MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN 6
2.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn 6
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. 9
2.1.3 Tầm quan trọng của giá sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 11
2.2 Một số lý thuyết nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá 12
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong kinh doanh khách sạn. 12
2.2.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 19
2.2.3 Các phương pháp định giá sản phẩm trong kinh doanh khách sạn 21
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn Daewoo – Hà Nội 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 32
3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội 32
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ 36
3.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội 38
3.3 Phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo 40
3.3.1 Phương pháp định giá phòng 40
3.3.2 Phương pháp định giá sản phẩm ăn uống 43
3.3.3 Phương pháp định giá hàng chuyển bán và dịch vụ bổ sung 44
Rượu Johnnie Walker Black Labe 45
CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DEAWOO – HÀ NỘI 47
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp xác định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo - Hà Nội 47
4.2 . Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo 49
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu định giá sản phẩm dịch vụ 49
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ 51
4.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành Du lịch 52
4.2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 52
4.2.3.2 Kiến nghị đối với ngành Du lịch 53
4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
PHỤ LỤC I: HOTEL INFORMATION 55
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG 61
71 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6172 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá dự kiến = chi phí đơn vị sản phẩm / (1-%lãi trên doanh số)
Giá dự kiến = 220.000 / (1-0.2) = 275.000 đ
Nếu lựa chọn phương pháp này để định giá cho sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp sẽ có được những thuận lợi như:
Thứ nhất, phương pháp này hết sức đơn giản vì nó dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được chi phí của mình, người bán biết được giá gốc và không phải điều chỉnh thường xuyên mức giá.
Thứ hai, khi tất cả các đơn vị trong ngành kinh doanh khách sạn, du lịch đều tính giá theo phương pháp này thì giá của họ có xu hướng tương tự như nhau.
Thứ ba, phương pháp định giá này công bằng cho cả người mua và người bán, ngay cả khi nhu cầu cao, người bán không thể ép giá vì họ vẫn đạt được mức lời dự kiến trên vốn đầu tư.
Tuy nhiên phương pháp này cũng còn có những hạn chế nhất định, nó không chú ý tới nhu cầu hiện tại, giá trị nhận thức của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Khi định giá theo lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải xác định mức giá cho sản phẩm dịch vụ của mình sao cho đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
Công thức xác định:
Lợi nhuận trên vốn đầu tư
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = chi phí đơn vị +
Số lượng tiêu thụ
Trở lại ví dụ trên, giả sử doanh nghiệp đó đầu tư 30.000.000 đ vốn đầu tư cho việc kinh doanh, và muốn ấn định giá sao cho đảm bảo có được lợi nhuận là 15% trên vốn đầu tư, thì lúc đó giá bán được ấn định theo lợi nhuận mục tiêu là:
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = 220.000 + 15%*30.000.000/60 = 295.000 đ
60 vé – là số vé doanh nghiệp dự kiến sẽ bán được, tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn, du lịch, nhu cầu của khách du lịch biến đổi khôn lường, nó dễ dàng bị thay thế bằng các nhu cầu khác. Do đó, để xác định chính xác số vé có khả năng bán được, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tính điểm hòa vốn, qua đó chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa các mức giá, số lượng bán ra hòa vốn với các mức giá khác nhau.
Nếu ký hiệu TC là tổng chi phí, FC là tổng chi phí cố định, VC là tổng chi phí biến đổi, AVC là chi phí biến đổi đơn vị, P là giá bán, ta có công thức tính điểm hòa vốn như sau:
Chi phí cố định FC Khối lượng hòa vốn = = Giá – chi phí biến đổi đơn vị P – AVC
Trong ví dụ trên:
Khối lượng hòa vốn = 3.600.000 / (286.000-160.000)= 28.6 vé
Như vậy nếu doanh nghiệp bán được từ 29 vé trở nên là bắt đầu có lãi.
