Khóa luận Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: Thực trang và triển vọng

Canon là một tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, một công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phầm về hình ảnh và quang học. Tập đoàn này đã đầu tư vào Việt Nam với dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam với tổng số vốn đầu tư tổng vốn đầu tư 306,7 triệu USD với mục tiêu: sản xuất máy in phun, phụ kiện, thiết bị điện tử.

Ngày 13 tháng 4 năm 2001, công ty Canon đã được trao giấy phép đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài tại khu công nghiệp Thăng Long với số vốn đầu tư 76,7 triệu USD, trong 45 năm hoạt động. Từ khi có mặt tại Việt nam cho đến nay, Canon đã có bốn nhà máy tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: Thực trang và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhật Bản tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 80,52% số dự án và 47,57% vốn đầu tư. Tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh với 234 dự án, tổng số vốn đầu tư là 9,43 tỷ USD (chiếm 16,75% số dự án và 45,3% vốn đầu tư). Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BT, BOT, BTO và công ty cổ phần. 3 hình thức này chiếm một lượng rất nhỏ trong tổng số dự án đầu tư (tổng cả 3 hình thức chiếm 2,64% số dự án và 6,6% vốn đầu tư). Đặc biệt, năm 2005, Nhật Bản đã có công ty hoạt động với hình thức công ty Mẹ-Con đầu tiên có vốn FDI đầu tiên tại Việt Nam. Đó là công ty Panasonic của tập đoàn Matsushia của Nhật Bản. 2.3 Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: 2.3.1 Quy mô đầu tư: Hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản vào địa bàn các địa phương miền Bắc có quy mô đầu tư lớn với sự tham gia của nhiều các tập đoàn lớn có tên tuổi của Nhật Bản như Canon, Toyota, Honda, Yamaha, Panasonic, Sumidenso, Sumitomo,…Tính đến năm 2008, có 291 công ty đang đầu tư vào khu vực phía Bắc chiếm 44% số công ty Nhật trong cả nước. Bảng 4 : Quy mô FDI của Nhật Bản vào khu vực miền Bắc (Đơn vị: nghìn USD) Khu vực 2007 2008 2009 2010 Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Miền Bắc 71 661.913 48 237.766 35 22.670 53 350.500 Cả nước 156 909.665 104 7.275.529 76 141.110 212 2.076.400 Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc tăng lên qua các năm với số lượng dự án đáng kể luôn chiếm tỷ lệ khá cao so với tổng số dự án của Nhật vào cả nước. Từ năm 2007 đến năm 2009, tổng số dự án cấp mới của Nhật Bản vào miền Bắc luôn chiếm khoảng 45% tổng số dự án của cả nước. Đến năm 2010 tuy số lượng dự án chỉ chiếm còn 25% trong khi miền Nam chiếm tới 70% tổng số dự án nhưng tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc vẫn lớn hơn miền Nam (tổng số đầu tư vào miền Nam 332 triệu USD còn miền Bắc là 350 triệu USD). Quy mô vốn đầu tư trung bình một dự án của miền Bắc lớn hơn miền Nam. Trong thời gian gần đây, số dự án và tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc có xu hướng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng số dự án và nguồn vốn đầu tư vào cả nước. Tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2011, Nhật Bản đầu tư vào miền Bắc với 570 dự án và tổng số vốn đầu tư 6,47 tỷ USD, chiếm 39,8% số dự án của cả nước và 30,9% tổng số vốn đầu tư vào cả nước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do Nhật Bản đang thực hiện cơ cấu lại vốn đầu tư của mình theo lãnh thổ Việt Nam, đầu tư một vài dự án quy mô lớn vào các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay Hà Nội, trung tâm của khu vực phía Bắc vẫn đang dẫn đầu cả nước về tổng số vốn đăng ký và số vốn thực hiện. 2.3.2 Cơ cấu đầu tư: 2.3.2.1 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư: Cơ cấu đầu tư của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam cũng giống như cơ cấu đầu tư của cả nước. Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu đầu tư vào ngành công nghiệp, dịch vụ. Sở dĩ các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp ở khu vực này bởi đồng bằng sông Hồng, trung tâm của miền Bắc, là nơi công nghiệp phát triển vào loại sớm nhất nước ta. Ở đây tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp hàng đầu của cả nước. Còn khu vực miền núi trung du phía Bắc thì có tài nguyên phong phú thuận lợi cho khai thác khoáng sản, bổ sung một lượng nguyên vật liệu lớn cho các ngành công nghiệp nặng. Thêm vào đó là sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ một loạt cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất như KCN cao Hòa Lạc, KCN Thăng Long, KCN Quế Võ,...đã thu hút đáng kể nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Nhật Bản chảy vào lĩnh vực này. Lượng vốn FDI ngành công nghiệp chế biến chế tạo vào khu vực phía Bắc chiếm đến 58,7% lượng vốn đầu tư vào cả nước Biểu đồ 2: FDI của Nhật vào khu vực miền Bắc theo một số ngành tính đến hết tháng 2 năm 2011. Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư Các dự án FDI Nhật Bản vào lĩnh vực dịch vụ tập trung chủ yếu vào ngành thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng bảo hiểm. Đây là ngành có lợi thế nổi trội của khu vực phía Bắc so với các vùng khác trong cả nước. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng của khu vực miền Bắc chiếm 37% lượng vốn đầu tư của cả nước, ngành thông tin truyền thông chiếm 62%. Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN lớn ở khu vực phía Bắc như công ty Nomura đầu tư xây dựng khu công nghiệp rộng 153 ha tại Hải Phòng với số vốn đầu tư 163 triệu USD, công ty Sumimoto đầu tư 53 triệu USD xây dựng khu công nghiệp Thăng Long rộng 128 ha ở Hà Nội, công ty Sumimoto đầu tư xây dựng khu công nghiệp Thăng Long 2 ở Hưng Yên rộng 220 ha với tổng vốn đầu tư 80 triệu USD…Các dự án này đã góp phần thúc đẩy nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư Nhật Bản tiềm năng khác vào khu vực này. 2.3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương: Cũng giống như cơ cấu đầu tư xét theo địa phương của cả nước, ở khu vực phía Bắc các dự án FDI của Nhật Bản cũng tập trung ở những thành phố lớn và vùng lân cận, những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển thuận lợi cho phát triển sản xuất. Bảng 5: FDI của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc xét theo địa phương: Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ(USD) Hà Nội 355 3,105,276,323 1,343,504,527 Vĩnh Phúc 17 786,227,765 168,199,079 Hải Dương 34 731,647,631 226,251,500 Hải Phòng 72 728,106,881 334,372,582 Hưng Yên 28 487,034,759 183,205,230 Bắc Ninh 28 412,090,747 183,019,022 Hòa Bình 8 95,380,000 42,944,447 Quảng Ninh 9 30,943,539 16,040,039 Thái Nguyên 5 30,685,000 29,065,000 Hà Nam 1 29,000,000 17,000,000 Nam Định 3 14,150,000 7,650,000 Bắc Giang 2 11,300,000 1,750,000 Phú Thọ 3 7,600,000 4,350,000 Sơn La 1 2,500,000 800,000 Ninh Bình 1 1,282,900 1,282,900 Thái Bình 1 900,000 700,000 Cao Bằng 1 500,000 200,000 Lạng Sơn 1 20,000 20,000 Tổng khu vực miền Bắc 570 6,474,645,545 2,560,354,326 Tổng cả nước 1431 20,962,423,670 5,857,818,226 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư Trên địa bàn khu vực phía Bắc, Nhật Bản đã đầu tư vào 18 tỉnh trên tổng số 26 tỉnh với tổng số dự án 570 dự án và tổng số vốn đầu tư đạt hơn 6,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Nhật Bản chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và các vùng phụ cận của Hà Nội, nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên là những địa phương thu hút vốn FDI của Nhật Bản nhiều nhất ở khu vực này còn lại rải rác ở các tỉnh khác với một vài dự án. Có địa phương chỉ có 1 dự án FDI của Nhật Bản như Sơn La, Ninh Bình, Thái Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn. 2.3.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư: Cũng như cơ cấu đầu tư của cả nước, các dự án FDI của Nhật Bản vào miền Bắc cũng tập trung chủ yếu ở hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm tới 76% tổng số dự án đầu tư. Tiếp đến là các dự án liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần. Hình thức liên doanh dần giảm đi vai trò chủ đạo, tuy nhiên vẫn chiếm một số lượng nhỏ dự án đầu tư với 110 dự án, chiếm 47% các dự án liên doanh với Nhật Bản của cả nước. Gần đây, các nhà đầu tư Nhật Bản đang chuyển sang quam tâm đến hình thức công ty cổ phần. Một số dự án mới theo hình thức này như công ty cổ phần sân Golf Hà Nội đầu tư 10 triệu USD xây dựng và kinh doanh sân golf, công ty cổ phần tập đoàn P&T đầu tư 2,5 triệu USD cung cấp các dịch vụ viễn thông, các sản phẩm phần mềm…Đặc biệt, hình thức Công ty Mẹ-con có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên của Nhật Bản tại Việt Nam nằm ở khu vực phía Bắc, đó là công ty Panasonic của tập đoàn Mitsushita Nhật Bản. 2.3.3 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào một số tỉnh: 2.3.3.1 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Hà Nội: Hiện nay, đã có 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn FDI vào Hà Nội, trong đó xuất hiện nhiều công ty, tập đoàn có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ về tài chính và công nghệ. Trong số đó phải kể đến các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Canon, Panasonic, Toto, Sumitomo Bakelite,Meiko…Nhật Bản hiện là một trong số những đối tác đầu tư lớn của Hà Nội. Trong thời gian gần đây, Hà Nội với vai trò trung tâm của miền Bắc cũng là khu vực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Nhật Bản, nhiều dự án đầu tư với số vốn đầu tư lớn được xúc tiến tại đây. Tính đến ngày 24 tháng 2 năm 2011 trên địa bàn Hà Nội đã thu hút được 355 dự án có vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản với tổng số vốn đăng kí 3,1 tỷ USD. Với con số này, Hà Nội đã vượt qua TP HCM trở thành địa phương thu hút vốn lớn nhất từ Nhật Bản. Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ điện tử, viễn thông, vật liệu như công ty Yamaha Motor Việt Nam (sản xuất lắp ráp xe máy) với tổng số vốn đầu tư 127 triệu USD, công ty Canon Việt Nam (sản xuất lắp ráp máy in màu) có tổng số vốn đầu tư 76,7 triệu USD, công ty TNHH Panasonic Home Appliances Việt Nam với tổng vốn đầu tư 93,4 triệu USD, dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam với Tập đoàn NTT với tổng vốn đầu tư là 332 triệu USD ...Các dự án công nghệ cao này có vai trò quan trọng trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và sản xuất, góp phần thay đổi bộ mặt công nghệ Thủ đô. Các dự án FDI trong lĩnh vực bưu điện viễn thông của Nhật cũng góp phần tích cực vào hệ thống điện thoại viễn thông và xây dựng, lắp đặt đồng thời mạng điện thoại ở Hà Nội. Nhật Bản hiện là quốc gia có số lượng dự án và số vốn đầu tư nước ngoài cao nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Hà Nội với 108 dự án, tổng số vốn đầu tư trên 1,48 tỷ USD. Trong đó, dự án đầu tư lớn nhất là của công ty TNHH Canon Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) đầu tư sản xuất các loại máy in phun với số vốn 306 triệu USD tại khu công nghiệp Thăng Long. Ngoài các lĩnh vực đầu tư về công nghiệp, các nhà đầu tư Nhật Bản cũng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản đang có dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội. Đó là dự án “Trung tâm sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao kết hợp với các dịch vụ thương mại rau, hoa, cây cảnh” do công ty BP Mihama liên doanh với công ty cổ phần Công nghệ-thương mại Bình Minh tại huyện Đan Phượng, Hà Nội. Dự án dự kiến sẽ hình thành và bắt đầu khai thác và sử dụng cuối năm 2011. Sau khi trung tâm đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với mức thu nhập tối thiểu 1,7 triệu đồng/người/tháng. Các dự án FDI của Nhật Bản đã góp phần tăng nhanh số lượng, chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của thành phố, trong đó đa số là các sản phẩm mới, công nghệ kỹ thuật cao. Các lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI Nhật Bản được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến. Do vậy, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản không chỉ giải quyết được việc làm cho lao động thành phố mà còn từng bước hình thành nên một đội ngũ lao động quản lý, kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ, kỷ luật công nghiệp để điều hành, quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và đáp ứng được những yêu cầu mới trong sự nghiệp CNH-HĐH của thành phố. Các dự án cũng góp phần không nhỏ vào tăng trưởng hàng năm của thành phố, góp phần đưa Hà Nội trở thành điểm hấp dẫn thứ hai của nguồn vốn FDI tính trong cả nước. Cho đến nay, các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản đóng góp vào ngân sách thành phố hơn 100 triệu USD, đã tạo việc làm cho hơn 8 nghìn lao động, chiếm 18% tổng số lao động của các doanh nghiệp FDI Nhật Bản tại khu vực phía Bắc. Việc Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội 11 dự án vào 2 tháng đầu năm nay đưa Hà Nội trở thành địa phương thu hút vốn lớn nhất từ Nhật Bản đã khẳng định rằng các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng có niềm tin đầu tư vào Thủ đô. Với vai trò là thủ đô nước Việt Nam và là trung tâm kinh tế trọng điểm của miền Bắc, Hà Nội có triển vọng thu hút ngày càng nhiều vốn FDI của Nhật Bản trong tương lai. 2.3.3.2 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc là một tỉnh miền núi trung du nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Không có cảng biển, sân bay, nguồn tài nguyên khoáng sản không dồi dào, lại không phải là trung tâm kinh tế quan trọng như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM nhưng Vĩnh Phúc vẫn có sức thu hút lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2009, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng thứ 3 toàn quốc về thu hút FDI và là một trong 3 tỉnh đứng đầu các tỉnh phía Bắc về phát triển công nghiệp. Và đóng góp không nhỏ vào thành công ấy chính là một lượng vốn đáng kể của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản. Đây là nhà đầu tư truyền thống của tỉnh Vĩnh Phúc. Tính đến hết tháng 2 năm 2011, Nhật Bản đầu tư vào Vĩnh Phúc 786 triệu USD với 17 dự án, chiếm 11% tổng số dự án và 35% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Các dự án đầu tư Nhật Bản tại Vĩnh Phúc đều triển khai xây dựng cơ bản nhanh và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đúng tiến độ cam kết. Phần lớn các dự án hoạt động hiệu quả với chỉ tiêu kinh tế ổn định và tăng trưởng cao dần qua các năm, đóng góp quan trọng vào thành tích phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc. Năm 2009, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản đạt xấp xỉ 25.000 tỷ dồng, chiếm 72,9% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh. Quý I năm 2010, con số này là trên 7.300 tỷ đồng, chiếm 85% tổng giá trị sản xuất của tỉnh; nộp ngân sách 2.236 tỷ đồng, chiếm 67% tổng thu ngân sách trên địa bàn. Trong số các dự án đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nổi bật nhất là các dự án của Công ty Honda Việt Nam; Toyota Việt Nam. Đầu tư tại Vĩnh Phúc từ năm 1997, công ty Honda Việt Nam đã nhiều lần tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với số vốn ban đầu 104 triệu USD, sau hơn 10 năm hoạt động, vốn đăng ký của công ty đã lên đến 373 triệu USD. Năm 2009, sản lượng xe máy của Công ty đạt xấp xỉ 1,5 triệu chiếc, doanh thu đạt gần 1,5 tỷ USD. Sang năm 2010, Honda nâng sản lượng xe máy lên trên 1,7 triệu chiếc, đạt doanh thu hơn 1,8 tỷ đồng. Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xe máy, công ty Honda Việt Nam còn xây dựng nhà máy sản xuất ô tô tại tỉnh. Nhà máy ô tô này được lắp đặt dây chuyền lắp rắp động cơ. Honda là công ty đầu tiên có dây chuyền lắp rắp động cơ trong nước và được chính phủ Việt Nam đánh giá cao vì đã cống hiến cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Công ty đã góp phần đáng kể vào thành tích phát triển kinh tế xã hội của Vĩnh Phúc. Toyota cũng góp phần không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ khi chính thức đầu tư vàoVĩnh Phúc (năm 1996) đến nay, tốc độ tăng trưởng tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối ổn định, doanh thu năm sau cao hơn năm trước: năm 2006 đạt 293, 75 triệu USD; năm 2007 đạt 606, 809 triệu USD, doanh thu năm 2008 đạt 739, 055 triệu USD. Công ty đã tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn nghìn lao động là người Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành lân cận. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng cũng tăng thường xuyên, từ 5,7 triệu đồng năm 2007 lên hơn 7 triệu đồng năm 2008 và 2009. Ngoài ra, hàng năm, Công ty ô tô Toyota Việt Nam còn đóng góp lớn đối với nguồn thu ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2006, công ty nộp ngân sách Nhà nước hơn 135 triệu USD; năm 2007 nộp 239, 4 triệu USD; năm 2008 nộp xấp xỉ 271 triệu USD; năm 2009, nộp gần 300 triệu USD. Tính đến nay, công ty đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD và hơn 13 triệu USD cho các hoạt động xã hội, cộng đồng. Hai công ty cũng có những đóng góp đáng kể và tích cực cho hoạt động xã hội. Với mục tiêu trở thành một công dân tốt, công ty không chỉ chú trọng đến việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ đạt tiêu chuẩn mà còn thực hiện nhiều hoạt động phong phú, đóng góp trên nhiều lĩnh vực như an toàn giao thông, môi trường, giáo dục, cộng đồng… Các dự án đầu tư trực tiếp Nhật Bản đã thu hút gần 1 vạn lao động trên địa bàn Vĩnh Phúc, tạo công ăn việc làm cho người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận và đồng thời góp phần không nhỏ phát triển kinh tế-xã hội của Vĩnh Phúc. 2.3.3.3 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Bắc Ninh: Hiện nay, đã có 17 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bắc Ninh. Trong đó, Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn nhất và cũng lâu năm nhất. Ngay từ khi tỉnh Bắc Ninh mới bắt tay vào xúc tiến và triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhật Bản đã có một số dự án lớn, tiên phong là dự án nhà máy kính nổi Việt Nam của tập đoàn Nippon Sheet Glass. Sau đó, là một loạt các doanh nghiệp khác từ Nhật Bản mà tiêu biểu phải kể đến tập đoàn Canon với 2 chi nhánh tại khu công nghiệp Quế Võ và Tiên Sơn. Với vị trí thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội cùng với hệ thống khu công nghiệp phát triển đồng bộ, chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở, Bắc Ninh đã và đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng. Hiện nay, có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản đã đầu tư tại Bắc Ninh như Canon, Nippon Steel, Seewell Niken Seiki, Mitsuwa, Towada…Các dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghệ thông tin, công nghệ cao và công nghiệp chế biến. Năm 2008, Nhật Bản dẫn đầu về số dự án, chiếm 18,13% số dự án nhưng chỉ đứng thứ 2 về vốn đầu tư đăng ký, chiếm 19,91% tổng số vốn đăng ký, đứng sau Hàn Quốc (chiếm 35,6% tổng số vốn đăng ký). Tính đến hết năm 2010, Nhật Bản đứng thứ 2 sau Hàn Quốc về cả số dự án và vốn đầu tư với 28 dự án và tổng số vốn đăng ký là 412 triệu USD, chiếm 13% tổng số dự án và 17% tổng số vốn đầu tư vào tỉnh. Tuy nhiên, quy mô vốn trung bình cho một dự án của Nhật Bản vào Bắc Ninh lớn hơn Hàn Quốc. Trong khi quy mô vốn trung bình của Hàn Quốc vào tỉnh chỉ có 7,6 triệu USD cho một dự án thì một dự án của Nhật Bản có quy mô là 