Năm 1980 và 1981 luật mới về trọng tài đã được ban hành với mục đích
soạn thành những luật lệ và cải tiến những quy định về luật kiện này. Luật trọng tài
mới được căn cứ vào quyển 4 của BLDS Pháp. Nó quy định riêng rẻ 2 chế độ trọng
tài trong nước và trọng tài quốc tế, không đặt ra sự cản trở nào cho trọng tài quốc
tế, ngoại trừ sự khẩn cấp của “chính sách quốc tế chung”.
Pháp là thành viên của nhiều công ước đa phương: Nghị định thư Giơnevơ
về điều khoản trọng tài năm 1923; công ước Giơnevơ về thi hành phán quyết trọng
tài năm 1927; công ước Newyork về công nhận và thi hành phán quyết của trọng
tài nước ngoài năm 1958( với nguyên tắc “có đi có lại” và tuyên bố về tranh chấp
thương mại); công ước Châu âu về trọng tài quốc tế năm 1961 và hiệp định có liên
quan đến sự áp dụng của công ước năm 1962; công ước về hòa giải tranh chấp đầu
tư giữa những quốc gia và công dân của những quốc gia khác năm 1965. Ngoài ra,
Pháp còn là thành viên của nhiều hiệp ước song phương với điều kiện nhờ đến
phân xử bằng trọng tài và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, như là hiệp
ước song phương mở rộng khả năng áp dụng công ước Newyork đối với những
quốc gia Châu phi nói tiếng Pháp.
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Pháp chỉ định
trọng tài viên (điều 1493).
Một trọng tài viên trong vụ phân xử trong nước có thể từ chối như là một
thẩm phán, bao gồm sự quan tâm đến kết quả của sự tranh chấp, có mối quan hệ gia
đình hoặc tài chính đối với bất cứ bên tranh chấp nào, và sự hiểu biết trước về tranh
chấp (điều 8(1)). Trong thời gian chỉ định, trọng tài viên có trách nhiệm cho các
bên tranh chấp biết về khả năng, nguyên nhân từ chối của mình (điều 1452(2)).
Nếu như có kết quả, trọng tài viên chấp nhận việc chỉ định trên sự thỏa thuận của
các bên. Điều này có nghĩa là loại trừ việc bên tranh chấp sử dụng việc từ chối bất
ngờ như là chiến lược trì hoãn phân xử. Một trọng tài viên, sau đó, có thể bị từ chối
do những lí do phát sinh sau khi đã hoàn thành việc chỉ định (điều 1463 (1)). Có
những điều khoản quy định việc giúp đỡ của Tòa án khi nghe việc từ chối (điều
1463(2)). Không có một điều khoản nào quy định về việc từ chối của trọng tài
trong phân xử quốc tế.
Luật áp dụng
Không có một điều khoản nào quy định về luật có thể áp dụng về nội dung
của tranh chấp nội địa, ta chỉ có thể đoán chừng là do luật của Pháp là dùng ứng
dụng. Những trọng tài viên thì yêu cầu căn cứ vào những phán quyết của họ trên
“những nguyên tắc của luật”, loại trừ việc ủy quyền các bên tranh chấp để ra phán
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 35
quyết tất cả mọi điều (điều 1474). Trong phân xử quốc tế, các bên tranh chấp có
quyền tự do lựa chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Nếu họ không làm như
thế, các trọng tài viên sẽ quyết định luật trọng tài để áp dụng (điều 1496). Sự trình
bày “các điều của luật lệ” thì có hệ thống hơn là “luật lệ” có nghĩa là đem đến cho
các bên tranh chấp cũng như các trọng tài viên sự linh hoạt hơn, từ đó không hạn
chế họ trong việc chọn luật của bất kì một quốc gia nào. Hơn thế nữa, cả tập quán
thương mại và những nguyên tắc pháp lý chung đều được quan tâm xem xét, tạo
nên một pháp lý thương mại quốc tế.
