Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1.1. Đặc điểm khoản mục phải trả nhà cung cấp với vấn đề kiểm toán 3

1.1.1. Khái niệm 3

1.1.2. Đặc điểm hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp 4

1.1.2.1. Nguyên tắc hạch toán 4

1.1.2.2. Tài khoản sử dụng 5

1.1.2.3. Chứng từ sử dụng 7

1.1.2.4. Sổ sách kế toán áp dụng 7

1.2. Kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 8

1.2.1. Vai trò của kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 8

1.2.2. Những sai phạm thường gặp đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp 9

1.2.3. Công việc kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp 10

1.2.4. Mục tiêu kiểm toán đối với khoản phải trả nhà cung cấp 12

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 14

1.3.1. Chuẩn bị kiểm toán 14

1.3.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 15

1.3.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán 21

1.3.2. Thực hiện kiểm toán 23

1.3.2.1. Thử nghiệm tuân thủ 23

1.3.2.2. Thủ tục phân tích 24

1.3.2.3. Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư 24

1.3.3. Kết thúc kiểm toán 26

1.3.3.1. Xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến 27

1.3.3.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 27

1.3.3.3. Đánh giá kết quả kiểm toán 27

1.3.3.4. Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán 28

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) THỰC HIỆN 29

2.1. Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 29

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 29

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 31

2.1.3. Thị trường và khách hàng của Công ty 33

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 34

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36

2.1.6. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 37

2.2. Thực tế kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại khách hàng ABC và khách hàng XYZ 39

2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 39

2.2.1.1. Thu thập thông tin cơ sở 40

2.2.1.2. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 45

2.2.1.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 46

2.2.1.4. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát 49

2.2.1.5. Xác định mức độ trọng yếu 51

2.2.1.6. Đánh giá rủi ro kiểm toán 55

2.2.1.7. Lập chương trình kiểm toán chi tiết 58

2.2.2. Thực hiện kiểm toán 61

2.2.2.1. Bước tổng hợp 62

2.2.2.2. Khẳng định số dư 64

2.2.2.3. Kiểm tra số phát sinh 68

2.2.2.4. Kiểm tra công nợ ngoài niên độ 70

2.2.2.5. Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ 71

2.2.2.6. Tổng hợp kết quả kiểm toán 71

2.2.3. Kết thúc kiểm toán 74

2.3. Tổng kết quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại 2 khách hàng ABC và XYZ 75

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AASC THỰC HIỆN 78

3.1. Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 78

3.2. Nhận xét về công việc của kiểm toán viên 79

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện 81

3.3.1. Kiến nghị về giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 81

3.3.2. Kiến nghị về giai đoạn thực hiện kiểm toán 85

3.3.3. Kiến nghị về giai đoạn kết thúc kiểm toán 89

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc98 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4207 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh, viễn thông. Nhà máy ABC cũng như Công ty cổ phần E là khách hàng lâu năm của Công ty AASC, được AASC tiến hành kiểm toán từ năm 2000. Do vậy, tháng 1 năm 2007, AASC đã chủ động liên hệ với Công ty E và được Công ty này mời kiểm toán qua Thư mời kiểm toán cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2006. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, AASC cử kiểm toán viên phụ trách công việc. Đối với phần hành khoản phải trả nhà cung cấp, AASC giao cho kiểm toán viên LTH phụ trách, thực hiện từ ngày 05/02/2007 đến ngày 10/02/2007. * Công ty XYZ: XYZ là một công ty thương mại, chuyên kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp bao gồm gạo, lạc, đỗ xanh, phân bón… XYZ là khách hàng mới của AASC. AASC đã gửi thư chào kiểm toán cho Công ty XYZ và nhận được thư mời kiểm toán của Công ty này mời kiểm toán báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2006. Công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty XYZ do kiểm toán viên NDT phụ trách, thực hiện từ ngày 14/03/2007 đến ngày 21/03/2007. Thu thập thông tin cơ sở Công việc này giúp kiểm toán viên có những hiểu biết ban đầu về khách hàng và về phần hành mình phụ trách, từ đó có định hướng và thiết kế phương pháp kiểm toán phù hợp. Kiểm toán viên thường thu thập các thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống kế toán và tổng hợp các khoản phải trả nhà cung cấp. * Nhà máy ABC: ABC là khách hàng thường xuyên của AASC nên các thông tin chung về Nhà máy này đã có trong hồ sơ kiểm toán của các năm trước. Vì vậy, kiểm toán viên sử dụng trực tiếp tài liệu trong hồ sơ thường niên. Đồng thời, qua tiếp xúc với khách hàng, kiểm toán viên đã thu được kết quả là trong năm 2006 Nhà máy không có thay đổi đáng kể nào về hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, bộ máy kế toán cũng như các chính sách kế toán liên quan đến khoản phải trả nhà cung cấp. Về mối quan hệ giữa Nhà máy ABC và Công ty cổ phần E: Nhà máy ABC là chi nhánh của Công ty cổ phần E chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị bưu điện. Nhà máy được thành lập từ năm 2002. Nhà máy ABC là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Xét về điều kiện quản lý và sử dụng vốn, có sự ràng buộc giữa Nhà máy ABC và Công ty E. Nhà máy ABC không có quyền tự quyết trong vấn đề huy động hay sử dụng vốn. Việc mua sắm, sử dụng, trích khấu hao TSCĐ của Nhà máy ABC phải được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo Công ty E. Nhà máy ABC chỉ là nơi sản xuất, còn việc mua sắm các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra do Công ty E quyết định. Về ngành nghề kinh doanh: Theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 4113019256 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội ngày 25 tháng 3 năm 2002, ngành nghề kinh doanh của Nhà máy ABC là: "Mua bán vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học. Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, điện tử, tin học. Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học. Xây lắp, tư vấn kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học". Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ABC được mô tả qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ABC BAN GIÁM ĐỐC Phân xưởng Sản xuất Phòng Hành chính Phòng Kế toán Bộ phận sản xuất Bộ phận chức năng Phân xưởng sửa chữa Phân xưởng lắp ráp Bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức khá gọn nhẹ. Ban Giám đốc gồm Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Giám đốc và Phó Giám đốc Nhà máy do Tổng Giám đốc Công ty E bổ nhiệm và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Nhà máy trước Tổng Giám đốc Công ty. Bộ phận chức năng gồm Phòng Kế toán và Phòng Hành chính. Bộ phận sản xuất gồm Phân xưởng sản xuất, Phân xưởng lắp ráp và Phân xưởng sửa chữa. Về tổ chức hạch toán kế toán: Phòng Kế toán của Nhà máy bao gồm: Kế toán trưởng, 1 Kế toán tổng hợp, 1 Kế toán hàng tồn kho kiêm tính giá thành và 1 Kế toán công nợ. Chế độ kế toán áp dụng: Nhà máy ABC áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 20/03/2006 ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và báo cáo: đồng Việt Nam (VND). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp giá thực tế đích danh. Là một chi nhánh của Công ty E, Nhà máy ABC phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty E về tài sản và nguồn vốn. Do đó, Nhà máy không sử dụng tài khoản 411 - Nguồn vốn kinh doanh, mọi quan hệ tiền hàng giữa Nhà máy với Công ty được theo dõi trên TK 136 - Phải thu nội bộ và TK 336 - Phải trả nội bộ. Đồng thời, Nhà máy không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (không sử dụng tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp) mà chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đối với các loại thuế gián thu: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt… * Công ty XYZ: Qua tìm hiểu, kiểm toán viên đã thu được các thông tin về Công ty XYZ như sau: Về quy mô và cơ cấu vốn: Công ty XYZ là một công ty cổ phần, được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ là 5.000.000.000VND (năm tỉ đồng) được chia thành 50.000 cổ phần (năm mươi nghìn cổ phần) mệnh giá 100.000VND/cổ phần. Công ty XYZ chỉ phát hành một loại cổ phần là cổ phần phổ thông (50.000 cổ phần phổ thông) mà không phát hành bất kỳ loại cổ phần ưu đãi nào. Về ngành nghề kinh doanh: XYZ là một doanh nghiệp thương mại, chuyên buôn bán, xuất nhập khẩu các loại vật tư nông nghiệp. Công ty XYZ thường nhập các nông sản như: gạo, sắn lát, lạc, vừng, đỗ xanh… từ các nhà cung cấp trong nước và xuất khẩu đi các nước Trung Quốc, Thái Lan… Đồng thời, Công ty nhập khẩu phân bón từ nước ngoài về để cung cấp cho thị trường trong nước. Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty XYZ, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Giám đốc của Công ty XYZ bao gồm Giám đốc và 2 Phó Giám đốc. Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Công ty XYZ có các phòng: Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán – Tài chính và Phòng Kinh doanh. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XYZ: Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XYZ Ban Giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng Tổ chức hành chính Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Phòng Kế toán - Tài chính Về tổ chức hạch toán kế toán: Bộ máy kế toán của Công ty bao gồm: Kế toán trưởng, 1 Kế toán tổng hợp, 1 Kế toán tiền gửi ngân hàng, 1 Kế toán hàng tồn kho. Chế độ kế toán: Công ty XYZ cũng áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung. Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán BRAVO. Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép và báo cáo: đồng Việt Nam (VND). Phương pháp hạch toán ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam (VND) theo tỉ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ theo từng ngân hàng đơn vị có giao dịch. Cuối kỳ, căn cứ vào số dư các tài khoản tiền bằng ngoại tệ và các tài khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ để điều chỉnh theo tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại ngày lập Báo cáo tài chính. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho được xác định theo phương pháp giá thực tế đích danh. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Nếu các thông tin cơ sở thu thập được ở trên giúp kiểm toán viên hiểu được các hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý giúp kiểm toán viên nắm bắt được các quy trình pháp lý có ảnh hưởng tới các mặt hoạt động kinh doanh này. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban Giám đốc đơn vị khách hàng, bao gồm các tài liệu sau: - Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh - Điều lệ công ty - Danh sách thành viên Hội đồng quản trị - Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc - Các Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm toán, các Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong các năm trước - Các hợp đồng và cam kết quan trọng. Đối với Nhà máy ABC, các tài liệu liên quan tới nghĩa vụ pháp lý đã được thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Quyết định thành lập chi nhánh, Báo cáo tài chính các năm trước, các Hợp đồng dài hạn, Quy chế tiền lương… Công ty XYZ là khách hàng mới của AASC nên kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các tài liệu như: Quyết định thành lập, Điều lệ công ty, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản họp Hội đồng quản trị, Danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Quy chế tiền lương, Quyết định hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp… Qua bước công việc này, kiểm toán viên đã thu thập được Báo cáo tài chính, các sổ sách, chứng từ tài liệu của khách hàng. Kết quả cho thấy cả hai khách hàng ABC và XYZ đều không có khoản nợ phải trả nhà cung cấp dài hạn nào. Riêng Nhà máy ABC có quan hệ thanh toán với Công ty E thông qua tài khoản 336 – Phải trả nội bộ. Kiểm toán viên đã tiến hành thu thập biên bản đối chiếu công nợ giữa Nhà máy ABC và Công ty E, đồng thời thực hiện đối chiếu giữa Nhật ký mua hàng với Sổ chi tiết TK 336, giữa Sổ Cái TK 336 với Sổ chi tiết TK 336. Kiểm toán viên cũng đã chọn mẫu một số nghiệp vụ để kiểm tra Hoá đơn, Đơn đặt hàng. Kết quả công việc đã đưa đến kết luận: số dư TK 336 – Phải trả nội bộ là 11.386.294 là trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Phần dưới đây của khoá luận sẽ trình bày về các bước công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện trong kiểm toán khoản phải trả ngắn hạn đối với nhà cung cấp bên ngoài – tài khoản 331. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Khi tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, kiểm toán viên đã tiến hành đánh giá hệ thống KSNB. Tuy nhiên, khi đi sâu vào từng phần hành cụ thể, kiểm toán viên còn phải hướng trọng tâm vào các quá trình kiểm soát, các thủ tục, các quy định liên quan tới phần hành đó. Đối với khoản phải trả nhà cung cấp, để đánh giá hệ thống KSNB, kiểm toán viên sử dụng phương pháp phỏng vấn thông qua Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB được xây dựng sẵn kết hợp với kinh nghiệm và hiểu biết của kiểm toán viên. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. * Nhà máy ABC: Nhà máy ABC là khách hàng cũ của AASC nên các hồ sơ liên quan đến hệ thống KSNB đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước. Khi tiến hành kiểm toán năm nay, kiểm toán viên không thực hiện phỏng vấn theo Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB mà chủ yếu tìm hiểu xem trong năm 2006 Nhà máy có thay đổi gì lớn trong bộ máy quản lý hay trong chu trình mua hàng và thanh toán để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp. Qua tìm hiểu về bộ máy quản lý của Nhà máy, chính sách mua hàng và thanh toán, nhân viên mua hàng, nhà cung cấp, phương pháp hạch toán…, kiểm toán viên nhận thấy trong năm 2006 Nhà máy không có thay đổi gì lớn ảnh hưởng tới mức làm thay đổi ý kiến của kiểm toán viên về hệ thống KSNB. Do đó, kiểm toán viên sử dụng kết quả kiểm toán của năm trước. Theo đánh giá của kiểm toán viên năm trước, hệ thống KSNB của Nhà máy đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình. Kiểm toán viên xác định cần kết hợp các thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản ở mức hợp lý. * Công ty XYZ: Tại AASC đã xây dựng sẵn một Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với chu trình mua hàng và thanh toán. Khi tiến hành kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ, để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên sử dụng các câu hỏi trong bảng dưới đây để phỏng vấn trực tiếp nhân viên của Công ty XYZ: Bảng 2.2: Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp thực hiện tại Công ty XYZ Bảng câu hỏi Có Không Không áp dụng Các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ, đề nghị thanh toán có được kiểm tra lại về giá cả, số lượng hàng thực tế giao nhận, các phép tính số học, tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ trước khi thanh toán không? x Các hóa đơn trên có dấu tích chứng tỏ chúng đã được kiểm tra không? (VD: chữ ký của người kiểm tra, dấu ĐÃ KIỂM TRA) x Công ty có theo dõi thời hạn thanh toán các khoản nợ để kịp thời phát hiện các khoản nợ quá hạn không? x Công ty có chủ động trả nợ cho các chủ nợ khi đến hạn hay chờ đến khi bị