MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ 3
I. Sự hình thành và phát triển của đấu thầu quốc tế. 3
II. Các khái niệm. 4
1. Đấu thầu. 4
2. Đấu thầu quốc tế. 4
III. Đặc điểm của đấu thầu quốc tế. 5
1. Giới hạn cạnh tranh. 5
2. Người mua và người bán. 6
3. Địa điểm và thời gian mở thầu. 6
4. Hàng hóa. 6
5. Đồng tiền dự thầu. 7
6. Ngôn ngữ trong đấu thầu. 7
7. Sự tham gia của bên thứ ba, nhà tư vấn. 7
IV. Tác dụng của đấu thầu. 8
1. Đối với bên mời thầu – người mua. 8
2. Đối với nhà thầu. 9
3. Đối với nền kinh tế. 9
V. Quy trình đấu thầu của một số tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới. 10
1. Quy định đấu thầu của Ngân hàng Thế giới (WB) 10
1.1. Tạo sự cạnh tranh tối đa. 11
1.2. Đảm bảo công khai. 11
1.3. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. 12
1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong quy định mua sắm của WB. 14
2. Quy định đấu thầu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 14
3. Quy định đấu thầu của Trung Quốc. 19
3.1. Quá trình hình thành các văn bản pháp luật về đấu thầu. 19
3.2. Sự phân cấp quản lý đấu thầu ở Trung Quốc. 20
3.3. Tính hợp lệ của nhà thầu doanh nghiệp Nhà nước. 20
3.4. Công khai trong đấu thầu. 21
4. Quy định đấu thầu của Hàn Quốc. 21
5. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quy trình đấu thầu của các tổ chức và quốc gia trên thế giới. 22
CHƯƠNG II: 23
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU Ở VIỆT NAM. 23
I. Thực trạng hoạt động đấu thầu ở Việt Nam. 23
1. Thời kỳ trước năm 1990. 23
2. Thời kỳ từ năm 1990 đến 2005. 24
II. Những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác đấu thầu ở Việt Nam. 26
1. Kết quả. 26
1.1. Lựa chọn được nhà thầu phù hợp. 26
1.2. Tiết kiệm ngoại tệ. 27
1.3. Tăng cường phân cấp và kiểm tra, thanh tra trong đấu thầu. 27
1.4. Tăng cường năng lực nhà thầu. 29
2. Tồn tại. 30
2.1. Công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu. 30
2.2. Tình trạng đấu thầu hình thức, khép kín chưa được khắc phục. 31
2.3. Tình trạng vị phạm Quy chế đấu thầu còn phổ biến. 32
2.4. Phá giá đấu thầu chưa được giải quyết. 34
2.5. Bị ràng buộc bởi các nhà tài trợ. 35
2.6. Kinh nghiệm tổ chức đấu thầu quốc tế còn hạn chế. 37
III. Quy trình đấu thầu quốc tế ở Việt Nam. 37
1. Tiến trình đấu thầu. 37
1.1.Chuẩn bị đấu thầu 37
1.2. Tổ chức đấu thầu 41
1.3. Xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả trúng thầu 42
1.4. Thông báo kết quả đấu thầu 46
1.5. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 47
2. Cơ chế pháp luật của hoạt động đấu thầu. 50
2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh. 50
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu. 54
IV. Những bất cập trong quy trình đấu thầu quốc tế ở Việt Nam. 56
1. Bất cập trong việc phê duyệt và quản lý dự án. 56
1.1. Vai trò của chủ đầu tư còn mơ hồ 56
1.2. Không có yêu cầu đảm bảo phát hành hồ sơ mời thầu 57
1.3. Lựa chọn sai hình thức đấu thầu. 58
2. Bất cập trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu. 59
3. Bất cập trong việc tổ chức đấu thầu. 59
4. Bất câp trong việc lựa chọn người dự thầu. 61
5. Bất cập trong việc xét duyệt hồ sơ dự thầu. 62
6. Bất cập trong việt quyết định người trúng thầu. 63
7. Bất cập trong việc thực hiện hợp đồng. 64
8. Bất cập trong việc quản lý sau đấu thầu. 67
CHƯƠNG III. 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI. 69
I. Định hướng hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam trong thời gian tới. 69
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình đấu thầu tại Việt Nam. 72
1. Xóa bỏ tình trạng khép kín trong đấu thầu. 73
2. Vấn đề tổ chức cung cấp thông tin. 74
3. Chuyên môn hóa hoạt động tổ chức đấu thầu. 75
4. Mời thầu và lựa chọn người dự thầu. 76
5. Quá trình xét thầu - ứng dụng mạng notron nhân tạo 77
6. Tăng cường công tác hậu kiểm trong đấu thầu 82
7. Tăng cường vai trò của luật pháp trong đấu thầu. 84
8. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ trực tiếp điều hành công tác đấu thầu 85
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 92
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 93
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quy trình đấu thầu tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B, C
20
20
2- Hồ sơ mời thầu
Thời gian thẩm định và phê duyệt
- Hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc thẩm quyền của Thủ Chính Phủ
30
30
- Hồ sơ mời thầu các gói thầu khác.