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu là khối lượng sản phẩm bán được ở mức giá dự kiến nào đó để đạt được lợi nhuận mục tiêu, có thể được tính theo công thức:
CFCĐ + mức lợi nhuận mục tiêu
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu =
Giá – CFBĐ đơn vị
Quay trở lại ví dụ trên, với tổng số vốn đầu tư là 30.000.000 đ, ROI = 15%, khi đó tổng lợi nhuận mục tiêu là 15%*30.000.000 = 4.500.000 đ. Khi đó ta có:
3.600.000 + 4.500.000
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = = 64.3 vé
286.000 – 160.000
c) Định giá theo giá hiện hành
Khi định giá theo mức giá hiện hành, doanh nghiệp thường căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến chi phí của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có ba sự lựa chọn, hoặc là định giá bằng, hoặc là cao hơn hay thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp định giá thấp hơn giá cạnh tranh, trong trường hợp này mức cầu phải co dãn theo giá, lúc đó doanh số của doanh nghiệp sẽ tăng lên trong khi lợi nhuận trên một sản phẩm giảm xuống. Nếu tổng cầu của thị trường không co dãn, thì khi đó các doanh nghiệp cạnh tranh cũng phải hạ giá, có thể xảy ra cạnh tranh giá. Thị trường khách sạn ở nước ta trong vài năm qua đã xảy ra hiện tượng này, tuy nhiên ta không nên nhầm lẫn cách này với việc giảm giá, vì khi giảm giá doanh nghiệp hiểu rất rõ các dạng chi phí.
Định giá cao hơn giá cạnh tranh, doanh nghiệp chủ động bán với giá cao hơn giá của đối thủ và sử dụng sự khác biệt hóa của sản phẩm, làm cho khách hàng cảm thấy sự hơn hẳn về chất lượng. Tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ làm cho khách hàng nảy sinh nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế.
Định giá cạnh tranh, doanh nghiệp định giá bán bằng hoặc gần với giá của đối thủ cạnh tranh, có thể thay đổi đôi chút tùy theo khu vực địa lý và các yếu tố phi giá cả khác. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu định giá cạnh tranh mà không ý thức đầy đủ về chi phí và sự khác biệt của sản phẩm giữa các cơ sở khác nhau thì phương pháp này có xu hướng khá rủi ro.
d) Định giá theo cảm nhận của khách hàng
Theo phương pháp này, doanh nghiệp định giá bán sản phẩm dịch vụ của mình căn cứ vào cảm nhận của khách hàng về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ để định giá. Doanh nghiệp không tuân theo trình tự xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm và sau đó mới xác định giá. Trước tiên, doanh nghiệp sẽ xác định mức giá cho sản phẩm theo sự cảm nhận về giá trị đối với sản phẩm đó của khách hàng. Việc xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm sẽ phải tính đến mức giá đã được xây dựng.
Khi áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần phải biết được ý kiến của khách hàng về các sản phẩm khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. Các nhà nghiên cứu marketing cho rằng cũng nên thăm dò ý kiến của khách hàng xem họ sẵn sàng trả thêm cho những giá trị được bổ sung vào sản phẩm hay không. Để xác định được điều này, người ta có thể sử dụng phương pháp đánh đổi? (trade - off). Các nhân viên nghiên cứu marketing sẽ điều tra xem khách hàng sẽ trả tiền thuê phòng như thế nào cho phòng có hoặc không có những tiện nghi nhất định. Những thông tin thu được sẽ giúp nhà quản trị marketing tạo ra được những giá trị cảm nhận cao hơn mức giá mà họ sẽ tính cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp xác định mức giá cao hơn so với giá trị cảm nhận của khách hàng, sản lượng tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp đặt mức giá thấp cho sản phẩm, thì sản lượng tiêu thụ sẽ tốt hơn, song có thể dẫn đến mức thu nhập thấp hơn.
