Khóa luận Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG-BIỂU-CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHTM 2

1.1 Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 2

1.1.1 Khái niệm cho vay ngắn hạn 2

1.1.2 Các phương thức cho vay ngắn hạn 4

1.1.2.1 Chiết khấu 4

1.1.2.2 Cho vay theo món 5

1.1.2.3 Cho vay theo hạn mức 6

1.2 Phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn của NHTM 8

1.2.1 Khái niệm phân tích TCDN vay vốn 8

1.2.2 Vai trò của phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn của NHTM 9

1.2.2.1 Phân tích TCDN vay vốn giúp Ngân hàng có quyết định đầu tư đúng đắn trong cho vay ngắn hạn 9

1.2.2.2 Phân tích TCDN làm cơ sở cho khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng. 10

1.2.2.2. Phân tích TCDN làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại tín dụng và có biện pháp trích lập, phòng ngừa hợp lý 11

1.2.3 Nội dung phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn của NHTM 11

1.2.3.1 Hồ sơ và đánh giá chung về khách hàng tiềm năng 11

1.2.3.2 Kiểm tra độ chính xác của thông tin sử dụng 14

1.2.3.3 Công cụ phân tích 21

1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn của NHTM 30

1.3.1 Nhân tố chủ quan 30

1.3.1.1 Thông tin: 30

1.3.1.2 Cán bộ tín dụng 30

1.3.1.3 Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích 31

1.3.1.4 Một số nhân tố khác 31

1.3.2 Nhân tố khách quan 32

1.3.2.1 Về phía khách hàng 32

1.3.2.2 Về phía cơ quan hữu quan 32

CHƯƠNG II 34

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH 34

2.1 Tổng quan về cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành

2.1.1 Khái quát về Chi nhánh Hà Thành 34

2.1.2 Tình hình hoạt động và kinh doanh của Chi nhánh 37

2.1.2.1 Tổng tài sản 37

2.1.2.2 Tổng nguồn vốn 38

2.1.2.3. Kết qủa kinh doanh lãi lỗ 39

2.1.3 Hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Hà Thành 40

2.2 Thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 44

2.2.1 Tình hình phân tích tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh 44

2.2.2 Tình hình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 48

2.2.2.1 Khái quát tình hình phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh. 48

2.2.2.2 Ví dụ minh hoạ về phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 51

2.3 Đánh giá thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 67

2.3.1 Thành tựu 67

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 69

2.3.2.1 Hạn chế 69

2.3.2.2 Nguyên nhân 71

CHƯƠNG III 74

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHĐT&PT HÀ THÀNH 74

3.1 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn và phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành 76

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu lựa chọn phân tích 76

3.2.2 Đổi mới quy trình phân tích 79

3.2.3 Bổ sung và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp 80

3.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý 81

3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 83

3.2.6 Tăng cường công tác tổ chức – kiểm tra 85

3.2.7 Đầu tư cơ sở vật chất và cập nhật phần mềm kỹ thuật hiện đại 85

3.3 Một số kiến nghị 86

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành có liên quan 86

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 87

3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 88

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kế hoạch nguồn vốn - Chi nhánh Hà Thành 2.1.2.3. Kết qủa kinh doanh lãi lỗ Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2005-2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I_Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh = (1)+(2) 236,147 931,990 1,374,663 1,649,595 1-Thu nhập lãi thuần va các khoản tương đương. 234,865 928,205 1,368,489 1,642,186 2-Lãi từ hoạt động Dvụ = a - b 1,282 3,785 6,174 7,408 a, Thu phí Dvụ 1,729 4,680 7,915 9,498 b, Chi phí Dvụ 447 895 1,741 2,089 II_Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh= (1)+(2)+(3) 199,737 786,293 1,163,131 1,395,757 1, Lương và các chi phí khác. 81,892 305,194 488,553 586,263 2, Chi phí khấu hao. 21,971 129,719 139,575 167,490 3, Chi phí hoạt động khác. 95,874 351,380 536,041 643,249 III_Thu nhập từ hoạt động KD 36,410 145,697 211,532 253,838 (Nguồn : phòng kế toán Ngân hàng Đầu tư Phát Triển Hà thành) Biểu 2: Kết qủa kinh doanh của Chi nhánh từ 2005-2008 Có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005-2006 và 2006-2007. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Sang năm 2008, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng về số tuyệt đối song giảm về mặt tương đối. Điều này có thể lý giải bởi năm 2008 là năm có nhiều biến động về ngành tài chính Ngân hàng. Ngay đầu năm 2008 đã diễn ra cuộc chạy đua về lãi suất, cho đến cuối năm 2008 thì thế giới lại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, xuất phát tại Mỹ, đã gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngành Ngân hàng và Chi nhánh Hà Thành cũng không nằm ngoài thực tế đó. Hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Hà Thành Trước hết cần có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của Chi nhánh. Hoạt động cho vay của Chi nhánh được đánh gía là chưa được hiệu quả, tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được ở mức trung bình. Chi nhánh cần tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa hoạt động này, bằng các mức lãi suất ưu đãi và đa dạng hoá hình thức cho vay. Tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được năm 2006 đạt 31,7%, năm 2007 đạt 40,9%, năm 2008 đạt 45,6%. Trong đó phần lớn là vốn vay ngắn hạn, đều chiếm trên 72% tổng số lượng vốn cho vay. Bảng 5: Dư nợ cho vay Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 1. Phân chia theo thời gian 1,228,704 1,998,308 3,357,157 - Ngắn hạn 1,096,704 89.2% 1,688,308 84.5% 2,762,940.21 82.3% - Trung dài hạn 132,629 10.8% 310,000 15.5% 594,216.79 17.7% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn- Chi nhánh Hà Thành Biểu 3: Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay Như đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng của NHĐT&PT .Trong đó cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn và có điểm đáng chú ý. Trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh, cho vay theo ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền đồng. Lý do là khách hàng của Chi nhánh gồm rất nhiều các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu và cần ngoại tệ để thanh toán cho những hợp đồng của họ và Chi nhanh đã thực hiên cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo đồng tiền biến động không rõ ràng. Năm 2007 vượt trội hơn hẳn, cho vay USD gấp đôi tiền đồng. Tuy nhiên trong năm 2008, tỷ lệ này đã giảm đột biến do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng Chi nhánh có sự giảm rõ rệt. Ngoài ra, biến động tỷ giá USD/VND cũng là một lý do khiến tỷ lệ này giảm vì chứa đựng rủi ro cho Ngân hàng và