Khóa luận Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

MỤC LỤC

 

Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tiền lương và thu nhập trong Doanh nghiệp 3

I .Tiền lương và bản chất của tiền lương 3

II.Những chức năng cơ bản của tiền lương.7

III. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp 12

IV. Nội dung cơ bản của quản lý tiền lương trong doanh nghiệp 14

Chương II : Phân tích thực trạng quản lý quỹ tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu VN 18

I.Một số nét khái quát về Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. 18

II. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 288

III. Thực trạng về quản lý quỹ tiền lương trong Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 39

Chương III : Một số biện pháp góp phần hoàn thiện quản lý quỹ tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2003-2005 52

I. Mục tiêu phát triển của tổng công ty xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2003-2005 52

II. Một số quan điểm về quản lý tiền lương trong Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. 55

III.Một số giải pháp hoàn thiện quản lý quỹ tiền lương trong Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn 2003-2005: 57

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc68 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quản lý tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Tổng công ty. Hiện nay, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đang thực hiện chương trình công nghệ thông tin phục vụ kinh doanh giai đoạn 2001-2005. I.3.4 Thực trạng nguồn nhân lực: Cùng với mục tiêu phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn. Đến nay Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã xây dựng, đổi mới được đội ngũ CBCNV có chất lượng tương đối hoàn chỉnh. Số liệu thống kê số lượng và chất lượng lao động của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trong 5 năm gần đây như sau: Biểu 1: Thống kê số lao động của Tổng công ty 1998- 2002 Đơn vị : người TT Diễn giải Tổng số đến 31/12 hàng năm Đại học và trên Đại học % so tổng số Trung cấp % so tổng số Lao động còn lại % so tổng số 1 Năm 1998 13161 2.527 19.21 2.976 22.61 7658 58.18 2 Năm 1999 17206 2.689 15.63 3.516 20.43 11001 63.94 3 Năm 2000 18011 3.094 17.18 3.188 17.7 11729 65.12 4 Năm 2001 18342 3.410 18.59 3.267 17.81 11665 63.6 5 Năm 2002 19102 3.699 19.36 3.258 17.06 12145 63.58 (Nguồn :Số liệu thống kê lao động hàng năm của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) + Số lượng lao động: Tổng số lao động của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đến thời điểm 31/12/2002 là 19.102 người ( nếu tính cả số lao động tại các công ty cổ phần thì tổng số lao động lên tới gần 20.000 người). Số lao động của Tổng công ty liên tục tăng do việc mở rộng thêm các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm hoá dầu, GAS, xuất nhập khẩu tổng hợp, đặc biệt mỗi năm Tổng công ty xây dựng mới gần 100 cửa hàng xăng dầu .Từ năm 1999, số lao động có xu hướng giảm dần là do hàng năm một số đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. + Cơ cấu lao động : Lao động gián tiếp là 3.895 người chiếm 20,39% tổng số lao động Lao động trực tiếp là 15.207 người chiếm 79.61% tổng số lao động + Chất lượng lao động: Đến thời điểm 31/12/2002, số lao động có trình độ Đại học trở lên là 3.699 người chiếm 19.36% trong đó số có trình độ Thạc sỹ trở lên là 34 người. Hiện nay cũng đang có một số cán bộ theo học các khóa thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước. Qua số liệu biểu trên cho chúng ta thấy tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên là tương đối cao và tăng trưởng qua các năm, điều đó thể hiện chất lượng lao động của Tổng công ty đã không ngừng được nâng cao. Số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 3.258 người, chiếm 17.06% tổng số lao động. Số liệu này phù hợp với đặc thù chung của các doanh nghiệp Việt Nam là tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp thấp hơn tỷ lệ có trình độ Đại học. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đang sử dụng một lực lượng cán bộ không nhỏ có trình độ Đại học (chủ yếu là Tại chức và mở rộng) đảm nhiệm các công việc mà lẽ ra chỉ cần bố trí lao động có trình độ trung cấp là đã phù hợp. Nếu xét trên khía cạnh khoa học về bố trí và sử dụng lao động thì không hợp lý nhưng đây là một thực tế chung có thể chấp nhận được. Số lao động còn lại được đào tạo kỹ thuật xăng dầu tại các trường chính quy theo hình thức tập trung hoặc các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn phù hợp với công việc được giao (chủ yếu thực hiện đối với công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh ) + Tiền lương và thu nhập: Tiền lương và thu nhập của người lao động luôn luôn được quan tâm cải thiện trong đó tiền lương là bộ phận có nhiều biến động tích cực theo bảng số liệu dưới đây : Biểu 2 : Tiền lương bình quân Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Đơn vị tính : nghìn đồng TT Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Tiền lương 920 838 996 1007 1364 2 Thu nhập khác 106 70 190 342 127 Tổng thu nhập 1026 908 1186 1349 1491 ( Nguồn : Phòng Lao động Tiền lương Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam ) Qua số liệu biểu trên cho thấy tiền lương bình quân năm 2002 tăng lên 48.26% so với tiền lương bình quân năm 1998. Thu nhập bình quân năm 2002 tăng 64% so với năm 1999. Như vậy mức tiền lương và thu nhập về cơ bản đã đảm bảo đời sống cho người lao động ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam không những đảm bảo mục tiêu ổn định, duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, để tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động. Các kết quả cụ thể đạt được như sau: Tỷ trọng tiền lương chiếm phần lớn trong tổng thu nhập, năm 2002 tiền lương chiếm 91.48% tổng thu nhập, người lao động đã quan tâm thực sự đối với tiền lương, tiền lương đã trở thành động lực chính kích thích người lao động tích cực hoàn thành công việc được giao. Tiền lương của các đơn vị thành viên được gắn liền với hai chỉ tiêu là doanh thu và lợi nhuận. Cấu thành quỹ tiền lương của đơn vị bao gồm tiền lương cơ bản chiếm khoảng 45% tiền lương theo doanh thu chiếm 40% tiền lương theo lợi nhuận chiếm 15%.Chính sách đó đã đặt ra yêu cầu đối với các đơn vị thành viên vừa phải tích cực bán hàng để chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng phải tiết kiệm chi phí để tăng hiệu quả kinh doanh . Tiền lương phân phối cho từng người gắn với số lượng và chất lượng công việc họ đảm nhiệm. II. Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 1998-2002 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Sản lượng xăng dầu 1000m3,tấn 3.694 4.071 4.294 4.714 4.995 2 Doanh thu Tỷ đồng 9.272 11.347 13.865 14.046 13.705 3 Lợi nhuận Tỷ đồng 426 290 - 639 695 394 4 Nộp ngân sách Tỷ đồng 2.868 3.549 4.771 6.320 5.285 5 Thu nhập bình quân 1000đ/ng/t 1.026 908 1.186 1.349 1.491 ( Nguồn : Phòng Kế toán Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) Theo số liệu biểu trên, sản lượng xăng dầu xuất bán tăng trưởng bình quân gần 9% / năm, tốc độ tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù có 10 doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu lớn như Petec, SàigònPetro, Vinapco, Petechim, PetroMecông...nhưng