20
20
Nguồn: Vụ quản lý đấu thầu – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Riêng đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu thì KHĐT có thể được duyệt riêng hoặc duyệt trong báo cáo KTKT của dự án.
1.1.2. Sơ tuyển nhà thầu
Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu nhằm chọn được các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu; đối với các gói thầu mua sắm hàng hoá, gói thầu EPC có giá gói thầu từ ba trăm tỷ đồng trở lên, gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ hai trăm tỷ đồng trở lên phải được tiến hành sơ tuyển;
b) Trình tự thực hiện sơ tuyển bao gồm lập hồ sơ mời sơ tuyển(bao gồm thư mời sơ tuyển, chỉ dẫn sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển và các phụ lục kèm theo); thông báo mời sơ tuyển; tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; trình và phê duyệt kết quả sơ tuyển; thông báo kết quả sơ tuyển;
c) Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải được nêu trong hồ sơ mời sơ tuyển theo mẫu hồ sơ mời sơ tuyển do Chính phủ quy định bao gồm tiêu chuẩn về năng lực kỹ thuật, tiêu chuẩn về năng lực tài chính và tiêu chuẩn về kinh nghiệm. Trên cơ sở tiêu chuẩn trên, người mở thầu sẽ làm công việc xét duyệt, lựa chọn nhà thầu. Những người được mời thầu sẽ được đưa vào danh sách chính thức, được gọi là "danh sách ngắn".
Việc làm này, một mặt loại bớt những nhà thầu không đủ tiêu chuẩn, mặt khác là để hạn chế các rủi ro sau này. Việc xét tuyển trên được làm rất cẩn thận, khi cần thiết các tổ chức cho vay vốn có thể sẽ kiểm tra lại. Giai đoạn này trong hình thức đấu thầu mở rộng hay chỉ định thầu sẽ được rút ngắn hoặc bỏ qua.
1.1.3. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Yêu cầu về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các chi phí để thực hiện gói thầu, giá chào và biểu giá chi tiết, điều kiện giao hàng, phương thức và điều kiện thanh toán, nguồn tài chính, đồng tiền dự thầu và các điều khoản nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.
Tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu quan trọng, điều kiện ưu đãi (nếu có), thuế, bảo hiểm và các yêu cầu khác.
Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt HSMT đối với các gói thầu là không quá 20 ngày (riêng gói thầu có quy mô nhỏ <2 tỷ thời gian là không quá 10 ngày). Những tài liệu đấu thầu trên được bán cho các nhà thầu trong danh sách với giá trị từ 50 – 200 USD.
Nhận được tài liệu đấu thầu, các nhà thầu tiến hành nghiên cứu hiện trường, nêu các thắc mắc nếu có, và chuẩn bị đơn chào và các giấy tờ cần thiết. Các đơn chào được gửi cho người tổ chức trong phong bì dán kín, đảm bảo tính chất bí mật của thông tin. Đơn chào có thể làm dưới dạng 1 hoặc 2 phong bì tùy theo thể lệ đấu thầu quy định. Cùng với việc gửi đơn chào, người dự thầu phải nộp một khoản tiền đảm bảo nằm trong khoảng 1 – 5% trị giá đơn chào. Số tiền đảm bảo được gửi tại một ngân hàng nào đó do bên tổ chức quy định. Giấy chứng nhận gửi cùng với đơn chào cho người tổ chức. Các đơn chào được giữ bí mật cho tới khi mở thầu.
1.1.4. Mời thầu
Việc mời thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
Thông báo mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi;
Gửi thư mời thầu đối với đấu thầu hạn chế hoặc đối với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển.
