- Việt Nam đạt những thành công lớn về mặt đối ngoại, môi trường chính trị ổn định so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, . nên trở thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tác động tích cực đến nền kinh tế tăng trưởng. Các doanh nghiệp kinh doanh trong nước nói chung và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản nói riêng yên tâm sản xuất, kinh doanh.
- Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, mở rộng liên kết đầu tư với tư nhân, các công ty, tổ chức nước ngoài và việc cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa tạo cơ hội cho hoạt động của ngành trở nên đa dạng, phong phú và ngày càng có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới, tiên tiến hơn.
90 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4896 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động Quan hệ công chúng của công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọn mà không phải trả tiền.
Xúc tiến(Promotion): tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức.
Công việc báo chí (Press Agentry): tạo ra những câu chuyện mang tính giật gân, thưòng gắn liền với ngành công nghiệp giải trí.
Hỗ trợ marketing ( Intergrated Marketing) : sử dụng PR với vai trò hỗ trợ mục tiêu marketing hoặc quảng cáo
Quản lý vấn đề ( Issues Managerment) : xác định, tham gia kiểm soát và trực tiếp tác động vào những vấn đề thuộc chính sách công liên quan tới tổ chức.
Quản lý khủng hoảng ( Grisis Managerment) : xử lý khủng hoảng, thảm họa hoặc những sự kiện bất lợi, tiêu cực xảy ra ngoài dự kiến và làm nổi bật bất cứ kết quả tích cực có thể phát sinh trong khủng hoảng.
Thư ký báo chí, cán bộ phụ trách thông tin ( Press Secretery, Public Information Officer) : cầu nối giữa những chính sách và các cơ quan chính phủ với báo giới.
Nhiệm vụ công, vận động hành lang ( Public Affairs, Lobbist) : thay thế một tổ chức để làm việc với chính giới hoặc quan chức nhà nước, những người có quyền ra quyết sách để giữ vững hoặc biến đối tình thế.
Quan hệ tài chính ( Finance Relations) : trao đổi thông tin, giao tiếp với cổ đông hoặc những nhà đầu tư.
Quan hệ cộng đồng ( Community Relations): thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và những nhóm cộng đồng có tác động, ảnh hưởng qua lại tới tổ chức.
Quan hệ nội bộ ( Internal Relations) : thiết lập và củng cố mối quan hệ với những thành viên trong nội bộ tổ chức.
Quan hệ trong ngành công nghiệp ( Industry Relations) : thiết lập và củng cố mối quan hệ với các công ty cùng hoạt động trong một ngành, hoặc hoạt động thay mặt cho những công ty đó.
Quan hệ với nhóm thiểu số ( Minority Relations) : thiết lập và củng cố mối quan hệ với nhóm thiểu số hay từng cá nhân hoặc đại diện cho nhóm thiểu số hoặc cá nhân đó.
Quan hệ với báo chí ( Media Relations ) : thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa báo giới và tổ chức.
Ngoại giao nhân dân ( Public Diplomacy) : thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thúc đẩy, thương mại, du lịch và thiện chí giữa các quốc gia.
Quản lý sự kiện ( Event Managerment) : chuẩn bị, lập kế hoạch và tiến hành tổ chức những sự kiện trong một khuôn khổ thời gian nhất định.
Tài trợ ( Sponcership) : cho hoặc nhận tiền hay bất cứ hình thức hỗ trợ tương tự, đổi lại sẽ được tiếp xúc với công chúng.
Quan hệ tiếp thị ( Cause/ Relationship Marketing) : Thiết lập và củng cố mối quan hệ mang lại sự trung thành hoặc hỗ trợ từ phía khách hàng ( ví dụ: công việc của các văn phòng xúc tiến thương mại)
Gây quỹ ( Fund-rasing): thay mặt cho khu vực hoạt động phi lợi nhuận để thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thu hút sự ủng hộ hoặc quyên góp của công chúng.
Tóm lại, kết thúc chương một, chúng ta đã có một các nhìn tổng quát về PR thông qua bản chất, vai trò, chức năng cũng như những hoạt động thực tiễn của PR hiện nay. Qua đó chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu hoạt động này cũng như những tác dụng của nó quá trình sản xuất,kinh doanh của các đơn vị trong ngành xuất bản.
CHƯONG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PR TRONG DOANH NGHIỆP XUẤT BẢN PHẨM
2.1. Hoạt động PR trong doanh nghiệp kinh doanh XBP
2.1.1 Cơ sở ứng dụng PR trong phát hành XBP
- PH XBP trong cơ chế bao cấp là nền kinh tế thiết hụt, nguồn lực có hạn mà nhu cầu lại phong phú đa dạng nên phải tiến hành kế hoạch hóa. Mọi quyết định đều do Chính phủ và các nhà làm kế hoạch đề ra như xuất bản sách gì, thời gian ra sách, đối tường được phân phối, … Cung và cầu gặp gỡ và cân bằng với nhau trước khi quá trình đó được đưa ra trên thị trường. Những người làm sách công tác Xuất bản, Phát hành và những người sử dụng chỉ có quyền lựa chọn tương đối. Người làm công tác phát hành mới chỉ quan tâm đến thực hiện tốt nhiệm vụ xã hội được giao. Các đơn vị phát hành chưa quan tâm đến việc phải thực hiện mục tiêu kinh tế nên họ không có sự cạnh tranh với nhau trong kinh doanh, dẫn đến việc không cần có những công cụ, biện pháp xúc tiến kinh doanh như PR. Lúc này, các doanh nghiệp không cần nghiên cứu và ứng dụng hoạt động PR trong các doanh nghiệp phát hành XBP.