Tổng công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao với 60% thị phần chiếm lĩnh được, Tổng công ty xứng đáng với vị trí doanh nghiệp chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Biểu 4: Sản lượng thực hiện qua các năm Đơn vị tính: M3, tấn Tt Chỉ tiêu năm 1997 năm 1998 năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 02/97 ( % ) 1 Sản lượng bán buôn 2,409,830 2,512,952 2,735,761 2,888,084 2,958,282 2,944,135 122.17 2 Sản lượng bán lẻ 567,567 701,061 892,652 946,804 971,249 994,023 175.14 3 Sản lượng tái xuất 377,453 479,213 442,800 459,874 554,283 703,066 186.27 4 Sản lượng uỷ thác 61,193 1,254 230,500 354,000 578.50 tổng cộng 3,416,043 3,694,480 4,071,213 4,294,762 4,714,314 4,995,224 Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó, doanh thu trong các hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng mạnh, năm 2002 đạt 1.700 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2001 là 25% . Từ năm 1999, do áp dụng luật thuế giá trị gia tăng, nên mặc dù sản lượng tăng nhưng doanh thu lại giảm so với năm 1998, tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty vẫn đạt được kết quả khả quan và mức thu nhập bình quân vẫn đảm bảo được tốc độ tăng trưởng. ư Biểu 5: Doanh thu thực hiện qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng số tt chỉ tiêu năm 1997 năm 1998 năm 1999 năm 2000 năm 2001 năm 2002 năm 02/97 (%) 1 Doanh thu KD X Dầu 6,969,299 8,183,358 10,057,143 12,483,955 12,284,387 12,149,522 174.33 2 Doanh thu KD khác 673,744 1,088,862 1,290,599 1,381,760 1,761,988 1,555,482 230.87 Tổng cộng 7,643,043 9,272,220 11,347,742 13,865,715 14,046,375 13,705,004 179.31 Lợi nhuận kinh doanh của Tổng công ty không ổn định do phụ thuộc rất nhiều vào chính sách giá, chính sách thuế của Nhà nước. Lợi nhuận đạt được năm 1999 rất cao, nhưng năm 2000 Tổng công ty bị lỗ 695 tỷ đồng do giá xăng dầu thế giới lên cao, trong khi Nhà nước điều chỉnh không đáng kể giá bán, mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Một trong những thuận lợi của Tổng công ty là lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh khác luôn đạt ở mức cao (năm 2002 đạt 134 tỷ đồng ) Biểu 6: Lợi nhuận thực hiện qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 02/97 (%) 1 Lợi nhuận KD XDầu 392,324 365,303 110,118 626,156 552,350 248,293 63.29 2 Lợi nhuận KD khác 110,364 61,037 180,708 13,082 142,714 145,890 132.19 Tổng cộng 502,688 426,340 290,826 639,238 695,064 394,183 78.42 Thu nhập bình quân của người lao động tăng đều qua các năm, thu nhập bình quân năm 2002 tăng 74% so với năm 1998, nhìn chung đã đảm bảo cho người lao động đời sống ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng xã hội, người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là yếu tố quan trọng giúp Tổng công ty hoàn thành được các mục tiêu kinh doanh. Trong những năm qua, Tổng công ty không những đảm bảo được mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên, nhằm từng bước đưa tiền lương trở thành động lực chính khuyến khích người lao động. Tổng công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của Nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu, do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không được thể hiện một cách chính xác. Biểu 7: Lao động và thu nhập bình quân Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú 1 Lao động bình quân 11,901 13,161 17,206 18,011 18,342 19,102 972 LĐCP 2 Thu nhập bình quân 822 1,026 908 1,186 1,349 1,491 Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp có số nộp ngân sách lớn nhất trong số các công ty kinh doanh xăng dầu, mỗi năm từ 4000 đến 5000 tỷ đồng, số