Có thể nói, sự phát triển lớn mạnh ngành mà ngành du lịch Việt Nam đạt được thời gian qua là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể tới vai trò của công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch.
Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm đầu của thời kỳ này, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam hầu như còn rất yếu, chỉ ở tầm quy mô nhỏ lẻ, giới hạn ở một số chuyến đi Hội chợ du lịch quốc tế; số lượng sản phẩm tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người Việt Nam còn rất ít ỏi về hình thức và số lượng. Điều này có thể lý giải bởi du lịch Việt Nam mới chỉ bắt đầu tham gia hội nhập, và còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như năng lực của đội ngũ con người, còn chưa xây dựng được một định hướng chiến lược rõ ràng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn.
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động kinh doanh du lịch Việt Nam thời kỳ hậu SARS: tình hình khắc phục và một số kiến nghị để tiếp tục phát triển theo xu hướng hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5: Doanh thu du lịch giai đoạn 1990 - 2002
1990
1995
1999
2000
2001
2002
Doanh thu (tỷ đồng)
2.180
7.100
14.365
18.000
20.500
23.500
Mức tăng (%)
-
225,7
102,3
25,3
13,9
14,6
Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2003
Trong thời kỳ vừa qua, cùng với sự gia tăng về số lượng khách đã kéo theo sự gia tăng về thu nhập và việc làm. Năm 1990 doanh thu du lịch mới chỉ đạt 2.180 tỷ đồng thì năm 1995 đã đạt 7.100 tỷ. Đặc biệt, kể từ khi triển khai CTHĐQG về du lịch vào năm 1999 đến nay, thu nhập xã hội từ du lịch đã đạt 18.000 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD) vào năm 2000, đạt 20.500 tỷ đồng (1,36 tỷ USD) năm 2001 và 23.500 tỷ đồng (1,44 tỷ USD) trong năm 2002. So với năm 1991, doanh thu năm 2002 đã tăng 10,8 lần. Giá trị xuất khẩu tại chỗ qua du lịch năm 2002 đạt 1,4 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của cả nước là 16,7 tỷ USD. Cùng với sự gia tăng về doanh thu du lịch đã kéo theo mức đóng góp của ngành cho Ngân sách Nhà nước cũng tăng lên. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng đã góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Ban đầu, lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch cả nước mới chỉ có 35.354 người vào năm 1992, 43.210 người năm 1993 thì đến nay đã có hơn 22 vạn lao động trực tiếp và trên 33 vạn lao động gián tiếp. Theo thống kê của WTO, cứ 1 lao động trực tiếp trong ngành du lịch thì sẽ kéo theo khoảng 1,7 lao động gián tiếp. Và như vậy, trong tương lai, với việc quy mô kinh doanh của ngành tăng lên sẽ có rất nhiều chỗ làm mới được tạo ra, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho xã hội.
Biểu đồ 4: Đóng góp Ngân sách của ngành du lịch giai đoạn 1991-2002
Nguồn: Tổng cục Du lịch
4. Khai thác thị trường
Bước vào thời điểm năm 1991, Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (cũ) cũng như các nước Đông Âu sụp đổ đã kéo theo sự gián đoạn trong quan hệ với Việt Nam, kèm theo đó là sự suy giảm đột ngột dòng khách đến từ các thị trường này vốn là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam. Từ thời điểm đó, đã bắt đầu sự thay đổi căn bản đối với du lịch Việt Nam về mặt thị trường gửi khách.