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân đối giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và mức giá mà doanh nghiệp đặt ra đối với một sản phẩm nhất định để đảm bảo vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa đảm bảo mức thu nhập cho doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ giá trị cảm nhận của khách du lịch giúp cho khách sạn có thể phân đoạn thị trường một cách chính xác và có mức giá phù hợp cho từng đoạn thị trường. Trên cơ sở mức giá và các đoạn thị trường đã xác định, khách sạn xác định được mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, đồng thời đảm bảo được mức thu nhập mong muốn. Ví dụ, một khách sạn ba sao xác định rằng khách thương gia sẵn sàng chi trả 100 USD cho một ngày buồng. Nếu khách sạn đặt mục tiêu đạt 60% công suất sử dụng buồng và mức giá bình quân là 90 USD thì doanh nghiệp phải có các biện pháp thích hợp để thu hút được lượng khách hàng tương ứng như sau:
Loại khách
Tỷ lệ khách cần được thu hút
Mức giá bình quân
Thương gia
(Business)
30%
100 USD
Đi theo đoàn liên kết
(Corporate group)
40%
90 USD
Khách nội bộ
(Association)
50%
80 USD
Nếu hoạt động kinh doanh của khách sạn đó có tính mùa vụ thì doanh nghiệp phải tính toán điều chỉnh mức giá trong và ngoài mùa vụ cho phù hợp.
Để xác định được mức giá thật chính xác, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm về hành vi tiêu dùng của khách hàng trên các thị trường mục tiêu. Các khách sạn hiện nay thường chia thị trường của mình ra làm hai phân đoạn chính: khách nghỉ dưỡng và khách đi du lịch kết hợp với mục đích công việc. Mỗi nhóm khách hàng có sự cảm nhận khác nhau về giá dịch vụ, và thông thường khách du lịch nghỉ dưỡng sẽ có độ nhạy cảm về giá cao hơn.
e) Lựa chọn giá cuối cùng
Các phương pháp định giá trên có mục tiêu là thu hẹp khoảng giá để lựa chọn trong đó giá cuối cùng cho sản phẩm. Khi quyết định giá cuối cùng, doanh nghiệp cần phải xem xét một số yếu tố như:
- Yếu tố tâm lý trong định giá của người mua, phần lớn người mua coi giá là chỉ tiêu đánh giá chất lượng. Khi mua sản phẩm dịch vụ, người mua thường so sánh giá của nó với sản phẩm khác để tham khảo mức giá khi quyết định.
- Khi định giá cuối cùng cần phải tính đến ảnh hưởng của các biến số khác của marketing – mix như: danh tiếng, nhãn hiệu của doanh nghiệp, mục tiêu quảng cáo…
- Giá dự tính phải nhất quán với chính sách giá của doanh nghiệp để đảm bảo rằng giá bán vừa hợp lý đối với khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phạm vi của các bên liên quan như các trung gian marketing, các đối thủ cạnh tranh, các luật lệ của chính phủ để đảm bảo chắc chắn rằng giá của doanh nghiệp là phù hợp và hợp pháp.
2.2.3.2 Phương pháp cụ thể định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn
Sản phẩm của kinh doanh khách sạn rất đa dạng và phong phú, với mỗi loại sản phẩm dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh đưa ra cho mình phương pháp định giá riêng.
a) Phương pháp xác định giá sản phẩm ăn uống
Sản phẩm ăn uống bao gồm hai loại: sản phẩm tự chế và hàng chuyển bán, ứng với mỗi loại có phương pháp định giá riêng.
