Khóa luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 3

1.1 Vị trí, tính chất và chức năng của Hội đồng nhân dân. 3

1.2 Khái niệm giám sát và đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 6

1.2.1 Khái niệm giám sát 6

1.2.2 Đặc điểm hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 8

1.3 Mục đích của hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 14

1.4 Khái quát về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong lịch sử lập pháp Việt Nam. 16

1.4.1 Hiến pháp năm 1946 16

1.4.2 Hiến pháp năm 1959 17

1.4.3 Hiến pháp năm 1980 18

1.4.4 Hiến pháp năm 1992 19

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 21

2.1. Những quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 21

2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 23

2.2.1 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. 23

2.2.2 Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. 29

2.2.3 Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân 32

2.2.4 Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. 35

2.3 Nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đông nhân dân. 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 47

3.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân. 47

3.2 Nâng cao năng lực các chủ thể thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. 49

3.2.1. Nâng cao năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân. 49

3.2.2 Nâng cao năng lực giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. 51

3.2.3 Nâng cao năng lực giám sát của các Ban của Hội đông nhân dân. 52

3.3 Nâng cao chất lượng thực hiện các hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân. 53

3.3.1 Nâng cao chất lượng xem xét báo cáo. 53

3.3.2 Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn. 54

3.3.3 Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn đi giám sát tại địa phương. 57

3.4 Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội đồng nhân dân trong hoạt động giám sát. 58

