Khóa luận Hoạt động Marketing Internet tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

 

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING INTERNET TRÊN

THẾ GIỚI

1.Khái niệm chung về Marketing Internet 4

1.1.Khái niệm Marketing và Marketing Internet 4

1.2.Cơ sở ra đời và các điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của

Marketing Internet 6

1.3.Các đặc trưng của Marketing Internet . 11

2. Lợi ích của Marketing Internet và những vấn đề đang đặt ra

hiện nay 14

2.1. Lợi ích của Marketing Internet 14

2.2. Những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các quốc gia

đang phát triển 17

3. Những hoạt động chủ yếu của Marketing Internet 18

3.1. Nghiên cứu môi trường 18

3.2. Nghiên cứu thị trường 21

3.3. Thông tin giao tiếp với khách hàng 23

3.4. Quảng cáo trên Internet 23

3.5. Các cửa hàng ảo 24

3.6. Hoạch định chiến lược Marketing - Mix trong thương mại

Internet 25

 

4.Tình hình phát triển hoạt động Marketing Internet trên thế giới 27

4.1. Tại Mỹ 27

4.2. Tại Nhật Bản 28

4.3. Tại các nước EU 29

4.4. Tại Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN 29

 

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING INTERNET TẠI VIỆT NAM

1. Thực trạng về các điều kiện tiên quyết để ứng dụng Marketing Internet tại Việt Nam 31

1.1. Về nhận thức 31

1.2. Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 32

1.3. Về hạ tầng cơ sở kinh tế -chính trị -xã hội 35

1.4. Về nguồn nhân lực 37

1.5. Về hệ thống thanh toán điện tử 38

1.6. Về bảo mật thông tin 39

2. Thực trạng hoạt động Marketing Internet tại Việt Nam 39

2.1. Hoạt động Marketing Internet trong nghiên cứu môi trường 39

2.2. Hoạt động Marketing Internet trong nghiên cứu thị trường 43

2.3. Hoạt động Marketing Internet trong thông tin giao tiếp

khách hàng 46

2.4. Chiến lược Marketing Mix trong hoạt động Marketing Internet

tại Việt Nam 47

2.5. Quảng cáo trên Internet 50

2.6. Các cửa hàng ảo 54

 

 

3. Đánh giá chung về những kết quả và tồn tại của hoạt động

Marketing Internet tại Việt Nam 56

3.1. Những kết quả nổi bật 56

3.2. Những tồn tại chủ yếu 57

 

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING INTERNET TẠI VIỆT NAM

1.Định hướng phát triển Marketing Internet trong thời gian tới 59

1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử và Marketing

Internet tại Việt Nam 59

1.2. Phát triển công nghệ thông tin làm nền tảng cho hoạt động

Marketing Internet 60

1.3. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động Marketing Internet 61

1.4. Ư u tiên phát triển Marketing Internet trong một số lĩnh vực

trọng điểm 63

2.Những giải pháp chủ yếu cho hoạt động Marketing Internet

tại Việt Nam 64

2.1.Giải pháp vĩ mô từ phía Nhà nước 64

2.1.1.Hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin 64

2.1.2.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý có liên quan 66

2.1.3.Đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao 67

2.1.4.Tuyên truyền và phổ cập kiến thức về Internet 68

2.1.5.Ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 69

2.1.6. Chú trọng phát triển hệ thống thanh toán điện tử 71

2.1.7.Xây dựng hệ thống an toàn thông tin trên mạng 71

 