Có thể đoán chừng rằng, luật của Pháp có những quy định về phân xử nội
địa, mặc dù nó không có những điều khoản quy định về hiệu lực. Những quyết định
của Tòa án gần đây định nghĩa về một phán quyết của trọng tài nội địa như là một
phán quyết được đưa ra theo đúng tinh thần của thủ tục luật của Pháp. Các bên
tranh chấp trong phân xử quốc tế có thể thiết lập theo như thủ tục của luật pháp,
hoặc là dựa theo thủ tục luật được thiết kế. Khi thiếu việc chọn lựa các bên tranh
chấp, các trọng tài viên có thể chọn luật để áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp
(điều 1494). Ngay cả khi áp dụng luật của Pháp cho phân xử quốc tế, các bên tranh
chấp có thể , do sự thỏa thuận, làm giảm đi những điều khoản dự định áp dụng cho
các dự định trong nước và không can thiệp trong việc xác định phương pháp chỉ
định trọng tài và tạo nên các luật lệ (điều 1495).
Sự phân biệt giữa trọng tài nội địa và trọng tài quốc tế có ý nghĩa loại trừ sự
cần thiết chọn luật áp dụng. Không có nguyên tắc chủ đạo được đưa ra để giúp đỡ
một trọng tài viên trong việc quyết định thủ tục và luật áp dụng cho một phân xử
trọng tài quốc tế.
Quá trình phân xử trọng tài
Trong những vụ kiện trong nước, các trọng tài viên điều khiển các thủ tục và
được giảm bớt hầu hết các luật áp dụng cho các luật lệ Tòa án sau đây (điều 1460).
Các trọng tài viên có quyền buộc các bên đưa ra bằng chứng và quyết định tính xác
thực của bằng chứng (điều 1466). Trong khi các trọng tài viên có quyền đưa ra
quyết định tạm thời hoặc phương pháp bảo vệ với sự tôn trọng nội dung tranh chấp,
họ thì không có quyền thi hành của Tòa án.
Tòa án trọng tài có quyền ra quyết định trong thẩm quyền của mình. Trong
khi đó thẩm quyền của một trọng tài viên là hoàn thành việc đưa ra một phán quyết,
trọng tài viên còn có quyền thực hiện đúng, giải thích hoặc hoàn thành phán quyết.
Tòa án trọng tài thì có quyền cố vấn cho các chuyên gia với điều kiện nó không ủy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 36
quyền trách nhiệm của quan Tòa. Những trọng tài viên cả trong những điều khoản
tranh chấp nội địa và tranh chấp quốc tế thì không có hoạt động như là một người
hòa giải tử tế ngoại trừ trường hợp được các bên tranh chấp trao quyền (điều
1474,1497).
Trong phân xử trọng tài trong nước, trọng tài viên thực hiện theo đúng thủ
tục, bao gồm việc chỉ định luật áp dụng, ngoại trừ các bên tranh chấp có yêu cầu
khác (điều 1460). Trong khi đó họ không yêu cầu thực hiện theo tất cả những điều
khoản quy định trong các luật lệ tòa án bình thường, họ phải tuân theo một trong
những nguyên tắc của những điều luật cơ bản phản ánh trong BLDS (điều 4 đến
điều 11(1), điều 13 đến điều 21). Những điều này bao gồm việc quy định về nội
dung chủ yếu của tranh chấp, nghĩa vụ chứng minh điều mình nói là sự thật, và
thực hiện những quyền lợi cơ bản như là những quyền được nghe, quyền được đại
diện. Nếu như thỏa ước trọng tài không có quy định giới hạn về thời gian. Thì
nhiệm vụ của trọng tài là sáu tháng kể cả ngày trọng tài viên cuối cùng đảm nhận
nhịêm vụ của mình, ngoại trừ trường hợp các bên, tòa án trọng tài hoặc là Tòa án
có sự kéo dài thêm.
Luật không quy định những điều khoản tranh chấp quốc tế. Ngay khi các
bên áp dụng luật của Pháp để phân xử trọng tài, họ thì bằng thỏa thuận của mình có
thể không theo những điều khoản của luật trong nước ( điều 1495).