đòi nợ mới thanh toán? x Công ty có chủ động thanh toán nợ trong hạn để được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán không? x Người chịu trách nhiệm theo dõi và thanh toán công nợ có đồng thời là người chịu trách nhiệm mua và nhận hàng không? x Công ty có quy định đối chiếu công nợ… 1 lần hoặc thực hiện đối chiếu ít nhất 1 lần vào cuối năm không? x Có báo cáo thường xuyên các khoản phải trả có gốc ngoại tệ không? x Người chịu trách nhiệm theo dõi thanh toán nợ phải trả có theo dõi thường xuyên biến động tỉ giá của các ngoại tệ mà công ty đang nhận nợ không? x Công ty có quy định mức giá trị gói mua sắm cần phải đấu thầu, chào hàng cạnh tranh không? x Kết luận: Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản phải trả nhà cung cấp của Công ty: x Khá Trung bình Yếu Các đơn đặt hàng được Phòng kinh doanh trình Giám đốc duyệt, sau đó nhân viên Phòng kinh doanh tiến hành mua hàng, thủ kho nhập hàng, kế toán ghi sổ. Điều này chứng tỏ nguyên tắc bất kiêm nhiệm được đảm bảo thực hiện tốt. Tuy nhiên, một số quy định về thu mua hàng hóa, hình thức và điều kiện thanh toán không được thực hiện đúng, việc ghi sổ không kịp thời. Mặt khác, Công ty cũng không có bộ phận KSNB. Do đó, kiểm toán viên đánh giá tính tin cậy và hiệu quả của hệ thống KSNB ở mức yếu. Theo đó, kiểm toán viên xác định cần thu hẹp các thử nghiệm kiểm soát và mở rộng các thử nghiệm cơ bản ở mức cao nhất khi thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Công ty XYZ. Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát Kỹ thuật này giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về khách hàng, về tình hình thanh toán cũng như tình trạng lãi lỗ, khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Các kiểm toán viên của AASC thường tính toán sự biến động về số dư tài khoản năm nay so với năm trước và tính các tỉ suất thanh toán. Từ đó, kiểm toán viên so sánh, đánh giá để xác định những biến động bất thường. Kết quả tính toán số biến động của số dư tài khoản 331 năm 2006 so với năm 2005 tại 2 khách hàng ABC và XYZ được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.3: Biến động số dư tài khoản 331 tại 2 khách hàng ABC và XYZ Đơn vị tính: VND Nhà máy ABC Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) 153.035.000 - -153.035.000 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 298.645.664 84.453.288 -214.192.376 Công ty XYZ Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Trả trước cho nhà cung cấp (Dư Nợ) - 268.950.400 +268.950.400 Phải trả nhà cung cấp (Dư Có) 2.595.319.965 5.518.444.515 +2.923.124.550 Ngoài ra, kiểm toán viên còn thực hiện thủ tục phân tích dọc bằng cách tính toán các tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ. Bảng 2.4: Tỉ suất về khả năng thanh toán của 2 khách hàng ABC và XYZ Chỉ tiêu Nhà máy ABC Công ty XYZ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2005 Năm 2006 Khả năng thanh toán hiện thời 1,213 1,425 1,008 0,983 Khả năng thanh toán tức thời 0,428 0,462 0,0061 0.034 Khả năng thanh toán nhanh 0,891 0.799 0,782 0,883 Dựa vào các bảng phân tích trên, kiểm toán viên đã đưa ra những đánh giá sơ bộ như sau: Ở Nhà máy ABC, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 giảm so với thời điểm cuối năm 2005 cho thấy Nhà máy ít bị chiếm dụng vốn hơn và số nợ phải trả cũng ít hơn. Các tỉ suất về khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán của Nhà máy khá tốt và không có biến động lớn, đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu, hệ thống KSNB đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở Nhà máy ABC chỉ ở mức trung bình, do đó cần có thêm các thủ tục khác để thu được bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Còn ở Công ty XYZ, số dư tài khoản Trả trước cho nhà cung cấp và tài khoản Phải trả nhà cung cấp cuối năm 2006 tăng so với cuối năm 2005 chứng tỏ Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn và số nợ phải trả nhà cung cấp cũng