MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Khái quát chung về gia công hàng xuất khẩu và hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam 3
I. Khái quát chung về gia công xuất khẩu 3
1. Khái niệm về gia công xuất khẩu 3
1.1. Khái niệm gia công 3
1.2. Khái niệm gia công với thương nhân nước ngoài 4
2. Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu 6
3. Lợi ích của các bên khi tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu 7
3.1. Đối với bên đặt gia công 7
3.2. Đối với bên nhận gia công 8
4. Quyền và nghĩa vụ mỗi bên 9
4.1. Bên đặt gia công 9
4.2. Bên nhận gia công 10
5. Phân loại quan hệ gia công xuất khẩu 10
5.1. Xét theo quyền sở hữu nguyên vật liệu 10
5.2. Xét theo giá cả gia công 11
5.3. Xét theo số bên tham gia vào quan hệ gia công 11
6. Hợp đồng gia công và một số điều khoản cơ bản của hợp đồng gia công 12
II. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu trong những năm gần đây 14
1. Giai đoạn trước khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế 14
2. Giai đoạn sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế 15
2.1. Những kết quả đã đạt được 17
2.2. Những khó khăn vướng mắc cần khắc phục 21
Chương II: Thủ tục Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu 25
I. Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu 25
1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công xuất khẩu 25
1.1. Nhiệm vụ của doanh nghiệp 25
1.2. Nhiệm vụ của Hải quan tiếp nhận hợp đồng gia công 26
2. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu phục vụ gia công 28
2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu gia công theo hợp đồng gia công 28
2.2. Thủ tục Hải quan đối với nguyên liệu do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công 35
3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công 37
3.1. Hồ sơ Hải quan 37
3.2. Các bước làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu sản phẩm gia công 37
4. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công 42
5. Thủ tục giao nhận gia công chuyển tiếp 44
6. Thủ tục Hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền phí gia công 49
7. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công 50
7.1. Hồ sơ thanh khoản 51
7.2. Hải quan kiểm tra hồ sơ thanh khoản 52
7.3. Giải quyết nguyên liệu thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị mượn (nếu có) 52
7.4. Hoàn thành thủ tục thanh khoản 56
II. Những điểm còn tồn tại trong công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động gia công xuất khẩu 57
1. Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu 57
2. Vấn đề quản lý nguyên phụ liệu dư thừa 59
3. Xử lý phế liệu, phế phẩm 64
4. Vấn đề nhãn mác hàng gia công xuất khẩu 64
5. Vấn đề thanh khoản hợp đồng gia công 68
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công hàng xuất khẩu và hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu 71
I. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công hàng xuất khẩu 71
1. Về chính sách và cơ chế quản lý 71
2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 73
3. Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước về vốn, cơ sở nguyên vật liệu 73
4. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ trong sản xuất hàng gia công xuất khẩu 74
5. Tăng cường công tác đào tạo 74
II. Một số biện pháp cần thiết để hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu 75
1. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý quản lý Hải quan hoạt động gia công xuất khẩu 75
2. Đẩy mạnh quá trình cải tiến thủ tục Hải quan 77
3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo Hải quan, tăng cường công tác đào tạo 78
4. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa Hải quan 81
5. Thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Hải quan 83
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1866 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay và thủ tục Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu cung ứng (nếu có) và trừ lùi vào giấy phép (nếu nguyên liệu cung ứng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền). Nếu tại thời điểm xuất khẩu sản phẩm doanh nghiệp không khai báo đúng quy định thì nguyên liệu cung ứng sẽ không được đưa vào thanh khoản hợp đồng gia công. Đối với trường hợp nguyên liệu cung ứng thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm doanh nghiệp không xuất trình được giấy phép thì sẽ xử lý theo pháp luật.
b. Đối với trường hợp nguyên liệu do doanh nghiệp trực tiếp mua từ nước ngoài để cung ứng cho hợp đồng gia công
Trong trường hợp này, thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thực hiện theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp phải khai rõ chủng loại, định mức, lượng nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu thuộc tờ khai nào đã sử dụng ra lô hàng xuất khẩu. Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; tờ khai xuất khẩu là tờ khai xuất khẩu gia công; định mức nguyên liệu là định mức của hợp đồng gia công; hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng gia công.
Hiện nay, một số doanh nghiệp nhận gia công tự cung cấp nguyên phụ liệu cho hợp đồng gia công mà không khai báo khi làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm và đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu. Vì vậy các cơ quan quản lý mà cụ thể ở đây là Tổng cục Hải quan cần phải quy định chế tài xử phạt đối với những trường hợp này.
3. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công
3.1. Hồ sơ Hải quan
Bộ hồ sơ Hải quan làm thủ tục xuất khẩu gồm những chứng từ sau:
- Tờ khai xuất khẩu: 02 bản chính
- Bản kê chi tiết hàng hóa của lô hàng xuất khẩu: 02 bản chính
- Bản thống kê tờ khai xuất khẩu, phiếu giao gia công chuyển tiếp
- Bản định mức của từng mã hàng có trong lô hàng xuất khẩu (đối với mã hàng chưa khai báo định mức với Hải quan)
Nếu bên gia công cung ứng nguyên liệu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu phải có giấy phép thì phải nộp giấy phép của cơ quan có thẩm quyền: 01 bản sao có đóng dấu và chữ ký xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp hoặc phó Giám đốc doanh nghiệp (nếu Hải quan chưa cấp phiếu theo dõi trừ lùi).
Doanh nghiệp phải xuất trình 01 bản chính của giấy phép này để đối chiếu với bản sao phải nộp khi cấp phiếu theo dõi trừ lùi hoặc bản chính kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi (nếu đã được Hải quan cấp phiếu theo dõi trừ lùi).
3.2. Các bước làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu sản phẩm gia công
Các bước làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu sản phẩm gia công thực hiện như quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng xuất khẩu theo hợp đồng nhưng không thực hiện bước kiểm tra tính thuế (trừ trường hợp sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu tự cung ứng mua tại thị trường Việt Nam). Cụ thể như sau:
3.2.1. Tiếp nhận, đăng ký tờ khai Hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa
a. Nhiệm vụ của công chức Hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai Hải quan
Tương tự như khi nhập khẩu, việc tiếp nhận, đăng ký tờ khai Hải quan cho 01 lô hàng do 01 công chức Hải quan thực hiện. Tuy nhiên đối với hàng xuất khẩu, Hải quan không tiến hành bước kiểm tra danh sách cưỡng chế làm thủ tục Hải quan. Các công việc mà công chức Hải quan cần thực hiện hoàn toàn tương tự như khi làm thủ tục nhập khẩu, cụ thể như sau:
- Trước hết, kiểm tra sự đầy đủ của hồ sơ Hải quan theo quy định. Nếu không chấp nhận đăng ký hồ sơ Hải quan thì phải thông báo lý do cho người khai Hải quan biết.
- Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai Hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan, sự phù hợp của nội dung khai Hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan.
- Đối chiếu chính sách quản lý xuất khẩu với lô hàng xuất khẩu.
- Nhập dữ liệu của tờ khai Hải quan vào máy vi tính và đăng ký tờ khai Hải quan.
- Chuyển hồ sơ cho Lãnh đạo Chi cục
- Đối với những trường hợp vi phạm, tiến hành lập biên bản và đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng, hoặc hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng.
Khi đăng ký tờ khai xuất khẩu, công chức Hải quan đăng ký tờ khai thống kê số, ngày tờ khai vào bảng thống kê tờ khai theo mẫu 10/GC như khi đăng ký tờ khai nhập khẩu.
Mẫu 3: Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu
Bảng thống kê tờ khai xuất khẩu
Tờ số:.......................