Kể từ năm 1990 đến 1992, thị trường gửi khách chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh và các nước Tây âu và thị trường khu vực ASEAN. Trong khoảng thời gian đầu từ 1990 đến 1992, thị trường gửi khách lớn nhất
Năm
Tổng khách quốc tế (nghìn lượt)
Các thị trường gửi khách lớn
Trung Quốc
Nhật Bản
Đài Loan
Mỹ
Anh
Pháp
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
Số lượng (1000)
Mức tăng (%)
1990
250
3,5
16
45
10,4
-
-
23,7
1991
360
4,2
14,3
19
18,8
54
20,0
12,5
20,2
-
-
28,5
20,3
1992
440
2,7
-35,7
19
0,0
70
29,6
14,6
16,8
-
-
19,2
-32,6
1993
670
17,5
548
31,3
64,7
96,3
37,6
180,9
1139
20,2
73,9
284,9
1994
1.018
14,4
-17,7
67,6
116
185,1
18,8
261,9
44,8
39,2
94,1
126,6
71,3
1995
1.351
62,6
334,7
119,5
76,8
224,1
21,1
189,1
-27,8
52,8
34,7
137,9
8,9
1996
1.607
377,6
503,2
118,3
-1,0
175,5
-21,7
146,5
-22,6
40,7
-22,9
87,8
-36,3
1997
1.716
405,4
7,4
124,9
9,4
156,1
-11,1
148
1,0
47,5
16,7
81,5
-7,3
1998
1.520
420,7
3,8
95,3
-23,7
138,5
-11,3
176,6
19,3
39,6
-16,6
83,4
2,3
1999
1.782
484,1
15,1
113,5
19,1
173,9
25,6
210,4
19,1
43,9
10,9
86
3,1
2000
2.140
626,5
29,4
152,8
34,6
212,4
22,1
208,6
-0,9
56,4
28,5
86,5
0,6
2001
2.330
672,8
7,4
204,9
34,1
200,1
-5,8
230,5
10,5
64,7
14,7
99,7
15,3
2002
2.630
724,4
7,7
279,8
36,6
211,1
5,5
260
12,8
69,7
7,7
111,5
11,8
Bảng 6: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo một số thị trường lớn giai đoạn 1990 - 1992
Nguồn: Tổng cục Du lịch
của du lịch Việt Nam là Đài Loan với số lượng khách đến lần lượt qua các năm là 45.000, 54.000 và 70.143 lượt người. Xếp kế sau Đài Loan lần lượt là các thị trường Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Thời gian này do quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới bắt đầu bình thường hoá trở lại nên số lượng khách Trung Quốc mới chỉ dừng ở các con số 3.525, 4.230, 2.738 lượt người. Tuy nhiên sang năm 1993 đã ghi nhận hiện tượng tăng vọt khách du lịch đến từ Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Nhật Bản. Năm 1993 lượng khách du lịch từ Trung Quốc đạt 17.509 lượt người, tăng gần 6,4 lần; đến năm 1996 con số này là 377.555 lượt người, tăng 137,9 lần so với năm 1992. Xu hướng tăng tiếp tục duy trì và cho đến nay, Trung Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất của du lịch Việt Nam: trong năm 2002 vừa qua, khách du lịch Trung Quốc đạt 724.385 lượt người, chiếm 27,6% trong tổng số 2,63 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Lượng khách từ thị trường Mỹ biến động nhẹ qua từng năm kể từ năm 1993 nhưng nhìn chung có tăng: năm 2002, khách Mỹ đạt 259.967 lượt người, chiếm 9,9% trong tổng số. Khách từ thị trường Pháp đạt mức cao nhất vào năm 1995 (137.890 lượt người) sau đó bắt đầu giảm xuống, trong suốt 4 năm chỉ duy trì ở mức bình quân 84.600 lượt khách/năm; bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2001 (99.700 lượt người) và đạt 111.546 lượt vào năm 2002, tăng 11,9% so với năm trước. Thị trường gửi khách Đài Loan cũng đạt mức cao nhất vào năm 1995 (224.127 lượt người), sang năm 1996 bắt đầu đi xuống liên tục trong vòng 2 năm tiếp theo và chỉ tăng trở lại vào năm 1999 (173.920 lượt người); và cũng trong năm đó (1996) chính thức nhường ngôi vị quán quân cho Trung Quốc. Lượng khách đến từ Nhật Bản hầu như tăng đều đặn qua các năm và đạt mức cao nhất vào năm 2002 với 279.769 lượt người, tăng 36% so với năm 2001. Hiện tại Nhật Bản được đánh giá là một thị trường gửi khách đầy tiềm năng của du lịch Việt Nam, du khách Nhật Bản ngày càng có nhiều người có xu hướng tìm đến với Việt Nam. Khách trong nội khối ASEAN cũng bắt đầu tăng, chủ yếu là từ các nước Thái Lan, Singapore, Lào và Campuchia.