Sang đến nền kinh tế thị trường, mọi quyết định trên thị trường đều do khách hàng và doanh nghiệp tự quyết định. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp diễn ra do các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, tự hoạch định các chiến lược kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mình và cho xã hội. Lúc này, các doanh nghiệp cần đến các công cụ thúc đẩy kinh doanh, gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Đây chính là động lực cho doanh nghiệp ứng dụng hoạt động PR vào trong doanh nghiệp.
Đặc trưng của hoạt động kinh doanh XBP cũng là một yếu tố thúc đẩy việc sử dụng PR trong các doanh nghiệp:
+ Sự cạnh tranh trên thị trường XBP hiện nay là cao. Tại thời điểm này, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có trên 10.000 cơ sở phát hành sách của các thành phần kinh tế, trong đó có trên 100 doanh nghiệp phát hành sách thuộc ngành văn hoá - thông tin và ngành giáo dục – đào tạo. Và theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ mở cửa trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm nhập khẩu. Theo đó, từ 1/1/2009, công ty nước ngoài được quyền nhập khẩu và phân phối vào VN tất cả các loại xuất bản phẩm, trừ báo, tạp chí chuyên ngành. Điều này sẽ làm tăng sự khốc liệt trong cạnh tranh trên thị trường xuất bản phẩm hiện nay, sự cạnh tranh này không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp làm sách trong nước như trước đây mà còn mở rộng ra giữa doanh nghiệp kinh doanh sách trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa chúng ta đều biết, các hoạt động marketing trong đó có quảng cáo và PR cho sách của các doanh nghiệp nước ngoài được thực hiện rất chuyên nghiệp và bài bản cộng với ngân sách cho hoạt động này của họ nhiều hơn chúng ta nên các họ thường thu được hiệu quả kinh doanh tốt trong mỗi đợt phát hành, ra mắt một cuốn sách. Chính từ lý do này mà doanh nghiệp kinh doanh XBP nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh XBP trong nước nói riêng cần phải áp dụng PR trong hoạt động của mình.
+ Hoạt động Kinh doanh XBP trong nền kinh tế thị trường là hoạt động nhằm đáp ứng hai mục tiêu là mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế. Mục tiêu xã hôị là mục tiêu hàng đầu nhưng mục tiêu kinh tế lại là phương tiện đảm bảo. Hiệu quả kinh doanh là thước đo đánh giá đối với hoạt động của nhà xuất bản và các đơn vị làm công tác phát hành. Do vậy các đơn vị hoạt động trong ngành xuất bản vừa phải đảm bảo ra sách để phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ các đối tượng trong xã hội, vừa phải đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế, tài chính. Giải quyết tốt về mặt kinh tế, tài chính là để đảm bảo hoạt động của các đơn vị này phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy họ phải áp dụng những biện pháp xúc tiến kinh doanh trong đó có PR để nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế song song với việc phát triển lợi ích xã hội.
2.1.2 Tầm quan trọng của công tác PR trong doanh nghiệp phát hành XBP
- Trước hết, PR giúp nâng cao các mục tiêu của doanh nghiệp nhờ thu hút được sự quan tâm của nhiều nhóm công chúng. Khi thu hút được sự quan tâm của công chúng, hoạt động PR sẽ làm được tác dụng của mình là thay đổi nhận thức, từ đó tác động đến hành vi của công chúng ( ở đây là hành vi mua hàng hóa XBP của khách hàng) . Hơn nữa, nếu doanh nghiệp tiếp thu những ý kiến đóng góp từ các nhóm công chúng chủ chốt khi thực hiện các hoạt động PR thì hoạt động PR sẽ một phần nào đó chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm khách quan của công chúng. Nhờ thế, hoạt động PR của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn vì luôn theo sát được mong muốn của đối tượng công chúng liên quan.
- Thứ hai, PR giúp củng cố mối quan hệ với những nhóm công chúng chủ chốt – những nhóm công chúng có vai trò rất lớn trong việc thành công hay thất bại của doanh nghiệp XBP như khách hàng, nhà phân phối, nhà khai thác, nhân viên… Việc củng cố những mối quan hệ tích cực đó sẽ gia tăng cơ hội nắm bắt thông tin cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sớm nhận diện và triển khai các hoạt động cần thiết ( có thể là một cơ hội bán hàng, hoặc cơ hội có những bản thảo hay …). Điều này còn giúp giảm thiếu các mối đe dọa nhờ phát hiện sớm các vấn đề hay những mâu thuẫn tiểm ẩn ( ví dụ nhận ra được sự bất mãn, không hài long của nhân viên đối với một hoạt động nào của công ty)
2.1.3 Vai trò của PR trong phát hành XBP
2.1.3.1 Góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
- Hoạt động PR là một trong những mảng của chiến lược xúc tiến trong chiến lược marketing hỗn hợp của 1 doanh nghiệp XBP. Nó góp phần xây dụng hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, XBP – sản phẩm của doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn. Khi xây dựng được thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, khách hàng sẽ mua hàng hóa của chúng ta nhiều hơn, từ đó dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng tăng.