2.2.Giải pháp vi mô từ phía doanh nghiệp 73

2.2.1.Về mặt cơ cấu và tổ chức 73

2.2.2.Về mặt nghiệp vụ Marketing 75

3. Một số kiến nghị 82

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing Internet tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức, kỹ năng làm việc trên mạng, biết ngoại ngữ và hiểu biết pháp luật... Hiện nay, theo các thống kê chưa đầy đủ, chúng ta mới chỉ có trên 30.000 chuyên gia công nghệ thông tin đã được đào tạo. Ngoài ra, có khoảng 50.000 người Việt Nam ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên gia tin học này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất phần mềm trong nước cả về số lượng và chất lượng. Hơn thế nữa, một điều đáng lo ngại là nếu như trước đây vài năm, đa số học sinh giỏi thích học công nghệ thông tin, thì hiện nay xu thế trên đã giảm đi ít nhiều (do chất lượng đào tạo trong nước quá kém nên nhiều kỹ sư tin học ra trường chỉ chuyên sửa máy và bán máy). [8] Về phía các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp, nhiều người vẫn chưa quen làm việc trên máy tính, mạng máy tính và các phương tiện thông tin khác. Hầu hết các doanh nghiệp không có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin hoặc nếu có thì kiến thức và kinh nghiệm rất ít, chủ yếu là tự học, tự mày mò. Với đa số người dân, máy tính và mạng Internet vẫn còn rất xa lạ. Mặt khác, trình độ tiếng Anh hạn chế cũng là một rào cản lớn đối với phần đông cán bộ và nhân dân ta. 1.5. Về hệ thống thanh toán điện tử. ở Việt Nam hiện nay, Ngân hàng Nhà nước và 4 Ngân hàng thương mại quốc doanh đã có hệ thống chuyển tiền điện tử nội bộ với các cấp độ tự động và hiện đại khác nhau. Hầu hết các ngân hàng thương mại đã thử nghiệm hệ thống ATM và thanh toán thẻ. Tuy nhiên, những dịch vụ này của các ngân hàng mới chỉ được một số người sử dụng, chủ yếu là người nước ngoài sống ở Việt Nam hoặc người nước ngoài đến Việt Nam du lịch. Đại đa số người dân Việt Nam chưa có thói quen sử dụng thẻ tín dụng, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn rất phổ biến... Trong thanh toán quốc tế, nhiều ngân hàng Việt Nam đã tham gia hệ thống SWIFT, một số ngân hàng tham gia đại lý cho các tổ chức thẻ quốc tế như VISA, Master Card... Ngoài ra, gần đây Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định 212 về quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, đây là một quyết định rất quan trọng. Đặc biệt, ngày 26/8/2003, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ra mắt dịch vụ thương mại điện tử, khai trương “Vietcombank Cyber Bill Payment” (V-CBP). Dịch vụ này cho phép khách hàng sử dụng Internet để thực hiện nhiều giao dịch như : chuyển tiền, thanh toán cước điện thoại, điện, nước, Internet, bảo hiểm... Với V-CBP, hệ thống thanh toán của Vietcombank được kết nối trực tuyến với hệ thống của các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ, tạo điều kiện giao dịch trực tuyến một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn. Khi sử dụng dịch vụ thương mại điện tử này, người tiêu dùng chủ động chi trả các chi phí dịch vụ, thanh toán tiền hàng mọi nơi, mọi lúc mà không phải trả phí giao dịch và phí đăng ký sử dụng. Hiện nay, có khoảng hơn 120.000 tài khoản cá nhân được mở tại Vietcombank, trong đó gần 10.000 chủ tài khoản đã tham gia dịch vụ Internet - Banking và 87.000 là chủ thẻ Connect 24. [37] Như vậy, Việt Nam đã có một số cơ sở ban đầu phục vụ cho việc thanh toán điện tử thông qua các ngân hàng. Tuy vậy, ngoài những cố gắng nêu trên, nhìn chung, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn chưa thể chuyển đổi từ mô hình hoạt động cũ sang mô hình ngân hàng hiện đại để có thể phục vụ tốt cho thương mại điện tử và tạo điều kiện cho hoạt động Marketing Internet phát triển. Chúng ta cần nhiều nỗ lực để nhân thêm các trường hợp điển hình như Vietcombank. 