nộp ngân sách hàng năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của Nhà nước. Trong nhiều năm qua Tổng công ty luôn được đánh giá là đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Mặc dù trong những thời điểm khó khăn nhất, công ty vẫn cố gắng vượt qua khó khăn và đảm bảo mức nộp ngân sách nhà nước quy định . Biểu 8: Nộp ngân sách nhà nước qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Ghi chú 1 Thuế doanh thu 160,797 208,179 181,631 343,437 508,379 941,977 Thuế GTGT 2 Thuế Lợi tức 259,656 212,899 134,644 326,661 377,097 127,003 Thuế TNDN 3 Thuế Xuất nhập khẩu 1,655,129 1,686,794 2,100,115 2,721,050 4,161,970 2,287,753 Thuế XNK 4 Thuế tiêu thụ đặc biệt 0 0 206,730 225,380 61,535 412,820 Thuế TTĐB 5 Lệ phí giao thông 0 696,130 842,014 1,070,897 1,128,448 1,063,247 Lphí Gthông 6 Nộp khác 62,885 64,962 84,629 83,737 83,446 452,592 Nộp khác tổng cộng 2,138,467 2,868,964 3,549,763 4,771,162 6,320,875 5,285,392 III. Thực trạng về quản lý quỹ tiền lương trong Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam III.1. Hình thành quỹ tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước được xếp hạng đặc biệt. Theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ. Quỹ tiền lương của Tổng công ty do Liên bộ Bộ Lao động Thương binh - Xã hội kết hợp với Bộ Tài chính và Bộ Thương Mại phê duyệt trên cơ sở các loại đơn giá tiền lương và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo Quy định tại Thông tư số 5/2001/TT- LĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh - xã hội, đơn giá tiền lương được xác định như sau: Vđg = Vkh / Chỉ tiêu nhiệm vụ năm kế hoạch sản xuất kinh doanh * Quỹ tiền lương kế hoạch (Vkh) được xác định như sau: Vkh = [ Lđb x TLmindn x ( Hcb + Hpc ) + Vvc ] x 12 tháng Trong đó : Vkh : Quỹ tiền lương kế hoạch Lđb : Lao động định biên TLmindn : Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân Hpc : Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương Vvc : Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp * Lựa chọn chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch: Việc lựa chọn chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do các Đơn vị xác định phù hợp với đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh của mình, theo quy định có thể lựa chọn các chỉ tiêu sau: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi. Đơn giá tiền lương tính trên chỉ tiêu doanh thu Đơn giá tiền lương tính trên chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí Đơn giá tiền lương tính trên chỉ tiêu lợi nhuận III.2 Các phương pháp xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam III.2.1 Quỹ tiền lương và phân chia quỹ tiền lương : Theo quy định, nhà nước giao kế hoạch và quyết toán quỹ tiền lương hàng năm đối với Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thực hiện giao kế hoạch và quyết toán quỹ tiền lương hàng năm gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên trên nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân. Đồng thời, tổng quỹ tiền lương các đơn vị được hưởng lương không vượt quá tổng quỹ tiền lương nhà nước duyệt quyết toán đối với Tổng công ty. Trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch được nhà nước giao. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam phân chia quỹ tiền lương kế hoạch như sau: + Quỹ tiền lương dự phòng ( Vdp) : 10% + Quỹ tiền lương Văn phòng Tổng công ty và Trung tâm Tin học và Tự động hoá: 3% + Quỹ tiền lương giao kế hoạch đối với các đơn vị ( Vgkh): 87% Việc cân đối, phân chia quỹ tiền lương kế hoạch nhằm đảm bảo không làm tăng ( giảm) đột biến quỹ tiền lương của các đơn vị thành viên và đảm bảo độ an toàn Quỹ tiền lương của Tổng công ty (không vượt quá tổng quỹ tiền lương nhà nước duyệt, không để lại quỹ tiền lương quá lớn tại Tổng công ty). Chức năng của các quỹ tiền lương được phân chia như sau: Quỹ tiền lương dự phòng có các chức năng sau: - Sử dụng để khấu trừ quỹ tiền lương thực hiện toàn Tổng công ty khi chỉ tiêu lợi nhuận không đạt kế hoạch theo quy định của Nhà nước - Bù đắp phần chênh lệch khi quỹ tiền lương thực hiện miền cao hơn quỹ tiền lương kế hoạch miền cuả hoạt động kinh doanh xăng dầu - Điều tiết đối với các đơn vị do nguyên nhân khách quan dẫn đến có biến động giảm về tiền lương, nhằm đảm bảo ổn định về tiền lương cho người lao động - Phần còn lại ( nếu có ) sẽ được phân phối bổ sung cho các đơn vị theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Quỹ tiền lương Văn phòng Tổng công ty, Trung tâm Tin học và Tự động hoá: Dùng để trả lương đối với CBCNV Văn phòng Tổng công ty và Trung tâm Tin học và Tự động hoá Quỹ tiền lương giao kế hoạch đối với các đơn vị ( Vgkh): Dùng để phân chia cho các đơn vị thành viên dựa trên các đơn giá tiền lương, phù hợp với các quy định của nhà nước và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. III.2.2. Quỹ tiền lương đơn vị được hưởng ( Vđv ): Tuỳ theo hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quỹ tiền lương của từng đơn vị thành viên có thể được hình thành từ các nguồn sau: Vđv = Vxd + Vvt + Vkdk a/ Quỹ tiền lương hoạt động kinh doanh xăng dầu, xác định theo công thức: Vxd = Vcb + Vnb + Vdt + Vhq Trong đó : Vcb : Quỹ tiền lương cơ bản của hoạt động kinh doanh xăng dầu Vnb : Quỹ tiền lương theo sản lượng của hoạt động bán xăng dầu nội bộ ngành Vdt : Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh xăng dầu Vhq : Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động kinh doanh xăng dầu b/ Quỹ tiền lương hoạt động kinh doanh vận tải, xác định theo công thức Vvt = Vdt + Vhq Trong đó: Vdt : Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu của hoạt động kinh doanh vận tải Vhq: Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động kinh doanh vận tải c/ Quỹ tiền lương các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, được xác định theo công thức Vkdk = Vhd + Vp10 +Vkcl + Vhq Trong đó: Vhd : Quỹ tiền lương theo doanh thu hoạt động kinh doanh các sản phẩm hoá dầu (nếu có) Vp10 : Quỹ tiền lương giữ hộ hàng dự trữ quốc gia ( hàng P10 – nếu có ) Vkcl : Quỹ tiền lương theo doanh thu các hoạt động kinh doanh khác còn lại ( nếu có ) Vhq : Quỹ tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả III.2.3 Đơn giá tiền lương : Quỹ tiền lương được hưởng dựa trên đơn giá tiền lương do Tổng công ty giao và hiệu quản sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, cụ thể như sau: a. Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu: Đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu : + Đơn giá tiền lương bán buôn : xác định một mức đơn giá tiền lương cho hoạt động bán buôn để giao kế hoạch đối với tất cả các đơn vị trong một miền Đơn vị có lợi nhuận thực hiện lớn hơn lợi nhuận Tổng công ty giao kế hoạch được quyết toán quỹ tiền lương của hoạt động bán buôn trực tiếp với đơn giá tiền lương lớn hơn đơn giá tiền lương giao kế hoạch nhưng mức tối đa không quá 1,2 lần đơn giá tiền lương giao kế hoạch + Đơn giá tiền lương bán lẻ : xác định một mức đơn giá tiền lương cho hoạt động bán lẻ để giao kế hoạch đối với tất cả các đơn vị trong một miền. Đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả : xác định một mức đơn giá tiền lương theo hiệu quả để giao kế hoạch cho các đơn vị trong một miền. Đơn vị có mức cước vận tải tạo nguồn bằng 85% mức chuẩn trở lên và lợi nhuận thực hiện lớn hơn lợi nhuận Tổng công ty giao kế hoạch được quyết toán quỹ tiền lương hiệu quả đối với đơn giá tiền lương lớn hơn đơn giá tiền lương giao kế hoạch nhưng mức tối đa không quá 1,2 lần đơn giá tiền lương hiệu quả giao kế hoạch b. Các hoạt động kinh doanh khác: Giao kế hoạch theo chỉ tiêu doanh thu : Hoạt động kinh doanh các sản phẩm hoá dầu. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam xác định và giao kế hoạch tiền lương theo một đơn giá tiền lương chung đối với tất cả các đơn vị Hoạt động kinh doanh vận tải ngoài nhiệm vụ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam xác định và giao kế hoạch tiền lương theo một đơn giá tiền lương chung cho các đơn vị trong một miền. Hoạt động giữ hộ hàng P10 : Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam xác định và giao đơn giá tiền lương theo từng nhóm đơn vị có điều kiện tương tự nhau. Các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ còn lại ,đơn vị xây dựng một đơn giá tiền lương chung cho các hoạt động đăng ký theo hướng dẫn của Tổng công ty, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam phê duyệt để các đơn vị thực hiện trên nguyên tắc : tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân Giao kế hoạch theo chỉ tiêu hiệu quả : Tiền lương hiệu quả áp dụng mức đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động kinh doanh xăng dầu. III.2.4. Xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch hoạt động kinh doanh xăng dầu * Xác định quỹ tiền lương cơ bản của từng đơn vị Vcbi = ( Hvi + Hpci ) + TLmin x Lđbi x 12 tháng + Vvtnbi Vcbi : Quỹ tiền lương cơ bản của đơn vị i Hvi : Hệ số lương bình quân của đơn vị theo quy định của nhà nước Hpci : Hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị theo quy định của nhà nước Lđbi : Lao động định biên kinh doanh xăng dầu chính đơn vị i năm kế hoạch TLmin : Mức lương tối thiểu do nhà nước quy định từng thời kỳ Vvtnbi : Quỹ tiền lương vận tải nội bộ của đơn vị i Vvtnbi = Lvtnbi x ( Hvi + Hpci ) x TLmindn x 12 tháng Trong đó: Lvtnbi : Lao động vận tải nội bộ đơn vị i TLmindn: Mức lương tối thiểu Tổng công ty triển khai giao kế hoạch đối với các đơn vị * Xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch hoạt động bán nội bộ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam xác định quỹ tiền lương kế hoạch và đơn giá tiền lương cho hoạt động bán nội bộ ngành ( Vkhnb ) của Công ty khu vực I Công ty B12, Công ty khu vực V, Công ty khu vực II, các đơn vị khác có hoạt động bán nội bộ ngành, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ căn cứ vào điều kiện bán hàng của đơn vị để xác định mức đơn giá tiền lương đơn vị được áp dụng. * Xác định và phân chia quỹ tiền lương kế hoạch Vkhnb được phân chia thành 2 phần như sau : + Quỹ tiền lương cơ bản hoạt động bán nội bộ ( Vcbnb ) được xác định theo quy định như xác định quỹ tiền lương cơ bản của từng đơn vị tương ứng với số lao động định biên của hoạt động bán nội bộ và đã được xác định vào quỹ tiền lương cơ bản của từng đơn vị + Quỹ tiền lương để xác định đơn giá tiền lương bán nội bộ (Vslnb) là phần Vkhnb còn lại sau khi đã trừ đi quỹ tiền lương cơ bản hoạt động bán nội bộ * Xác định đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo sản lượng : ( Đơn vị tính : đồng / m3 , tấn ) SLnbkh : là sản lượng xuất bán nội bộ kế hoạch bao gồm cả sản lượng bán cho xác đơn vị tuyến sau và sản lượng bán trực tiếp của công ty. * Xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu + Xác định quỹ tiền lương kế hoạch miền ( Vdtm ) Vdtm = ( Vkhm - Vcbm - Vnbm ) x 70% Vdtm : là quỹ tiền lương kế hoạch miền để giao đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu Vkhm: là quỹ tiền lương kế hoạch kinh doanh xăng dầu của miền được phân chia theo quy định tại điều 5 Vcbm : Tổng quỹ tiền lương cơ bản của các đơn vị trong miền ( bao gồm cả Vvtnb ) Vnbm : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch bán nội bộ của miền và phương thức bán hàng áp dụng đơn giá tiền lương bán nội bộ * Xác định đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu của miền Đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu doanh thu được xác định theo 2 hoạt động bán buôn và bán lẻ đối với từng miền ; Đơn giá tiền lương bán lẻ bằng 3 lần đơn giá tiền lương bán buôn ,xác định như sau : + Đơn giá tiền lương theo doanh thu của hoạt động bán buôn : ( Đơn vị tính : đồng / 1000 đồng doanh thu ) Trong đó : DTkhbbm : Doanh thu kế hoạch hoạt động bán buôn xăng dầu miền DTkhblm : Doanh thu kế hoạch hoạt động bán lẻ xăng dầu miền * Đơn giá tiền lương theo doanh thu của hoạt động bán lẻ xác định như sau : ĐGbl = 3 x ĐGbb * Xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo chỉ tiêu hiệu quả: + Xác định quỹ tiền lương miền để giao đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả miền : Vhqm = ( Vkhm – Vcbm – Vnbm ) x 30% Trong đó : Vhqm : Quỹ tiền lương kế hoạch miền để giao đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu hiệu quả của miền Vkhm : Quỹ tiền lương kế hoạch kinh doanh xăng dầu của miền Vcbm : Tổng quỹ tiền lương cơ bản của các đơn vị trong miền Vnbm : Tổng quỹ tiền lương kế hoạch được áp dụng đơn giá tiền lương bán nội bộ của miền + Xác định đơn giá tiền lương kế hoạch theo chỉ tiêu hiệu quả miền: ( Đơn vị tính : đồng / 1000 đồng hiệu quả ) Trong đó : ồHQkhm : Tổng hiệu quả kế hoạch của các đơn vị trong miền ồHQkhm =ồPkhm + Vhqm ồPkhm : Tổng lợi nhuận kế hoạch của các đơn vị trong miền III.2.5 Xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch các hoạt động kinh doanh khác : * Xác định quỹ tiền lương và đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo chỉ tiêu doanh thu - Hoạt động kinh doanh vận tải : + Xác định quỹ tiền lương kế hoạch theo doanh thu kinh doanh vận tải miền Vvtm = Vvtkhm x ( 100 – k )% Trong đó : Vvtkhm : Tổng quỹ tiền lương vận tải ngoài nhiệm vụ để giao kế hoạch của miền Vvtkhm = ( Hvcb + Hpc ) x TLmindn x Lvt x 12 tháng Hvcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của lao động vận tải xác định theo quy định của nhà nước Hpc : Hệ số phụ cấp bình quân của lao động vận tải xác định theo quy định của nhà nước. Lvt : Số lao động vận tải của miền TLmindn: Mức lương tối thiểu Tổng công ty xác định trong khung quy định k : Tỉ lệ quỹ tiền lương hiệu quả trên tổng quỹ tiền lương của hoạt động kinh doanh xăng dầu + Xác định đơn giá tiền lương giao kế hoạch miền theo doanh thu : ( Đơn vị tính : đồng / 1000 đồng doanh thu ) Trong đó : DTvtkhm: Tổng doanh thu tự vận tải ngoài nhiệm vụ của các đơn vị trong miền * Hoạt động kinh doanh các sản phẩm hoá dầu: + Xác định quỹ tiền lương kế hoạch ( Vhd ) : Vhdk = Vhdkhk x ( 100 – k )% Vhdkhk : Tổng quỹ tiền lương kinh doanh các sản phẩm hoá dầu để giao kế hoạch của các đơn vị Vhdkhk = ( Hvcb + Hpc ) x TLmindn x Lhd x 12 tháng + Xác định đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo chỉ tiêu doanh thu : ( Đơn vị tính : đồng / 1000 đồng doanh thu ) DThdkh : Doanh thu hoạt động kinh doanh sản phẩm hoá dầu kế hoạch của các đơn vị * Hoạt động giữ hộ hàng P10 ( Vp10 ): + Xác định quỹ tiền lương kế hoạch ( Vp10 ): Vp10 = ( Hvcb + Hpc) x TLmindn x Lp10 x 12 tháng + Xác định đơn giá tiền lương giao kế hoạch theo chỉ tiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quản lý tiền lương tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan