LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương i: Lý luận chung về quản lý 2
nguồn nhân lực 2
i. những lý luận cơ bản về công tác quản lý nguồn nhân lực ( nnl) 2
1. Nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực. 2
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực: 2
1.2. Khái niệm về quản lý nguồn nhân lực: 4
2. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực: 4
2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nguồn nhân lực. 5
3. Nhiệm vụ tổ chức định mức lao động: 6
Ii. nội dung quản lý nguồn nhân lực 8
1. Hệ thống quản lý nguồn nhân lực: 8
2. Chiến lược nguồn nhân lực: 11
2.1. Vai trò của lập chiến lược nguồn nhân lực: 11
3. Định biên 12
3.1. Tuyển mộ 12
3.2. Tuyển chọn nhân lực 14
3.3. Làm hoà nhập người lao động. 16
3.4. Lưu chuyển nhân lực 18
4. Phát triển nguồn nhân lực 19
4.1. Đánh giá sự thực hiện 20
4.2. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 23
5. trả công cho người lao động 26
5.1. Tổng quan về trả công cho người lao động 26
5.2. Những nhân tố quyết định đến viện trả công cho người lao động 26
5.3. Trả công theo thời gian 27
chương II: Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại công ty may Minh Trí 31
I. giới thiệu chung về công ty may minh trí 31
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Minh trí 31
2. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty 32
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty may Minh Trí. 33
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm : 34
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty TNHH may Minh Trí. 35
2.1. Cácphòng ban của công ty 37
2.1.1. Phòng tổ chức lao động hành chính: 37
2.1.2. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu 38
2.1.3. Phòng quản lý đơn hàng: 38
2.1.4. Phòng thiết kế kỹ thuật 38
2.1.5. Phòng KCS: 38
2.1.6. Phòng kế hoạch – tài chính. 38
2.2. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty: 39
II. Tình hình quản lý nguồn nhân lực tại công ty May Minh Trí trong những năm gần đây: 40
1.1.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề: 41
1.1.1. Của công nhân trực tiếp sản xuất: 41
1.1.2. Của cán bộ quản lý cấp cao. 42
1.1.3. cán bộ quản lý cấp phân xưởng: 42
2. Tình hình quản lý NNL tại công ty May Minh Trí trong những năm gần đây. 43
1. Công tác tuyển chọn: 43
2. Tình hình quản lý NNL tại công ty Minh Trí trong những năm gần đây: 44
3. Công tác đào tạo 47
2.1. Các hình thức đào tạo 47
2.2. Các hình thức đào tạo NNL của công ty: 47
3. Phân loại lao động ở công ty Minh Trí 48
3.1. Mục đích của việc phân loại 48
3.2. Tiêu chuẩn phân loại 49
4. Các hình thức khuyến khích động viên người lao động 50
4.1. Về công tác tiền lương 50
4.2. Các chế độ đãi ngộ khác 50
iii. Đánh giá chung về quản lý nguồn nhân lực tại công ty may minh trí 51
1. Những thành tựu đạt được 51
2. Những hạn chế còn tồn tại về quản lý nguồn nhân lực tại công ty Minh Trí 51
2.1. Các chính sách chế độ chưa đạt hiệu quả 52
2.2. Các phong trào văn hoá trong công ty 52
CHƯƠNG III. 53
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY MAY MINH TRÍ 53
I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY THỜI GIAN TỚI 53
1. Quy chế tuyển dụng lao động của công ty may Minh Trí trong thời gian tới : 54
2. Phấn đấu nâng cao mức thu nhập cho CBCNV 54
3.Đối với công tác đào tạo – phát triển, 54
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NNL TẠI CÔNG TY MAY MINH TRÍ 55
1. Về công tác tuyển chọn 55
2. về công tác đào tạo. 57
2.1 Xác định nhu cầu đào tạo: 57
2.2 Xác định hình thức đào tạo 58
2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo 59
3. Tăng cường hơn nữa kỷ luật lao động 62
4. Áp dụng các chính sách khuyến khích lợi ích vật chất 65
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại công ty may Minh Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên thi trường; mức chi phí sinh hoạt; tác động của tổ chức công đoàn; tác động của dư luận xã hội; sự biến động của nền kinh tế và những quy định của pháp luật …
Các yếu tố thuộc về công việc
Công việc mà người lao động đang thực hiện là nhân tố quyết định chủ yếu đến việc trả công cho người lao động. Khi trả công, các tổ chức chủ yếu chú trọng đến giá trị thực sự của công việc.