doanh nghiệp Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền Đơn vị: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 Tổng cho vay ngắn hạn 1,096,704 100% 1,688,308 100% 2,762,940.21 100% VND 442,115 40.31% 498,429 29.52% 1,255,264.16 45.43% USD 654,589 59.69% 1,189,879 70.48% 1,507,676.05 54.57% Tổng cho vay dài hạn 132,629 100% 310,000 100% 594,216.79 100% VND 130,334 98.27% 284,051 91.63% 521,508.31 87.76% USD 2,295 1.73% 25,949 8.37% 72,710.00 12.24% Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn- Chi nhánh Hà Thành Biểu 4: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo đồng tiền Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hội nhập, có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân ra đời và Chi nhánh Hà Thành cũng đang hướng hoạt động cho vay ngắn hạn của mình vào nhóm đối tượng này. Khu vực doanh nghiệp tư nhân, hay còn gọi là nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động khá sôi động và mức độ hiệu qủa của nó cũng được chứng minh. Đối tượng cho vay chủ yếu của Chi nhánh là các thành phần ngoài quốc doanh và tỷ trọng tăng dần qua các năm, chiếm 93.4% năm 2006, 93,7% năm 2007 và tiếp tục tăng lên 94,2% năm 2008. Điều này chứng tỏ Chi nhánh có quan hệ tín dụng rất tốt với các đối tác ngoài quốc doanh, khả năng thu hồi vốn rất tốt, cần phát huy củng cố điểm mạnh này. Đặc biệt từ năm 2005 Chi nhánh bắt đầu phục vụ cho vay ngắn hạn với hai doanh nghiệp lớn là FPT và công ty xi măng Hàng không, bên cạnh khách hàng truyền thống có thương hiệu như công ty Hoà Phát, công ty Nhật Linh, công ty Lioa… Biểu 5: Cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế Thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành Tình hình phân tích tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Để có thể nắm rõ quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn cần có một cái nhìn tổng quát về quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Hà Thành nói riêng và NHĐT&PT nói chung, nó được thực hiện theo 10 bước. Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng. Bước 2: Thẩm định rủi ro; Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng; Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt; Bước 5: Giải ngân; Bước 6: Giám sát và kiểm soát; Bước 7: Điều chỉnh tín dụng; Bước 8: Thu nợ, lãi, phí; Bước 9: Xử lí thu hồi nợ quấ hạn; Bước 10: Thanh lí hợp đồng. Trong 10 bước của quy trình trên, thì bước phân tích tài chính khách hàng nằm trong bước 01 và 02. Sau đây là nội dung cụ thể hơn của hai bước này. Trong bước 1, cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị, sẽ tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Sau đó thực hiện phân tích tài chính khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo những nôị dung sau: Đánh giá chung về khách hàng; Phân tích tình hình tài chính của khách hàng Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp Đánh giá về tài sản đảm bảo Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa Lập báo cáo đề xuất tín dụng. Trong bước 2, Cán bộ Phòng quản lí rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng quan hệ khách hàng và Phòng giao dịch trực thuộc tại Chi nhánh, và sau đó thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo Hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo Phòng Quản lí rủi ro kiểm tra, rà soát, ghi ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro. Bảng 7: Thời gian xét duyệt Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách QHKH Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ phận QTTD Chiết khấu, cho vay VLĐ 7 5 1 1 Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/P.Giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng Tổng số thời gian Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận QTTD Chiết khấu, cho vay VLĐ 15 7 2 3 2 1 Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng Tổng số thời gian Bộ phận QHKH Cấp có TQ phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Hội đồng TD Bộ phận QTTD 18 7 2 4 2 2 1 P.Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Trình lãnh đạo phòng QHKH/GĐ PGD Trình PGĐ QHKH phê duyệt đề xuất TD Phòng quản lí rủi ro Lập báo cáo thẩm định RR Cấp có thẩm quyển phê duyệt Trình lãnh đạo phòng kiểm soát Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo qui định Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Khách hàng Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ phía khách hàng Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng. Lập báo cáo đề xuất tín dụng Phù hợp với chính sách và quy định của BIDV LƯU ĐỒ QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG Tình hình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành Khái quát tình hình phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hiểu được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn nên đối với các khoản cho vay ngắn hạn, công tác phân tích tài chính được xem là công tác thường xuyên liên tục phải làm đối với doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh. Kết quả đưa ra từ công tác phân tích trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định cho vay hay không của Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng đối với doanh nghiệp. Cũng như các NHTM khác, Chi nhánh Hà Thành dựa vào BCTC để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn. * Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay vốn Căn cứ vào “Bảng cân đối kế toán”, đánh giá cơ cấu tài sản, nguồn vốn của khách hàng vay vốn. Phân tích chung về tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để đánh giá quy mô và xu hướng hoạt động của DN. Phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn vốn để đánh giá sự hợp lý của cơ cấu tài sản và sự chủ động, ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động SXKD của DN. Từ đó đưa ra những nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. * Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn Căn cứ vào bảng “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn. Các chỉ tiêu phân tích thông qua chỉ số tài chính bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết cấu nợ; Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động; Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời; Chỉ tiêu phân tích dòng tiền từ hoạt động SXKD, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Phân tích cơ cấu dòng tiền vào trong tổng dòng tiền vào, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền vào từ hoạt động nào là chủ yếu. Phân tích cơ cấu dòng tiền ra trong tổng dòng tiền ra, so sánh với năm trước để xác định dòng tiền ra từ hoạt động nào là chủ yếu. Phân tích cân đối dòng tiền vào ra từ các hoạt động của DN để đánh giá xu hướng đầu tư của DN. Đối với các chủ Ngân hàng nói chung, phân tích đánh giá tình hình TCDN để thấy được sức mạnh tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh và triển vọng của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết. Mục tiêu quan trọng nhất của công tác phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp đối với một Ngân hàng để thấy được khả năng hoàn trả nợ vay. Bên cạnh đó, tuỳ theo từng loại hình cho vay mà Ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau: Nếu như trong cho vay dài hạn, Ngân hàng quan tâm nhiều hơn đến khả năng sinh lời thì cho vay ngắn hạn, các nhóm chỉ tiêu về chỉ số nợ và chỉ số lưu động lại được ưu tiên hơn. Để đánh giá đối với khoản vay trong ngắn hạn, cần đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các loại tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền ngay; từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Qua phỏng vấn cán bộ tín dụng phòng Quan hệ khách hàng 1 của Chi nhánh Hà Thành, một số ý kiến riêng về nhóm chỉ tiêu ưu tiên được quan tâm hơn cả khi phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn như: + Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios): Hệ số lưu động = tài sản nợ lưu động / nợ ngắn hạn . Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn. Hệ số thanh khoản nhanh = (tài sản lưu động – hàng tồn kho) / nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn doanh nghiệp có hệ số vòng quay hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1. Hệ số ngân quỹ = ngân quỹ / nợ ngắn hạn + Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios): Hệ số nợ = (tổng tài sản – vốn chủ sở hữu )/ tổng tài sản. Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số khả năng trả lãi = lợi tức trước thuế và lãi / chi phí trả lãi. Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho các chủ nợ. + Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activity ratios): Hệ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán / hàng tồn kho Hệ số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu / các khoản phải thu Hệ số vòng quay tài sản = doanh thu thuần / tổng tài sản Ví dụ minh hoạ về phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành Phòng Quan hệ khách hàng 1 nhận được hồ sơ và đề nghị cấp hạn mức vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động năm 2008 của Công ty Hà An. Giới thiệu về Công ty Hà An Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là sản xuất nguyên liệu giấy, sản phẩm giấy carton, buôn bán hàng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, kinh doanh các mặt hàng điện máy, thiết bị văn phòng. Nhu cầu của Công ty Vay vốn ngắn hạn, cụ thể: Hạn mức xin cấp: 25.000.000.000 Thời hạn rút vốn: 12 tháng Mục đích: Bổ sung vốn ngắn hạn 2008 Hình thức trả nợ gốc và lãi: Trả dần khi đến hạn theo từng hợp đồng ngắn hạn cụ thể, trả lãi hàng tháng Tài sản đảm bảo: Bất động sản Thế chấp, cầm cố hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho tại Công ty Toàn bộ số dư taì khoản tiền gửi tại Chi nhánh Hà Thành và TCTD khác Kết quả thẩm định Công ty vay vốn Kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý: Đầy đủ Kết quả thẩm định tình hình hoạt động của khách hàng Một số chỉ tiêu tài chính và tình hình hoạt động SXKD của Cty Hà An Bàng 8: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2005, 2006, 2007 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Mã Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/05 2007/06 TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn 100 26,630 52.65% 31,214 52.71% 34,381 57.19% 117% 110% I Tiền 110 1,592 3.15% 1,675 2.83% 2,722 4.53% 105% 163% 1 Tiền mặt tồn quỹ 111 70 0.14% 49 0.08% 455 0.76% 70% 929% 2 Tiền gửi Ngân hàng 112 1,522 3.01% 1,626 2.75% 2,267 3.77% 107% 139% II Các khoản phải thu 130 7,506 14.84% 6,606 11.15% 8,168 13.59% 88% 124% 3 Phải thu của khách hàng 131 6,805 13.45% 6,365 10.75% 7,968 13.25% 94% 125% 4 Trả trước cho người bán 132 601 1.19% 41 0.07% 7% 0% 5 Các khoản phải thu khác 138 100 0.20% 200 0.34% 200 0.33% 200% 100% III Hàng tồn kho 140 17,532 34.66% 22,933 38.72% 23,492 39.08% 131% 102% B Tài sản CĐ và đầu tư dài hạn 200 23,953 47.35% 28,009 47.29% 25,738 42.81% 117% 92% I Tài sản cố định 210 23,716 46.89% 27,653 46.69% 25,375 42.21% 117% 92% 1 Tài sản cố định hữu hình 211 23,716 46.89% 37,427 63.20% 25,375 42.21% 158% 68% Nguyên giá 212 30,593 60.48% (9,775) 16.51% 37,685 62.68% (32%) -386% Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 213 (6,877) (13.60%) 200 0.34% (12,310) (20.48%) (3%) -6155% II Các khoản ĐTTC dài hạn 220 181 0.36% 200 0.34% 200 0.33% 110% 100% III Chi phí xây dựng CBDD 230 30 0.06% 122 0.21% 163 0.27% 407% 134% V Chi phí trả trước dài hạn 241 26 0.05% 35 0.06% - 135% 0% Tổng cộng tài sản (250=100+200) 250 50,582 59,223 60,119 117% 102% NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 300 39,148 77.40% 47,359 79.97% 46140 76.75% 37% 321% I Nợ ngắn han 310 29,108 57.55% 37,719 63.69% 39,105 65.05% 130% 104% 1 Vay ngắn hạn 311 15,350 30.35% 17,320 29.25% 27,759 46.17% 113% 160% 2 Phải trả cho người bán 313 13,626 26.94% 20,331 34.33% 10,805 17.97% 149% 53% 3 Người mua trả tiền trước 314 14 0.02% 0% 4 Thuế và các khoản phải nộp NSNN 315 73 0.14% 54 0.09% 319 0.53% 74% 172% 6 Khoản phải trả, phải nộp khác 318 59 0.12% 222 0.37% 0% II Nợ dài hạn 320 10,040 19.85% 9,640 16.28% 7,036 11.70% 96% 73% 1 Vay dài hạn 321 6,273 12.40% 5,874 9.92% 3,308 5.50% 94% 56% 2 Nợ dài hạn 322 3,767 7.45% 3,767 6.36% 3,728 6.20% 100% 99% B Nguồn vốn chủ sở hữu 400 11,434 22.60% 44,864 75.75% 13,979 23.25% 392% 31% I Nguồn vốn, quỹ 410 11,434 22.60% 11,864 20.03% 13,979 23.25% 104% 118% 1 Nguồn vốn kinh doanh 411 11,292 22.32% 11,292 19.07% 11,292 18.78% 100% 100% 2 Lợi nhuận tích luỹ 412 572 0.95% 3 Lợi nhuận chưa phân phối 416 142 0.28% 572 0.97% 2,115 3.52% 403% 370% Tổng nguồn vốn (430=300+400) 430 50,582 59,223 60119 Trước hết cần cần có cái nhìn tổng quan về mục tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán từ năm 2005 đến tháng 09 năm 2007 Về tài sản, quy mô tổng tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên, tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Tốc độ tăng năm 2006 so với năm 2005 là 17%, đến tháng 09/2007, chỉ tăng 2% (tương đương tăng 896 triệu đồng, đạt gía trị 60.119 triệu đồng). Tổng tài sản của Công ty tăng lên chủ yếu là do Công ty tăng tài sản ngắn hạn (tăng khoản mục tiền và các khoản phải thu). Về cơ cấu tài sản, tài sản ngắn hạn biến động theo hướng tăng dần qua các năm: năm 2005 là 26.630 triệu đồng đến thời điểm tháng 12 năm 2006 tăng lên 31.214 triệu đồng tương ứng với 17%, đến cuối tháng 9 năm 2007 tiếp tục tăng 10% với giá trị 34.381 triệu đồng. Về cơ cấu, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn duy trì trong khoảng hơn 50%, tại thời điểm 31/12/2005, tài sản ngắn hạn chiếm 52,65% tổng tài sản và tại tháng 12/2006 chiếm 52,7%, cho đến cuối tháng 9/2007 tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tiếp tục duy trì ở mức 57,19%. Trong tài sản ngắn hạn, tất cả các khoản mục đều có xu hướng tăng so với cuối năm 2006, tốc độ tăng tăng dần theo tính lỏng của tài sản. Cụ thể, tiền tăng cao nhất (63%), mà chủ yếu tăng các khoản tiền gửi tại Ngân hàng, tiếp theo là các khoản phải thu (24%), tăng thấp nhất là hàng tồn kho (2%). Các khoản phải thu của Công ty biến động không ổn đinh qua các năm. Năm 2006 giảm từ 7.506 triệu đồng xuống 6.606 triệu đồng (tương đương giảm 12%). Tuy nhiên đến hết tháng 9/2007, khoản mục này lại có dấu hiệu tăng trở lại (tăng 24%) với giá trị là 8.168 triệu đồng. Cùng với sự biến động về số tuyệt đối là sự thay đổi về tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản. Từ năm 2005 đến hết 9 tháng năm 2007, mức độ biến động của tỷ tọng các khoản phải thu lần lượt là: 28,19%, 21,16%, 23,76%. Trong các khoản phải thu, chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng bao gồm các khoản phải thu từ khách hàng mà Công ty bán hàng trực tiếp. Đến thời điểm tháng 09/2007, giá trị các khoản phải thu là 7.968 triệu đồng, giá trị phải thu đối với mỗi khách hàng không lớn, chỉ dưới 1 tỷ đồng, lại hầu hết do các công ty lớn nên đảm bảo khả năng thu hồi. Vòng quay các khoản phải thu tăng từ 7,2 vòng năm 2005 lên 8,7 vòng năm 2006 cho thấy Công ty đã chú trọng đẩy nhanh việc thu tiền bán hàng từ khách hàng, nâng cao hiệu quả đồng vốn. Đến cuối tháng 09/2007 vòng quay các khoản phải thu giảm xuống còn 6,9 vòng. Tuy nhiên số liệu năm 2007 chỉ là số liệu cho 9 tháng, chưa phải là số liệu cả năm nên chưa phản ánh thực sự chính xác. Năm 2006, hàng tồn kho vẫn là khoản mục có tốc độ tăng cao nhất trong tài sản ngắn hạn. Sau khi có mức tăng khá cao vào năm 2006 (tăng 31%), đến thời điểm cuối tháng 9/2007 thì hàng tồn kho chỉ tăng 2% so với năm 2006, đạt giá trị 23,492 triệu đồng. Giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn, tại thời điểm cuối năm 2005, tỷ trọng là 65,84% tài sản ngắn hạn, đến cuối năm 2006 chiếm 73,47%, đến 30/09/2007, mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng là 68,33%. Vì đặc thù của Công ty là Công ty sản xuất thương mại nên giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn. Về tài sản dài hạn, TSDH của Công ty tăng từ 23.953 triệu đồng năm 2005 lên 28.009 triệu đồng năm 2006, đến tháng 9/2007 giảm xuống còn 25.375 triệu đồng (tương đương giảm 8%). Tài sản dài hạn của Công ty bao gồm: tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn (cụ thể là đầu tư chứng khoán) và các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2005 đạt 23.716 triệu đồng chiếm 99,01% tài sản dài hạn, đến thời điểm cuối năm 2006 tài sản cố định tăng lên đạt 27.653 triệu đồng chiếm 98,73%. Tính đến cuối tháng 09/2007 tài sản cố định giảm xuống còn 25.375 triệu đồng chiếm 98,58%. Tài sản cố đinh của Công ty chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc (6.208 triệu đồng) và máy móc thiểt bị (17.851 triệu đồng). Trong cơ cấu tổng tài sản thì tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản cố định của Công ty là ở mức chấp nhận được: Năm 2006, tài sản ngắn hạn chiếm 52.71% tổng tài sản, tài sản cố định chiếm 46.69%. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng qua các năm, như vậy có thể thấy Công ty đã chú trọng đến vấn đề đầu tư mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường. Về nguồn vốn, nguồn vốn của Công ty biến động tương ứng với tốc độ tài sản. Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn và biến động qua các năm. Năm 2005 là 39.148 triệu đồng (chiếm 77,4% nguồn vốn). Sang đến 9 tháng đầu năm 2007 nợ phải trả có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 46.140 triệu đồng (giảm 3% so với cuối năm 2006 và chiếm 76,75% nguồn vốn). Nơ ngắn hạn có xu hướng tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải trả: năm 2005 là 29.108 triệu đồng chiếm 74,35% nợ phải trả, năm 2006 tăng mạnh lên 37.719 triệu đồng (tăng 30% so với cuối năm 2005) chiếm 79,64% nợ phải trả và sang năm 2007 tiếp tục tăng nhẹ lên 39.105 triệu đồng (tăng 4% so với năm 2006) chiếm 84,75% tổng số nợ phải trả. Trong nợ ngắn hạn, vay ngắn hạn có xu hướng tăng liên tục từ năm 2005 đến năm 2007, cho thấy nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Nếu năm 2006 vay ngắn hạn chỉ tăng 13%, từ 15.350 triệu đồng lên 17.320 triệu đồng thì đến hết tháng 9/2007 đã tăng 60% so với năm 2006, đạt giá trị 27.759 triệu đồng. Đối với vay ngắn hạn, hiện công ty bổ sung từ vay ngắn hạn hạn mức tại chi nhánh Hà Thành và vay cá nhân. Nguồn vay vốn cá nhân có trị giá 14 tỷ và mức vay này được duy trì ổn định qua các năm, như vậy giá trị khoản vay ngắn hạn tăng lên qua các năm chủ yếu do công ty được tăng hạn mức vay vốn tại Ngân hàng. Nếu vay ngắn hạn tăng khá mạnh thì phải trả người bán lại có sự vận động ngược chiều. Sau khi tăng mạnh vào năm 2006, tăng 49%, thì đến hết tháng 09/2007, khoản mục này đã giảm với mức độ tương ứng (khoảng 47%), đạt giá trị 10.805 triệu đồng. Tương ứng với sự biến động này là sự thay đổi về tỷ trọng trong tổng nợ ngắn hạn. Từ năm 2005 đến tháng 09/2007, tỷ trọng trong nợ ngắn hạn lần lượt là 46,81%, 53,9%, 27,63%. Các khoản phải trả người bán là trả cho các đơn vị cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất bìa carton của Công ty. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty bao gồm cả trong nước và nhập khẩu, tuy nhiên theo bảng kê phải trả người bán chỉ gồm các đơn vị trong nước. Trái ngược với xu thế biến động của nợ ngắn hạn, nợ dài hạn lại liên tục giảm. Năm 2006 giảm 4%, cuối tháng 09/2007 tiếp tục giảm 27%, nguyên nhân chủ yếu do giảm vay dài hạn (giảm 44%), nợ dài hạn cũng có giảm nhưng không đáng kể (chỉ giảm 1%). Trong năm 2006 và 2007 việc đầu tư vào tài sản cố định rất ít, trong 9 tháng năm 2007 hầu như không có, do đó việc thanh toán dần vay daì hạn tại Ngân hàng đã làm giảm giá trị của khoản mục này. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thanh toán trước hạn các khoản vay dài hạn cho Ngân hàng. Nhìn chung, trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu (năm 2006 chiếm 63,69%) trong khi đó nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ là 16,28%. Việc phân bổ nguồn vốn như trên là chưa phù hợp với cơ cấu tài sản cố định và tài sản ngắn hạn. Mặc dù nợ phải trả giảm 3% so với năm 2006, nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 18% nên đã làm tăng tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do tăng lợi nhuận chưa phân phối, đây là xu hướng được duy trì từ năm 2005. Đến hết tháng 09/2007, lợi nhuận chưa phân phối đã tăng xấp xỉ gần 4 lần so với năm 2006, từ 572 triệu đồng lên 2.115 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả. Qua xem xét các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của Công ty cho thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty không có biến động bất thường, tiếp tục tăng trưởng ổn định. Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 9 tháng Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 45,759 61,491 51,655 134.4% 84.0% Các khoản giảm trừ & cung cấp DV 103 58 56.3% 1. Doanh thu thuần 45,759 61,338 50,802 134.0% 82.8% 2. Giá vốn hàng bán 42,029 91.8% 56,143 91.5% 44,022 86.7% 133.6% 78.4% 3. Lợi nhuận gộp 3,730 8.2% 5,245 8.6% 6,780 13.3% 140.6% 129.3% 4. Chi phí bán hàng 1470 2.9% 5. Chi phí quản lí doanh nghiệp 1,710 3.7% 2,557 4.2% 894 1.8% 149.5% 35.0% 6. Lợi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21271.doc
Tài liệu liên quan