Nhìn chung trong những năm qua du lịch Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định trong việc thu hút khách từ các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN... Nhưng, như đã từng đề cập ở trên, tỷ lệ số lượng khách đến Việt Nam so với lượng khách từ các thị trường này đi du lịch nước ngoài còn quá thấp (chỉ xấp xỉ khoảng 1,6%), và xét trên tiêu chí này thì Việt Nam vẫn chưa phải là điểm đến lý tưởng. Đây là một thực tế cần phải cân nhắc lại, đặc biệt là đối với khu vực ASEAN. Thị trường ASEAN rõ ràng là một thị trường đầy tiềm năng, sự gần gũi về khoảng cách địa lý cho phép du khách trong khu vực thuận lợi và đễ dàng hơn trong việc di chuyển, tiết kiệm được nhiều chi phí so với đi du lịch xa hơn ra bên ngoài khu vực; sự tương đồng về văn hoá, phong tục ở một chừng mực nào đó có thể khiến du khách cảm thấy thoải mái, dễ hoà nhập hơn. Nếu khai thác tốt hơn thị trường gửi khách này thì du lịch Việt Nam sẽ thu được một nguồn lợi không nhỏ. Vấn đề đặt ra hiện nay là một mặt cần thiết phải duy trì các thị trường gửi khách truyền thống, có mức chi trả cao và đang trong thời kỳ tăng trưởng cao như Tây Âu, Bắc Mỹ..., mặt khác cần chuyển hướng và nỗ lực khai thác từ các thị trường có khoảng cách xa và không an toàn đến thị trường gần, an toàn hơn trong bối cảnh hiện nay, khi mà nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố.
5. Cơ sở lưu trú
Theo tài liêu điều tra của dự án VIE/89/003, năm 1990 Việt Nam mới chỉ có khoảng 18.877 phòng có thể đón nhận khách du lịch, trong số đó số phòng được xếp hạng sao rất ít, chỉ xấp xỉ 15%.
Bảng 7: Số lượng cơ sở lưu trú tính đến hết năm 2002
Cơ sở lưu trú
Số lượng
Với số phòng
Tổng
3.267
72.504
Khách sạn
1.940
55.760
Nhà nghỉ
68
7.603
Biệt thự
52
1.310
Làng du lịch
11
357
Căn hộ cho thuê
19
249
Bãi cắm trại
08
83
Xếp hạng các khách sạn tính đến 11/2002
Xếp hạng từ 1-5 sao trong cả nước
850
chiếm 44% tổng số khách sạn toàn ngành
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Thực hiện Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về phát triển du lịch Việt Nam, việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã có những tiến bộ nhanh chóng qua từng năm. Bên cạnh việc kêu gọi các thành phần kinh tế với nhiều hình thức tham gia vào đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, Việt Nam cũng đã cố gắng đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 1988 đến năm 1995 vốn đầu tư nước ngoài trong du lịch đã tăng lên nhanh chóng, chủ yếu tập trung vào các dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát... Nhờ vậy tổng số khách sạn, nhà hàng đã tăng lên rất nhiều.
Đến cuối năm 1994 cả nước có 1.928 cơ sở lưu trú, trong đó có có 674 khách sạn nhà nước, 312 khách sạn tư nhân với tổng số 36.000 phòng và riêng phòng đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế là gần 17.000 phòng. Tính đến hết năm 2002, tổng số cơ sở lưu trú đã tăng lên 3.267 cơ sở, trong đó có 1.940 khách sạn. Trong tổng số cơ sở lưu trú của cả nước thì khách sạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, 59,4%, với tổng số phòng là 55.760 phòng. Số khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao đạt 850 khách sạn, chiếm 43,8% tổng số khách sạn toàn ngành. Doanh thu từ các cơ sở lưu trú chiếm từ 65% - 75% doanh thu toàn ngành. Hiện nay đã có nhiều tập đoàn khách sạn lớn hiện diện ở Việt Nam như SOFITEL, HILTON, DAEWOO... Hà Nội và TP HCM hiện là hai địa bàn có nhiều khách sạn hiện đại được xếp hạng sao cao nhất trên cả nước với 7 khách sạn năm sao ở mỗi nơi.
Số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn cũng tăng đều qua các năm, bình quân tăng gần 20% mỗi năm. Năm 1993, số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế là 13.055 phòng, sang năm 1996 là 31.200 phòng và năm 2000 là 53.026 phòng. Dự báo đến năm 2010, số phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Việt Nam sẽ là 135.200 phòng, tăng 255% so với năm 2000. Việc gia tăng số phòng đã góp phần đáp ứng và thoả mãn nhu cầu lưu trú của dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng dần qua từng năm.
Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thời gian qua có tăng lên đều đặn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách về mặt số lượng cũng như chất lượng. ở những vùng du lịch trọng điểm vào mùa du lịch thường xảy ra hiện tượng “cháy” phòng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng nhiều khách sạn, nhà nghỉ tự tiện nâng giá phòng, gây tác động xấu tới tâm lý du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tương lai. Đứng trước khả năng các luồng khách quốc tế đang hướng tới khu vực Đông á - Thái Bình Dương và nhu cầu du lịch nội địa đang tăng lên nhanh chóng, ngành du lịch Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức, trong đó có yêu cầu phát triển số lượng cơ sở lưu trú đủ tiêu chuẩn nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu lưu trú của du khách.
6. Xúc tiến quảng bá du lịch
Có thể nói, sự phát triển lớn mạnh ngành mà ngành du lịch Việt Nam đạt được thời gian qua là kết quả của sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Trong đó, phải kể tới vai trò của công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch.
Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm đầu của thời kỳ này, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của Việt Nam hầu như còn rất yếu, chỉ ở tầm quy mô nhỏ lẻ, giới hạn ở một số chuyến đi Hội chợ du lịch quốc tế; số lượng sản phẩm tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người Việt Nam còn rất ít ỏi về hình thức và số lượng. Điều này có thể lý giải bởi du lịch Việt Nam mới chỉ bắt đầu tham gia hội nhập, và còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm cũng như năng lực của đội ngũ con người, còn chưa xây dựng được một định hướng chiến lược rõ ràng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển dài hạn.
Sang đến những năm sau, hoạt động xúc tiến quảng bá bắt đầu được nâng lên và mức độ sôi động cũng tăng dần qua từng năm với những kế hoạch cụ thể hơn. Đã bắt đầu chú trọng hướng tới những thị trường tiềm năng trọng điểm như Trung Quốc, Tây Âu, Bắc Mỹ...; những năm qua đã cho ra đời nhiều loại sản phẩm tuyên truyền quảng bá về đất nước - con người Việt Nam với nhiều loại hình như sách, tranh ảnh, băng video, tờ gấp, CD-ROM, các website quảng bá qua mạng Internet... với nhiều ngôn ngữ khác nhau; đã tăng cường tổ chức cũng như tham gia các hội thảo về du lịch quốc tế, qua đó kết hợp giới thiệu về du lịch Việt Nam; đã quan tâm tới việc khai thác tổng hợp các công cụ báo nói, báo viết phục vụ cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch ở cả trong và ngoài nước; đã tranh thủ tiếp nhận sự trợ giúp, hợp tác từ các tổ chức quốc tế như PATA, WTO... cũng như Chính phủ các nước trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch nói chung cũng như các kế hoạch xúc tiến quảng bá nói riêng...
Bên cạnh đó, đối với hoạt động xúc tiến quảng bá vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế. Công tác xúc tiến du lịch hiện vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách với bộ máy hoàn chỉnh có đủ thẩm quyền giải quyết các vấn đề của công tác xúc tiến quảng bá du lịch mà do một vụ chức năng của Tổng cục Du lịch đảm nhiệm, do vậy tính chuyên nghiệp vẫn chưa cao. Số lượng sản phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam còn khiêm tốn (số lượng ấn hành ở vài sản phẩm nhiều nhất cho một ngôn ngữ thời gian qua chưa vượt qua con số 5.000 bản), nếu so với yêu cầu thực tế thì quá như “muối bỏ bể”. Những ai đã có dịp đi Hội chợ nước ngoài hẳn đều biết, tài liệu tuyên truyền quảng bá du lịch của các nước dường như bão hoà, rất đa dạng và chi tiết từ chủng loại sản phẩm đến nội dung thông tin, thể hiện tính chuyên nghiệp rất cao. Nguồn kinh phí cho công tác xúc tiến còn hạn chế và thiếu ổn định do chưa có quy định cụ thể bằng văn bản, trong khi ở các nước láng giềng nguồn kinh phí cho công tác quảng bá là rất lớn: trong hai năm 1998 -1999 Thái Lan đã chi 300 triệu USD cho chương trình “Amazing Thailand” trong đó phần lớn là chi cho khâu tuyên truyền quảng bá, Lào đã chi cho chương trình “Visit Laos ‘99” hơn 2 triệu USD...