Các yếu tố thuộc về người lao động
Bản thân người lao động cũng tác động đến việc trả công. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như mức độ hoàn thành công việc, thâm niên công tác, kinh nghiệm; tiềm năng và các yếu tố khác
5.3. Trả công theo thời gian
Trả công theo thời gian được áp dụng cho những nhân lực làm công việc quản lý, hoặc áp dụng cho những công việc không thể tiến hành định mức chặt chẽ và chính xác. Trả công theo hình thức này chỉ có hiệu quả khi: (1) coi chất lượng và độ chính xác sản phẩm là yếu tố quan trọng mà nếu trả công theo sản phẩm thì có thể mất hai tính chất này, (2) do tính chất của việc sản xuất rất đa dạng (3) quá trình sản xuất thường bị gián đoạn và trì hoãn khiến cho tổ chức không thể trả công theo hình thức kích thích sản suất
Trả công theo thời gian có hai loại
Trả công theo thời gian đơn giản: tiền công nhận được của mỗi nhân viên do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Tiền công theo thời gian đơn giản có thể là lương giờ, lương ngày hoặc lương tháng: Trả công theo hình thức này không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, không khuyến khích tiết kiệm nguyên vật liệu và không khuyến khích tăng năng suât lao động.
Trả công theo thời gian có thưởng: Hình thức này kết hợp trả công theo thơì gian đơn giản va tiền thưởng khi nhân lực đạt được những chỉ tiêu số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Hình thức này không chỉ phản ánh cấp bậc, thời gian làm việc thực tế, còn phản ánh thành tích công việc của người lao động. Do đó hình thức này khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả công việc.
b- Trả công theo sản phẩm
Hiện nay, hầu hết các tổ chức đều muốn trả công theo sản phẩm do những ưu tiên rõ rệt của nó so với trả công theo thời gian. Các ưu điểm của hình thức này bao gồm: (1) kích thích nâng cao năng suất lao động, (2) khuyến khích nâng cao kỹ năng, trình độ phát huy sáng tạo, (3) quán chiệt nguyên tác trả công theo số lượng và chất lượng lao động.
Trả công theo sản phẩm có thể bao gồm những hình thức sau:
+ Trả công trực tiếp cá nhân: áp dụng đối với người lao đông trực tiếp sản xuất, hoạt động của họ mang tính chất độc lập tương đối, sản phẩm có thể nghiệm thu và kiểm tra riêng biệt. tiền công của người lao động bằng đơn giá nhân số lượng sản phẩm sản xuất. Hình thức trả công này kích thích người lao động cố gắng nâng cao trình độ lành nghề và năng xuất lao động, tuy nhiên lại không khuyến khích người lao đông quan tâm đến việc sử dụng tốt máy móc thiết bị, và tiết kiệm nguyên vật liệu cũng như không chú ý đến công việc tập thể.
+ Trả công theo hình thức sản phẩm tập thể: Hình thức trả công này áp dụng với công việc cần một tập thể người lao động, thí dụ sản xuất theo dây chuyền hay lắp giáp thiết bị. Tiền công của cả tập thể cũng được tính bằng đơn giá bình quân nhân với số lượng sản phẩm sản xuất của tập thể. Sau khi xác định tổng tiền công của tập thể , người ta có thể dùng hệ số điều chỉnh hoặc hệ số giờ để tính tiền công cho mỗi cá nhân trong tập thể. hình thức trả công này khuyến khích nâng cao trách nhiệm đối với công việc tập thể nhưng người lao động ít được kích thích để nâng cao năng xuất lao động do sản lượng sản xuất của mỗi người lao động không trục tiếp quyết định đến tiền công của họ.
+ Trả công theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để trả công cho những lao động phụ mà công việc của họ nhằm bổ sung cho kết quả lao động của những người lao động chính hưởng lương theo sản phẩm. Thu nhập tiền công của người lao động phụ tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất của ngươi lao động chính cach lây số % hoàn thành mức sản lượng của người lao động chính nhân với mức lương theo cấp bậc của người lao động phụ. Hình thức trả công này khuyến khích những người lao động phụ phục vụ tốt hơn cho lao động chính .
+Trả công khoán : hình thức trả công khoán áp dụng đối với những công việc nếu giao từng chi tiết, bộ phận sẽ không hiệu quả mà phải giao toàn bộ khối lượngcông việc cho người lao động hoàn thành trong một thời gian nhất định. Hình thức này khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng thông qua hiệp đồng khoán chặt chẽ.
+Trả công theo sản phẩm có thưởng: đây là cách trả công kết hợp một trong các hình thức nói trên với các hình thức tiền thưởng. Tiền thưởng sẽ được căn cứ vào trình độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền thưởng quy định.
+Trả công theo sản phẩm luỹ tiến: hình thức trả công này áp dụng với những bộ phận “yếu” trong sản xuất, cần phải thúc đẩy để kích thích sản xuất của cả hệ thống. Đơn giá sử dụng là đơn giá cố định (dùng trả cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành)và đơn giá tiến luỹ (dùng trả cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm). Nguồn tiền để trả thêm đối với đơn giá luỹ tiến là tiền tiết kiệm chi phí sản xuất gián tiếp cố định.
Trên đây là một số hình thức trả công chủ yếu, trong thực tế các tổ chức còn có thể áp dụng nhiều hình thức trả công khác tuỳ theo đặc điểm của công việc cần thực hiện.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY MAY MINH TRÍ
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MAY MINH TRÍ
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty may Minh trí
TÊN CÔNG TY : CÔNG TY TNHH MAY MINH TRÍ
TÊN GIAO DỊCH QUỐC TẾ : MINH TRÍ COMPANY LIMITED.
LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP : DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.
ĐỊA CHỈ: KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH TUY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI .
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: THÊU, MAY GIA CÔNG, MAY XUẤT KHẨU.
+ TEL : (84.4) 8622802.
+ FAX : (84.4) 8623602.
Ngày 22 tháng 6 năm 1995 được sự cấp phép của Sở Kế hoạch & Đầu tư mà chủ quản là thành phố Hà Nội cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn may mặc xuất khẩu Minh Trí.
Ngày đầu thành lập tổng số khoảng 85 người với khoảng 8 cán bộ kỹ thuật va quản lý.
Đến nay với sự năng động sáng tạo của Ban lãnh đạo Công ty và sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên đến nay công ty đã có gần 1000 cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước tháo dỡ khó khăn ban đầu để đưa công ty vào sản xuất đúng kế hoạch đề ra.
Có thể chia ra quá trình hình thành và phát triển của công ty thành những giai đoạn cụ thể dựa trên những nét đặc trưng và thành quả tiêu biểu của từng giai đoạn cụ thể sau:
+ Từ năm 1995-1999: Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển, địa điểm nơi sản xuất của công ty còn phân tán, máy móc thiết bị dây truyền chưa được đồng bộ lắm, đội nguc công nhân viên vừa mới ra trường nên khi vào làm năng suất còn chưa cao. Nhưng dần dần bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của Ban lãnh đạo công ty, cùng với sự cố gắng phấn đấu của công nhân nên công ty đã có những bước phát triển vượt bậc trong những giai đoạn tiếp theo.
+ Từ năm 2000 đến nay:
Với các mặt hàng may mặc xuất khẩu là chủ lực, công ty có tốc độ phát triển khoảng 20-25%/năm. Từ năm 1999 trở về trước số công nhân được thống kê có 185 lao động đến nay công ty đã có 978 lao động tức là tăng hơn 5 lần kể từ năm 1999.
Cho thấy uy tín của công ty ngày càng cao và số đơn đặt hàng mà công ty nhận được qua các năm ngày một tăng.
Hiện nay công ty có quan hệ với gần 20 quốc gia và một số hãng trung gian thông qua đơn đặt hàng may xuất khẩu. Tốc độ tăng bình quân cỉa công ty về kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 20-28%/ năm.
Để tiếp tục duy trì kêt quả đã đạt được thì Ban giám đốc, hội đồng quản trị công ty không ngừng phát triển thực hiện có hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu cơ bản được đề ra hàng năm và có sửa đổi linh hoạt theo từng tháng và từng quý.
2. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty bao gồm:
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cần tiêu dùng trong và ngoài nước.
+ Tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao cấp theo đơn đặt hàng của khách hàng.
+ Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của công nhân viên trong Công ty.
+ Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của Công ty.
+ Như vậy dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất phải dựa vào khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Căn cứ và khả năng, năng lực của Công ty về máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân viên sản xuất, khả năng về năng lực kỹ thuật để tổ chức sản xuất đạt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra, đó là tiếp tục sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty may Minh Trí.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, Công ty may Minh Trí đã không ngừng tìm hiểu thị trường, thiết lập các đầu mối làm ăn có nhiều chiến lược mạnh dạn hơn. Vì vậy hàng hoá của Công ty làm ra đã đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường các nước như Mỹ, Nhật, Canađa…
Mặt hàng và thị trường chủ yếu của Công ty hiện nay
TT
Mặt hàng
Thị trường hiện nay
1
Jacket
EU, Nhật, Thuỵ Sỹ, Czeck, Hàn Quốc, Mỹ…
2
Áo dệt kim
Mỹ, UE, Nhật, Mỹ
3
Jilê
Hàn Quốc, Mỹ
4
Sơ mi nam, nữ
EU, Czeck, Nhật, Hà Lan, Mỹ…
5
Bộ Pijama
EU, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Singgapo
6
Quần
Hunggary, Nhật, EU, Hồng Kông, Đức, Mỹ,…
7
Veston
Mêhicô, Mỹ Đài Loan,…
8
Quần áo trẻ em
Canada, Mỹ
9
Thảm
Nhật
10
Quần áo trẻ em
Canada, Mỹ,…
11
Bộ thể thao
EU,…
12
T-shirt
Libi, Brazil, Mỹ,…
4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm :
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
Kế hoặch năm 2004
- Doanh thu (triệu đồng)
8.048
10.358
40.039
42.326
43.000
- Vốn sản xuất kinh doanh đến 31/12
125
162
322
358
380
- Lợi nhuận ròng
40
52
103
115
126
- Tình hình sử dụng lao động (người)
254
276
726
986
1.100
- Thu nhập bình quân đầu người (đvt: 1000đ)
620
685
764
1050
1.250
Cho thấy lương của cán bộ công nhân viên của Công ty từ năm 2000 đến năm 2003 tăng hơn 40% là một kết quả phấn đấu không ngừng để đạt được 1 kết quả cao trong công tác quản lý sản xuất, quản lý nguyên vật liệu. Doanh thu của công ty tăng 5 lần tính từ năm 2000 đến 31/12/2003 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng đáng kể qua các năm đặc biệt mức tăng của năm 2002 và 2003 mức tăng là kỷ lục từ 8,048 tỷ đồng lên 40,039 tỷ đồng và 42,326 tỷ đồng.
Dự kiến doanh thu của công ty năm nay đạt kế hoạch là 43 tỷ đồng và số lượng công nhân viên tăng lên 1100 người.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty TNHH may Minh Trí.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH XNK
PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
PHÂN XƯỞNG MAY
I
PHÂN XƯỞNG MAY
II
PHÂN XƯỞNG MAY
III
PHÂN XƯỞNG THÊU
PHÂN XƯỞNG HOÀN THIỆN KCS
ĐÓNG KIỆN
GIÁM ĐỐC
Hội đồng quản trị( HĐQT ):
HĐQT có chức năng đề ra chiến lược phát triển của công ty, những quy định được áp dụng trong công ty, HĐQT của công ty thường họp theo quy định của công ty.