Để làm việc này, người tổ chức đấu thầu công khai mời những nhà thầu có khả năng tham dự thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung thông báo này thường có tên chủ công trình, khái quát về dự án, ngày phát tài liệu đấu thầu, chỉ dẫn làm đơn xin dự tuyển, các giấy tờ cần thiết khác.
Ở Việt Nam, hầu hết thông tin mời thầu đều được công bố công khai trên báo Nhân dân, Thời báo kinh tế, Báo đầu tư... Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng toàn cầu Internet, các thông tin đấu thầu được đăng tải rộng rãi trên các website, trong đó website là website chính thức của Bộ Kế hoạch và đầu tư.
1.2. Tổ chức đấu thầu
1.2.1. Phát hành hồ sơ mời thầu (HSMT)
Hồ sơ mời thầu được phát hành cho các nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, cho các nhà thầu theo danh sách được mời tham gia đấu thầu hạn chế hoặc cho các nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển.
Trường hợp HSMT cần sửa đổi sau khi phát hành thì phải thông báo đến các nhà thầu đã nhận HSMT tối thiểu mười ngày trước thời điểm đóng thầu.
1.2.2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của HSMT phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật" cho tới khi mở thầu.
Đơn chào có thể làm dưới dạng 1 hoặc 2 phong bì tùy theo thể lệ đấu thầu quy định. Cùng với việc gửi đơn chào, người dự thầu phải nộp một khoản tiền đảm bảo nằm trong khoảng 1 – 5% trị giá đơn chào. Số tiền đảm bảo được gửi tại một ngân hàng nào đó do bên tổ chức quy định. Giấy chứng nhận gửi cùng với đơn chào cho người tổ chức. Các đơn chào được giữ bí mật cho tới khi mở thầu.
1.2.3. Làm rõ hồ sơ mời thầu
Trường hợp nhà thầu cần làm rõ HSMT thì phải gửi văn bản đề nghị đến bên mời thầu để xem xét và xử lý.Việc làm rõ hồ sơ mời thầu được bên mời thầu thực hiện theo một hoặc các hình thức sau đây:
Gửi văn bản làm rõ HSMT cho các nhà thầu đã nhận HSMT;
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong HSMT mà các nhà thầu chưa rõ. Nội dung trao đổi phải được bên mời thầu ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ HSMT gửi cho các nhà thầu.
Văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu này là một phần của hồ sơ mời thầu.
1.2.4. Mở thầu
Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ ký xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự. Việc làm này chỉ mang tính thủ tục, không tốn nhiều thời gian và công sức.
1.3. Xét thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả trúng thầu
1.3.1. Xét thầu.
Sau khi mở thầu, người tổ chức dành một khoảng thời gian từ 1 đến 3 tháng để xem xét, đánh giá đơn thầu. Việc xem xét đánh giá đơn thầu tiến hành thận trọng theo các điều kiện, tiêu chuẩn đã được quy định sẵn. Trong các cuộc đấu thầu, người tổ chức có thể xây dựng các thang điểm để thuận tiện cho việc đánh giá. Việc xem xét, đánh giá, lựa chọn nhà thầu là cả một quá trình phức tạp, khó khăn. Để đảm bảo chính xác, ở một số nước, người ta tổ chức ra Hội đồng xét thầu các cấp tùy theo tầm vóc của dự án.
a) Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của HSMT.
Hồ sơ hợp lệ gồm có :
- Bản sao (trích) kế hoạch thực hiện dự án hoặc văn bản chủ trương của Chủ tịch UBND Tỉnh cho phép thực hiện dự án đối với trường hợp chưa có kế hoạch ghi vốn thực hiện dự án.
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư kèm theo tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.
- Bản sao Quyết định đầu tư, trường hợp có phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án thì nộp thêm bản sao Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung dự án.
- Bản sao Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu nếu trong quyết định đầu tư chưa có kế hoạch đấu thầu, trường hợp có phê duyệt điều chỉnh bổ sung kế hoạch đấu thầu thì nộp thêm bản sao Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung kế hoạch đấu thầu.
- Bản sao Quyết định phê duyệt TKKT - DT, trường hợp có phê duyệt điều chỉnh bổ sung TKKT - DT thì nộp thêm bản sao Quyết định phê duyệt điều chỉnh bổ sung TKKT - DT.
- Quyết định của chủ đầu tư thành lập tổ chuyên gia nếu không thuê tư vấn.
- Hồ sơ mời thầu kèm theo (Chủ đầu tư và tư vấn ký).
