Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 03

1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp 03

1.1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của Báo cáo tài chính 03

1.1.1.1 Khái niệm, mục đích của Báo cáo tài chính 03

1.1.1.2 Ý nghĩa của Báo cáo tài chính với các chủ thể trong nền kinh tế 03

1.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính 05

1.1.2.1 Báo cáo tài chính năm 05

1.1.2.2 Báo cáo tài chính giữa niên độ 05

1.1.3 Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính 05

1.1.4 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 06

1.2 Phương pháp lập và trình bày Bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 07

1.2.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 07

1.2.1.1 Khái niệm 07

1.2.1.2 Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán 07

1.2.1.3 Kết cấu và nội dung của Bảng cân đối kế toán 08

1.2.1.4 Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán 11

1.2.1.5 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN) 11

1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 23

1.2.2.1 Khái niệm 23

1.2.2.2 Nội dung và kết cấu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 23

1.2.2.3 Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25

1.2.2.4 Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN) 25

1.3 Phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29

1.3.1 Các Phương pháp phân tích 29

1.3.2 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 29

1.3.2.1 Nội dung phân tích Bảng cân đối kế toán 29

1.3.2.1.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 29

1.3.2.1.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 32

1.3.2.2 Nội dung phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 34

1.3.2.2.1 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 34

1.3.2.2.2 Phân tích khả năng sinh lời 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 39

2.1 Khái quát chung về công ty TNHH Bắc Hải 39

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Bắc Hải 39

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Bắc Hải 39

2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật 39

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển 40

2.1.2.3 Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 40

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bắc Hải 41

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 42

2.1.4.2 Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán 45

2.2 Thực trạng tổ chức lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 49

2.2.1 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 49

2.2.1.1 Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lập 49

2.2.1.2 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 – DNN) 54

2.2.1.3 Công tác lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 – DNN) 66

2.2.2 Công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 71

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOẢN THIỆN TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BẮC HẢI 72

3.1 Đánh giá tình hình tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 72

3.1.1 Ưu điểm 72

3.1.2 Nhược điểm 74

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 77

3.2.1 Kiến nghị 1: Về phương pháp tính 77

3.2.2 Kiến nghị 2: Về sử dụng tài khoản, sổ sách kế toán 77

3.2.3 Kiến nghị 3: Về tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79

3.2.3.1 Hoàn thiện công tác lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79

3.2.3.2 Tổ chức công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 80

3.2.3.2.1 Phân tích cơ cấu và tình hình biến động tài sản, nguồn vốn 82

3.2.3.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 88

3.2.3.2.3 Phân tích chung kết quả hoạt động kinh doanh 92

3.2.3.2.4 Phân tích khả năng sinh lời 96

 

KẾT LUẬN 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

 

doc104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay cơ sở vật chất của công ty bao gồm: - 01 văn phòng giao dịch đặt tại số 131 Bạch Đằng - Hồng Bàng - Hải Phòng với đầy đủ các trang thiết bị văn phòng để phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản lý của các phòng ban và hoạt động giao dịch với khách hàng của công ty. - 02 khu kho xưởng vừa là nơi dự trữ bảo quản hàng hóa của công ty vừa kết hợp để cho thuê dịch vụ kho bãi. Trong đó: + Một là tổng kho Đình Vũ (tổng diện tích đất 6.553 m2, gồm 03 kho: kho số 1 + kho số 2 + kho số 2 mở rộng), xây dựng tại khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng; + Một là tổng kho Lãm Hà, được xây dựng tại phường Lãm Hà - Kiến An - Hải Phòng. 2.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh và mục tiêu phát triển Được phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202001650. Công ty TNHH Bắc Hải được phép kinh doanh hàng vật tư nông nghiệp và dịch vụ kho bãi. Căn cứ điều lệ thành lập công ty TNHH Bắc Hải, công ty đặt mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực - Sản xuất, đại lý, kinh doanh các mặt hàng: Vật tư nông nghiệp, nông sản, lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng. - Kinh doanh và dịch vụ: Giao nhận, vận tải hàng hóa thủy - bộ, kho bãi, văn phòng đại diện, san lấp mặt bằng, giám sát bảo hiểm hàng hóa. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ gỗ. 2.1.2.3. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty TNHH Bắc Hải là một doanh nghiệp mới thành lập nên bước đầu còn gặp nhiều khó khăn, song nhờ sự cố gắng, nỗ lực của ban giám đốc cũng như đội ngũ lao động mà công ty đã và đang từng bước đi vào ổn định. * Thuận lợi Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng về vật tư nông nghiệp, trong khi đó, nền kinh tế nước ta nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên đây là mặt hàng có nhu cầu lớn hiện nay. Phân bón, vật tư nông nghiệp cũng là mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao, nên trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nhưng công ty luôn lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường để thu mua hàng nhằm đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng hàng hóa cung cấp cho khách hàng. Công ty đã bỏ vốn đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải, xây dựng kho bãi vì vậy luôn đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời. Là một doanh nghiệp mới thành lập công ty luôn nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các ban nghành trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, mua sắm trang thiết bị. * Khó khăn - Do là một doanh nghiệp mới thành lập nên khi đi vào hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường, nguồn hàng thu mua còn ít, khách hàng chưa có nhiều. - Công ty cũng ở trong tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là qui mô nhỏ, thiếu vốn, khả năng khai thác vốn và năng lực cạnh tranh kém nhất là khi nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. - Khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 tác động tới tất cả các doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn. - Hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ quản lý thường xuyên có sự thay đổi, gây khó khăn cho việc tổ chức, quản lý của doanh nghiệp 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Bắc Hải Là một doanh nghiệp mới thành lập, có quy mô tương đối nhỏ, số lượng nhân viên không nhiều, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp và dịch vụ kho bãi nên công ty TNHH Bắc Hải tổ chức một bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Sơ đồ 2.1 Giám Đốc Phòng Kế hoạch Phòng Điều hành Phòng Tổ chức Phòng Kế toán TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HẢI * Chức năng của từng bộ phận: - Giám đốc công ty: Là người lãnh đạo, có quyền quyết định cao nhất, là người đại diện cho tập thể người lao động, chịu trách nhiệm trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người đại diện về mặt pháp lý của công ty. - Phòng Tổ chức: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhân sự, thực hiện kế hoạch lao động tiền lương. - Phòng Điều hành kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc nhập xuất hàng hóa, tìm kiếm thị trường. - Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty theo từng tháng, quý, năm. - Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm về quá trình hạch toán kế toán của công ty. 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Bắc Hải Công ty TNHH Bắc Hải, với đặc điểm là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân với quy mô nhỏ, để hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Công ty đã lựa chọn áp dụng mô hình bộ máy kế toán tập trung. Đây là mô hình bộ máy kế toán một cấp, đơn vị kế toán độc lập chỉ mở một bộ sổ kế toán. Công ty có một phòng kế toán, các hoạt động kinh tế tài chính đều báo cáo về phòng kế toán để theo dõi, hạch toán kế toán. Phòng Kế toán có nhiệm vụ tập hợp, phân loại chứng từ để ghi chép vào các Sổ kế toán tổng hợp, chi tiết. Lập báo cáo hàng tháng và quyết toán theo năm. * Chức năng và nhiệm vụ của phòng kế toán - Cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, giúp Giám đốc quản lý và điều hành hoạt động đạt kết quả cao. - Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của công ty, cũng như sự vận động của tài sản, giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ về tài sản và nâng cao hiẹu quả sử dụng tài sản trong công ty. - Phản ánh toàn bộ nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giúp Giám đốc chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn. - Phản ánh đầy đủ và chính xác chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, tính toán được kết quả sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc, tự bù đắp chi phí và có lãi trong sản xuất kinh doanh, thu hồi kịp thời công nợ, quay vòng vốn kinh doanh của công ty. - Phản được kết quả thu nhập của người lao động nhằm khuyến khích người lao động nâng cao thành quả lao động của mình. * Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HẢI Kế toán về thanh toán và công nợ Thủ quỹ Kế toán vật tư hàng hóa và TSCĐ KẾ TOÁN TRƯỞNG Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, nghĩa là phòng Kế toán thực hiện toàn bộ công tác Kế toán - Tài chính của công ty từ xử lý chứng từ, ghi Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết đến việc lập Báo cáo kế toán và các Báo cáo tài chính. Phòng Kế toán của công ty TNHH Bắc Hải bao gồm 04 người: - 01 Kế toán trưởng; - 02 Kế toán viên; - 01 Thủ quỹ. Đứng đầu phòng Kế toán chịu trách nhiệm chung là Kế toán trưởng (kiêm Trưởng phòng Kế toán), hai nhân viên kế toán và Thủ quỹ làm việc dưới quyền của Kế toán trưởng. Mỗi nhân viên sẽ đảm nhận chức năng nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Kế toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá, đồng thời phát huy được trình độ của mỗi nhân viên. Cụ thể nhiệm vụ của mỗi người như sau: - Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp): + Thiết lập tổ chức bộ máy kế toán của công ty và trực tiếp quản lý, điều hành công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty; + Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp các số liệu từ các bộ phận khác chuyển sang, thực hiện các bút toán kết chuyển khóa sổ kế toán cuối kỳ, xác định kết quả kinh doanh, lập các Báo cáo tài chính và Báo cáo kế toán; + Tổ chức lưu giữ, bảo quản các chứng từ, tài liệu, sổ sách kế toán; + Cung cấp các thông tin, số liệu về kế toán cho Giám đốc và cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật, Nhà nước về số liệu báo cáo. - Kế toán vật tư hàng hóa và tài sản cố định: + Hàng ngày theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa của Công ty; + Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động về TSCĐ luân chuyển trong doanh nghiệp, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ thật chính xác. - Kế toán thanh toán và công nợ: + Có trách nhiệm hạch toán thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng qua các chứng từ; + Có nhiệm vụ tính lương phải trả cho người lao động, tính toán và theo dõi trích nộp các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định; + Theo dõi phần thanh toán với khách hàng và các khoản công nợ. Ghi sổ hàng ngày các TK 111, 112, 131, 331, 141,… - Thủ quỹ: + Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt hàng ngày căn cứ vào chứng từ thu chi, qua các chứng từ gốc theo dõi và sử dụng vốn đúng mục đích, ghi sổ quỹ mỗi ngày. + Khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ và các bộ phận liên quan kiểm kê lại tiền mặt hiện có. Nếu phát hiện thừa hoặc thiếu thì cùng kế toán tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết. 2.1.4.2. Các vấn đề khác liên quan đến tổ chức công tác kế toán * Chế độ kế toán áp dụng Công ty TNHH Bắc Hải áp dụng đầy đủ chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Cụ thể: - Kỳ kế toán áp dụng: kỳ kế toán năm (mười hai tháng, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch). - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng (VNĐ) - Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Kỳ lập báo cáo: theo tháng, quý, năm. * Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản tại Doanh nghiệp Doanh nghiệp thực hiện tổ chức, vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản ban hành theo Quyết định số 48/2006 ngày 14/09/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. * Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định, để phù hợp với sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, hiện nay công ty TNHH Bắc Hải đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt - Sổ Cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Sơ đồ 2.3 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÍ CHUNG Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Quan hệ đối chiếu, kiểm tra (a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). (b) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. * Phần mềm kế toán ADsoft Để thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán và giảm bớt gánh nặng công việc cho các kế toán viên tại phòng kế toán, công ty áp dụng phần mềm kế toán ADsoft. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức Nhật ký chung. Sơ đồ 2.4 TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN ADSOFT BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị MÁY VI TÍNH Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra (a) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (b) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. Giao diện phần mềm kế toán Adsoft 2.2 Thực trạng tổ chức lập, phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Bắc Hải 2.2.1 Công tác Lập Bảng cân đối kế toán (B01 - DNN) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02 - DNN) 2.2.1.1 Công tác chuẩn bị trước khi tiến hành lập Theo Quyết định 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006, công ty TNHH Bắc Hải phải lập Báo cáo tài chính và gửi về các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thống kê chậm nhất là 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính của công ty TNHH Bắc Hải bao gồm: - Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B01 - DNN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNN Trước khi tiến hành lập Báo cáo tài chính nói chung, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, kế toán công ty phải hoàn thành các công việc sau: * Kiểm soát chứng từ cập nhật Kiểm soát chứng từ kế toán được xem là khâu quan trọng nhất phản ánh tính trung thực của của thông tin phản ánh trên Báo cáo tài chính. Vì vậy đây là công việc được phòng Kế toán của công ty tiến hành chặt chẽ. Trình tự kiểm soát được tiến hành như sau; - Sắp xếp chứng từ kế toán theo trật tự thởi gian phát sinh; - Đối chiếu nội dung kinh tế, số tiền phát sinh từng chứng từ với nội dung kinh tế, số tiền của từng nghiệp vụ được phản ánh trong sổ sách kế toán; - Kiểm soát quan hệ đối ứng tài khoản trong sổ sách kế toán; - Đối chiếu số liệu giữa Sổ chi tiết và Bảng tổng hợp chi tiết * Thực hiện các bút toán kết chuyển trung gian Vì các tài khoản thuộc nhóm 5, 6, 7, 8, 9 không có số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ mà chỉ có số phát sinh trong kỳ nên kế toán phải tiến hành kết chuyển hết số phát sinh của các tài khoản này trước khi khóa sổ kế toán. Sơ đồ 2.5 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 911 130.557.109.523 632 635 641 642 811 821 511 515 711 9.507.841 646.184.303 126.263.213.496 651.210.660 2.006.540.503 1.513.510.935 472.945.995 85.380.422 219.549.655 421 * Tiến hành khóa sổ kế toán Cuối kỳ kế toán (cuối quý, cuối năm) trước khi lập Báo cáo tài chính, đơn vị tiến hành khóa sổ kế toán. Khóa sổ kế toán là việc kế toán tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản. * Lập bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối tài khoản (Mẫu F01 - DNN) là phụ biểu của báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế, dùng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm được phân loại theo tài khoản kế toán của các loại tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ để lập bảng cân đối tài khoản là các Sổ Cái tài khoản trong năm của doanh nghiệp. Mục đích của việc lập Bảng cân đối tài khoản là để kiểm tra các bút toán ghi trong hệ thống sổ kế toán có đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các tài khoản kế toán hay không bằng cách: - Kiểm tra tính cân đối giữa tổng số dư Nợ và tổng số dư Có đầu kỳ, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trong kỳ, tổng số dư Nợ và tổng số dư Có cuối kỳ của các tài khoản thể hiện trong Bảng cân đối số tài khoản. - Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của từng tài khoản phản ánh trên Bảng cân đối tài khoản với số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ trên từng Sổ Cái tài khoản tương ứng. - Kiểm tra sự phù hợp số liệu giữa Sổ Cái tài khoản, Sổ chi tiết tài khoản. Đối chiếu số dư đầu kỳ, số phát sinh trên Bảng cân đối tài khoản với Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản. à Bảng cân đối tài khoản năm 2008 sau khi được lập xong (Biểu 2.6) Công ty TNHH Bắc Hải Số 131-Bạch Đằng-Hồng Bàng-Hải Phòng Mẫu số F01-DNN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN Năm 2008 Trang : 01 Đơn vị tính: VND Số hiệu tài khoản Tên tài khoản kế toán Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 Loại 1 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG 578.439.936 521.011.874.345 510.966.102.977 14.254.211.303 3.630.000.000 111 Tiền mặt 336.182.437 82.838.380.676 81.542.084.926 1.632.478.187 112 Tiền gửi ngân hàng 18.337.999 154.438.048.151 154.414.999.701 41.386.449 131 Phải thu của khách hàng 223.919.500 137.617.993.285 140.979.258.841 492.653.944 3.630.000.000 133 Thuế GTGT được khấu trừ 7.521.143.302 6.516.029.382 1.005.113.920 152 Nguyên liệu vật liệu 98.751.703 98.751.703 153 Công cụ dụng cụ 55.098.261 55.098.261 156 Hàng hoá 138.442.458.967 127.359.880.163 11.082.578.803 Loại 2 TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 8.217.103.965 1.073.023.930 5.668.790.719 954.555.652 13.335.875.089 1.477.559.987 211 Tài sản cố định 8.063.130.103 5.582.162.726 504.475.727 13.140.817.102 214 Hao mòn tài sản cố định 1.073.023.930 31.529.732 436.065.789 1.477.559.987 241 Xây dựng cơ bản dở dang 127.770.000 127.770.000 242 Chi phí trả trước dài hạn 26.203.862 55.098.261 14.014.136 67.287.987 Loại 3 NỢ PHẢI TRẢ 480.000 86.443.917 180.253.711.053 194.794.167.832 1.777.615.578 16.404.036.274 311 Vay ngắn hạn 23.975.000.000 32.617.000.000 8.642.000.000 331 Phải trả cho người bán 480.000 18.530.000 148.898.088.209 154.942.074.483 1.685.000.000 7.747.036.274 333 Thuế và các khoản PTNN 52.913.917 6.962.823.339 6.817.293.844 92.615.578 334 Phải trả công nhân viên 405.499.910 405.499.910 338 Phải trả phải nộp khác 15.000.000 12.299.595 12.299.595 15.000.000 Trang : 02 Đơn vị tính: VND Số hiệu tài khoản Tên tài khoản kế toán Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có A B 1 2 3 4 5 6 Loại 4 NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 7.636.556.054 219.549.655 7.856.105.709 411 Nguồn vốn kinh doanh 7.400.000.000 7.400.000.000 421 Lãi chưa phân phối 236.556.054 219.549.655 456.105.709 