Mẫu: 10/GC, Khổ A4
Hợp đồng gia công số: ngày Thời hạn...............
Phụ kiện hợp đồng gia công số: ngày Thời hạn...............
Bên thuê:........................................... Địa chỉ:..............................................
Bên nhận:...........................................Địa chỉ:..............................................
Mặt hàng: Số lượng..........................................................
Đơn vị Hải quan làm thủ tục.........................................................................
STT
Số tờ khai
Ngày tờ khai
Cửa khẩu xuất
Cán bộ HQ
thống kê TK(ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Cộng: Tổng số tờ khai:........................
Ngày.......tháng.......năm.......
Đơn vị Hải quan làm thủ tục
Mỗi hợp đồng gia công phải lập 01 bảng thống kê tờ khai xuất khẩu tương tự như bảng thống kê tờ khai nhập khẩu. Bảng này cũng được lưu tại Hải quan để Hải quan thống kê số, ngày tờ khai; số, ngày phiếu chuyển tiếp sản phẩm gia công chuyển tiếp. Khi thanh khoản hợp đồng gia công, phụ kiện hợp đồng gia công, công chức Hải quan làm nhiệm vụ thanh khoản đối chiếu Bảng thống kê này với thống kê tờ khai của doanh nghiệp trong hồ sơ thanh khoản. Công chức Hải quan làm nhiệm vụ đăng ký tờ khai thực hiện việc thống kê vào Bảng thống kê tại thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai (hoặc khi tiếp nhận Phiếu yêu cầu chuyển tiếp) đồng thời ký và ghi rõ họ tên vào cột quy định trên bảng sau mỗi lần thống kê tờ khai. Tương tự như khi thống kê tờ khai nhập khẩu, đối với những hợp đồng gia công lớn được thực hiện trong thời gian dài thống kê trên 01 tờ khai không đủ thì Bảng thống kê phải lập thành nhiều tờ, trong trường hợp này, trên mỗi tờ Bảng thống kê phải ghi rõ số thứ tự tờ (Tờ số...); cuối mỗi tờ phải ghi rõ “tiếp sang tờ số...” và phải đánh số thứ tự liên tục từ đầu cho đến khi kết thúc hợp đồng tại cột (1) của Bảng thống kê .
b. Nhiệm vụ của Lãnh đạo Chi cục phụ trách quy trình thủ tục hàng xuất khẩu
Lãnh đạo Chi cục quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Luật Hải quan. Sau đó tiến hành ký xác nhận đã làm thủ tục Hải quan và thông quan đối với lô hàng thuộc đối tượng miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế ngay sau khi có quyết định miễn kiểm tra. Đối với những lô hàng xuất khẩu được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, những trường hợp nguyên liệu không lấy mẫu được hoặc nguyên liệu bị biến đổi trong quá trình sản xuất (ví dụ: sợi len trước khi dệt phải qua công đoạn tẩy nhuộm...) nên Hải quan không thể đối chiếu được, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng đúng chủng loại nguyên liệu nhập khẩu của hợp đồng gia công. Đối với trường hợp này, nếu lô hàng thuộc đối tượng chịu thuế và phải nộp lệ phí thì chuyển hồ sơ cho bộ phận kiểm tra tính thuế.
Đối với trường hợp lô hàng xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế (trường hợp sản phẩm gia công sản xuất từ nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng mua tại thị trường Việt Nam) và phải kiểm tra thực tế thì chuyển hồ sơ cho bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa, tính thuế.