- Sản phẩm tự chế
Giá bán = trị giá nguyên liệu + mức lãi gộp
Trong đó:
Trị giá nguyên liệu = tổng giá * tổng lượng nguyên liệu
Mức lãi gộp = tỷ suất phí + tỷ suất lợi nhuận + tỷ suất thuế
Mức lãi gộp = tỷ lệ thặng số * trị giá nguyên liệu
Tỷ lệ lãi gộp (L’g) = mức lãi gộp / giá bán
Tỷ lệ thặng số (H’) = mức thặng số / trị giá nguyên liệu
Như vậy:
- Hàng chuyển bán:
Giá bán = giá mua + chiết khấu hàng chuyển bán
Trong đó:
Chiết khấu hàng chuyển bán = Tỷ lệ chiết khấu thương mại + tỷ lệ phụ thu (nếu có)
Chiết khấu thương mại = F’ + L’ + T’ (trong khâu lưu thông)
Phụ thu = F’ + L’ + T’ (trong khâu phục vụ)
Tỷ lệ phụ thu = Phụ thu / giá bán lẻ
Tỷ lệ chiết khấu = Chiết khấu / giá bán lẻ
b) Phương pháp xác định giá phòng
Có nhiều phương pháp tính giá phòng dựa trên các cơ sở khác nhau, sau đây nhóm nghiên cứu xin đưa ra một số phương pháp:
- Phương pháp giản đơn
Phương pháp giản đơn xác định giá căn cứ vào giá thành một đêm nghỉ. Phương pháp này chỉ phù hợp với những khách sạn mới hoạt động, khách sạn có nhiều hạng phòng và quy mô nhỏ.
Công thức xác định giá phòng:
Giá bán = giá thành một đêm + lãi + thuế
Trong đó:
Giá thành một đêm = tổng chi phí cho một đêm nghỉ / tổng số phòng
Đây là phương pháp xác định giá tương đối chính xác. Tuy nhiên, để xác định tổng chi phí cho một đêm nghỉ là rất khó khăn, ngoài ra nếu áp dụng phương pháp này để tính giá phòng, khách sạn sẽ không phân biệt được loại phòng, hạng phòng.
- Phương pháp 1/1000
Các khách sạn có loại phòng đơn giản, vốn đầu tư lớn thường áp dụng phương pháp này để tính giá phòng. Căn cứ để xác định giá của phương pháp này đó là chi phí đầu tư xây dựng, vì đây là chi phí lớn nhất (chiếm 60-70% vốn đầu tư của khách sạn). Giữa chi phí xây dựng và chi phí thuê phòng có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Nhà quản trị đưa ra định mức cứ đầu tư 1000đ vào xây dựng khách sạn thì tính 1đ tiền thuê phòng mới có thể thu lợi nhuận cho việc đầu tư.
Khi áp dụng phương pháp này để xác định giá phòng của khách sạn, sẽ đảm bảo được tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư, hoàn vốn xây dựng của khách sạn, tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được khi công suất sử dụng phòng là 100%. Phương pháp này mặc dù đã phân biệt được loại phòng nhưng vẫn chưa phân biệt được hạng phòng.
- Phương pháp từ đáy lên
Theo phương pháp này:
Doanh thu dự kiến
Giá thuê phòng trung bình =
Lượt phòng dự kiến cho thuê
Nếu trong khách sạn có nhiều loại phòng cao cấp, phòng bình dân…để xác định được giá phòng cần dựa vào tỷ lệ phòng.
Giá một đêm = doanh thu một đêm / số phòng trong khách sạn (đã nhân với hệ số tương quan)
- Phương pháp tương quan
Phương pháp này áp dụng đối với khách sạn có sản phẩm đa dạng, giá thành một đêm ngủ mỗi loại phòng được tính như sau:
Loại phòng
Số đêm ngủ thực hiện
Hệ số tương quan
Số đêm ngủ theo hệ số
Tổng chi phí
Theo loại phòng
Cho một đêm
I
II
III
Trong đó:
Số đêm ngủ thực hiện xác định theo phương pháp thống kê tức là số đêm ngủ kế hoạch = thống kê kỳ trước + dự kiến kỳ này
Chi phí đầu tư một phòng loại i
Hệ số tương quan loại phòng i =
Tổng chi phí đầu tư các phòng loại i
Số đêm nghỉ theo hệ số = Số đêm nghỉ kế hoạch + Hệ số tương quan
loại phòng i loại phòng i loại phòng i
Số đêm nghỉ theo hệ số
loại phòng i
Tổng chi phí = * tổng chi phí
loại phòng i Tổng đêm nghỉ theo hệ số các loại phòng các loại phòng
Tổng chi phí loại phòng i
Chi phí một đêm =
cho loại phòng i Số đêm nghỉ kế hoạch loại phòng i
Đây là phương pháp phức tạp nhất nhưng khoa học nhất. Nó đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận cho doanh nghiệp.