1.6. Về bảo mật thông tin. Trong Marketing Internet, thông tin của mọi hình thức quan hệ đều diễn ra trên mạng, ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các chủ thể tham gia. Thông tin trong Marketing Internet là tài sản riêng của các đối tượng tham gia. Do vậy, nếu chưa có chế độ bảo mật và công nghệ đảm bảo an ninh cho các thông tin thì khó có thể làm cho các đối tượng tham gia yên tâm, cũng có nghĩa là không thể phát triển nhanh hoạt động Marketing Internet. ở Việt Nam, công nghệ bảo mật thông tin chưa phát triển. Chúng ta đã sản xuất được một số sản phẩm mật mã phục vụ bảo mật thông tin thoại, fax; nhưng các sản phẩm đó mới chỉ được sử dụng trong nội bộ những ngành cơ yếu để bảo mật thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, trong khi Marketing Internet đòi hỏi phải có một chế độ bảo mật thông tin rộng khắp. Điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp Việt Nam phải mua công nghệ bảo mật của nước ngoài nếu muốn phát triển thương mại điện tử nói chung và Marketing Internet nói riêng. 2. Thực trạng hoạt động Marketing Internet tại Việt Nam. 2.1. Hoạt động Marketing Internet trong nghiên cứu môi trường. Môi trường hoạt động Marketing Internet của các doanh nghiệp Việt Nam chứa đựng rất nhiều các yếu tố khác nhau, nhưng thường được chia thành 2 loại chính: môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. 2.1.1. Môi trường bên trong. Môi trường bên trong doanh nghiệp chứa đựng những yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát để quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, như : tình hình tài chính, trình độ công nghệ, đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp... Trước hết, về tình hình tài chính, đây luôn là bài toán khó giải cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chiếm một phần không nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp ở nước ta là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này phần nhiều có quy mô vốn nhỏ, vốn lại chủ yếu nằm ở các bộ phận tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, đất đai... ; vốn lưu động không được quay vòng nhanh. Chính điều này là một trong những nguyên nhân làm cản trở quá trình đầu tư mới cho việc ứng dụng Marketing Internet trong các doanh nghiệp. Thứ hai, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam cũng trong tình trạng rất thấp. Theo báo cáo của tiểu ban kỹ thuật thương mại điện tử - Bộ Thương mại, có tới 60 - 70% các doanh nghiệp chưa được trang bị máy tính. [2] Bởi vậy, đối với các doanh nghiệp này, khả năng tiếp cận với công nghệ mới như ứng dụng Marketing Internet là gần như xa vời. Trong số các doanh nghiệp đã được trang bị máy tính, có một tình trạng phổ biến là trong khi họ sẵn sàng chấp nhận đầu tư khá lớn cho phần cứng, trang bị hệ thống máy tính hiện đại thì lại chưa chú trọng sử dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp. Đầu tư cho phần cứng thường chiếm tới 80% tổng chi phí, mất cân đối nghiêm trọng do tỷ lệ này lẽ ra chỉ nên từ 40 đến 65%. [1] Các phần mềm đặc thù như kế toán, quản lý khách hàng, hỗ trợ việc ra quyết định... được sử dụng rất ít. Theo trào lưu, nhiều công ty đã nối mạng nội bộ và Internet nhưng lại không biết cách sử dụng các chương trình tổng thể quản trị doanh nghiệp và chia sẻ dữ liệu nên kết quả là rất lãng phí. Thứ ba, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Đa số các nhân viên chỉ quen với các ứng dụng tin học văn phòng như Word, Excel... Chiếc máy tính ở nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ được sử dụng như một chiếc máy chữ hiện đại, thậm chí ở nhiều nơi là chiếc máy chơi game. Theo các báo cáo gần đây, 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ có khoảng 4 người biết gửi nhận thư điện tử - một trong những ứng dụng đơn giản nhất của mạng Internet. [2] Tuy tình trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn có không ít doanh nghiệp đã từng bước vượt qua những trở ngại ban đầu này để khẳng định vị thế của mình trong môi trường kinh doanh mới mẻ, đầy hấp dẫn. Công ty sản xuất thuốc thú y và thức ăn gia súc Nam Dũng - thành phố Hồ Chí Minh là một trong số những công ty như vậy. Bước đầu công ty cũng rất khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, công ty đã phải thay đến 3 đời phần mềm tài chính kế toán. Phần mềm đầu tiên do công ty đặt viết quá yếu, khả năng sử dụng rất thấp. Phần mềm thứ hai “dài dằng dặc, rắc rối không thể sử dụng được” và các chi phí đi kèm rất đắt. Và cuối cùng, phải cho tới khi Nam Dũng thành lập một trung tâm phần mềm, viết được phần mềm quản lý bán hàng, nhân sự, tiền lương, kế toán riêng phù hợp, công ty mới có được một hệ thống tin học ổn định, thông suốt như hiện nay. Với một hệ thống tin học đủ mạnh và đã được kết nối mạng Internet như vậy, mọi hoạt động của công ty hiện nay đã gần như được “tin học hoá”. Đội ngũ nhân viên của công ty thường xuyên dùng các công cụ tìm kiếm trên mạng để tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu và khách hàng. Sau khi vào trang web của một số công ty, so sánh giá chào hàng để tìm giá cạnh tranh và kiểm tra độ tin cậy của các công ty đó, đội ngũ nhân viên này sẽ trao đổi qua thư điện tử và fax, yêu cầu gửi catalog giới thiệu sản phẩm... [26] Tuy những ứng dụng Marketing Internet của công ty Nam Dũng còn ở mức độ rất đơn giản, nhưng điều đó cũng phần nào chứng tỏ được tiềm năng của hoạt động này trong các doanh nghiệp Việt Nam. 2.1.2. Môi trường bên ngoài. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp chứa đựng hàng loạt các yếu tố khác nhau rất phức tạp, không lệ thuộc và không bị nhà doanh nghiệp chi phối như: môi trường công nghệ, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá... ở các phần trước, chúng ta đã đề cập kỹ đến môi trường công nghệ và môi trường chính trị pháp luật nên xin phép không được nhắc lại ở đây nữa. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét môi trường kinh tế và môi trường văn hoá - những yếu tố cũng không kém phần quan trọng đối với hoạt động Marketing Internet của doanh nghiệp. ă Về môi trường kinh tế, tuy kinh tế đất nước liên tục trên đà tăng trưởng với tốc độ tăng GDP thuộc loại cao 6-7%/năm, nhưng thu nhập của người dân Việt Nam mới chỉ đạt trên 430 USD/năm và có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi... [8] Với một mức thu nhập thấp như vậy, chi phí của việc sử dụng các tiện ích của Internet hiện tại còn quá cao. Cước truy cập Internet của VNN (chưa bao gồm VAT) Dịch vụ VNN 1260 (đơn vị tính : VND/ phút) Thời gian Từ 7h đến 19h trong ngày (trừ ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật) Từ 19h đến 24 h trong ngày & từ 7h đến 19h ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật Từ 0h đến 7h trong ngày & 19h đến 7 giờ sáng ngày hôm sau đối với ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật Mức cước 180 100 40 Dịch vụ VNN 1269 (đơn vị tính : VND/phút) Thời gian sử dụng trong tháng Dưới 10 giờ 10 - 20 giờ 20 - 30 giờ 30 - 50 giờ Trên 50 giờ Mức cước 150 130 100 70 40 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng đến năm 2020, GDP bình quân đầu người sẽ đạt 1700 - 2500 USD. Chỉ đến khi đó, người tiêu dùng Việt Nam mới có đủ tiền để trang bị rộng rãi máy tính điện tử và trả các chi phí Internet. ă Môi trường văn hoá bao gồm những thói quen, tập quán mang tính chất truyền thống, thái độ của con người đối với bản thân và người khác... Môi trường văn hoá cho hoạt động Marketing Internet ở Việt Nam có những nét đặc trưng rất khác biệt so với các nước phát triển ở phương Tây. Đơn cử như người Việt Nam đã từ lâu có thói quen mua hàng phải “ nhìn tận mắt, sờ tận tay”, phải được mặc cả một chút... đặc biệt là đối với những mặt hàng có giá trị lớn như máy tính, ô tô... Ngoài ra, thói quen sử dụng thẻ tín dụng vẫn chưa được hình thành trong đại đa số dân chúng. Kiểu mua bán tiền mặt, “tiền trao cháo múc” vẫn còn rất phổ biến. Đây cũng chính là một nguyên nhân lớn, gây cản trở cho hoạt động Marketing Internet ở Việt Nam. Nhưng người dân Việt Nam chúng ta lại có truyền thống hiếu học, ham thích tìm tòi nguồn tri thức của nhân loại. Tầng lớp thanh niên trẻ Việt Nam đã chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với mạng Internet trong thời gian qua. Ngày càng có nhiều bạn trẻ sử dụng Internet phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu. Trong tương lai, đội ngũ này hứa hẹn sẽ trở thành thế mạnh của Việt Nam trong việc ứng dụng Marketing Internet nói riêng và thương mại điện tử nói chung. 2.2. Hoạt động Marketing Internet trong nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là nội dung đầu tiên trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu tổng hợp về thị trường là nhằm thu thập tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thông tin trong nghiên cứu thị trường được phân thành 2 loại chính : thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp. Trong Marketing thông thường, chưa có ứng dụng Internet, để thu thập được các loại thông tin này thường khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Ví dụ như đối với thông tin thứ cấp, doanh nghiệp phải sử dụng các cách như : cắt, dán, ghi chép, lập phiếu... Hay đối với thông tin sơ cấp, doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (field research) như phỏng vấn, điều tra, trắc nghiệm, lấy mẫu... Với Marketing Internet, tất cả các thông tin trên có thể được thu thập thông qua mạng, rất nhanh chóng và giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Nghiên cứu thị trường được hiểu là doanh nghiệp tìm kiếm các thông tin về nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng, những cơ hội kinh doanh, giao thương, hợp tác... Hiện tại, tình hình ứng dụng Internet trong việc nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp Việt Nam có thể tóm tắt như sau : Thứ nhất, đối với việc tiếp cận nguồn thông tin thứ cấp, phần đông các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được hết tầm quan trọng cũng như tính hữu ích mà các thông tin trên mạng có thể cung cấp cho họ. Đa số các doanh nghiệp còn trong trạng thái bị động, “chờ việc” hơn là chủ động tìm kiếm bạn hàng, đối tác mới. Các doanh nghiệp của chúng ta thường phụ thuộc vào những đơn đặt hàng gia công của những bạn hàng quen thuộc mà có rất ít cơ hội mở rộng ra các thị trường mới, bạn hàng mới. Có thể thấy rằng các bạn hàng xuất khẩu của chúng ta quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là từng ấy nước như Nhật, Trung Quốc, Mỹ, EU... Mặt khác, các doanh nghiệp của chúng ta cũng chưa chủ động trong việc nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng... nên độ nhạy bén trong việc đáp ứng kịp thời những sản phẩm mới phù hợp với yêu cầu của khách hàng còn rất hạn chế. Điều này chúng ta còn thua xa so với nước bạn láng giềng Trung Quốc. Đơn cử như cách đây vài năm, nhu cầu về xe gắn máy trên thị trường Việt Nam tăng mạnh. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa có động tĩnh gì, các doanh nghiệp Trung Quốc đã nhận thấy rằng phần đông người dân Việt Nam còn nghèo nên nhu cầu của họ là có một chiếc xe gắn máy với giá rẻ mà không yêu cầu chất lượng cao lắm. Bởi vậy, họ đã sản xuất ồ ạt một lượng xe máy “tàu” rất lớn, chiếm lĩnh một thị phần không nhỏ trên thị trường xe máy của Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp lắp ráp xe máy của ta đã đánh mất thị trường ngay trên đất nước mình. Tuy vậy, trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hình thành một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp đã ý thức được những lợi ích to lớn mà Marketing Internet có thể đem lại. Họ đã từng bước sử dụng Internet như một công cụ nghiên cứu thị trường có hiệu quả. Họ đã hình thành thói quen tìm đến với các nguồn thông tin thứ cấp về thị trường trong và ngoài nước được đăng tải thường xuyên trên website của các Bộ, ngành, các tổ chức xúc tiến thương mại... Theo thống kê của Trung tâm tư vấn nghiên cứu xã hội và truyền thông (SORECOM - tính đến ngày 21/4/2003 có 30.495 người đăng ký xem các thông tin kinh tế phục vụ doanh nghiệp - cơ hội giao thương trên các bản tin của VDC Newsletter với số lượt truy cập trung bình một ngày là 38.682 lần (số lượt truy cập bao gồm cả những người đăng ký trước và những người truy cập tự do). Đến ngày 18/7/2003, số người đăng ký đã tăng lên 33.480 người với số lượt truy cập thực tế lớn hơn rất nhiều. Trong số những người đăng ký theo dõi các tin tức này, cán bộ, nhân viên doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất : 21,17% ; tiếp theo là cán bộ nhân viên doanh nghiệp Nhà nước : 15,41% ; cán bộ nhân viên doanh nghiệp liên doanh : 15,38% ; nhân viên các công ty 100% vốn nước ngoài : 14,06%... Thứ hai, đối với nguồn thông tin sơ cấp - nguồn thông tin quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của các quyết định kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận qua các cách như : lập website riêng, gửi e-mail thăm dò thị trường, khách hàng... Lập website riêng là một cách thu thập thông tin rất có hiệu quả. Website không những giúp doanh nghiệp giới thiệu về bản thân đến với người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin về những khách hàng truy cập trang web. Hiện tại, theo thông tin của Phòng quảng cáo và phát triển thuộc công ty truyền thông FPT (FPT Internet), tại Việt Nam hiện có khoảng 3500 website; trong đó có khoảng 80% là của các doanh nghiệp. Con số 3500 website này chưa hẳn là nhiều sau 6 năm nối mạng Internet nhưng phần nào cũng chứng tỏ được sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam đến với một cách thức Marketing mới mẻ. Tuy vậy, phần lớn các trang web của chúng ta là những trang web tĩnh (là trang web dạng HTML, chỉ có ý nghĩa như một trang quảng cáo, giới thiệu thông tin), có rất ít trang web động (là trang web có kết nối với một cơ sở dữ liệu Interactive, có thể phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm hàng loạt, bán hàng qua mạng, cung cấp các tính năng tìm kiếm, đưa thông tin lên mạng...). Tuy hầu hết các trang web của doanh nghiệp Việt Nam đều có lắp đặt hệ thống thông báo số lần truy cập nhưng phần nhiều các trang web lại không phân biệt giữa người truy cập lần đầu với người đã từng truy cập trước đó. Đây là một điểm không hiệu quả do doanh nghiệp sẽ không biết được mức độ quan tâm hài lòng của khách hàng một cách chính xác. Nội dung một website của doanh nghiệp Việt Nam, ví dụ như của công ty may Việt Tiến (http:// www.viettien.com.vn) - một trang web được đánh giá là khá tốt, thường bao gồm các nội dung như : giới thiệu chung về công ty, sản phẩm, dịch vụ, liên hệ, bản đồ mạng lưới các bạn hàng (site map)... Như vậy, phần lớn nội dung của trang web là doanh nghiệp tự giới thiệu mình với người tiêu dùng, chỉ có một phần nhỏ trong website của công ty ở phần “Liên hệ” (Contact) là có cung cấp cho khách