Giám đốc:
Giám đốc công ty là người phụ trách chung công tác tổ chức cán bộ, sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật
PGĐ điều hành kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc nghiên cứu mặt hàng và các loại máy móc kỹ thuật khác…
Phó giám đốc điều hành sản xuất.
PGĐ điều hành sản xuất có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc lập kế hoạch báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc điều hành nội chính
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc xắp xếp các công việc của công ty, trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm, y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chămlo cho đời sống cán bộ công nhân viên.
2.1. Cácphòng ban của công ty
2.1.1. Phòng tổ chức lao động hành chính:
Phòng tổ chức hành chính lao động của công ty có chức năng tham mưu cho giám đốc điều h ành về tổ chức quản lý các công việc, giải quyết các chế độ chính sách với người lao động và gia đình chính sách, phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên, lực lượng bảo vệ, công tác đối ngoại, xây dựng tổ chức kế hoạch thi tuyển dụng, nâng bậc lương. Tổ chức khám sức khoẻ và điều trị bệnh. Quản lý hồ sơ người lao động, sử dụng con dấu và ký các văn bản liên quan đến người lao động và chịu trách nhiệm trước ký, đề xuất hình thức thi đua khen thưởng đối với tập thể cá nhân.
2.1.2. Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
Phòng kế hoạch KD-XNK có chức năng phối hợp với phòng thiết kế - kỹ thuật và phòng quản lý đơn hàng xây dựng phương án giá để đàm phán và soạn thảo hợp đồng, đôn đốc phị liệu, tổ chức công tác xuất nhập khẩu, giải quyết khiếu nại của khách hàng, báo cáo với cấp trên tình hình hoạt động XNK ,…
2.1.3. Phòng quản lý đơn hàng:
Phòng có chức năng xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất – kinh doanh tháng, quý, năm xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể từng đơn đặt hàng.
2.1.4. Phòng thiết kế kỹ thuật
Phòng thiết kế – kỹ thuật có chức năng nghiên cứu hướng dẫn quy trình công nghệ kỹ thuật may cho từng phân xưởng may, thêu, nghiên cứu và áp dụng khoa học mới để nâng cao năng suất , quản lý máy móc, thiết bị và lập kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết kế mẫu, chuẩn bị sản xuất đồng bộ mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật cho các phân xưởng may , thêu.
2.1.5. Phòng KCS:
Tổ chức duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, kiểm tra chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến khi là thành phẩm nhập kho, kiểm tra từng công đoạn khi phát hiện có sai hỏng ảnh hưởng đến chất lượng thì phải xử lý ngay, đề xuất cácbiện pháp nhằm làm cho các kỹ thuật và công nhân viên nắm bắt hạn chế đến mức thấp nhất đến những sản phẩm lỗi.
2.1.6. Phòng kế hoạch – tài chính.
Đảm bảo cho công ty hoạt động một cách có hiệu quả, tổ chức công tác kế toán, tài chính, giải quyết các vấn đề tài chính của công ty và thu nhập của người lao động, giải qiuyết công nợ với khách hàng, xây dựng ban hành quy chế với tài chính của công ty, đề xuất các biện pháp để đảm bảo công ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nộp ngân sách, lập báo cáo tổng hợp tài chính.
2.2. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của công ty:
Nhiệm vụsản xuất kinh doanh chủ yêu của công ty bao gồm:
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
+ Tiến hành kinh doanh XNK trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao cấp theo đơn đặt hàng củ khách hàng.
+ Công ty phải đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống của công nhân viên trong công ty
+ Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.
+ Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của công ty.
+ Dự kiến xây dựng kế hoạch sản xuất phải dựa vào khả năng, năng lực của công ty về máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân viên sản xuất, khả năng năng lực về kỹ thuật để tổ chức sản xuất đạt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đặt ra, đó là tiếp tục sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa.