nhiều hơn. Tỉ suất thanh toán hiện thời xấp xỉ 1 cho thấy tổng tài sản ngắn hạn chỉ đủ để thanh toán nợ ngắn hạn. Tỉ suất khả năng thanh toán tức thời quá thấp và tỉ suất khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ Công ty đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có biện pháp thu hồi các khoản phải thu để đảm bảo khả năng thanh toán. Xác định mức độ trọng yếu Việc ước lượng và phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục đòi hỏi kiểm toán viên phải có óc xét đoán nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn vững chắc. Do đó, để đảm bảo tính thận trọng, chính xác, AASC đã xây dựng một hệ thống căn cứ để xác định mức độ trọng yếu thống nhất cho mọi cuộc kiểm toán BCTC. XYZ là khách hàng mới của AASC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu được kiểm toán viên hết sức chú ý. Do vậy, khoá luận trình bày chi tiết quy trình ước lượng và phân bổ trọng yếu được thực hiện tại Công ty XYZ. Ước lượng mức trọng yếu: Theo "Văn bản hướng dẫn đánh giá tính trọng yếu trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC", các chỉ tiêu được sử dụng làm cơ sở cho việc ước lượng mức trọng yếu là: Lợi nhuận trước thuế, Tổng doanh thu, Tài sản ngắn hạn, Nợ ngắn hạn, Tổng tài sản. Kiểm toán viên căn cứ vào văn bản này để lập "Bảng ước tính mức độ trọng yếu". Tại Công ty XYZ, kiểm toán viên tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu như sau: Bảng 2.5: Ước lượng mức trọng yếu tại Công ty XYZ Đơn vị: VND Chỉ tiêu Số liệu trên BCTC 2006 Mức trọng yếu Tỉ lệ % Số tiền Min Max Min Max Lợi nhuận trước thuế 4.357.969.373 4,0 8,0 174.318.775 348.637.550 Doanh thu 111.067.613.983 0,4 0,8 444.270.456 888.540.912 Tài sản ngắn hạn 68.917.683.282 1,5 2,0 1.033.765.249 1.378.353.666 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 1,5 2,0 1.051.552.944 1.402.070.592 Tổng tài sản 71.027.153.732 0,8 1,0 568.217.230 710.271.537 Theo nguyên tắc thận trọng, kiểm toán viên sẽ chọn chỉ tiêu có mức trọng yếu nhỏ nhất. Kiểm toán viên quyết định mức trọng yếu cho cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty XYZ dựa trên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế, theo đó mức trọng yếu là từ 174.318.775 VND đến 348.637.550 VND. Vì đây là năm đầu tiên kiểm toán khách hàng này nên để đảm bảo thận trọng, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu là 174.318.775 VND. Theo đó, tổng sai phạm được phát hiện trong BCTC của Công ty XYZ nếu lớn hơn 174.318.775 VND thì sẽ được coi là trọng yếu. Ngược lại, nếu tổng sai phạm được phát hiện trên phạm vi toàn bộ BCTC nhỏ hơn 174.318.775 VND sẽ được coi là không trọng yếu. Phân bổ mức trọng yếu: Sau khi ước lượng mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Ước lượng ban đầu về trọng yếu được các kiểm toán viên phân bổ cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Căn cứ để phân bổ mức trọng yếu là: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, chi phí thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục và kinh nghiệm của kiểm toán viên. Đối với các khoản mục nhỏ nằm trong khoản mục chính, kiểm toán viên phân bổ mức trọng yếu theo tỉ trọng giá trị của khoản mục đó trên tổng giá trị của khoản mục chính. Đối với các khoản mục lớn, kiểm toán viên sẽ phân chia thành ba nhóm khác nhau đi với các hệ số 1, 2, 3. Trong đó, hệ số 1 để chỉ nhóm khoản mục có rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát là trung bình và cao, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là thấp. Nhóm đi với hệ số 2 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp và trung bình, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán là trung bình. Nhóm các khoản mục đi với hệ số 3 là nhóm có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thấp, chi phí thu thập bằng chứng kiểm toán cao. Đối với Công ty XYZ, là một công ty thương mại, khoản mục hàng tồn kho có, rủi ro tiềm tàng trung bình và rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là trung bình nên sai số có thể chấp nhận được đối với khoản mục này là trung bình, được xếp vào nhóm 2. Các tài khoản phải thu, phải trả có rủi ro tiềm tàng là trung bình, rủi ro kiểm soát là cao, chi phí thu thập bằng chứng cao nên sai số có thể chấp nhận được là cao, được xếp vào nhóm 3. Đối với các khoản mục khác, rủi ro tiềm tàng trung bình, rủi ro kiểm soát trung bình, chi phí thu thập bằng chứng là thấp, nên được xếp vào nhóm 1. Sau khi phân chia các khoản mục vào các nhóm đi với các hệ số khác nhau, kiểm toán viên sử dụng công thức sau để phân bổ mức trọng yếu: Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục Z = Ước lượng ban đầu về trọng yếu x Số dư của khoản mục Z x Hệ số đi kèm Tổng số dư từng khoản mục nhân với hệ số đi kèm Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau: Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ Đơn vị: VND STT Khoản mục Số dư Hệ số phân bổ Sai số có thể chấp nhận được 1 Vốn bằng tiền 2.385.732.304 1 1.018.605 2 Khoản phải thu 59.488.706.734 3 76.197.319 3 Hàng tồn kho 7.043.244.244 2 6.014.322 4 TSNH khác 0 1 0 5 TSDH 2.109.470.450 1 900.653 6 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 3 89.793.530 7 Nợ dài hạn 0 1 0 8 Nguồn vốn, quỹ 923.624.117 1 394.348 Ước lượng mức trọng yếu 174.318.775 Dựa trên mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản phải trả nhà cung cấp theo tỉ trọng như sau: 89.793.530 x 5.518.444.515 / 70.103.529.615 = 7.068.412 (VND) Như vậy, tại Công ty XYZ, nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 7.068.412 VND thì kiểm toán viên sẽ đề nghị Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán. Tại Nhà máy ABC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu cũng được thực hiện tương tự. Tuy nhiên, về phân bổ trọng yếu, ở Nhà máy ABC, hàng tồn kho có hệ số phân bổ là 3, công nợ phải thu, phải trả có hệ số phân bổ là 2, tài sản dài hạn cũng có hệ số phân bổ là 2, các khoản mục còn lại có hệ số phân bổ là 1. Kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu ban đầu là 45.049.520 VND, với Nợ ngắn hạn là 16.693.486 VND, với khoản phải trả nhà cung cấp là 4.532.168 VND. Như vậy, tại Nhà máy ABC nếu kiểm toán viên phát hiện sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 4.532.168 VND thì được xem là trọng yếu và yêu cầu Nhà máy điều chỉnh. Đánh giá rủi ro kiểm toán Tại AASC kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được. Việc đánh giá rủi ro của AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên đưa ra nhận xét ban đầu về khoản mục dựa trên các mục tiêu kiểm toán (hiệu lực, trọn vẹn, phân loại và trình bày, tính giá, quyền và nghĩa vụ, chính xác số học). Mục đích của bước này là để dự đoán khả năng chứa đựng rủi ro của khoản mục. Đánh giá rủi ro tiềm tàng: Để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên số dư TK 331, kiểm toán viên xem xét các yếu tố: - Bản chất, quy mô của khoản mục - Mức độ trọng yếu của số dư tài khoản - Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng - Các rủi ro được kiểm toán viên phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch Đối với Nhà máy ABC, khoản phải trả nhà cung cấp chủ yếu là các khoản mua vật tư, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Đồng thời, số lượng nhà cung cấp của Nhà máy là nhỏ. Qua tìm hiểu, năm 2006 không có sự thay đổi lớn nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Nhà máy so với các năm trước. Ngoài ra, qua tìm hiểu cũng như tham khảo hồ sơ kiểm toán các năm trước, kiểm toán viên biết được rằng Công ty cổ phần E có thị trường hoạt động ổn định, thị phần là đáng kể và có khả năng duy trì sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường ở mức độ cao. Khách hàng chính của Công ty E là các bưu điện và các đơn vị kinh doanh liên quan đến bưu chính viễn thông. Từ đó, kiểm toán viên kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán .DOC
Tài liệu liên quan