3.2.2. Kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra tính thuế
Công chức Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa theo đúng quy định và quyết định của Lãnh đạo Chi cục, kiểm tra đối chiếu giữa thực tế hàng hóa xuất khẩu với khai báo của chủ hàng trên bộ hồ sơ Hải quan. Công chức Hải quan thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải tuân theo đúng nguyên tắc kiểm hóa: chỉ kiểm hóa khi lô hàng đã khai báo Hải quan, phải có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định; chỉ được kiểm hóa ở khu vực cửa khẩu hoặc ở những địa điểm ngoài cửa khẩu được Lãnh đạo chấp nhận bằng văn bản; việc kiểm hóa phải do 02 cán bộ Hải quan thực hiện trước sự có mặt của đại diện chủ hàng. Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, công chức Hải quan kiểm tra tình trạng chung của lô hàng, đối chiếu số container, số chì, số lượng thùng, kiện với tờ khai; giám sát việc đóng hàng, niêm phong kẹp chì; kiểm tra tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ; căn cứ tính chất, chủng loại hàng hóa, thực trạng lô hàng,... để quyết định phương pháp và tỷ lệ kiểm hóa. Do đặc thù hàng gia công, Hải quan phải đối chiếu mẫu lưu nguyên liệu chính với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm, đối chiếu bản định mức với sản phẩm thực tế xuất khẩu. Sau khi kiểm hóa xong, xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào tờ khai Hải quan, phải ghi đầy đủ, cụ thể, chính xác tên hàng, số lượng, trọng lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, áp mã và các yếu tố khác để phục vụ cho công tác tính thuế, hoàn thuế cũng như các công việc khác. Sau đó, chuyển hồ sơ Hải quan cho Lãnh đạo Đội trực tiếp điều hành khâu kiểm tra thực tế hàng hóa để ký xác nhận lô hàng đã làm thủ tục Hải quan đối với lô hàng xuất khẩu phải kiểm tra thực tế nhưng không phải chịu thuế.
Đối với lô hàng thuộc đối tượng chịu thuế (trường hợp sản phẩm gia công sản xuất từ nguyên liệu do doanh nghiệp tự cung ứng mua tại thị trường Việt Nam): kiểm tra việc tự tính thuế của người khai Hải quan, đối chiếu nội dung tự kê khai, tự tính thuế của người khai Hải quan với kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) và chính sách về thuế, giá, quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp (nếu có). Nếu thấy phù hợp, ra thông báo thuế và ký phúc tập trình Lãnh đạo ký kết thúc thủ tục. Nếu kiểm tra thấy kết quả kiểm hóa và khai báo còn chưa xác định rõ tên hàng, trọng lượng, chủng loại hàng,... mà còn phải chờ giám định thì chưa điều chỉnh thuế, chỉ tạm ký 01 tờ khai trả chủ hàng, chờ kết quả giám định mới ký điều chỉnh thuế, phúc tập và hoàn tất thủ tục.
Đối với lô hàng vi phạm phải tiến hành lập biên bản vi phạm và đề xuất xử lý đối với hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng, hoặc hoàn chỉnh hồ sơ để Lãnh đạo Chi cục báo cáo cấp trên xử lý đối với trường hợp vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng. Sau đó, công chức Hải quan tiến hành nhập dữ liệu về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa vào máy vi tính và đóng dấu nghiệp vụ “đã làm thủ tục Hải quan” vào tờ khai hàng hóa xuất khẩu và trả cho chủ hàng, chuyển hồ sơ cho đội kế toán thuế và phúc tập hồ sơ Hải quan.
Đối với những lô hàng gia công xuất khẩu chuyển cửa khẩu thực hiện theo quy định về thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu.
4. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
Thông tư số 20/2001/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định: thương nhân Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi tắt là doanh nghiệp FDI) đều được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công cho thương nhân Việt Nam hoặc doanh nghiệp FDI khác có nhu cầu nhập khẩu. Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công là hai hợp đồng riêng biệt, đó là hợp đồng gia công/phụ lục hợp đồng ký giữa thương nhân Việt Nam hoặc doanh nghiệp FDI với thương nhân nước ngoài đặt gia công, trong đó quy định rõ tên và địa chỉ giao hàng của thương nhân Việt Nam hoặc doanh nghiệp FDI nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công thuộc quyền sở hữu của bên đặt gia công; và hợp đồng thứ hai là hợp đồng mua bán ngoại thương ký giữa thương nhân nước ngoài đặt gia công và thương nhân Việt Nam hoặc doanh nghiệp FDI nhập khẩu tại chỗ hàng gia công.