Không có một điều khoản nào quy định về nơi phân xử trọng tài. Thẩm
quyền của tòa án thì tham gia vào những vụ kiện trong nước, tuy nhiên, nơi phân
xử trọng tài thường được quy định trong thỏa ứơc trọng tài (điều 1457), nó có
nghĩa là việc các bên tranh chấp thực hiện quyền chọn lựa của mình. Khi mà thỏa
ước không đề cập đến , thì việc chỉ định nơi phân xử trọng tài bị thất bại, trong cả
phân xử trọng tài nội địa cũng như quốc tế, dưới những thẩm quyền của trọng tài
viên cho việc thiết lập và thi hành phân xử trọng tài .
Luật quy định những trọng tài viên sẽ quản lý việc kiện tụng và chuẩn bị hồ
sơ vụ kiện (điều 1461). Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho Tòa án trọng tài
chỉ định một trong những thành viên của Tòa án mục đích này. Trong khi đó không
có một quy định nào cho việc trình bày miệng được thừa nhận, nó chỉ là một tập
quán thông thường.
Sự hỗ trợ của Tòa án
Khi một bên tranh chấp thiếu sự hợp tác trong thỏa thuận điều khoản lựa
chọn trọng tài viên, việc chỉ định sẽ được thực hiện bởi tòa án có thẩm quyền (điều
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 37
1444). Tòa án cũng có thể yêu cầu chỉ định thêm trọng tài viên khi các bên tranh
chấp đã lựa chọn rồi (điều 1454) và ra quyết định từ chối những trọng tài viên (điều
1463). Trong phân xử nội địa thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được chỉ định
trong thỏa ước hoặc không có bất cứ sự chỉ định nào thì Tòa án phân xử trọng tài là
Tòa án nơi thỏa thuận trọng tài được thiết lập theo thỏa ước. Nếu không có thỏa
thuận nào về phân xử trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi cư trú
của bị đơn. Nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Pháp thì Tòa án nơi cư trú của
nguyên đơn là Tòa án có thẩm quyền (điều 1457).
Trong phân xử trọng tài quốc tế xét xử ở Pháp hoặc áp dụng luật của Pháp,
các bên tranh chấp có thể nhờ đến Tòa án tối cao ở Paris xét xử (điều 1493).
Trong khi luật không quy định về vấn đề này, các bên có thể đệ đơn xin Tòa
án áp dụng những biện pháp khẩn cấp bảo vệ tạm thời, đưa ra phương pháp xét xử
không yêu cầu Tòa án xem xét lẽ phải trái của tranh chấp.
Mặc dù không được quy định trong luật, một bên có thể kiến nghị lên Tòa
án có thẩm quyền yêu cầu sự có mặt của nhân chứng.
Phán quyết trọng tài
Mặc dù không quy định trong luật nhưng Tòa án trọng tài có thể đưa ra
những phán quyết tạm thời. Một phán quyết cuối cùng thì có hiệu lực pháp lý ngay
khi nó được đưa ra và Tòa án trọng tài hoàn thành nhiệm vụ (điều 1476), ngoại trừ
trường hợp cần thiết phải tôn trọng sự thật, sự giải thích cũng như việc hoàn thành
(điều 1475).
Một phán quyết của trọng tài trong nước phải lập thành văn bản và bao gồm
cả tên những trọng tài viên cũng như có ngày phán quyết được đưa ra. Một phán
quyết còn bao gồm cả tên và địa chỉ của các bên tranh chấp và một bản tổng kết
của sự tranh cải và những lý lẻ của các bên tranh chấp. Phán quyết bao gồm tên của
những luật sư hoặc tên của những người đại diện của các bên tranh chấp (điều
1471,1472).
