÕt bÞ chuyªn ngµnh 6. X­ëng c¬ khÝ vµ x©y dùng Héi ®ång qu¶n trÞ §¹i héi ®ång cæ ®«ng Gi¸m ®èc c«ng ty Công ty XYZ (khách hàng thường xuyên) : Nhóm kiểm toán sẽ phỏng vấn Giám đốc và kế toán trưởng xem hệ thống kiểm soát nội bộ có gì thay đổi so với năm trước. Công ty kiểm toán thấy những thông tin thu được từ năm trước không có gì thay đổi và những thông tin mới được lưu vào hồ sơ kiểm toán năm nay gồm những thông tin sau : Lĩnh vực hoạt động của Công ty XYZ có bổ sung thêm kinh doanh oxy, gia công và sửa chữa cơ khí. Số nhân viên của Công ty là 1350 người, trong đó : Kỹ sư : 136 người ; Kỹ thuật viên : 83 người Công nhân kỹ thuật : 772 người ; Công nhân khác : 389 người Phòng tài chính kế toán có 11 người, trong đó có 10 kế toán và 1 thủ quỹ. Ông Đinh La Thăng : Kế toán trưởng ; Bà Phạm Thị Thu : Phó phòng kế toán ; Ông Nguyễn Hải Nam : Phó phòng kế toán ; Ông Nguyễn Xuân Trường : Phó phòng kế toán. Để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty XYZ, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập bảng câu hỏi phỏng vấn Ban Giám đốc, kế toán trưởng và nhân viên. Bảng câu hỏi xoay quanh việc tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị. Bảng số 3: Một số câu hỏi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) AUDITING AND CONSULTING CO.,LTD. Client: Công ty XYZ Prepared by: Phương Date: 3/1/2008 Period ended: 31/12/2007 Reviewed by: Thảo Date: 13/1/2008 Subject: Câu hỏi về kiểm soát nội bộ/ Internal control questionare YES/NO 1. Sổ cái Sổ cái có được cập nhật nhanh chóng không? Có Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt có đúng không? Có Tài khoản chênh lệch chờ xử lý có bị cấm không sử dụng không? Có Khi tài khoản chênh lệch chờ xử lý nó có được, xử lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không? Có Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch toán trong mỗi tài khoản sổ cái không? Có 2.2.1.2. Quan sát Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên sẽ quan sát để xem xét sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Kỹ thuật quan sát xuyên suốt trong quá trình kiểm toán và nó thường kết hợp với kỹ thuật điều tra nhằm thu được bằng chứng có độ tin cậy cao. Đối với Công ty ABC: Kiểm toán viên sẽ tiến hành quan sát phòng làm việc của kế toán, xem xét cơ cấu tổ chức và hoạt động trong phòng kết hợp với phỏng vấn kế toán trưởng. Từ đó đánh giá tình hình hoạt động và thực hiện công tác kế toán tại Công ty, ngoài ra cũng có thể xem xét xem việc phân công công việc có hợp lý không. Bảng số 4: Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thu thập trong quá trình quan sát CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN (A&C) AUDITING AND CONSULTING CO., LTD. Client: Công ty XYZ Prepared by: Hương Date: 3/1/2008 Period ended: 31/12/2007 Reviewed by: Thảo Date: 13/1/2008 Ban Giám đốc làm việc với thái độ nghiêm túc, nắm vững tình hình hoạt động trong Công ty. Các bộ phận trong Công ty tách biệt về chức năng, nhiệm vụ được giao. Có bộ phận kiểm soát nội bộ trong Công ty, hoạt động độc lập. Kế toán trưởng làm việc nghiêm túc, thường xuyên đôn đốc nhân viên. Nhân viên trong phòng có thái độ tích cực làm việc. Đối với Công ty XYZ: Là một khách hàng thường xuyên, nhóm kiểm toán thường chỉ phỏng vấn Ban Giám đốc và kế toán trưởng để xem những thay đổi trong hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. Ngoài ra, nhóm kiểm toán cũng xem xét những quy chế mới về quản lý tài chính trong Công ty. Các thông tin mà kiểm toán thu được phần lớn không có gì thay đổi so với các thông tin thu thập từ cuộc kiểm toán năm trước. Việc quan sát chỉ mang tính chất xem xét lại hoạt động trong Công ty có gì thay đổi không. 