c) Phương pháp xác định giá dịch vụ khác :
= giá thành + lãi + thuế
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn Daewoo – Hà Nội
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Mặc dù việc xác định được mục tiêu và phương pháp định giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các khách sạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này thực sự chưa nhiều. Nhóm nghiên cứu đã được tiếp cận với một số đề tài có liên quan, nhưng hầu hết là các luận văn nghiên cứu của sinh viên như:
[1] Nguyễn Ngọc Anh – Hoàn thiện phương pháp xác định giá sản phẩm dịch vụ ở khách sạn ATS (2000).
[2] Nguyễn Thị Hải – Hoàn thiện chính sách giá tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên (2004).
[3] Phạm Thị Nhung - Hoàn thiện chính sách giá của khách sạn Hà Nội Daewoo (2006).
[4] Phan Thùy Linh – Hoàn thiện chính sách giá tại khách sạn Hà Nội (2006).
Các nghiên cứu này chưa thực sự đi sâu vào mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn, những nghiên cứu đánh giá còn mang tính chất chung chung, mang tính lý thuyết nhiều hơn.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Với đề tài này, nhóm nghiên cứu chỉ tiếp cận được các nghiên cứu có liên quan đến chính sách giá mang tính lý thuyết trên sách báo. Cụ thể:
[1] A.M. Sheela - Economics of Hotel Management
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu rất nhiều sách báo, website có liên quan như:
- Giáo trình marketing du lịch – Bùi Xuân Nhàn, ĐHTM 2008
- Kinh tế chính trị I, II Mác Lênin – NXB Giáo dục 1997
- Kinh tế doanh nghiệp dịch vụ du lịch – ĐHTM
- Marketing căn bản – Philip Kotler
- Quản trị nhà hàng khách sạn du lịch – PTS Nguyễn Trọng Đặng
- Quản trị kinh doanh khách sạn - Nguyễn Văn Mạnh – Hoàng Thị Lan Hương, ĐHKTQD, NXB Lao động - Xã hội 2004
-
-
-
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI
3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn
Năm 1996, cùng với sự chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước, khách sạn Daewoo đã chính thức đi vào hoạt động (4/1996) sau gần ba năm khởi công xây dựng (khởi công xây dựng tháng 12/1993). Khách sạn Daewoo được thành lập do sự cộng tác giữa tập đoàn Hà Nội Daewoo (70% vốn) và công ty điện tử Hanel – Hà Nội (với 30% vốn) theo giấy phép hoạt động số 628/CP của Ban hợp tác và đầu tư ngày 23/7/1993. Sự ra đời của khách sạn Daewoo là sự đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ phòng ốc lớn nhất thành phố. Khách sạn Daewoo là khách sạn 5 sao đầu tiên của thành phố Hà Nội.
Ngự trị tại số 360 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội, khách sạn Daewoo mang đậm nét kiến trúc của Hàn Quốc, nhưng cũng có chút gì đó pha trộn nghệ thuật đương đại của Việt Nam. Khách sạn bao gồm có ba tòa nhà lớn: tòa nhà khách sạn cao 18 tầng được xây dựng ở giữa, bên phải là tòa nhà căn hộ cho thuê với 15 tầng và bên trái là tòa nhà văn phòng cho thuê cũng có 15 tầng.. Vị trí của khách sạn khá thuận lợi cho việc kinh doanh: nằm ở trung tâm của thủ đô, bên cạnh công viên Thủ Lệ, trong quần thể khu vực các khách sạn cao cấp của thủ đô, gồm các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính và ngoại giao của thành phố. Khách sạn cách sân bay Nội Bài khoảng 40 km xe.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của khách sạn không ngừng được mở rộng và phát triển theo thời gian. Vốn đầu tư ban đầu của khách sạn tương đối lớn (177 triệu USD). Các cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được trang bị hiện đại, đồng bộ, thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Đội ngũ nhân viên không ngừng được đào tạo, hiện nay khách sạn có hơn 600 nhân viên trình độ từ trung cấp trở lên, có những bộ phận 100% nhân viên có trình độ Đại học.