KẾT LUẬN 60

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành quyết định của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có ý nghĩa bắt buộc. Theo Điều 48 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ (trước đây 3 tháng một kỳ). Ngoài kỳ hợp thường lệ, HĐND còn tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc khi có ít nhất 1/3 tổng số đại biểu HĐND cùng cấp yêu cầu. Thường trực HĐND quyết định triệu tập kì họp thường lệ của HĐND chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp. Kỳ họp HĐND được tiến hành (được coi là hợp lệ) khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu HĐND tham dự. Tại kỳ hợp, HĐND nhân dân thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số các công việc quan trọng của địa phương thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, bầu ra Thường trực HĐND, UBND ...và thực hiện hoạt động giám sát đối với UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Nếu giám sát của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND là thường xuyên thì giám sát tại kỳ họp là hình thức giám sát theo định kỳ của HĐND. Nó mang tính chất tổng hợp toàn diện đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND. Theo Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương”. Như vậy, đối tượng chịu sự giám sát của HĐND rất rộng, bao quát toàn bộ hoạt động của địa phương. Tại kỳ họp theo quy định tại Điều 58 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 HĐND giám sát thông qua các hoạt động sau: Thứ nhất: HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Mục đích của việc xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND,TAND, VKSND cùng cấp và các văn bản tài liệu khác được trình ra trong kỳ họp của HĐND trong đó có cả các dự thảo nghị quyết của HĐND là ở chỗ, đây là cơ sở để đại biểu HĐND tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của HĐND và sự thể hiện tập trung nhất của khâu này là việc đại biểu HĐND biểu quyết thông qua nghị quyết của HĐND trong kỳ họp. Các quyết định của HĐND được thể hiện dưới hình thức nghị quyết. Các nghị quyết này phải căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật khác của cơ quan Nhà nước trung ương; quyết định của cấp trên và phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND thì phải được ít nhất là 2/3 tổng số đại biểu HĐND biểu quyết tán thành mới có giá trị. Nếu trước đây, sau khi nghe người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, phần lớn đại biểu thống nhất theo báo cáo ít có ý kiến phản biện, nên các báo cáo thường được thông qua kỳ họp một cách chóng vánh, hiện nay, đặc biệt là từ nhiệm kỳ 2004- 2009 ở HĐND nhiều tỉnh, thành phố việc xem xét báo cáo đã có nhiều đổi mới. Sau khi người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo, các đại biểu HĐND đã thảo luận, góp ý kiến khá sôi nổi, số đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, tranh luận ngày càng nhiều và thiết thực hơn, bước đầu khắc phục được tính qua loa, đại khái, hình thức. Thứ hai: Đại biểu tiến hành chất vấn và nghe trả lời chất vấn tại kỳ họp. Chất vấn và trả lời chất vấn là hoạt động quan trọng trong kỳ họp HĐND. Chất vấn không phải là câu hỏi thông thường mà là một đòi hỏi làm rõ một hay nhiều sự việc “có vấn đề”, tức là biểu hiện sự không chấp hành, không thi hành đúng nghị quyết của HĐND và của cấp trên, biểu hiện vi phạm pháp luật mà đại biểu thấy có cơ sở vững chắc. Chất vấn của đại biểu nêu ra mà được HĐND tán đồng thì được coi như một vấn đề của chương trình nghị sự. Nếu như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1994 chỉ dừng lại ở việc quy định những vấn đề chung chung về chất vấn trong mục đại biểu HĐND thì đến Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 không dừng lại ở đó mà đã phát triển thành một nội dung trong chương trình giám sát của HĐND (Mục 1 – Chương III). Trong đó, quy định trình tự cụ thể về yêu cầu chất vấn và trình tự trả lời chất vấn; đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND. Thường trực HĐND chuyển chất vấn đến người bị chất vấn và tổng hợp các chất vấn của các đại biểu HĐND để báo cáo HĐND. Đây là trình tự đòi hỏi người chất vấn chuẩn bị trước câu hỏi chất vấn tránh tình trạng những câu hỏi quá chung chung, không nêu được những vấn đề quan trọng cần hỏi khiến không khí chất vấn trở nên nhàm chán. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND được thực hiện theo trình tự sau: người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục, đại biểu HĐND có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời, sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Như vậy, người bị chất vấn theo Luật định phải tuân thủ một quy trình tự trả lời chất vấn. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng trả lời chung chung cho qua chuyện, hoặc quanh co không đi thẳng vào vấn đề, hay trốn tránh không trả lời câu hỏi của đại biểu. Vấn đề trách nhiệm cũng được đặt ra khi trả lời không đúng hoặc trách nhiệm phải nêu được biện pháp khắc phục. Một trình tự chất vấn hết sức logic được quy đinh cụ thể trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 một lần nữa khẳng định ý nghĩa quan trọng của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điều này sẽ giúp cho hoạt động giám sát đạt hiệu quả cao hơn. Thứ 3: Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu ra. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do HĐND bầu ra là quy định mới của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám sát của HĐND. Theo quy định tại Điều 65 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo trình tự sau: Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân về việc bỏ phiếu tín nhiệm; Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Hội đồng nhân dân; Hội đồng nhân dân thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Việc HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu là công cụ giám sát mới của HĐND các cấp.. Khoản 5, Điều 58 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã ghi rõ: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu”. Đây là quyền hạn giám sát về mặt nhân sự của HĐND, thể hiện chủ trương đổi mới, dân chủ trong quá trình xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh. Để thực hiện chức năng giám sát, Điều 59 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 khẳng định: “HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Thường trực HĐND, các Ban HĐND…”. Như vậy theo quy định của pháp luật, HĐND đã có thể ban hành nghị quyết và tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức vụ do HĐND bầu. Vấn đề còn lại ở đây chỉ cần Thường trực HĐND thống nhất với các Ban HĐND, UBND đưa vào dự thảo nghị quyết chương trình giám sát hàng năm có nội dung bỏ phiếu tín nhiệm tất cả các chức vụ do HĐND bầu. Cụ thể: Chủ tịch và các thành viên khác của Thường trực HĐND; Chủ tịch và các thành viên khác của UBND; Trưởng ban và các thành viên khác của các Ban HĐND để trình HĐND xem xét quyết định bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp cuối năm. Còn những nơi có nghị quyết ban hành quy chế hoạt động của HĐND cấp mình thì có thể đưa việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức vụ do HĐND bầu vào các kỳ họp cuối năm. Có người cho rằng: Bỏ phiếu tín nhiệm là vấn đề mới, tế nhị, nhạy cảm… Không biết các cá nhân, tổ chức có liên quan có muốn làm như vậy hay không? Thực tế hoạt động ở cơ quan dân cử, đa số người do HĐND bầu giữ một chức vụ nào đó đều luôn luôn cầu thị, mong muốn được tập thể đánh giá khách quan về mình sau một năm hoạt động phục vụ nhân dân. Việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng là dịp để hiểu mình hơn, biết được mình đang được tín nhiệm đến đâu; nếu việc bỏ phiếu có mất đi 5 – 7% tín nhiệm cũng là chuyện bình thường để rút kinh nghiệm và rèn luyện phấn đấu vươn lên hoàn thiện chính mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Vì vậy nên xem đây là một hoạt động bình thường, thường xuyên hàng năm chứ không chờ đến khi người giữ chức vụ nào đó có vấn đề mới đưa ra HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, Qua 6 năm thực hiện Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu ra - một nội dung quan trọng trong hoạt động giám sát của HĐND vẫn chưa được thực hiện nhiều trên thực tế. Bởi nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân e ngại, né tránh, các văn bản hướng dẫn kèm theo chưa cụ thể, rõ ràng, gây khó khăn cho việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu. Nghị quyết 753 ngày 2/4/2005 của UBTVQH ban hành kèm theo Quy chế hoạt động của HĐND có quy định: HĐND bỏ phiếu tín nhiệm theo trình tự: “Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu khi có đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số Đại biểu HĐND hoặc kiến nghị của UBMTTQVN cùng cấp”. Điều đáng nói ở đây là một văn bản mang tính hướng dẫn Luật lại làm cho Luật khó thực thi được. Cả hai yêu cầu mà quy chế quy định sẽ khó có thể xảy ra trong thực tế, một đại biểu HĐND đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm đã khó, ở đây lại cần hàng chục đại biểu đề nghị đưa chức danh cụ thể nào đó ra để HĐND thảo luận, bỏ phiếu tín nhiệm lại càng khó hơn. Còn UBMTTQVN cũng chưa thể, nếu không nói chưa dám kiến nghị như vậy. Thế nên việc bỏ phiếu tín nhiệm - một hoạt động giám sát quan trọng của HĐND chưa thực hiện được trong thời gian qua, đã làm giảm chức năng quyền hạn của HĐND các cấp. Thứ 4: Thảo luận để quyết định việc giải tán đối với HĐND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp HĐND này làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. Việc thảo luận và quyết định giải tán đối với HĐND cấp dưới trực tiếp cũng là biện pháp chế tài nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động giám sát của HĐND. Chế tài này đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây và hiện nay tiếp tục được quy định tại khoản 4 Điều 64 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Việc giải tán đối với cả một tập thể cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân dân địa phương là một việc hệ trọng, có ảnh hưởng chính trị rất lớn không chỉ đối với địa phương đó mà còn ảnh hưởng đến các địa phương khác.Vì vậy, trình tự thủ tục tiến hành cần phải thận trọng, chặt chẽ và phải được Luật hóa, tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ, do đó xét nghĩ cần phải được bổ sung trong Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. 2.2.2 Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân. Theo Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 trong cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam không có tổ chức Thường trực HĐND. Thường trực HĐND là cơ quan mới được thành lập và tổ chức thực hiện thí điểm trong giai đoạn của Hiến pháp năm 1980. Đến Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 thì các quy định về Thường trực HĐND đã được ghi nhận trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn nghị định. Theo quy định của Luật này Thường trực HĐND là cơ quan đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND. Trước đây UBND với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan Nhà nước ở địa phương thì đồng thời cũng là cơ quan Thường trực của HĐND, Chủ tịch UBND cũng đồng thời là Chủ tịch Ủy ban thường vụ của Hội đồng, UBND thực hiện tất cả các chức năng gọi là thường vụ, thường trực như việc: tổ chức việc chuẩn bị và triệu tập các kỳ họp HĐND, điều hòa phối hợp hoạt động của các Ban của HĐND, phối hợp với các ban xây dựng các đề án trình HĐND xét và quyết định, giữa hai kỳ họp HĐND được xét và giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND trừ những vấn đề chỉ do kỳ họp giải quyết. Nguyên nhân của những thay đổi này là do UBND phải gánh vác một khối lượng không nhỏ các công việc liên quan đến hoạt động hành chính nhà nước mà không có điều kiện tổ chức, điều hòa hoạt động của HĐND, thực hiện chức năng thường vụ, Thường trực được phân giao, hơn nữa để phát huy dân chủ, tăng cường hiệu lực của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương nên tại kỳ họp thứ 5 ngày 30 tháng 6 năm 1989, Quốc hội khóa VIII của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1989 với đổi mới là thành lập Thường trực HĐND ở cấp tỉnh và cấp huyện. Qua thời gian tồn tại Thường trực HĐND tiếp tục khẳng định được vai trò quan trọng của mình, góp phần không nhỏ vào hoạt động của HĐND nói chung và vào hoạt động giám sát nói riêng. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND các cấp đã được quy định một cách cụ thể với hướng mở rộng. Hiện nay, Thường trực HĐND tỉnh không chỉ có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban mà còn là một chủ thể giám sát của HĐND. Trên cơ sở quy định đó, Thường trực HĐND ở các địa phương đã góp phần tích cực vào hoạt động giám sát, thể hiện trước hết ở việc chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp, triệu tập, điều hành các kỳ họp khá chu đáo và nghiêm túc. Chính hoạt động này đã góp phần đảm bảo việc giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, dành thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề nổi cộm của tình hình kinh tế xã hội cũng như ý kiến thắc mắc, khiếu nại của cử tri đặt ra. từ đó nâng cao chất lượng giám sát, tránh được tràn lan thiếu hiệu lực, hiệu quả. Để thực hiện vai trò chỉ đạo điều hòa phối hợp hoạt động của các Ban, Thường trực HĐND tại địa phương đã chú trọng và luôn quan tâm theo sát hoạt động giám sát của các Ban như tham dự đầy đủ các cuộc họp để bàn bạc chương trình, chuẩn bị kế hoạch giám sát, đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần quan tâm theo dõi, thống nhất kế hoạch làm việc và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác giám sát. Không chỉ làm công tác điều hành phối hợp mà Thường trực HĐND còn chủ động tổ chức các cuộc giám sát. Ví dụ như trong năm 2005 Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức được 25 đợt, 6 tháng đầu năm 2006 tổ chức được 17 đợt. Qua giám sát Thường trực HĐND tỉnh đã phát hiện nhiều bất cập tồn tại, yếu kém của các đơn vị, các ngành, các cấp như tốc độ tăng trưởng thiếu bền vững, vùng nguyên liệu chư ổn định, nợ tồn đọng các doanh nghiệp và nợ xây dựng cơ bản còn lớn, tốc độ xây dựng một số công trình không đảm bảo…Qua đó Thường trực HĐND đã có những kiến nghị yêu cầu các ngành chức năng nghiên cứu đưa ra các giải pháp khắc phục, hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. [28, tr.2] Về công tác xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân: Trong các nhiệm kỳ trước, hoạt động này còn mang tính hình thức, và làm nhiệm vụ “kính chuyển” đến cơ quan hữu quan có trách nhiệm giải quyết, còn hậu quả như thế nào thì hầu như không biết. Trong những năm gần đây, HĐND các địa phương đã có nhiều bước cải tiến, đưa công tác này vào nề nếp. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều được cán bộ đón tiếp, hướng dẫn, giải thích đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại, tố cáo có cơ sở xem xét, Thường trực HĐND tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định của pháp luật. Ví dụ điển hình là tại Quận tân Bình TP. Hồ Chí Minh, theo báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2004 -2009 Thường trực HĐND quận đã tổ chức gần 1.100 cuộc tiếp xúc để các đại biểu HĐND quận, phường tiếp xúc với trên 45.000 lượt cử tri, qua đó lắng nghe, ghi nhận trên 3.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến các vấn đề bức xúc về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cải cách hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội, an ninh trật tự... (trong đó, có trên 76% ý kiến, kiến nghị của cử tri được lãnh đạo UBND quận, phường giải trình do liên quan đến thẩm quyền giải quyết của quận, phường, số ý kiến còn lại được chuyển kịp thời đến các cơ quan hữu quan để trả lời cho cử tri tường tận). Riêng việc tổ chức tiếp công dân và hoạt động giám sát của HĐND quận cũng làm khá bài bản. Thường trực HĐND quận đã tổ chức tiếp gần 600 lượt công dân, tiếp nhận trên 260 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tranh chấp đất đai, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng..., tiến hành trên 150 cuộc giám sát, khảo sát liên quan đến công tác quy hoạch, xây dựng cơ bản, ngân sách, cải cách hành chính, ô nhiễm môi trường...[29]. Tóm lại, nhờ vào sự chỉ đạo và phối hợp thường xuyên của Thường trực HĐND trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân nên phần lớn các kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo được các ngành chức năng giải quyết kịp thời, tình trạng tồn đọng và gửi thư vượt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo niềm tin cho cử tri đối với hoạt động của HĐND. 2.2.3 Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân Theo quy định của pháp luật hiện hành chỉ ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện mới thành lập các Ban. HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban. Đó là Ban kinh tế và ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế (nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc). HĐND cấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội, Ban pháp chế. Các Ban của HĐND là những cơ quan tham mưu giúp việc của HĐND. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND và chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể của HĐND, các Ban đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình. Về hình thức giám sát các Ban có thể tiến hành giám sát thường xuyên theo định kỳ hoặc giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc mà cử tri và nhân dân quan tâm. Sau các đợt giám sát các Ban phải có báo cáo tổng hợp, nêu ý kiến đánh giá và các kiến nghị tham mưu cho Thường trực HĐND, UBND và các Sở ban ngành liên quan xem xét, xử lý trong quá trình điều hành thực hiện nghị quyết của HĐND các cấp. Theo báo cáo tổng kết hoạt động các Ban HĐND nhiệm kỳ 1994 – 2004 và báo cáo hoạt động các Ban nhiệm kỳ 2004 – 2009 đến nay hoạt động giám sát của các Ban đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt là khi Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ban hành, các thủ tục, trình tự giám sát của được quy định cụ thể và chặt chẽ nên HĐND đã có chất lượng và hiệu quả hơn. Các cuộc giám sát đã tập trung bám sát thực tế, đi vào chiều sâu, không dàn trải. Ví dụ: theo báo cáo hoạt động của Ban pháp chế tỉnh Quảng Ninh về việc thực hiện nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI về “chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2009”. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Ban thực hiện giám sát chuyên đề về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến quản lý đất đai và tài nguyên khoáng sản than. Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát theo quyết định số 06/QĐ-BPC ngày 20/3/2009 và tiến hành giám sát tại một số Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh, huyện trong giai đoạn từ tháng 01/2006 đến hết tháng 02/2009. [30]         Quá trình giám sát nhận thấy công tác quản lý tài nguyên khoáng sản than trên địa bàn thời gian qua còn nhiều sơ hở, kể cả công tác quản lý Nhà nước của ngành chức năng, chính quyền địa phương và công tác bảo vệ, quản lý trong ranh giới mỏ của đơn vị thành viên. Những vi phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai ở một số cấp chính quyền cơ sở kéo dài từ nhiều năm trước; việc cập nhật, theo dõi, quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ, hóa đơn theo quy định rất lỏng lẻo, thiếu khoa học thậm chí bị thất lạc, mất mát, hư hỏng; trong khi ở từng thời điểm có sự điều chỉnh, thay đổi của các quy định, chính sách pháp luật về đất đai nên gây không ít những khó khăn trong quá trình so sánh, đối chiếu phục vụ công tác xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ… Qua việc kiểm tra giám sát các Ban đã không chỉ phát hiện ra các sai sót của các cơ quan ban ngành mà còn đưa ra được các kiến nghị, đề xuất, những giải pháp khắc phục, giúp các đối tượng bị giám sát kịp thời uốn nắn chấn chỉnh những lệch lạc của mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Theo quy định tại Điều 78 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 “ Các Ban của Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp”. Trong trường hợp phát hiện VBQPPL, nghị quyết có dấu hiệu trái với Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; nghị quyết của HĐND thì các Ban của HĐND có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Trong thời gian vừa qua, hoạt động giám sát công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh, nhiều văn bản vi phạm pháp luật được phát hiện và xử lý. Song nhìn chung hoạt động giám sát của các Ban trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như; - Việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát chưa đồng bộ còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban nên không tránh khỏi sự chồng chéo. Việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình công tác thực tế của từng thành viên, nên chất lượng giám sát chưa cao. - Chưa có nhiều cuộc giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc được cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đề định kỳ, thường xuyên. - Ở nhiều địa phương, giám sát của các Ban HĐND chưa mang lại hiệu quả thiết thực, phương pháp làm việc chưa tốt, gây phiền hà tới đối tượng bị giám sát, các biện pháp xử lý kiến nghị còn chung chung, không rõ ràng dứt khoát… 2.2.4 Hoạt động giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu HĐND do cử tri địa phương bầu ra, đại diện cho nhân dân của một cấp chính quyền nhà nước, có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ trước hết thông qua người đại diện của mình. Theo Điều 36 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý Nhà nước” Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đại biểu HĐND thực hiện hoạt động giám sát thông qua các hoạt động chủ yếu sau: Thứ nhất, tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ quyền hạn của HĐND: Hiện nay, nhìn chung hoạt động này đã được các đại biểu thực hiện nghiêm túc, việc tham dự các kỳ họp đã đầy đủ và tích cực hơn. Đồng thời đã có nhiều ý kiến phát biểu, thảo luận một cách nghiêm túc, dân chủ và thiết thực. Các đại biểu đã vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích đánh giá các bản báo cáo một cách khách quan, khoa học, có căn cứ cụ thể. Từ đó đã giúp cho HĐND ban hành những nghị quyết phù hợp với chủ trương chính sách, pháp luật Nhà nước và sát với thực tế địa phương. Làm cho hoạt động của HĐND đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo được niềm tin cho cử tri và nhân dân. Đồng thời qua đó cũng giúp cho các cơ quan lập báo cáo nâng cao tinh thần trách nhiệm trước HĐND. Trong các kỳ họp vấn đề chất vấn, nội dung chất vấn đề được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, ví dụ: Trung bình kỳ họp HĐND tỉnh Đồng Nai có khoảng trên mười nội dung chất vấn. Hình thức hỏi đáp thắng thắn, cụ thể kết hợp với tranh luận cho đến khi sáng tỏ vấn đề luôn thu hút đại biểu và cử tri. Tuy nhiên, Chủ tọa luôn giữ vai trò “trọng tài” để tranh luận có điểm dừng hợp lý mà vẫn hiệu quả, luôn giữ được văn hoá nghị trường. [34]. Chính điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND. - Thứ hai, thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND. Theo quy định tại Điều 39 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri”. Với vai trò là người đại biểu của nhân dân, thay mặt cho nhân dân quyết định những vấn đề cơ bản quan trọng ở địa phương thì người đại biểu HĐND phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đưa tiếng nói của nhân dân vào các cơ quan nhà nước. Muốn hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương thì đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành.doc
Tài liệu liên quan