Phán quyết phải được thiết lập trên việc bỏ phiếu lấy quyết định đại đa số và
có chữ ký của tất cả các trọng tài viên. Tuy nhiên, nếu có một số ít trọng tài viên
không đồng ý ký thì điều này phải được ghi trong phán quyết, và phán quyết đó
vẫn có hiệu lực như phán quyết có đầy đủ chữ ký của các trọng tài viên (điều
1473). Phán quyết phải được chứng minh bởi các lý lẽ (điều 1470,1471).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 38
Sự giám sát của Tòa án
Luật trọng tài ghi nhận việc đình chỉ vụ phân xử. Nó liên quan đến sự đình
chỉ vụ kiện trong trường hợp chết hoặc là phá sản hơn là theo các quy định của Tòa
án. Tuy nhiên, không thể có sự gián đoạn khi đã có sự trao đổi giữa trọng tài với
các bên tranh chấp. Khi có sự gián đoạn thì tiến trình này phải được tóm tắt một
cách tự nguyên hay bởi lệnh của Tòa án. Luật trọng tài quy định rằng trong trường
hợp các vụ kiện về tội phạm giả mạo thời gian giới hạn cho việc hoãn phân xử
trọng tài là cho đến khi đạt được một giới hạn nhất định (điều 1467). Việc phân xử
cần phải hoãn lại nếu trọng tài viên cảm thấy rằng có thể đưa ra quyết định mà
không phải dựa vào các bằng chứng được cho là giả mạo.
Không có điều khoản nào quy định về sự phê chuẩn một phán quyết trọng
tài. Một phán quyết của trọng tài thì không thể chuyển đổi thành một quyết định
của Tòa án nhưng nó được thi hành như là một phán quyết. Sự cho phép thi hành
phán quyết trọng tài là một yêu cầu cần phải có.
Nếu các bên tranh chấp không từ bỏ quyền kháng cáo của mình thì một phán
quyết trọng tài trong nước có thể được kháng cáo lên Tòa án tối cao, nơi những
người có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng. Ngoại trừ, trường hợp các bên có
yêu cầu khác, theo quy định của pháp luật trọng tài viên quyết định tất cả mọi việc
trừ quyền kháng cáo (điều 1482). Ngay cả khi không có quyền kháng cáo, một bên
có thể yêu cầu Tòa án ra một phán quyết riêng, theo những quy định cơ bản sau :
thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực; việc thành lập Tòa án trọng tài không đúng
quy cách; Tòa án trọng tài vượt quá thẩm quyền; những quy định trái với những
quyền được hưởng hoặc chính sách công cộng hoặc có những khuyết điểm về hình
thức của phán quyết (điều 1484). Trong một số vụ kiện về sự lừa đối hoặc là từ
chối các bằng chứng, sự sửa đổi lại là rất thích hợp để chống đối lại một phán quyết
trong nước của trọng tài (điều 11491).
Không có một điều khoản nào quy định về kháng cáo hoặc là hủy bỏ những
phán quyết được đưa ra ở bên ngoài nước Pháp. Một phán quyết được đưa ra ở
Pháp trong một vụ phân xử trọng tài quốc tế có thể đặt bên ngoài nền tản của phân
xử trong nước( điều 1504, 1502).
Sự thi hành phán quyết trọng tài
Để đạt được việc cho phép thi hành một phán quyết (việc cho phép thi hành
một phán quyết của trọng tài nước ngoài), bảng sao chép của phán quyết và thỏa
ước trọng tài phải được đặt cùng với Tòa án có thẩm quyền (điều 1477). Khi từ
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 39
chối công nhận thi hành phán quyết thì Tòa án phải đưa ra những lí do (điều 1478).