7. Đầu tư cho phát triển du lịch
Bảng 8: Đầu tư Nhà nước (ĐTNN) vào lĩnh vực du lịch nói chung đến cuối năm 2001
Đơn vị: Tỷ đồng
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tổng vốn ĐTNN
70.539
81.412
81.995
84.817
103.151
115.110
ĐTNN cho lĩnh vực du lịch nói chung
472,5
762,4
770,5
1.018,7
901,3
1.160
ĐTNN cho cơ sở hạ tầng du lịch
-
-
155
210
266
380
Tỷ lệ ĐTNN trong du lịch so với tổng ĐTNN
0,67%
0,94%
0,94%
1,20%
0,87%
1,01%
Nguồn: Bộ Tài chính và Niên giám Thống kê năm 2000
Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn phát triển thì bên cạnh những yếu tố nguồn lực tự thân tất yếu đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Những năm qua nhờ sự nỗ lực của toàn ngành trong việc huy động đầu tư mà nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển tuy chưa thể nói là đủ nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định.
Bên cạnh nguồn vốn trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước, ngành du lịch đã chủ trương khuyến khích huy động vốn từ ngân sách địa phương, vốn trong dân, các thành phần kinh tế và vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Lượng vốn đầu tư tập trung từ các nguồn ngày càng tăng đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh du lịch trong thời gian qua, biểu hiện qua sự tăng trưởng về mặt số lượng khách, doanh thu du lịch cũng như giá trị xuất khẩu tại chỗ, đóng góp cho Ngân sách và tạo việc làm.
Xét trong tổng thể hoạt động đầu tư cho du lịch thì đầu tư vào cơ sở hạ tầng là hết sức quan trọng, và thực tế cũng đã cho thấy đây là một bài toán khá nan giải để phát triển du lịch Việt Nam. Trước đây cũng như hiện nay, rất ít doanh nghiệp du lịch có đủ khả năng và tiềm lực để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, khoản đầu tư này lại không sinh lời trực tiếp, mà các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đầu tư vào phần ngọn, tức là đầu tư vào những dự án có thời gian thu hồi vốn nhanh và tỷ suất lợi nhuận cao như xây dựng khách sạn, resort. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại các khu du lịch chủ yếu trông đợi vào nguồn vốn cấp từ Ngân sách, tuy nhiên nguồn vốn này cũng chỉ mới được cấp trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong hai năm 2001- 2002 Nhà nước đã cấp 646 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lần lượt theo từng năm là 266 và 380 tỷ, chủ yếu hướng vào đầu tư tập trung các dự án trọng điểm nhằm nâng cấp các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và đưa nhanh các công trình đang xây dựng vào sử dụng. Chính phủ cũng đã quyết định chi 480 tỷ đồng trong năm 2003. Tuy nhiên theo đánh giá thì số lượng vốn đầu tư này là quá it so với nhu cầu thực tế, chỉ đáp ứng được khoảng 30% - 40% nhu cầu. Theo tính toán sơ bộ của Tổng cục Du lịch, nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành du lịch đến năm 2005 là 1,6 tỷ USD, trong đó gần 1 tỷ USD là dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Do vậy, trong điều kiện nguồn vốn Ngân sách còn hạn hẹp, ngành du lịch đã xác định đó chỉ là nguồn “vốn mồi” làm cú hích cần thiết để kích thích các thành phần kinh tế khác cùng tham gia.
Do nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch rất lớn nên bên cạnh nguồn vốn trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế trong nước, việc huy động nguồn vốn bên ngoài là cần thiết và tất yếu, trong đó FDI giữ vai trò chủ đạo. Từ năm 1990 đến năm 2002 đã có 272 dự án FDI vào ngành du lịch từ hơn 20 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký trên 8,17 tỷ USD. Các dự án FDI này chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực khách sạn, các khu nghỉ mát và các loại hình dịch vụ bổ trợ, đồng thời chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như TP HCM chiếm 118 dự án (chiếm 43,38%), Hà Nội - 80 dự án (29,41%), Bà Rịa Vũng Tàu - 18 dự án (6,62%)...