hàng công cụ để liên lạc với công ty. [40] Với cách thức xây dựng website như vậy, doanh nghiệp không thể chắc chắn rằng khách hàng sẽ liên hệ với mình và cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Đây là một thiếu sót chung của rất nhiều website Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ qua một cách thức thu thập thông tin về thị trường có hiệu quả. 2.3. Hoạt động Marketing Internet trong thông tin giao tiếp khách hàng. Trong thời đại thông tin, nhu cầu giao tiếp của con người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Người ta có thể trao đổi e-mail với những người xa lạ, có thể tán gẫu trên mạng với những người hoàn toàn không quen biết. Mạng Internet đã giúp con người vượt qua mọi trở ngại để giao tiếp và chia sẻ với nhau những vấn đề muôn mặt của đời sống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong khâu thông tin và giao tiếp với khách hàng, đa số các doanh nghiệp chưa tận dụng được triệt để những cơ hội Marketing Internet có thể mang lại. Mặc dù ngày càng nhiều doanh nghiệp xây dựng website riêng, nhưng nội dung các website nhìn chung còn nghèo nàn và thiếu tính cập nhật. Các doanh nghiệp hầu hết đều dừng lại ở việc đăng tải các thông tin nhằm giới thiệu chung về doanh nghiệp và sản phẩm. Một điểm yếu của nhiều trang web Việt Nam là dường như chúng chỉ phù hợp với hình thức cung cấp thông tin “một chiều” (doanh nghiệp “đẩy” thông tin đến với người tiêu dùng). Marketing “một tới một”, một thế mạnh của Marketing Internet hầu như không được tận dụng. Do đa số các trang web không có trang phản hồi, thu thập thông tin từ phía khách hàng nên số khách hàng truy cập vào trang web không được “khai thác” một cách có hiệu quả. Doanh nghiệp không thể xây dựng danh mục thư tín khách hàng (Mailing List). Vì thế, e-mail không được sử dụng như một công cụ Marketing hữu ích trong khâu giao tiếp khách hàng. 2.4. Chiến lược Marketing-Mix trong hoạt động Marketing Internet tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tỏ ra khá linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược Marketing Mix phù hợp với điều kiện cụ thể của thương mại Internet ở Việt Nam. Một trong những chiến lược Marketing-Mix được coi là khá tiêu biểu và thành công là chiến lược Marketing-Mix của GolMart - một doanh nghiệp kinh doanh loại hình siêu thị điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh ( [38] ă Chiến lược sản phẩm : Cũng giống như phần nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia kinh doanh trên mạng khác, danh mục sản phẩm của GolMart bao gồm chủ yếu các sản phẩm hữu hình, phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Các sản phẩm này được phân thành khoảng 30 nhóm, căn cứ theo chức năng, công dụng như nhóm sản phẩm điện tử gia dụng, nhóm hàng văn phòng phẩm, nhóm hàng mỹ phẩm... Theo thống kê, tính đến ngày 28/11/2003, GolMart có khoảng 6378 chủng loại sản phẩm khác nhau, được “mã hoá” rất thuận tiện cho quá trình chọn mua của khách hàng. Các sản phẩm mới thường xuyên được siêu thị cập nhật và “bày bán” ở những vị trí thu hút được sự chú ý nhiều nhất của khách hàng trên trang chủ. Ngoài ra, GolMart còn áp dụng chiến lược liên kết bán hàng trên mạng với một số đơn vị khác. Ví dụ, người tiêu dùng truy cập vào địa chỉ website của Golmart, không những có thể chọn mua những hàng hoá có sẵn mà còn có thể đặt thiết kế, may đo qua mạng với một số nhà thiết kế có tên tuổi ... Khác với Marketing thông thường, chiến lược sản phẩm trong Marketing Internet của Golmart còn chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Trong trang chủ của GolMart, người tiêu dùng có thể được chỉ dẫn cặn kẽ các bước trong quy trình mua hàng, thanh toán... tại mục “Hướng dẫn khách hàng”. Ngoài