15 triệu US. Trong các đối tác đầu tư vào Bắc Ninh, Nhật Bản vẫn đứng đầu về vốn thực hiện. Vốn thực hiện các dự án FDI của Nhật Bản đạt 61,82% , kế đến là Hàn Quốc 26,47%. Bảng 6:Các dự án có vốn đầu tư lớn của Nhật Bản vào địa bàn Bắc Ninh STT Dự án Ngày cấp Vốn đăng ký(USD) Vốn thực hiện(USD) 1 Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam 31/03/1995 126.000.000 126.000.000 2 Công ty TNHH Canon Việt Nam(Quế Võ) 24/03/2005 60.000.000 30.000.000 3 Công ty TNHH Toyo Ink Compuonds 26/01/2006 17.000.000 14.450.000 4 Công ty TNHH Sumitomo electric Interconnect 08/09/2006 23.000.000 3.450.000 5 Công ty TNHH Canon Việt Nam (Tiên Sơn) 06/03/2006 70.000.000 14.000.000 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh Trong các dự án lớn vào Bắc Ninh tiêu biểu nhất là công ty TNHH Canon Việt Nam. Hiện nay, Canon Việt Nam có hai dự án lớn vào Bắc Ninh ở khu công nghiệp Quế Võ và Tiên Sơn với tổng số vốn đầu tư là 130 triệu USD. Công ty đã góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tạo việc làm cho hơn 6000 lao động. Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản đã góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh. Dự báo từ nay đến năm 2015, Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu tư tại Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng; tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan 2.3.3.4 Đầu tư trực tiếp của Nhât Bản vào Hải Dương: Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm vùng kinh tế trọng điểm, trở thành nơi có nhiều ưu thế phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp. Hải Dương được đánh giá là tỉnh có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nhân lực... để thu hút nguồn vốn FDI và hiện vẫn là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Hiện nay, có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hải Dương. Trong đó, Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn nhất của tỉnh. Tính đến hết tháng 2 năm 2011, Hải Dương thu hút 237 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư hơn 2,6 tỷ USD. Nhật Bản có số vốn đầu tư lớn nhất với 34 dự án, tổng số vốn đầu tư là 731 triệu USD, chiếm 27,4% tổng vốn FDI và đứng đầu về quy mô vốn đầu tư tại Hải Dương. Bảng 7: Một số quốc gia đầu tư chính vào Hải Dương (Tính tới tháng 2 năm 2011) Quốc gia Số dự án Tổng vốn đầu tư(triệu USD) Quy mô vốn/dự án(triệu USD) Nhật Bản 34 731,65 21,52 Đài Loan 39 647,6 16,6 Hàn Quốc 42 247,07 5,88 Hoa Kỳ 8 152,5 19,06 Samoa 11 224,9 20,44 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương Có thể thấy ngay, quy mô vốn trung bình cho một dự án của Nhật Bản vào Hà Nội lớn hơn so với các đối tác tiềm năng khác của Hải Dương. Về số dự án thì Hàn Quốc nhiều hơn Nhật Bản nhưng về số vốn đầu tư và quy mô đầu tư lại nhỏ hơn Nhật Bản nhiều. Sở dĩ vậy là do hầu hết các dự án đầu tư của Nhật Bản đầu tư vào Hải Dương đều của doanh nghiệp có quy mô lớn đầu tư. Còn Hàn Quốc hầu như là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhật Bản đầu tư vào Hải Dương chủ yếu là lĩnh vực điện tử và công nghệ cao với các dự án lớn như công ty TNHH Sumidenso, công ty TNHH Aiden Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 120 triệu USD, công ty TNHH điện tử UMIC Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 100 triệu USD, công ty TNHH Brother Việt Nam, công ty TNHH IRISO Việt Nam (Nhật Bản) 80 triệu USD, công ty TNHH UNIDEN 81 triệu USD … Nổi bật trong các nhà đầu tư đến là từ Hàn Quốc xét trên địa bàn Hải Dương thì phải kể đến công ty TNHH Sumidenso và công ty TNHH Brother Việt Nam. Năm 2006, Brother Industries là công ty 100% vốn đầu tư thuộc tập đoàn Brother Nhật Bản đã quyết định mở rộng đầu tư vào tỉnh Hải Dương. Brother là một thương hiệu mạnh đã xuất hiện trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước Âu, Mỹ với hơn 100 năm phát triển vững mạnh. Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại khu công nghiệp chế xuất Phúc Điền xã Cẩm Thạch, Hải Dương. Công ty TNHH Brother Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng mới với công nghệ hiện đại. Nhờ đó, năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt hơn 164 triệu USD, gấp 2,4 lần so với năm 2007. Riêng 8 tháng đầu năm 2010, đạt 127,7 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2009, công ty được trao tặng giải thưởng Vietnam Golden FDI. Đây là giải thưởng được trao tặng cho các doanh nghiệp theo tiêu chí kết quả kinh doanh tốt, xuất sắc trong xuất khẩu, đầu tư có hiệu quả cho công nghệ, môi trường và đào tạo nhân lực… Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam thuộc Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản, là tập đoàn Sumitomo đã có hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trong thiết bị điện, điện tử công nghệ cao, được cấp giấy phép đầu tư vào Khu công nghiệp Đại An từ tháng 3 năm 2004, với số vốn pháp định là 5 triệu USD trong tổng mức đầu tư 25 triệu USD. Hiện nay công ty đã đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hải Dương 4 nhà máy. Trong đó, có 1 nhà máy mới khởi công xây dựng vào tháng 11 năm 2010 tại cụm ông nghiệp Nghĩa An (Ninh Giang) với tổng số vốn đầu tư 20 triệu USD, dự kiến sử dụng 1.700 lao động. Nhà máy chuyên sản xuất hệ thống mạng, dây dẫn điện và điện tử sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử ô-tô. Dự kiến nhà máy hoàn thành vào tháng 8 - 2011 và đi vào sản xuất tháng 10 - 2011. Đây là nhà máy có quy trình công nghệ cao, hiện đại. Còn 3 nhà máy trước của công ty đều xây dựng trong khu công nghiệp Đại An, hiện thu hút hơn 6500 lao động. Doanh thu của Công ty TNHH Sumidenso Việt Nam không ngừng phát triển, riêng năm 2007 đạt trên 115 triệu USD, lợi nhuận thu về hơn 4 triệu USD. Năm 2010, mặc dù gặp không ít khó khăn do thị trường thế giới có nhiều biến động, song công ty vẫn đạt kết quả doanh thu đầy ấn tượng: hơn 230 triệu USD, tăng 31% so với năm 2009. Sumidenso tiếp tục giữ vững danh hiệu doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh và được xếp trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Mặc dù hai công ty không phải là các dự án lớn nhất của Nhật Bản trên địa bàn Hải Dương nhưng hai công ty này luôn được xem là có thánh tích hoạt động hiệu quả nhất trong các số các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản trên địa bàn. Hai công ty trên cùng với các công ty khác của Nhật Bản đã góp phần đáng kể tăng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh Hải Dương. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo việc làm cho một lượng lớn lao động trong tỉnh và các tỉnh lân cận. 2.3.4 Một số dự án đầu tư lớn của Nhật Bản ở các phía Bắc Việt Nam: 2.3.4.1 Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT với Tập đoàn NTT NTT được biết đến là một tập đoàn luôn chiếm vị trí độc tôn trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin ở Nhật Bản và các nước trên thế giới.Năm 1997 NTT đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT với tổng số vốn đầu tư là 332 triệu USD, nhằm mục tiêu xây dựng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo kế hoạch đào tạo trong hợp đồng hợp tác kinh doanh này, NTT đã mở các khóa học đào tạo quản trị cở sở dữ liệu, kĩ thuật viên quản trị mạng CCNA. Các khóa đào tạo này đã giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam. Cùng với hợp đồng hợp tác kinh doanh này, VNPT và NTT đã hợp tác thành lập công ty liên doanh mang tên Công ty Dịch vụ dữ liệu toàn cầu tại Hà Nội. Công ty này được thành lập vào năm 2008 nhằm cung cấp các dịch vụ dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. NTT Com và VNPT là những đơn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam- thực trang và triển vọng.doc
Tài liệu liên quan