Nguồn: Tổng cục Du lịch
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, giai đoạn 1993 - 1996 được xem là thời kỳ hoàng kim của hoạt động đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong ngành du lịch, trung bình mỗi năm có 46 dự án với tổng số vốn đầu tư tương đương 1,475 tỷ USD. Sang giai đoạn 1998 - 2001, đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch bắt đầu xuống dốc, mỗi năm trung bình chỉ có 4 dự án với tổng số vốn đầu tư là 214,6 triệu USD. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì sự giảm sút này còn do những hạn chế của môi trường kinh doanh của Việt Nam. Tuy nhiên, sang năm 2002, dòng vốn ĐTNN lại có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê năm 2002, ngành du lịch có thêm 20 dự án ĐTNN mới với tổng số vốn đăng ký gần 150 triệu USD. Nguồn vốn ĐTNN thoát ra khỏi sự trầm lắng của những năm trước được lý giải là do môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch từ Ngân sách Nhà nước đã bắt đầu phát huy tác dụng.
Mặc dù có những dấu hiệu khả quan trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch, các dự án này vẫn còn không ít những hạn chế. Trước hết là quy mô của dự án còn nhỏ, từ 1,2 đến 96 triệu USD, trong khi quy mô vốn trung bình của một dự án cùng lĩnh vực ở Singapore là 96,1 triệu USD, ở Đài Loan là 63 triệu USD. Tiếp đến là là sự mất cân đối: hầu hết dự án đều tập trung vào xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch (chiếm 72% tổng số dự án), số dự án xây dựng các khu vui chơi giải trí chỉ chiếm 12%, xây dựng khu du lịch chiếm 9%; hơn nữa các dự án này mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm du lịch: tại vùng du lịch Nam Bộ, số dự án chiếm tới 43,87% tổng số của cả nước, trong khi tại vùng du lịch miền Trung và Tây Nguyên số dự án chỉ chiếm khoảng 14,7%.
Biểu đồ 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch nói chung trong giai đoạn 1991 - 2001 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2002
Bởi vậy, cần thiết phải có một chiến lược thu hút vốn ĐTNN cho ngành du lịch, mà cơ bản là khuyến khích và ưu tiên những dự án phát triển các khu du lịch tổng hợp đạt tiêu chuẩn quốc tế hay các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực trọng điểm hoặc vùng sâu vùng xa, nơi có nhiều tiềm năng du lịch. Nhưng quan trọng hơn cả là phải xây dựng được một kế hoạch ĐTNN trong ngành du lịch, bởi việc thiếu hoặc chậm đưa ra một kế hoạch quốc gia về lĩnh vực này sẽ gây bất lợi cho hoạt động quản lý Nhà nước và môi trường đầu tư.
Nhìn chung, bên cạnh những kết quả tích cực từ hoạt động đầu tư cho phát triển du lịch trong thời gian qua, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và bất cập đòi hỏi phải giải quyết kịp thời để thúc đẩy hoạt động đầu tư hơn nữa, làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh du lịch phát triển thuận lợi. Hiện Tổng cục Du lịch đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành các cơ chế tạo nguồn lực cho du lịch như: cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng du lịch”, chính sách xã hội hoá các hoạt động du lịch, tăng cường xúc tiến đầu tư ở nước ngoài để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp, xây dựng quy chế lập, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển du lịch. Đồng thời, Tổng cục cũng đang phối hợp chặt chẽ với các ngành và địa phương trong việc lồng ghép các dự án đầu tư ở các lĩnh vực khác kết hợp với kinh doanh du lịch. Để tạo ra sự đột phá và điều hoà sự phát triển giữa các vùng, Tổng cục sẽ xây dựng cơ chế riêng cho phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà, quy chế thành phố và đô thị du lịch, cơ chế ưu tiên tăng tốc phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, vùng núi và trung du Bắc Bộ.
8. Hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch
8.1. Hợp tác song phương
Những năm qua, hợp tác quốc tế và hội nhập về du lịch được đẩy mạnh. Chúng ta đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác với Trung Quốc, ASEAN; khôi phục quan hệ với Liên bang Nga, SNG; phát triển quan hệ với Pháp, Nhật, Luxemburg, Mỹ, với nhiều nước và vùng lãnh thổ khác. ở cấp Chính phủ, Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác song phương về du lịch với 15 nước. Đây là cơ sở quan trọng góp phần tích cực củng cố mối quan hệ toàn diện, tạo cơ sở pháp lý đẩy mạnh hợp tác du lịch ở các cấp; tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp du lịch Việt Nam đẩy mạnh hợp tác làm ăn với các đối tác trong khu vực và các thị trường trọng điểm. Việt Nam đã ký chương trình hợp tác với Lào, Campuchia và Trung Quốc, có hiệu lực hai năm; thành lập Uỷ ban hợp tác du lịch Việt Nam - Singapore, mỗi năm họp một lần. Các hiệp định trên đây đã và đang được triển khai có hiệu quả, tập trung vào hoạt động trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, hợp tác đào tạo, đầu tư và khai thác khách, trong đó hiệu quả nhất là đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Singapore đã giúp đỡ đào tạo tổng số 1.258 cán bộ; Thái Lan giúp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 20 cán bộ, giáo viên; hơn 700 cán bộ được các chuyên gia Pháp trực tiếp sang bồi dưỡng tiếng Pháp, trên 80 người được sang Pháp thực tập. Ta cũng đã tranh thủ Pháp trong tôn tạo các di tích, tổ chức Festival Huế 2000 thành công...
Song song với những hoạt động trên, Việt Nam cũng đã tiến hành trao đổi đoàn cao cấp với Trung Quốc, Singapore, Pháp, Lào, Campuchia, Thái Lan... bàn và ký kết các chương trình hợp tác nhằm cụ thể hoá hiệp định song phương đã ký. Chính phủ cũng đã cấp ngân sách hỗ trợ cho việc giúp đào tạo cán bộ du lịch cho Lào và Campuchia.
Hợp tác song phương với các nước chưa ký hoặc không có thông lệ ký hiệp
định song phương về du lịch cũng được đẩy mạnh. Chính phủ một số nước này cũng đã hỗ trợ phát triển cho du lịch Việt Nam. Trong đó, Luxemburg là nước có viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ta trong việc phát triển nguồn nhân lực (Dự án VIE/96/002 trị giá hơn năm triệu USD đã kết thúc giai đoạn một và đang chuẩn bị triên khai giai đoạn hai). Đồng thời, Việt Nam còn ký chương trình hợp tác du lịch giai đoạn 1999-2000 với Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (CFB), năm 1999 có 17 cán bộ được sang Bỉ đào tạo hai tháng. Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ thực hiện dự án Quy hoạch phát triển du lịch miền Trung trị giá hơn 2 triệu USD. Một số khoá đào tạo tiếng Nhật cho du lịch Việt Nam cũng đã được tổ chức. Quỹ HSFC (Hans Seidel Foundation) của Đức đã tài trợ tổ chức hội thảo về xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững tại Huế vào tháng 7/1997. Hàn Quốc còn tài trợ cho đoàn du lịch Việt Nam sang dự Hội chợ Kangwon Do 1998.
Ngoài ra, các công tác như tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, tiếp xúc các đoàn khách (khoảng trên 100 đoàn mỗi năm), tăng cường thông tin đối ngoại cũng đã góp phần giới thiệu về du lịch Việt Nam, tranh thủ đối tác xúc tiến du lịch.
8.2. Hợp tác đa phương
Hợp tác song phương đã tạo tiền đề để đẩy mạnh hợp tác đa phương và ngựơc lại. Hợp tác quốc tế đa phương trong những năm vừa qua được tiến hành dưới hai hình thức: hợp tác đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế và hợp tác đa phương chuyên ngành.
(1). Hợp tác đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế:
Trong những 4 gần đây, Việt Nam đã xây dựng chiến lược lộ trình hợp tác, chuẩn bị nội dung và phương án đàm phán hợp tác đa phương và đã đạt những kết quả hết sức quan trọng như sau:
- Hội nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), đàm phán ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Việt Nam đã tham gia trả lời 116 câu hỏi của WTO về minh bạch hoá chính sách thương mại; chuẩn bị nội dung về du lịch phục vụ Ban công tác Việt Nam gia nhập WTO. Thực hiện đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
- Hợp tác trong APEC: Việt Nam đã xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về du lịch theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1998 - 2000 tập trung hợp tác đầu tư khách sạn, khu du lịch, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề; giai đoạn 2001-2005 liên doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng, trung tâm hội nghị; giai đoạn 2006-2020 sẽ mở rộng phạm vi hoạt động liên doanh dịch vụ lữ hành (về số lượng liên doanh, tỷ trọng góp vốn liên doanh và các chế độ ưu đãi l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ban chinh.doc