Một quyết định từ chối công nhận thi hành phán quyết sẽ bị kháng cáo trong
khoảng thời gian một tháng kể từ ngày phán quyết được đưa ra (điều 1489). Một
quyết định công nhận thi hành phán quyết thì không được kháng cáo nhưng có thể
yêu cầu xét xử lại vụ kiện hoặc đặt ra ngoài một phán quyết. Hệ thống pháp luật
của Pháp đưa ra một chế độ ít hạn chế cho việc công nhận và thi hành phán quyết
trọng tài nước ngoài và quốc tế hơn pháp luật quốc gia và Công ước đa phương
(đáng kể nhất là Công ước New York năm 1958). Một phán quyết sẽ được công
nhận ở Pháp nếu như sự tồn tại của nó là được thiết lập trên những nguyên tắc cơ
bản của nguyên bản phán quyết và thỏa ước trọng tài và sự thi hành chúng thì
không trái ngược với những chính sách công cộng quốc tế (điều 1498). Việc cho
phép thi hành một phán quyết trọng tài nước ngoài thì có thể đạt được giống với
phương pháp cho thi hành phán quyết trọng tài nội địa (điều 1500). Một quyết định
thừa nhận việc công nhận hoặc thi hành của một phán quyết trọng tài quốc tế có thể
bị kháng cáo trong những trường hợp sau: sự thiếu hoặc không có hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài, việc thành lập Tòa án trọng tài không đúng, sự vượt quá thẩm
quyền của các trọng tài viên, không tuân theo quá trình tố tụng hoặc những quy
định của chính sách quốc tế( một chuẩn khác với chuẩn áp dụng cho các phán
quyết trong nước) (điều 1502). Quyết định từ chối không nhận và thi hành có thể bị
kháng cáo trong giới hạn thới gian là một tháng (điều 1501, 1503).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 40
CHƯƠNG 2
PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003
VỚI XU HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
2.1 PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003 - BƯỚC TIẾN TRONG
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP TRỌNG TÀI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
2.1.1 Sự ra đời của pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam là một tất yếu
khách quan
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan trong thế giới ngày nay. Xu thế này
đang lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và Việt Nam không đứng ngoài xu
thế ấy. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với khái niệm toàn cầu hoá cũng như
toàn cầu hoá kinh tế. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu: “Toàn cầu hoá là quá
trình gia tăng mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động, phụ thuộc lẫn
nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, nó vừa là kết
quả vừa là xu thế tât yếu, khách quan, nhu cầu cấp bách của sự phát triển lực lượng
sản xuất và các lực lượng khác của xã hội”
6
. Các quốc gia trên thế giới, hiện nay,
tuỳ thuộc vào tính chất và trình độ phát triển của mình mà tìm kiếm, lựa chọn con
đường, cách thức, lộ trình cho sự hội nhập của mình vào quá trình kinh tế khu vực
và quốc tế. Tuy nhiên, sự thành bại của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế không chỉ phụ thuộc vào các giải pháp cải cách kinh tế, mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào cải cách Nhà nước, cải cách xã hội, đặc biệt là cải cách pháp
luật.
Pháp luật với tính cách là hình thức pháp lý của các quan hệ quốc tế, luôn là
một yếu tố có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với số phận của mọi giải pháp cải
cách kinh tế. Sự hội nhập kinh tế quốc tế với các mô hình cải cách kinh tế đang
được đề xướng và thực hiện tại các quốc gia trên thế giới luôn gắn liền với các cải
cách pháp luật. Hay nói một cách khác, các vấn đề của quá trình hội nhập kinh tế
6
Nguyễn Văn Mạnh – Vai trò của Nhà nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 3/2003, trang 12, 13.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 41
quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề pháp lý đòi hỏi được giải quyết trên phạm vi
toàn cầu và trong phạm vi mỗi quốc gia. Trong thế giới ngày nay, sự hợp tác quốc
tế đang diễn ra đặc biệt mạnh mẽ. Sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trên thế
giới dù diễn ra dưới bất kỳ lí do nào cũng làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt thế giới và
tạo ra một bức tranh đa diện không chỉ trên phương diện chính trị, thương mại mà
cả trên phương diện pháp lý. Xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã
đưa đến những thay đổi có tính tích cực trong đời sống pháp luật quốc tế, mở ra
nhiều kinh nghiệm cho các quốc gia tiến hành hội nhập về phương diện luật pháp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều thách thức đối với các hệ thống pháp luật
quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước kém phát triển.
Toàn cầu hoá và những thử thách trên phương diện pháp luật đã đặt Việt
Nam trước những thách thức trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nước ta hiện nay đang trên con đường hội nhập với trên 70 hiệp định
thương mại song phương đã được kí kết cùng với sự quan hệ hợp tác thương mại
song phương với trên 150 quốc gia; có trên 70 nước ở khu vực, lãnh thỗ đầu tư vào
Việt Nam; có 167 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của ASEAN, AFTA, APEC và của nhiều tổ chức, diễn
đàn quốc tế và khu vực. Ngoài ra, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì đang
trên con đường phát triển cùng với lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO) đã đặt cho pháp luật Việt Nam nhiều thử thách mới.
Nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá bảo đảm sự
tương thích của pháp luật quốc gia với các không gian pháp lý có tính chất quốc tế
đang đòi hỏi Nhà nước ta phải đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật. Sự hoàn
thiện pháp luật có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia trong quá
trình hội nhập. Với tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tranh thủ thời cơ,
vượt qua thử thách, Nhà nước ta đang tích cực cải cách pháp luật, cải cách các thể
chế pháp lý để một mặt đáp ứng với các yêu cầu cải cách kinh tế trong nước, mặt
khác, làm cho pháp luật nước ta nhanh chóng tương thích với các chuẩn mực pháp
luật khu vực và quốc tế, tạo thế chủ động trong các quan hệ hợp tác quốc tế hiện
nay. Việt Nam để đảm bảo được những điều kiện thuận lợi để hội nhập quốc tế và
khu vực cần phải hoàn thiện pháp luật theo khung pháp luật phù hợp với “chuẩn”
quốc tế, mà trong đó pháp luật thương mại Việt Nam là cần phải hoàn thiện hơn cả.
Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam đã ra đời trong hoàn cảnh Việt
Nam cần phải hoàn thiện pháp luật, đánh dấu một bước mới trong quá trình lập
pháp của Việt Nam nói chung và pháp luật trọng tài nói riêng. Pháp lệnh đã khắc
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 42
phục được những điểm bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản trước đây
về trọng tài đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới. Trọng tài phi chính phủ ở nước ta được thành lập từ tháng 09/1994, tuy
nhiên, trong quá trình hoạt động đến nay trọng tài chưa thể hiện được vai trò và khả
năng của mình do nhiều nguyên nhân đáng kể. Mà nguyên nhân đáng kể nhất là
thiếu một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về trọng tài thương mại. Điều đó thể hiện
trong những quy định trước đây, về cơ bản các văn bản điều chỉnh về trọng tài
thương mại chủ yếu là các văn bản dưới luật, giá trị pháp lý không cao (ví dụ như
NĐ 116/CP ngày 5/9/1994 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của trọng tài
kinh tế; Thông tư số 02/PLDS KINH Tế của Bộ tư pháp ngày 3/1/1995 hướng dẫn
nghị định 116/CP; Quyết định số 204- TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính
phủ về tổ chức của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; Quyết định số 114-TTg
ngày16/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam; …). Nhìn một cách khách
quan, Nhà nước ta thực sự chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này, thể hiện ở
việc văn bản được ban hành một cách rời rạc, thiếu hệ thống do nhiều cơ quan khác
nhau ban hành. Từ đó, dẫn đến việc các văn bản này khi đem thực thi thì mâu thuẩn
và chồng chéo lên nhau do nội dung không thống nhất.
Việc xây dựng Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam đã tạo điều kiện
cho trọng tài nước ta có bước đột phá trong tương lai và đáp ứng cơ bản được quá
trình hội nhập của Việt Nam. Đồng thời cũng giải quyết được tình trạng thiếu tính
thống nhất về hệ thống pháp luật trọng tài trước kia.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt Nam bao gồm cơ cấu 8 chương, 63
điều có hiệu lực thi hành ngày 01/07/ 2003 với chức năng giải quyết các vụ tranh
chấp phát sinh trong hoạt động thương mại bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo
vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
-Chương 1: Những quy định chung, quy định về phạm vi điều chỉnh và giải
quyết bằng tranh chấp trọng tài (điều 1- điều 8).
-Chương 2: Thỏa thuận trọng tài, quy định về hình thức và hiệu lực của thỏa
thuận trọng tài (điều 9- điều 11).
-Chương 3: Trọng tài viên, quy định những nội dung cơ bản về điều kiện
trở thành trọng tài viên cũng như quy định về quyền và nghĩa vụ của trọng tài viên
(điều 12- điều 13).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 43
-Chương 4: Trung tâm trọng tài, quy định về điều kiện thành lập địa vị pháp
lý cũng như quyền hạn và nhiệm vụ của trung tâm trọng tài (điều 14- điều 18).