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:
Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về mặt tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về mặt kỹ thuật.
Làm rõ hồ sơ dự thầu
Nhà thầu không được thay đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện dưới hình thức trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng phải bảo đảm không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.
Việc làm rõ hồ sơ dự thầu chỉ được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ.
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Nhà thầu tư vấn được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
Có đề xuất về mặt kỹ thuật bao gồm năng lực, kinh nghiệm, giải pháp và nhân sự được đánh giá là đáp ứng yêu cầu;
Có điểm tổng hợp về mặt kỹ thuật và về mặt tài chính cao nhất; trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì có điểm về mặt kỹ thuật cao nhất;
Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC
Nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp hoặc thực hiện gói thầu EPC sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";
Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
1.3.2. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu
Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu để chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của chủ đầu tư để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đối với gói thầu dự án nhóm A và tương đương thuộc trách nhiệm phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, việc trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ. Trường hợp Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập trình kết quả đấu thầu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành (nếu có) cần có ý kiến nhận xét bằng văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ những vấn đề về kỹ thuật, công nghệ, về quản lý ngành có liên quan đến gói thầu, nhận xét và kiến nghị cụ thể về kết quả đấu thầu do Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước nêu trên trình.
Hồ sơ trình duyệt kết quả đấu thầu
a) Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu
Văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu cần nêu được các nội dung sau:
Nội dung gói thầu và cơ sở pháp lý của việc tổ chức đấu thầu;
Quá trình tổ chức đấu thầu;
Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;
Đề nghị phê duyệt kết quả đấu thầu, trong đó nêu rõ tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu (kể cả tên nhà thầu liên danh hoặc thầu phụ nếu có), giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng và thời gian thực hiện. Đối với giá đề nghị trúng thầu phải đề cập tới các nội dung liên quan như thuế, dự phòng, trượt giá nếu có.
b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt
Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt kết quả đấu thầu bao gồm bảnchụp các tài liệu sau đây:
Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;
Quyết định đầu tư hoặc văn bản pháp lý tương đương, Điều ước quốc tế về tài trợ nếu có;
Văn bản phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu theo quy định Luật Đấu thầu;
Quyết định thành lập Tổ chuyên gia hoặc tư vấn;
Biên bản mở thầu, các văn bản liên quan đến việc Bên mời thầu yêu cầu và nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu nếu có;
Biên bản thương thảo hợp đồng đối với đấu thầu tuyển chọn tư vấn;
Dự thảo hợp đồng nếu có;
Hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu;
Ý kiến sơ bộ về kết quả đấu thầu của tổ chức tài trợ nước ngoài (nếu có);
Các tài liệu có liên quan khác.
1.3.3. Phê duyệt kết quả đấu thầu
Người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu. Thời gian thẩm định và quyết định phê duyệt KQĐT các gói thầu là không quá 27 ngày (riêng đối với gói thầu có quy mô nhỏ <2 tỷ thời gian là không quá 12 ngày).
Trường hợp có nhà thầu trúng thầu thì văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải có các nội dung sau đây:
Tên nhà thầu trúng thầu;
Giá trúng thầu;
Hình thức hợp đồng;
Thời gian thực hiện hợp đồng;
Các nội dung cần lưu ý (nếu có).
Trường hợp không có nhà thầu trúng thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu phải nêu rõ không có nhà thầu nào trúng thầu và hủy đấu thầu để thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.
1.4. Thông báo kết quả đấu thầu
Những đơn thầu đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, được coi là thắng thầu và được công bố công khai.Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, Bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu, về kết quả đấu thầu. Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu, Bên mời thầu cũng phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết.
Trước khi ký kết hợp đồng chính thức, Bên mời thầu cần cập nhật những thay đổi về năng lực của nhà thầu cũng như những thông tin khác có liên quan. Nếu phát hiện thấy có những thay đổi làm ảnh hưởng tới khả năng thực hiện hợp đồng như năng lực tài chính suy giảm, nguy cơ bị phá sản, Bên mời thầu phải kịp thời báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bên mời thầu phải gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng và những điểm lưu ý cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Đồng thời Bên mời thầu cũng thông báo cho nhà thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu về thời gian thương thảo hoàn thiện hợp đồng, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký hợp đồng.
Quy chế đấu thầu nước ta cho phép người tổ chức đấu thầu không phải công bố những người không trúng thầu cũng như nguyên nhân bị loại.
1.5. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng
Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải dựa trên cơ sở sau đây:
Kết quả đấu thầu được duyệt;
Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;
Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;
Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);
Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu.
Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Trong phạm vi không quá 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu Bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc thư từ chối của nhà thầu, Bên mời thầu cần báo cáo người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm những nội dung nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh về hợp đồng đối với nhà thầu trúng thầu, đặc biệt là việc áp giá đối với những sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên nguyên tắc giá trị hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt. Việc thương thảo hoàn thiện hợp đồng cũng bao gồm cả việc nghiên cứu các sáng kiến, giải pháp ưu việt do nhà thầu đề xuất.
Đối với các gói thầu quy mô nhỏ, khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và Bên mời thầu có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện.
Bên mời thầu nhận bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu trước khi ký hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu. Điều kiện để nhà thầu chuẩn bị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền và công bố trúng thầu của Bên mời thầu. Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì phải báo cáo nguời có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong trường hợp này có thể ký hợp đồng trước nhưng đảm bảo phải có bảo lãnh trước khi hợp đồng có hiệu lực. Trường hợp nhà thầu đã ký hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng nhưng không thực hiện hợp đồng thì Bên mời thầu có quyền không hoàn trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho nhà thầu.
Bên mời thầu chỉ hoàn trả bảo lãnh dự thầu nếu có, khi nhận được bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu trúng thầu. Đối với các nhà thầu không trúng thầu nhưng không vi phạm Luật Đấu thầu, kể cả khi không có kết quả đấu thầu, Bên mời thầu hoàn trả bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu.
Trong đấu thầu, theo thủ tục của FIDIC, không có dự kiến về đàm phán các hợp đồng riêng biệt. Bởi vì thế, để đấu thầu có kết quả, người tổ chức đấu thầu đã xây dựng bản điều kiện kỹ thuật, thương mại và pháp lý. Trên cơ sở điều kiện chuẩn đó, người dự thầu sẽ xây dựng giá cả. Người tổ chức đấu thầu sẽ lựa chọn người nào có giá thấp nhất. Những người dự thầu chỉ được phép đưa ra các đòi hỏi để làm sáng tỏ các điểm của điều kiện đấu thầu. Nhưng trên thực tế thường xảy ra việc đàm phán ký kết hợp đồng kéo dài hàng tuần, hoặc thậm chí hàng tháng. Điều đó không trái với thủ tục của FIDIC, vì chúng được đưa ra trong các trường hợp lý tưởng. Đối với các dự án dùng tiền vốn của chính người giao thầu thì họ có toàn quyền tự do quyết định cách thức đi đến thỏa thuận với các nhà dự thầu. Trong các cuộc đấu thầu, thông thường các nhà dự thầu báo giá căn cứ vào các ngoại lệ và sai lệ nhằm để tránh rủi ro và chi phí. Cho nên đến giai đoạn cuối cùng, thông qua đàm phán, người dự thầu sẽ thực hiện việc giảm giá.
Cùng với việc đàm phán ký hợp đồng, nhà dự thầu phải nộp một khoản tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng tại một ngân hàng do người mở thầu chỉ định. Trị giá của khoản tiền này dao động từ 10 – 30% trị giá hợp đồng, tùy theo tính chất, tầm quan trọng... của hợp đồng.
Để thuận tiện cho quá trình ký kết, người mở thầu luôn luôn chuẩn bị trước mẫu hợp đồng cho giai đoạn trên. Tùy thuộc vào từng loại dự án mà nội dung hợp đồng dài ngắn khác nhau.
Nói tóm lại tiến trình đấu thầu phải diễn ra theo một trật tự nhất định. Hiệu quả đấu thầu phụ thuộc rất nhiều vào việc tiến hành tổ chức, thực thi các khâu công việc đó. Và cũng chính vì vậy ngày nay, người ta coi việc tổ chức đấu thầu là một công nghệ, một nghệ thuật.
2. Cơ chế pháp luật của hoạt động đấu thầu.
2.1. Các văn bản pháp lý điều chỉnh.
Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp
Cũng như các nước mới chuyển sang cơ chế thị trường, trong tiến trình đổi mới và hội nhập, những năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách mới về quản lý kinh tế liên quan đến đầu tư nói chung và đấu thầu nói riêng. Các văn bản liên quan đến quản lý đấu thầu mới nhất như sau :
Bảng 3: Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu.
Số văn bản và ngày ban hành
Cơ quan ban hành
Nội dung văn bản
Quyết định số 183/Ttg ngày 16/4/1994
Thủ tướng chính phủ
Thành lập Hội đồng Xét thầu Quốc gia để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ quyết định kết quả đấu thầu các dự án đầu tư có giá trị 100 tỷ VNĐ trở lên (tương đương 10 triệu USD)
Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996
Chính phủ
Quy chế Đấu thầu
Thông tư liên Bộ số 02/TTLB ngày 25/02/1997
Bộ KH&ĐT
Hướng dẫn bổ sung một số nội dung thực hiện Quy chế Đấu thầu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nghị định 93/CP ngày 13/8/1997
Chính phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996
Nghị định 88/1999/ NĐ-CP ngày 01/9/ 1999
Chính phủ
Quy chế Đấu thầu
Nghị định 14/2000/ NĐ-CP ngày 05/5/2000
Chính phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ra ngày 01/9/1999
Thông tư số 04/2000/TT-BKH ngày 26/5/2000
Bộ KH&ĐT
Hướng dẫn thực hiện Quy chế Đấu thầu
Quyết định số 1037/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/10/2000
Bộ LĐTBXH
Quy định tiền lương của chuyên gia lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng với các nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam.
Thông tư 121/TT-BTC ngày 29/12/2000 và Thông tư số 94/2001/TT-BTC ngày 22/11/2001 (bổ sung)
Bộ Tài chính
Hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư trang thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp Nhà nước sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước.
Thông tư 17/2001 BTC ngày 21/3/2001
Bộ Tài chính
Hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu.
Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003
Chính phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP ra ngày 01/9/1999
Luật Đấu thầu ngày 29/11/2005
Quốc hội
Quy định về đấu thầu.
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006
Chính phủ
Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng
Năm 1990 cùng với sự thay đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, Việt Nam đã ban hành Quy chế Đấu thầu riêng trong lĩnh vực xây dựng. Có ý kiến cho rằng dây là một biện pháp tình thế cần có trong bối cảnh mà tình hình xây dựng nói chung lúc đó có nhiều thất thoát do phân bổ công việc xây dựng chỉ đơn thuần theo nguyên tắc chia đều. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc ban hành Quy chế Đấu thầu trong xây dựng thực chất là một bước đệm, bước thí điểm để tiến tới một quy định đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Dù thế nào chăng nữa, không ai có thể phủ nhận các thành tựu thu được thông qua việc áp dụng theo Quy chế Đấu thầu trong xây dựng ban hành năm 1990. Rõ ràng so với trước đó, hình thức giao việc thông qua đấu thầu dù dưới dạng đơn giản nhưng cũng tỏ ra ưu việt hơn.
Nhưng nền kinh tế tự biến động và thay đổi để đi lên. Tổng số vốn đầu tư trong xây dựng ngày một nhiều hơn, nguồn vốn ODA bắt đầu trở lại Việt Nam, các lực lượng xây dựng bắt đầu tìm được các lợi thế cho mình, mặt khác xã hội chưa thể bằng lòng với quy định hiện có mà thấy cần có những quy định đầy đủ, chặt chẽ và có tính hiệu quả, có tính thuyết phục và tiếp cận dần với Thông lệ đấu thầu quốc tế. Những yêu cầu này là khách quan và rõ nét dần theo thời gian dẫn đến khi Quy chế Đấu thầu trong xây dựng phải chuyển sang hình thức khác.
Đầu tiên người ta bổ sung để nội dung phong phú hơn, bao quát hơn về các đối tượng và hình thức lựa chọn nhà thầu. Ngay cả thuật ngữ cũng được điều chỉnh cho phù hợp và thế là tháng 3 năm 1994 Quy chế Đấu thầu trong xây lắp ra đời. Biến động của thực tiễn đòi hởi đến một thời điểm nào đó phải có quy định mới thay cho quy định cũ. Các quy định về đấu thầu thiếp theo, như Quyết định số 183/Ttg ngày 16/4/1994, Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 và Nghị định 93/CP ngày 13/8/1997, sau đó QCĐT ban hành thoe Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, Nghị định 14/2000/ NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 đã là những giải pháp khắc phục cho những phát sinh trong thực tế nhằm làm cho các văn bản quy định của Nhà nước trở nên hữu hiệu hơn.
Chu kỳ 2-3 năm văn bản quy định về đấu thầu được thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung đã xảy ra ở nước ta trong thờ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVKT069.doc