Loại 5 DOANH THU 132.759.500.698 132.759.500.698 511 Doanh thu bán hàng 131.653.776.190 131.653.776.190 515 Doanh thu hoạt động tài chính 9.057.841 9.057.841 531 Hàng bán bị trả lại 1.096.666.667 1.096.666.667 Loại 6 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 131.531.142.261 131.531.142.261 632 Giá vốn hàng bán 127.359.880.163 127.359.880.163 635 Chi phí tài chính 1.513.510.935 1.513.510.935 641 Chi phí bán hàng 2.006.540.503 2.006.540.503 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 651.210.660 651.210.660 Loại 7 THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KHÁC 646.184.303 646.184.303 711 Thu nhập khác 646.184.303 646.184.303 Loại 8 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC 472.945.995 472.945.995 811 Chi phí khác 472.945.995 472.945.995 Loại 9 XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 131.212.351.667 131.212.351.667 911 Xác định kết quả kinh doanh 131.212.351.667 131.212.351.667 TỔNG CỘNG 8.796.023.901 8.796.023.901 1.103.556.501.041 1.103.556.501.041 29.367.701.970 29.367.701.970 Ngày..... tháng..... năm ...... Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.2.1.2 Công tác lập Bảng cân đối kế toán (B01 - DNN) Công ty TNHH Bắc Hải lập Bảng cân đối kế toán theo mẫu B01 - DNN được hướng dẫn tại Quyết định số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cột số đầu năm: số liệu được lấy từ số liệu cuối năm trên Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Bắc Hải năm 2007 Cột số cuối năm: Kế toán căn cứ vào các Sổ Cái, Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết các tài khoản và Bảng cân đối tài khoản năm 2008 của công ty TNHH Bắc Hải (mẫu F01 - DNN) để lập các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán. Việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể được tiến hành như sau CÁC CHỈ TIÊU TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Phần: Tài sản A. Tài sản ngắn hạn (Mã số 100) Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 = 1.673.864.636 + 0 + 2.177.653.944 + 11.082.578.803 + 1.097.729.498 = 16.031.826.882 đồng I. Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110) Trong kỳ doanh nghiệp không phát sinh các khoản tương đương tiền do đó số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng” trên Sổ Cái. Mã số 110 = 1.632.478.187 + 41.386.449 + 0 = 1.673.864.636 đồng II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120) Chỉ tiêu này không có số liệu. Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 = 0 đồng III. Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số 130) Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 138+ Mã số 139. = 492.653.944 + 1.685.000.000 + 0 + 0 = 2.177.653.944 đồng 1. Phải thu khách hàng (Mã số 131) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” mở theo từng khách hàng trên Sổ chi tiết Tài khoản 131. Mã số 131 = 492.653.944 đồng 2. Trả trước cho người bán (Mã số 132) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng người bán trên Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 331. Mã số 132 = 1.683.000.000 đồng 3. Các khoản phải thu khác (Mã số 138) Chỉ tiêu này không có số liệu. Mã số 138 = 0 đồng 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139) Chỉ tiêu này không có số liệu. Mã số 159 = 0 đồng IV. Hàng tồn kho (Mã số 140) Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 149 = 11.082.578.803 + 0 = 11.082.578.803 đồng 1. Hàng tồn kho (Mã số 141) Công ty TNHH Bắc Hải là một doanh nghiệp thương mại nên không sử dụng Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, Tài khoản 155 “Thành phẩm”, Công ty bán hàng trực tiếp nên không sử dụng Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán”. Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Hàng tồn kho” là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”,Tài khoản 156 “Hàng hoá” trên Sổ Cái. Mã số 141 = 0 + 0 + 11.082.578.803 = 11.082.578.803 đồng 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149) Chỉ tiêu này không có số liệu. Mã số 149 = 0 đồng V. Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150) Mã số 150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 154 + Mã số 158 = 0 + 1.005.113.920 + 92.615.578 + 0 = 1.097.729.498 đồng 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ” trên Sổ Cái. Mã số 152 = 1.005.113.920 đồng 2. Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước (Mã số 152) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” trên Sổ kế toán chi tiết TK 333. Mã số 154 = 92.615.578 đồng 3 - Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158) Chỉ tiêu này không có số liệu. Mã số 158 = 0 đồng B. Tài sản dài hạn (Mã số 200) Mã số 200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 230 + Mã số 240 = 11.791.027.115 + 0 + 0 + 67.287.987 = 11.858.313.102 đồng I. Tài sản cố định (Mã số 210) Mã số 210 = Mã số 211 + Mã số 212 + Mã số 213 = 13.140.817.102 + (-1.477.559.987) + 127.770.000 = 11.791.027.115 đồng 1. Nguyên giá (Mã số 211) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ Tài khoản 211 “Tài sản cố định” trên Sổ Cái. Mã số 211 = 13.140.817.102 đồng 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 212). Doanh nghiệp không sử dụng TSCĐ thuê tài chính nên không có TK 2412 “Hao mòn TSCĐ thuê tài chính”. Do đó, số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của các tài kho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc55.Dinh Thi Thanh Mai.doc
Tài liệu liên quan