-Chương 5: Quy định chi tiết về tố tụng trọng tài bao gồm 31 điều (điều 19-
điều 50).
-Chương 6: Quy định về hủy quyết định trọng tài; thi hành quyết định trọng
tài.
-Chương 7: Quản lý Nhà nước về trọng tài.
-Chương 8: Điều khoản thi hành.
2.1.2 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Pháp lệnh trọng tài thương mại (sau đây gọi là Pháp lệnh) ra đời là động lực
mới cho sự phát triển của trọng tài phi chính phủ ở nước ta. So với những quy định
về trọng tài trước đây, Pháp lệnh có những bước “đột phá” trên cơ sở tiếp nhận
Luật mẫu UNCITRAL và nghiên cứu những luật về trọng tài của các nước trên thế
giới. Pháp lệnh có những điểm mới, cụ thể:
2.1.2.1 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam đã mở rộng về thẩm quyền
của trọng tài
Phạm vi thẩm quyền xét xử của trọng tài là một yếu tố quan trọng, nó quy
định thẩm quyền của một Trung tâm trọng tài đối với một vụ kiện cụ thể. Một điều
khoản thỏa thuận trọng tài ghi đầy đủ tên Trung tâm trọng tài, quy tắc tố tụng trọng
tài.. cũng chưa hẳn vụ kiện đã được Trung tâm thụ lý. Trọng tài chỉ thụ lý khi xem
xét thấy vụ kiện nằm trong thẩm quyền xét xử của mình, tức trọng tài phải xem xét
vụ kiện đó theo quy định của pháp luật có thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài
hay không ? Do đó, việc xác định phạm vi những tranh chấp có thể được giải quyết
bằng trọng tài là rất quan trọng. Ngoài ra, đây còn là một vấn đề phức tạp không
chỉ trong nguyên tắc mà cả trong quá trình thực thi pháp luật về trọng tài.
Điều 1 Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt Nam quy định “Pháp lệnh này
quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh
trong hợp đồng thương mại theo sự thỏa thuận của các bên”. Điều 2 khoản 3 tiếp
tục giải thích về khái niệm thương mại mà hoạt động thương mại ở đây được hiểu
theo nghĩa rộng như Luật mẫu UNCITRAL, theo đó, hoạt động thương mại là việc
thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của các cá nhân, tổ chức kinh doanh
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Đặng Thị Lan Phương 44
bao gồm mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương
mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; Li-xăng; đầu tư;
tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò; khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành
khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi
thương mại khác theo quy định của pháp luật. Nếu so với quy định của luật một số
nước khác thì đây là một quan điểm tương đồng .Do trọng tài là một lĩnh vực tương
đối mới đối với nước ta, nên quy định này của nước ta khi tiếp nhận Luật mẫu là
vận dụng phương pháp liệt kê, từ đó quy định một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền
xét xử của trọng tài. Xét về lâu dài, khái niệm này có thể sẽ không bao quát hết các
lĩnh vực tranh chấp phát sinh có thể giải quyết bằng phương pháp trọng tài. Trong
khi đó, Luật trọng tài Trung Quốc khi vận dụng Luật mẫu trong vấn đề này đã dùng
phương pháp loại trừ để xác định phạm vi trọng tài. Tại điều 3 của Luật trọng tài
Trung Quốc quy định những loại tranh chấp không thể đưa ra trọng tài bao gồm:
tranh chấp hôn nhân, nuôi con nuôi, giám hộ, thừa kế, tranh chấp hành chính. Và
tại điều 65, Luật Trung Quốc tiếp tục quy định một cách khái quát các lĩnh vực
phát sinh từ các hoạt động kinh tế, buôn bán, vận tải và hàng hải có thể đưa ra giải
quyết tại trọng tài.
So với quy định của NĐ 116/CP giới hạn thẩm quyền trọng tài trong phạm
vi các tranh chấp về hoạt động kinh tế; giữa công ty và thành viện công ty, giữa các
thành viên của công ty với nhau
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 63638.doc
- 63638.pdf