Doanh nghiệp nhận gia công cho thương nhân nước ngoài khi giao sản phẩm cho doanh nghiệp trong nước phải làm thủ tục khai Hải quan như đối với xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài. Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu (Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công) thực hiện đăng ký tờ khai như đối với xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài, niêm phong hồ sơ giao cho chủ hàng đến xuất trình cùng với hàng hóa cho Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu để làm thủ tục theo quy định.
Doanh nghiệp nhập khẩu đăng ký tờ khai nhập khẩu và thực hiện các chính sách về nhập khẩu hàng hóa, chính sách thuế theo đúng loại hình nhập khẩu. Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ sau:
- làm thủ tục đăng ký tờ khai nhập khẩu như quy định đối với một lô hàng nhập khẩu từ nước ngoài theo đúng loại hình (trong hồ sơ Hải quan không yêu cầu phải có vận tải đơn)
- kiểm tra thực tế hàng hóa
- đối chiếu sản phẩm giao nhận với mẫu nguyên liệu nhập khẩu ban đầu do doanh nghiệp xuất trình, lấy mẫu mới (nếu hàng thuộc diện phải lấy mẫu)
- ghi kết quả kiểm hóa lên cả tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu
- thực hiện việc kiểm tra tính thuế và làm các thủ tục khác cho lô hàng nhập khẩu theo đúng quy định đối với từng loại hình nhập khẩu
- xác nhận đã làm thủ tục Hải quan cho cả tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu
- xác nhận thực xuất vào tờ khai xuất (ghi số, ngày, ký hiệu của tờ khai nhập khẩu tương ứng, nơi đăng ký, nơi giao hàng)
- trả tờ khai nhập khẩu (bản chủ hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu; trả tờ khai xuất khẩu (bản chủ hàng) cho doanh nghiệp nhận gia công; Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập lưu hồ sơ nhập khẩu; niêm phong hồ sơ xuất khẩu chuyển trả Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu.
5. Thủ tục giao nhận gia công chuyển tiếp
Trong phần này, một số cụm từ được gọi tắt như sau:
- Doanh nghiệp giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là bên giao.
- Doanh nghiệp nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là bên nhận.
- Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên giao gọi tắt là Hải quan bên giao.
- Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công của bên nhận gọi tắt là Hải quan bên nhận.
- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là phiếu chuyển tiếp.
- Hợp đồng gia công giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi là hợp đồng gia công giao.
- Hợp đồng gia công nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi là hợp đồng gia công nhận.
(1)
(4)
Hải Quan bên nhận gia công chuyển tiếp
(Hải Quan bên nhận)
Hải Quan bên giao
gia công chuyển tiếp
(Hải Quan bên giao)
Bên giao gia công chuyển tiếp
(Bên giao)
Bên nhận gia công chuyển tiếp
(Bên nhận)
(5) (6) (3) (2)
V
Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan không trực tiếp giám sát việc giao, nhận hàng. Trên cơ sở văn bản chỉ định của các bên đặt gia công, các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc doanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giao, nhận sản phẩm đúng về chủng loại, tên gọi, qui cách, phẩm chất như khai báo trên Phiếu chuyển tiếp, sản phẩm này được sản xuất từ chính nguyên phụ liệu mà bên giao đã làm thủ tục nhập khẩu của hợp đồng gia công giao, đủ số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng như trên khai báo trên Phiếu chuyển tiếp.
Các bước thực hiện việc giao gia công chuyển tiếp:
(1): Bên giao lập 04 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu của Tổng cục Hải quan (mẫu 07/GC). Sau khi lập phiếu, bên giao giao sản phẩm cho bên nhận.