II. Tình hình quản lý nguồn nhân lực tại công ty May Minh Trí trong những năm gần đây:
Đơn vị
Số LĐ
Nhóm tuổi
Trình độ văn hoá
<25
25-35
>35
Phổ thông
T.cấp
/cao đẳng
Đại học
Sau đại học
Phòng GĐ
6
4
2
1
0
4
1
Phòng TC – LĐ- HC
30
5
24
1
16
0
14
0
Phòng KD-XNK
18
13
5
0
2
16
0
Phòng Kế toán
5
1
4
0
0
0
4
1
Phòng Kỹ thuật
10
2
8
0
0
2
6
0
Phòng quản lý ĐH
7
0
4
3
0
0
7
0
Phòng KCS
25
12
7
6
0
18
7
0
PX thêu
30
26
4
0
22
8
0
0
PX may I
240
215
35
0
221
15
4
0
PX may II
200
145
50
5
176
22
2
0
PX may III
260
230
30
10
241
13
6
0
PX hoàn thiện
155
90
50
15
146
8
1
0
Tổng cộng
986
727
233
47
823
88
71
2
Phần trăm (%)
100
73.73
23.63
4.76
83.46
8.42
7.2
0.2
Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính –lao động
Từ bảng trên ta thấy lực lượng lao động tại công ty May Minh Trí chủ yếu là lao động phổ thông chiếm 83.46 % trong tổng số lao động của công ty, sau đó đến lao động có trình độ trung cấp chiếm 8.92% tiếp đến là lao động có trình độ đại học chiếm 7.2% và sau đại học là 0.2%.
Và nhóm tuổi ta thấy độ tuổi lao động của công ty còn rất trẻ ở độ tuổi:
Dưới 25 chiếm 73.73%
Từ 25-35% tuổi chiếm 23.63 %
Trên 35 tuổi chiếm 4.76%
Như vậy sự phân bố về lao động và độ tuổi lao động là rất hợp lý, công ty có một lực lượng lao động có độ tuổi trẻ như vậy là rất hợp với quy luật phát triển đặc thù của ngành may nối chung và công ty nói riêng vì độ tuổi như vậy về tính năng động sức khoẻ là phù hợp nhưng bên cạnh những ưu điểm như vậy sẽcó những trở ngại không nhỏ do lực lượng này kinh nghiệm còn ít, tay nghề chưa cao. Do đó công ty cần có biện pháp nâng cao tay nghề cho người lao động.
Về việc bố trí lao động ở các phòng ban lưc lượng lao động có trình độ đại học chiếm đa số là phù hợp. Tuy nhiên phòng tổ chức lao động kiêm hơi nhiều nhiệm vụ, cũng có thể công ty cần có nhiều sự giám sát thường xuyên nên mới bố trí như vậy.
1.1.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề:
Của công nhân trực tiếp sản xuất:
STT
Tên PX
Số CN
Bậc 1
Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc5
1
Phân xưởng thêu
30
0
4
22
4
0
2
Phân xưởng I
240
60
120
15
33
12
3
Phân xưởng II
200
20
60
100
20
0
4
Phân xưởng III
260
60
30
145
15
10
5
Phân xưởng đóng gói hoàn thiện
155
40
23
86
4
2
Tổng số (người)
885
180
237
368
76
24
Phần trăm ( %)
100
20.34
26.77
41.48
8.58
2.72
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động- hành chính
Từ bảng trên cho ta thấy số công nhân có tay nghề từ bậc 1 đến bậc 3 chiếm đa số trong công ty do cơ cấu độ tuổi của công ty là công nhân còn trẻ vừa qua đào tạo hoặc tuổi nghè chưa nhiều là đặc thù của ngành may nói chung và công ty nói riêng trong quá trình phát triển số công nhân bậc 3 chiếm tỷ trọng khá cao 41.58% cho thấy đây là lực lượng nòng cốt của công ty trong quá trình sản xuất. Đây là số công nhân đã có một số kinh nghiệm tích luỹ trong thời gian làm tại công ty họ đã đạt được một trình độ về chuyên môn và tay nghề có thể đảm đương 1 số mặt hàng may có yêu cầu kỹ thuật cao.