Hoạt động kinh doanh của khách sạn cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của các yếu tố như cạnh tranh, kinh tế, chính trị, luật pháp. Khách sạn cố gắng thích nghi, tận dụng các cơ hội do môi trường kinh doanh mang lại.
Sau gần 15 năm hoạt động, trải qua nhiều biến động của tình hình kinh tế chính trị như khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế và cạnh tranh khốc liệt song khách sạn Daewoo – Hà Nội vẫn đứng vững trên thương trường. Vị thế của khách sạn ngày càng được khẳng định. Tháng 4 năm 1997, khách sạn Daewoo trở thành một trong 312 khách sạn hàng đầu thế giới. Năm 1999, khách sạn được cấp chứng chỉ ISO 14001cho hệ thống quản lý môi trường và vinh dự là khách sạn đầu tiên được cấp chứng chỉ này. Đối với Tổng cục Du Lịch Việt Nam, Khách sạn Daewoo – Hà Nội được công nhận là một trong những khách sạn lớn nhất Việt Nam. Ngày càng có nhiều các quan chức cấp cao, các đoàn khách Quốc tế như: Tổng thống Mỹ, Tổng thống Nga, Thủ tướng Nhật Bản, Hoàng gia Thụy Điển, Thái tử Brunei lựa chọn khách sạn là điểm dừng chân của họ khi đến Việt Nam, điều đó chứng tỏ được đẳng cấp hàng đầu của khách sạn.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Nếu ví khách sạn như một guồng máy thì cơ cấu tổ chức trong khách sạn được coi là mạch huyết trong guồng máy đó. Trong suốt thời gian hoạt động vừa qua, khách sạn Daewoo có thể vừa lòng với cơ cấu tổ chức của mình.
Giám đốc
Phòng nhân sự
Phòng Marketing và Sales
Phòng tài chính kế toán
Bộ phận lễ tân
Bộ phận buồng và giặt là
Bộ phận ăn uống và bếp
Phòng vật tư
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận cho thuê bất động sản
Bộ phận kinh doanh các dịch vụ khác
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức
Khối quản lý:
- Ban giám đốc
Ban giám đốc khách sạn gồm có: Giám đốc khách sạn và giám đốc các bộ phận.
- Phòng nhân sự
Đứng đầu là Giám đốc nhân sự, có nhiệm vụ trực tiếp đưa ra những quyết định về công tác tuyển dụng như đào tạo và phát triển nhân sự, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ trách nhiệm đối với người lao động. Bộ phận này mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, song họ có vai trò quan trọng gián tiếp tạo ra dịch vụ thông qua những nhân viên mà họ tuyển dụng, hơn nữa họ giúp thống nhất mọi hoạt động của các bộ phận trong khách sạn.
- Bộ phận Marketing và Sales
Đây là bộ phận năng động trong khách sạn, đứng đầu là Giám đốc Marketing. Bộ phận này có nhiệm vụ kinh doanh trong khách sạn, do vậy họ phải nắm được tâm lý và nhu cầu hiện tại của khách hàng, dự báo nhu cầu trong tương lai, họ giúp hoạt động kinh doanh của khách sạn được vận hành liên tục, giúp cho khách sạn tránh được các nguy cơ, chớp được những cơ hội kinh doanh, họ tạo ra những hành lang vững chắc và giúp Ban Giám đốc có những quyết định đúng đắn cho các bước đi tiếp theo.