(2): Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên, đóng dấu vào cả 04 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến trình và đăng ký với Hải quan bên nhận.
(3): Hải quan bên nhận tiếp nhận 04 Phiếu chuyển tiếp và văn bản chỉ định giao hàng của bên đặt gia công; vào sổ tiếp nhận phiếu chuyển tiếp; thống kê vào bảng thống kê tờ khai nhập khẩu; vào máy các số liệu của phiếu chuyển tiếp (đối với những Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công bằng máy vi tính); xác nhận vào 04 tờ phiếu trên, lãnh đạo Chi cục ký tên và đóng dấu.
Sau khi làm xong thủ tục xác nhận vào cả 04 phiếu trên, Hải quan bên nhận trả lại cho bên nhận 03 bản, Hải quan bên nhận lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.
(4): Bên nhận lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, chuyển 02 bản cho bên giao.
(5): Bên giao sau khi nhận được 02 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của bên nhận và Hải quan bên nhận do bên nhận chuyển đến, phải đến trình ngay cho Hải quan bên giao cùng với văn bản chỉ định nhận hàng của bên đặt gia công.
(6): Hải quan bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 02 phiếu chuyển tiếp đó, lưu 01 bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho bên giao 01 bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu tại bên giao; vào sổ tiếp nhận phiếu chuyển tiếp; thống kê vào bảng thống kê tờ khai xuất khẩu; vào máy các số liệu của phiếu chuyển tiếp (đối với những Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công bằng máy vi tính). Người ký và con dấu của Hải quan bên giao như quy định đối với Hải quan bên nhận.
Phiếu chuyển tiếp được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với bên giao, thì phiếu có đủ xác nhận, ký tên, đóng dấu của 04 bên nêu trên mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Đối với bên nhận, chỉ có những phiếu có đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của ba bên (trừ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp của bên giao, bên nhận, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của phiếu này.
Gia công chuyển tiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì trên cơ sở chỉ định của các bên thuê gia công, doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báo cáo phải làm thành 04 bản, sau khi Hải quan giao nhận, Hải quan giữ hai bản để lưu ở mỗi hợp đồng 01 bản, trả lại doanh nghiệp 02 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng một bản. Văn bản báo cáo này có giá trị để thanh khoản hợp đồng.
Mẫu 3: Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp
Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp
Mẫu: 07/GC, khổ A4
Số:
1- Bên giao:
Địa chỉ:
Sản phẩm giao thuộc hợp đồng gia công số................ ngày
Ký giữa Bên giao và Công ty:
Địa chỉ:
2- Bên nhận:
Địa chỉ:
Sản phẩm giao thuộc hợp đồng gia công số................ ngày
Ký giữa Bên nhận và Công ty:
Địa chỉ:
3- Tên sản phẩm giao nhận:
- Sản phẩm:.................................. Số lượng:
- Sản phẩm:.................................. Số lượng:
- Sản phẩm:.................................. Số lượng:
Phiếu này được lập thành 4 bản để đưa vào hồ sơ hợp đồng gia công lưu tại Bên giao, Bên nhận, Hải quan bên giao, Hải quan bên nhận mỗi nơi 01 bản.
Bên giao
Cam kết đã giao đúng, đủ các sản phẩm khai trên. Nếu có man trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Ngày... tháng... năm .....
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày... tháng... năm .....
Hải quan bên giao
(Ký tên, đóng dấu)
Bên nhận
Cam kết đã nhận đúng, đủ các sản phẩm khai trên. Nếu có man trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Ngày... tháng... năm .....
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)
Ngày... tháng... năm .....