Ngoài ra công ty có khoảng 8.58 % thợ may bậc 4 và 2.72 % thợ bậc 5. Tuy chiếm tỷ trọng ít trong số công nhân sản xuất trực tiếp nhưng là rất cần thiết vì số công nhân này có thể kèm cặp chỉ bảo một số điều cần thiết cho các công nhân mới vào làm, công nhân lọc việc còn non tay nghề.
Như vậy trình độ chuyên môn tay nghề và cơ cấu tuổi ở công ty May Minh Trí là trẻ nhưng lại phù hợp với hiện trạng ngành may mặc.
Của cán bộ quản lý cấp cao.
Lực lượng này ( cấp lãnh đạo này) có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì họ là lực lượng xương sống của công ty phát triển của công ty nên cấp quản lý nắm bắt nhanh chóng kịp thời những biến động phát trỉên trong và ngoài nước, kịp thời điều chỉnh đội ngũ công nhân viên cho phù hợp với những đòi hỏi của thị trường trong và ngoài nước.
1.1.3. cán bộ quản lý cấp phân xưởng:
Đây là đội ngũ có vai trò quan trọng trong công tác điều hành sản xuất trực tiếp của công ty kịp thời truyền đạt đến công nhân sao cho phân phối từng khâu sản xuất kịp thời gian hoàn thành sản phẩm kịp tiến độ giao hàng như quy định
STT
Chức vụ
Trình độ
Tuổi
Chuyên môn đào tạo
1
Giám đốc
Đại học
35
Cử nhân
2
Phó giám đốc kỹ thuật
Đại học
38
Kỹ sư
3
Phó giám đốc kế hoạch SX
Đại học
35
Kỹ sư
4
Phó giám đốc điều hành nội chính
Đại học
42
Thạc sĩ
Xét về ban lãnh đạo có thể thấy rằng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao.Vì là xương sống phát triển của công ty nên cấp quản lý nắm bát nhanh chóng kịp thời những biến động phát triển trong nước và quốc tế, kịp thời điều chỉnh đội ngũ cán bộ công nhân viên cho phù hợp với những thách thức đòi hỏi của thị trường trong nước và quốc tế.
Tổ chức quản lý này mang tính trực tuyến chức năng mọi hoạt động sản xuất của công ty đều do giám đốc quyết định trên cơ sở có sự tham mưu của 03 phó giám đốc và các trưởng phòng. Ưu điểm là chuyên môn hoá cao, đảm nhiệm phụ trách công việc nhất định của từng thành viên.
Các quản lý ở phòng ban và phân xưởng cũng đều có chuyên môn hầu hết được đào ở các trường ĐHKTQD, ĐHTM, ĐHBK, Trường ĐHMTCN và một số trường khác như cao đẳng kinh tế kỹ thuật Công nghiệp 1 Hà Nội là một trong những trường rất có uy tín về đào tạo dệt may.
Công ty cũng rất chú trọng trang bị kiến thức về ngoại ngữ, vi tính cho đến các yếu tố vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, tạo một sự hoà hợp và giữa họ sẽ trở thành nền tảng động lực cho công ty phát triển.
Đó chính là yếu tố về kỹ năng kỹ thuật ,là thực hiện thuần thục những công việc chuyên môn và kỹ năng nhân sự là mối quan hệ giữa con người với con người.
Ngoài ra công ty nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng cũng rất chú trọng đến kỹ năng tư duy. Dự kiến đưa ra mục đích phương hướng mục tiêu qua đó lường trước những khó khăn, thuận lợi và chỉ ra biện pháp khắc phục.
Tình hình quản lý NNL tại công ty May Minh Trí trong những năm gần đây.
1. Công tác tuyển chọn:
Để đảm bảo chất lượng lao động và việc hoàn thiện NNL công ty Minh Trí rất chú trọng đến công tác tuyển chọc công nhân viên.
Do đặc điểm của ngành May nên công nhân chủ yếu là nữ.