- Bộ phận tài chính kế toán
Bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép các giao dịch tài chính, diễn giải các báo cáo tài chính cho ban quản lý theo định kỳ. Kiểm soát việc thu tiền của khách hàng, ghi chép vào tài khoản cho khách, kiểm soát giá thành, kiểm soát toàn bộ chi phí của doanh nghiệp, trả lương cho nhân viên.
Khối thực hiện
- Bộ phận lễ tân
Đối với khách sạn, bộ phận lễ tân là bộ phận quan trọng nhất, nó được coi là bộ mặt của khách sạn, là những người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, tạo ấn tượng đầu tiên về khách sạn cho khách hàng. Trong bộ phận lễ tân gồm có: Giám đốc lễ tân, các nhân viên lễ tân. Bộ phận lễ tân thực hiện các chức năng như: đặt buồng, làm các thủ tục đăng ký khách sạn và trả buồng, giao tiếp, giải quyết các thông tin đến và đi cho khách, theo dõi tài khoản, xác định tình trạng nợ của khách.
- Bộ phận ăn uống, tiệc và bếp
Đây là bộ phận có chức năng đón tiếp và phục vụ nhu cầu ẩm thực, đồ uống của khách nhằm tạo hiệu quả kinh doanh. Bộ phận gồm có: Giám đốc bộ phận ăn uống, bếp trưởng, giám đốc nhà hàng và quầy Bar, những người quản lý nhà hàng, quản lý bộ phận tiệc, quầy Bar, các nhân viên giám sát, các nhân viên phục vụ bàn, phục vụ ăn tại buồng...
Nhân viên trong bộ phận này thực hiện các dịch vụ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, vì vậy nhân viên cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: sự hiểu biết về các kiến thức chung và về ngành du lịch, trình độ ngoại ngữ, thể chất…
- Bộ phận buồng
Bộ phận buồng chịu trách nhiệm tổ chức lo liệu đón khách, phục vụ nơi nghỉ của khách, quản lý việc cho thuê buồng và quán xuyến quá trình khách ở, qua đó thể hiện trình độ văn minh lịch sự, truyền thống mến khách của dân tộc.
Cơ cấu lao động ở bộ phận buồng gồm có: giám đốc buồng – quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh ở bộ phận buồng; nhóm nhân viên phục vụ buồng – hàng ngày dọn buồng theo đúng quy trình khoa học, phục vụ các dịch vụ cho khách như đồ uống, nhận và trả đồ giặt là; nhóm nhân viên vệ sinh công cộng; nhóm nhân viên giặt là.
- Các bộ phận khác
Ngoài các bộ phận trên, trong khách sạn còn có các bộ phận khác như:
+ Bộ phận bảo vệ: Giúp bảo vệ an toàn cho khách và nhân viên trong khách sạn, bảo vệ đồ đạc, các thiết bị của khách sạn và của khách.
+ Bộ phận kỹ thuật: bộ phận này có trách nhiệm duy trì, bảo dưỡng các thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật trong khách sạn.
+ Bộ phận cho thuê bất động sản: Chịu trách nhiệm trước những hoạt động kinh doanh bất động sản.
+ Bộ phận kinh doanh các dịch vụ khác: có nhiệm vụ kinh doanh các dịch vụ như câu lạc bộ sức khỏe, thể dục thẩm mỹ…
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ
Dịch vụ lưu trú
Đây là lĩnh vực hoạt động chính của khách sạn với 411 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có 34 phòng Suite, 77 phòng Club, 66 phòng Grand, và 234 phòng Deluxe. Cụ thể:
- Phòng Deluxe: được bố trí ở các tầng 3, 4, 5, 6, 7, 8 của khách sạn. Với diện tích 34 m2, bao gồm một phòng tắm lát đá cẩm thạch, cửa sổ lớn, khu tiếp khách có ghế sofa, bàn viết với ghế bành và một Bar cá nhân. Tất cả các phòng đều có tầm nhìn thành phố hoặc trông ra hồ Thủ Lệ.