Hải quan bên nhận
(Ký tên, đóng dấu)
6. Thủ tục Hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền phí gia công
Việc thanh toán tiền phí gia công bằng sản phẩm gia công phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công hoặc trong phụ lục bổ sung hợp đồng, đồng thời trị giá của sản phẩm dùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá giá trị tiền thuê gia công. Thủ tục nhận sản phẩm gia công để thanh toán tiền gia công thực hiện theo phương thức nhập khẩu tại chỗ, mở tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh, hợp đồng mua bán thay bằng văn bản thỏa thuận giữa bên đặt và bên nhận gia công về việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công. Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ chính sách quản lý nhập khẩu, chính sách thuế như hàng nhập khẩu từ nước ngoài; tuân thủ các quy định tại Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. Đối với các hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công. Trường hợp định mức ghi trong hợp đồng gia công mới chỉ là định mức tạm tính thì việc điều chỉnh lại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng và phải khai báo với cơ quan Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Trong trường hợp này, Hải quan không coi là vi phạm và định mức điều chỉnh này là cơ sở để thanh khoản hợp đồng gia công. Nếu trong hợp đồng gia công/phụ kiện hợp đồng không qui định định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt, thì coi như trong định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư gia công đã bao gồm cả định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt. Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thỏa thuận trong hợp đồng, phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan là phù hợp với thực tế thực hiện của hợp đồng gia công đó.
Khi doanh nghiệp đăng ký định mức với Hải quan, kèm theo Bảng định mức là phần giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm đó có đóng dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp, không cần phải xuất trình mẫu sản phẩm.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng, nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng gia công và khai báo với Hải quan không chính xác, không trung thực, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức, nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan, trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cơ quan Hải quan được áp dụng kiểm tra sau thông quan. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan, trong trường hợp cần thiết Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Căn cứ quyết định kiểm tra sau thông quan, công chức Hải quan trực tiếp kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan tại doanh nghiệp để đối chiếu với tờ khai Hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan, trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện thì kiểm tra thực tế hàng hóa. Trong quá trình kiểm tra, theo yêu cầu của cơ quan Hải quan, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan tạo điều kiện, cung cấp chứng từ kế toán, các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra của cơ quan Hải quan.
7.1. Hồ sơ thanh khoản
Mỗi hồ sơ thanh khoản thường bao gồm 02 bộ bảng biểu và xuất trình 01 bộ các tờ khai Hải quan, phiếu gia công chuyển tiếp, phiếu chuyển nguyên liệu, cụ thể là:
- Bảng tổng hợp nguyên liệu nhập khẩu (mẫu 01/GC) kèm theo tờ khai nhập khẩu; Phiếu gia công chuyển tiếp, Phiếu chuyển nguyên liệu (hoặc tờ khai nhập khẩu 01 lần nếu áp dụng hình thức khai báo 01 lần)
- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu (mẫu 02/GC) kèm theo tờ khai xuất khẩu sản phẩm; Phiếu gia công chuyển tiếp (hoặc tờ khai nhập khẩu 01 lần nếu áp dụng hình thức khai báo 01 lần)
- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập (mẫu 03/GC) kèm tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị mượn (nếu có)
- Bảng thống kê nguyên liệu do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) (mẫu 04/GC) kèm hóa đơn mua hàng hoặc tờ khai nhập khẩu (nếu cung ứng bằng nguồn tự nhập khẩu từ nước ngoài)
- Bảng tổng hợp nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (mẫu 05/GC)
- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/GC)
Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu (nếu là hộ kinh doanh cá thể thì ký và ghi rõ họ tên) vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ thanh khoản nộp cho Hải quan.
7.2. Hải quan kiểm tra hồ sơ thanh khoản
- Kiểm tra sự đồng bộ của hồ sơ thanh khoản
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ (nếu thực hiện việc thanh khoản hợp đồng gia công trên máy vi tính thì đối chiếu biểu mẫu thanh khoản in ra từ máy tính với biểu mẫu thanh khoản do doanh nghiệp nộp)
- Xác nhận kết quả kiểm tra, đối chiếu vào bảng thanh khoản hợp đồng gia công (mẫu 06/GC) và trả lại cho doanh nghiệp các tờ kha