Tính đến 1/01/2004 tổng số người làm việc tại công ty May Minh Trí là 986 người trong đó lao động nữ chiếm 88.8% và nam là: 11.2% . Như vậy việc bố trí lao động là phù hợp với quy luật.
Cơ cấu lao động của công ty theo giới tính
STT
Chỉ tiêu
Số lượng ( người)
Tỷ lệ(%)
1
Lao động trực tiếp
885
89.78
2
Lao động gián tiếp
101
10.2
3
Lao động nữ
876
88.8
4
Lao động nam
110
11.2
Tổng số lao động
986
100
2. Tình hình quản lý NNL tại công ty Minh Trí trong những năm gần đây:
2.1. Công tác tuyển chọn:
Để đảm bảo chất lượng lao động công ty rất chú trọng đến việc tuyển chọn nhân viên vào làm, do đặc thù của ngành may mặc nên công nhân tuyển vào công ty đa số là nữ. Công ty thường có ké hoạch tuyển dụng theo một quy trình tỷ mỷ và chi tiết.
+ Mục đích:
Quy trình này được xây dựng nhằm hướng dẫn tuyển dụng lao động đảm bảo cung cấp nguồn lao động phù hợp về số lượng và yêu cầu chuyên môn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Quy trình này được áp dụng trong toàn công ty.
+ Trách nhiệm và quyền hạn:
Phòng tổ chức lao động hành chính và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy trình này.
+ Nội dung tuyển dụng:
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng
Phòng tổ chức lao động hành chính căncứ vào nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, nhu cầu thay thế bổ xung lao động và theo “Đề nghị duyệt chỉ tiêu tuyển sinh tuyển dụng” của từng đơn vị trong công ty để xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động và trình giám đốc duyệt.
-Kế hoạch tuyển dụng lao động được xây dựng trên cơ sở định mức định biên có căn cứ khoa học nhằm sử dụng lao động hợp lý có hiệu quả.
-Kế hoạch tuyển dụng hàng năm được xây dựng vào cuối mỗi năm trước, trường hợp có nhu cầu đột xuất sẽ tuyển dụng theo sự chỉ đạo của giám đốc.
+ Người tuyển dụng:
- Theo thứ tự ưu tiên:
Con em ruột của cán bộ công nhân viên trong công ty đã có nhiều đóng góp tích cực cho công ty, đạt thành tích xuất sắc trong lao động và công tác.
CBCNV từ các đơn vị khác chuyển đến, sinh viên các trường đại học,cao đẳng, trung học kỹ thuật nghiệp vụ có chuyên môn và có tay nghề phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.
Học sinh tốt nghiệp nghề tại các cơ sở đào tạo nghề do công ty đào tạo.
+ Hình thức tuyển dụng:
-Tuyển dụng trong nội bộ:
Phòng tổ chức – lao động – hành chính viết thông báo gửi đi các đơn vị phổ biến cho công nhân viên.
- Tuyển dụng bên ngoài:
Khi có nhu cầu tuyển dụng , phòng TC-LĐ-HC báo cáo lên giám đốc để đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc thông qua các cơ sở đào tạo trong nước.
+Tuyển mới:
- Thử việc và ký hợp đồng thực hiện theo quy định số 01/QĐ-TCLĐ những trường hợp có chuyên môn , tay nghề phù hợp với nhu cầu của công ty, đối với những học sinh vừa tốt nghiệp các trường đại học,cao đẳng, trung học dạy nghề.
- Tiếp nhận những trường hợp là cán bộ công nhân viên từ cơ quan khác chuyển đến và ký hợp đồng tại công ty.
+ Tiêu chuẩn tuyển dụng tuyển sinh:
- Tiêu chuẩn chung:
Tuổi từ 18-35: Trường hợp đặc biệt ( Nếu có nhu cầu công tác cần cán bộ chuyên môn giỏi; thợ bậc cao từ bậc 4 trở lên ) có thể trên 35 tuổi.
Trình độ văn hoá: Có trình độ văn hoá vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở hoặc phổ thông trung học trở lên t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33851.doc