ra, GolMart cũng cung cấp cho khách hàng công cụ tìm kiếm, giúp người tiêu dùng tìm được hàng hoá mong muốn một cách nhanh chóng mà không cần dò tìm trong danh mục catalog sản phẩm. ăChiến lược giá cả: Giống như các doanh nghiệp Việt Nam khác, GolMart áp dụng chiến lược “giá bán” (tức là doanh nghiệp định giá sẵn). Giá bán của GolMart được quy định tương đương với giá bán trên thị trường (đã bao gồm thuế VAT) bằng VND hoặc USD. Đối với một số mặt hàng được bán bằng USD, người tiêu dùng có thể thanh toán bằng tiền Việt với mức quy đổi theo tỷ giá của Ngân hàng Ngoại thương vào thời điểm đặt hàng. GolMart cũng thường xuyên áp dụng các chương trình giá khuyến mãi như chương trình Co-shopping, “cùng nhau mua sắm để được giảm giá”. Trong chương trình này, GolMart sẽ giúp tập hợp nhiều khách hàng mua lẻ có cùng nhu cầu lại với nhau để phối hợp đăng ký mua hàng. Bằng cách này, người tiêu dùng sẽ được lợi vì được hưởng giá bán buôn, giá rẻ hoặc giá khuyến mãi mà nếu mua lẻ sẽ không có được. Còn nhà cung cấp sẽ được lợi do thu hút được nhiều khách hàng tham gia hơn. [5] Để phù hợp với điều kiện thương mại Internet ở Việt Nam, GolMart áp dụng rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán bằng tiền mặt cho người giao hàng, thanh toán bằng chuyển khoản, bằng thẻ tín dụng (VISA, Master hoặc American Express), thanh toán qua hệ thống Western Union hay thanh toán qua điện thoại di động bằng cách soạn tin nhắn “M-Banking”... ăChiến lược phân phối: GolMart đóng vai trò như một nhà trung gian phân phối giữa các nhà cung cấp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có nhu cầu bán hàng trên mạng tìm đến GolMart như một địa chỉ đại lý phân phối, giám sát và quản lý bán hàng... Còn người tiêu dùng tìm đến GolMart như một đầu mối cung cấp hàng hoá đủ loại. Hiện tại, GolMart đang áp dụng hình thức phân phối, giao hàng trực tiếp và miễn phí đến tận tay người tiêu dùng trong một số quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Khách hàng ở các nơi khác, ngoài các địa điểm này, nếu có nhu cầu sẽ được chuyển hàng qua đường bưu điện với chi phí hợp lý. Trong thời gian tới, GolMart dự định sẽ mở các đại lý phân phối ở các thành phố khác như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng... ă Chiến lược yểm trợ (xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh): Để tăng doanh thu và mở rộng mạng lưới khách hàng, GolMart đang sử dụng kết hợp các chiến lược hỗ trợ, xúc tiến kinh doanh khác nhau. Ngoài việc lưu trữ thông tin ở website để cung cấp cho người tiêu dùng khi họ truy cập vào địa chỉ này, GolMart còn sử dụng thư điện tử như một công cụ Marketing có hiệu quả. Siêu thị chủ động truyền thông tin tới người tiêu dùng bằng cách gửi thư ngỏ để thu hút, khuyến khích họ trở thành khách hàng thành viên của siêu thị. Mặt khác, GolMart cũng đăng ký địa chỉ website của mình trên các công cụ tìm kiếm như Vinaseek hay Google... ý thức được rằng các công cụ Marketing thông thường cũng có thể giúp ích cho công việc kinh doanh trên mạng, GolMart còn tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ như, vào tháng 4/2003, GolMart đã tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề: “ Co-shopping phát triển thương hiệu bằng thương mại điện tử”. Cuộc hội thảo nhằm giới thiệu hình thức kinh doanh mới Co-shopping lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều giới và góp phần quảng bá hình ảnh của siêu thị một cách rất có hiệu quả. Với chiến lược Marketing Mix phối hợp có hiệu quả 4 yếu tố : sản phẩm, giá cả, phân phối và yểm trợ, siêu thị điện tử GolMart đã xây dựng được một vị thế vững chắc trong thương mại Internet ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluan.doc
  • doclogan.doc
Tài liệu liên quan