2.2.1.3. Phân tích Kỹ thuật phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có hiệu quả gồm: Kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Kiểm toán viên A&C sử dụng các thủ tục phân tích nhằm thu thập các bằng chứng về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán. Đối với Công ty XYZ: Công ty sử dụng hai kỹ thuật phân tích là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất. Công ty sẽ phân tích tình hình kinh doanh của Công ty ABC nhằm đánh giá những biến động bất thường qua đó kiểm toán tiến hành kiểm tra tập trung chi tiết. Ban đầu, kiểm toán viên sẽ tiến hành so sánh những biến động của một số chỉ tiêu giữa các kỳ báo cáo và kỳ trước nhằm phục vụ cho công tác thực hiện kế hoạch kiểm toán. Bảng số 5: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty XYZ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối 1. Doanh thu 232.837.575.690 285.227.418.441 52.389.842.751 123% 2. Chi phí 229.586.240.331 277.008.739.330 47.422.498.999 121% 3. Lợi nhuận trước thuế 3.838.781.663 9.005.420.667 5.166.639.004 235% 4.Vốn kinh doanh 21.593.320.158 66.581.252.031 44.987.931.873 308% 5.Công nợ phải thu 113.896.434.922 165.937.039.400 52.040.604.478 146% 6. Công nợ phải trả 392.241.663.685 552.320.098.386 160.078.434.701 141% Nhận xét chung: Doanh thu của Công ty tăng 123%, chi phí cũng chỉ tăng 121%, điều này làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 235%. Vốn kinh doanh tăng đến 308% do Công ty thưc hiện tăng vốn điều lệ trong năm. Công nợ phải trả của Công ty lớn hơn nhiều so với công nợ phải thu (công nợ phải trả:160.078.434.701, công nợ phải trả: 52.040.604.478), Công ty đang chiếm dụng vốn của bên ngoài. Bảng số 6: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty XYZ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 282.041.471.688 230.774.597.783 122 2. Giá vốn hàng bán 253.629.190.577 213.444.952.171 119 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 28.412.281.111 17.329.645.612 164 4. Doanh thu hoạt động tài chính 1.887.764.772 1.072.376.425 176 5. Chi phí hoạt động tài chính 10.272.399.367 5.693.091.435 180 6. Chi phí bán hàng 98.181.272 14.545.636 675 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.710.786.133 9.443.049.607 124 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 8.218.679.111 3.251.335.359 253 9. Thu nhập khác 1.298.181.981 990.601.482 131 10. Chi phí khác 511.440.425 403.155.178 127 11. Lợi nhuận khác 786.741.556 587.446.304 134 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.005.420.667 3.838.781.663 235 13. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 236.552.093 140.742.738 168 14. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8.768.868.574 3.698.038.925 237 15. Lợi nhuận năm trước chuyển sang 206.613.120 5.955.257 3469 16. Các khoản giảm trừ vào lợi nhuận sau thuế (931.760.254) (3.497.381.062) 27 17. Lợi nhuận luỹ kế 8.043.721.440 206.613.120 3893 Bảng số 7: Phân tích bảng cân đối kế toán TÀI SẢN Năm 2006 Năm 2007 Tû lÖ (%) A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 383.580.873.953 566.921.901.140 147 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 22.640.512.278 19.088.102.411 84 1.Tiền 22.640.512.278 19.088.102.411 84 2.Các khoản tương đương tiền II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 21.000.000.000 90.000.000.000 428 1.Đầu tư ngắn hạn 21.000.000.000 90.000.000.000 428 2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn 113.896.434.922 165.937.039.400 145 1.Phải thu khách hàng 85.029.086.615 115.379.347.094 135 2.Trả trước cho người bán 7.008.639.868 26.574.604.088 379 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 4.Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5.Các khoản phải thu khác 21.858.708.439 23.983.088.218 109 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV.Hàng tồn kho 193.452.432.281 255.252.132.043 132 1.Hàng tồn kho 193.452.432.281 255.252.132.043 132 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho V.Tài sản ngắn hạn khác 32.591.494.472 36.644.627.286 112 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 12.135.747.286 8.838.375.090 73 2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 3.Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 128.921.439 0 4.Tài sản ngắn hạn khác 20.326.825.757 27.806.252.196 137 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 31.968.800.718 69.497.721.993 217 I.Các khoản phải thu dài hạn 1.Phải thu dài hạn của khách hàng 2.Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 3.Phải thu dài hạn nội bộ 4.Phải thu dài hạn khác 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi II. Tài sản cố định 24.949.448.749 57.220.839.807 229 1.Tài sản cố định hữu hình 18.973.987.692 34.594.762.748 182 Nguyên giá 64.423.104.216 83.477.386.273 130 Giá trị hao mòn lũy kế (45.449.116.524) (48.882.623.525) 108 2.Tài sản cố định thuê tài chính Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế 3.Tài sản cố định vô hình 994.053.033 439.805.584 44 Nguyên giá 1.216.186.240 616.186.240 51 Giá trị hao mòn lũy kế (222.133.207) (176.380.656) 79 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.981.408.024 22.186.271.475 445 III. Bất động sản đầu tư Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 6.540.000.000 10.205.000.000 156 1.Đầu tư vào công ty con 2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3.Đầu tư dài hạn khác 6.540.000.000 10.205.000.000 156 4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn V. Tài sản dài hạn khác 479.351.969 2.071.882.186 432 1.Chi phí trả trước dài hạn 479.351.969 2.071.882.186 432 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3.Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN 415.549.674.671 636.419.623.133 153 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 393.749.741.393 561.794.649.662 143 I. Nợ ngắn hạn 392.241.663.685 522.320.098.386 133 1.Vay và nợ ngắn hạn 56.548.614.085 92.619.056.288 164 2.Phải trả người bán 72.280.263.676 41.105.304.789 57 3.Người mua trả tiền trước 225.334.336.667 344.035.238.089 153 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 2.120.158.078 4.285.840.927 202 5.Phải trả người lao động 9.571.828.458 11.795.857.540 123 6.Chi phí phải trả 269.466.371 4.974.811.479 1846 7.Phải trả nội bộ 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 26.116.996.350 23.503.989.274 90 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1.508.077.708 39.474.551.276 2618 1.Phải trả dài hạn người bán 2.Phải trả dài hạn nội bộ 3.Phải trả dài hạn khác (344) 4.Vay và nợ dài hạn 1.130.576.000 38.903.061.520 3441 5.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 377.501.708 571.489.756 151 7.Dự phòng phải trả dài hạn B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.799.933.278 74.624.973.471 342 I.Vốn chủ sở hữu 21.799.933.278 74.624.973.471 342 1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 21.000.000.000 49.134.500.000 234 2.Thặng dư vốn cổ phần 16.456.100.000 3.Vốn khác của chủ sở hữu 4.Cổ phiếu quỹ 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7.Quỹ đầu tư phát triển 407.907.608 742.989.023 182 8.Quỹ dự phòng tài chính 185.412.550 247.663.008 134 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 206.613.120 8.043.721.440 3893 11.Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.Nguồn kinh phí 3.Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 415.549.674.671 636.419.623.133 153 Bảng số 8: Phân tích tình hình tài chính của Công ty XYZ Chỉ tiêu Đơn vị tính (%) 01/01/2007 31/12/2007 Cơ cấu tài sản - TSNH/Tổng TS - TSDH/Tổng TS % % 92,31 7,69 89,08 10,92 Cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/ Tổng NV - NVCSH/Tổng NV % % 94,75 5,25 88,27 11,73 Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,06 1,13 4. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 0,98 1,09 5. Khả năng thanh toán nhanh lần 0,11 0,21 6. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /doanh thu % % 1,65 1,59 3,16 3,07 7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản % % 0,92 0,89 1,42 1,38 8. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH % 16,96 11,75 Nhận xét chung: Tình hình tài chính của Công ty XYZ năm 2007 tốt hơn so với năm 2006, khả năng thanh toán nhanh tăng 0.01 lần. Tình hình kinh doanh của Công ty khả quan hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng cao, Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Đối với Công ty ABC Bảng số 9: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty ABC Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối 1. Doanh thu 155.347.296.119 183.798.964.583 28.451.668.464 118,3% 2. Chi phí 17.200.728.496 14.414.206.321 (2.786.522.175) 83,8% 3. Lợi nhuận trước thuế 613.741.363 3.327.573.442 2.713.832.079 542,2% 4.Vốn kinh doanh 15.214.858.463 17.304.000.000 2.089.141.540 113,7% 5.Công nợ phải thu 111.439.597.997 116.582

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7301.doc
Tài liệu liên quan