- Phòng Grand: được bố trí ở các tầng từ 6 đến tầng 13 của khách sạn.
- Phòng Club: phòng Club được bố trí ở các tầng cao của khách sạn (15, 16, 17), diện tích là 34 m2, có tất cả các trang bị của phòng Deluxe, ngoài ra còn có khu giải khát nơi hàng sáng có bữa sáng buffet, các giờ giảm giá từ 17h30 tới 19h30, một khu làm việc cá nhân với internet tốc độ cao.
- Phòng Suite: có các loại phòng Suite như Deluxe suite, Club suite, Senator suite,…với diện tích phòng khá rộng, tách biệt phòng tắm, phòng tiếp khách tạo ra không gian riêng tư rộng lớn cho khách mỗi khi khách họp bàn các thông tin, giải trí. Các phòng đều có cửa sổ lớn, trông ra hồ Thủ Lệ, hoặc bao quát toàn cảnh thành phố. Các trang bị trong phòng rất tiện nghi và sang trọng.
Hình ảnh: buồng ngủ của khách tại khách sạn Daewoo
Dịch vụ ăn uống
Khách sạn cung cấp các đồ ăn, thức uống nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách, song nó lại đem đến những nét ẩm thực độc đáo.
Khách sạn có 4 nhà hàng và 2 bar, có một phòng tiệc lớn có sức chức khoảng 400 khách dự tiệc. Cụ thể:
- La paix: nhà hàng phục vụ những món ăn Ý ngon nhất trong khu vực, với phong cách phục vụ chân phương. Quý khách có thể vừa thưởng thức món ăn, vừa ngắm nhìn khu vườn và hồ Thủ Lệ.
- Edo: nhà hàng có những món ăn Nhật hảo hạng nhất
- Silk Road: một loạt những món ăn Trung Hoa từ truyền thống tới hiện đại sẽ được phục vụ hoàn hảo cho thực khách.
- Le Gourmet Pelicatessen: nhà hàng có hàng loạt những bánh mì, sandwiches, salad, bánh ngọt, sô cô la và các loại gourmet, cũng như rất nhiều loại rượu nhập.
- Tiệm cafe Promenade: phục vụ các bữa ăn với thực đơn buffet. Cuối tuần nhà hàng có bữa tối BBQ bên bể bơi từ thứ sáu đến chủ nhật với những món hải sản thượng hạng nướng trên than hồng, quý khách được thưởng thức các loại đồ uống và bia thùng miễn phí.
- Lake view: tại đây quý khách sẽ được thưởng thức café và cooktail đồng thời nhìn ngắm thành phố từ tầng 18 của khách sạn.
- Khu giải khát ở sảnh Palm Court- một khu giải khát và nhạc sống hàng đêm, với tầm nhìn bao quát khu vườn của khách sạn, trong sự phục vụ độc đáo của những phụ nữ Việt Nam trong áo dài xanh truyền thống.
Dịch vụ khác
Ngoài hai dịch vụ chính là buồng phòng, ăn uống, khách sạn Daewoo còn cung cấp các dịch vụ khác như: dịch vụ trông trẻ, dịch vụ thẩm mỹ, các trung tâm thể chất (bể bơi, sân tennis, phòng thể hình), các thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo, trung tâm thương vụ, các thiết bị cho người khuyết tật…
Nhìn chung, các tiện nghi, trang thiết bị của khách sạn Daewoo khá là sang trọng, có khả năng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của du khách, xứng tầm là một khách sạn 5 sao.
3.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội
Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào, thi hành bất kỳ một chính sách nào đó, các nhà kinh doanh đều mong muốn đạt được một mục tiêu nhất định. Mục tiêu mà các nhà kinh doanh mong muốn đạt được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo – Hà nộ.doc