- Hoạt động PR đưa thông tin của sản phẩm đến với khách hàng làm cho khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó nảy sinh nhu cầu và quyết định mua hàng.
- Khi thực hiện tốt PR đối nội, các công ty, đơn vị sẽ có được sự đồng thuận, hợp sức của nhân viên. Nhân viên sẽ lao động hiệu quả hơn, mang lại những giá trị nhiều hơn trong hoạt động của mình. Từ đó đưa đến những giá trị gia tăng trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí cho hoạt động PR thấp hơn chi phí quảng cáo. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí thấp hơn mà thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. Điều này rất phù hợp với nguồn ngân sách eo hẹp của các doanh nghiệp XBP hiện nay
2.1.3.2 Mang thông tin của doanh nghiệp đến với những đối tượng công chúng xác định
Thông tin trong phát hành XBP là một kênh quan trọng, nó gây tác động đến nhiều đối tượng xã hội, làm hình thành, biến đổi nhu cầu, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng ( lưu thông). Nó giúp cho hoạt động bán buôn, bán lẻ XBP, tiêu thụ XBP được nhanh và nhiều. Thông tin không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp mà còn là một dạng kênh thông tin tuyên truyền về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Khi làm PR, doanh nghiệp đã chủ động đưa thông tin của mình (về các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng) đến các đối tượng công chúng của mình thông qua các phương tiện truyền thông. Điều này có ý nghĩa quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản. Bởi khi khách hàng không có thông tin về sản phẩm thì họ sẽ không có nhu cầu về sản phẩm nhất là những sản phẩm không thuộc nhóm nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân như sách. Mặt khác, thị trường sách hiện nay rất đa dạng, phong phú và nhiều nhưng nếu khác hàng không biết đến sự có mặt, tồn tại của nó trên thị trường thì dù sách có nhiều đến bao nhiêu nhưng cũng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của người mua.
2.1.3.3 Thực hiện các nhiệm vụ văn hóa, xã hội
- Qua những cuộc hội thảo tọa đàm về sách và các tác giả mà hoạt động PR tổ chức,doanh nghiệp đã góp phần vào công tác tuyên truyền những nội dung tri thức trong các tác phẩm. Không những vậy, khi giao lưu và phát triển văn hoá trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thì những cuộc sự kiện giới thiệu sách, hay các tác giả nước ngoài sẽ là cầu nối giúp các độc giả Việt Nam hiểu hơn về văn hóa của các nước bạn.
- Khi thực hiện công tác PR, các doanh nghiệp thường quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt công chúng. Họ thường tổ chức những chương trình từ thiện, những hoạt động mang tính chất xã hội cao như tặng sách cho các đơn vị bộ đội, tặng sách cho những tỉnh vùng sâu vùng xa, hay xây dựng các thư viện sách cho những trường học, … Điều này mang đến cho doanh nghiệp một hình ảnh đẹp trong công chúng và mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội.
2.2 Tình hình hoạt động PR trong Công ty Cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam .
Để làm rõ hơn về tình hình hoạt động PR trong doanh nghiệp XBP hiện nay, tác giả xin đi sâu vào hoạt động của Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam.
2.2.1 Vài nét về Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam.
Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, tên giao dịch quốc tế là Nha Nam publishing and communications Joint stock company, là một trong những công ty cổ phần làm về xuất bản và phát hành. Công ty được thành lập vào cuối năm 2005.
Trụ sở chính: 1B IF1 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh : Nhà 015, Lô B, Chung Cư 43 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Blog:
Email: nhanambook@vnn.vn
Logo của công ty
Nhã Nam hiện đang tập trung chính vào mảng văn học dịch và thường chọn dịch những tác phẩm mới thành công trên thế giới nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt, trong đó có những tác giả được giải Nobel như: Elfriede Jelinek, Orhan Pamuk; giải Booker: Yann Martel, John Banville; giải Goncourt: Laurent Gaudé và các tác giả ăn khách trên thế giới như Murakami Haruki, Marc Levy...
Những cuốn sách mà công ty Nhã Nam đã xuất bản nổi bật nhất có thể kể đến:
* Nhật ký Đặng Thùy Trâm (Ấn phẩm tạo nên "hiện tượng" xuất bản của công ty)
* Cuộc đời của Pi (Life of Pi) ( đoạt giải tác phẩm dịch của Hội Văn học Hà Nội 2004 )
* Thiếu nữ đánh cờ vây (La joueuse de go)
* Búp bê Bắc Kinh (北京娃娃, Bắc Kinh oa oa)
* Balzac và cô bé thợ may Trung Hoa (Balzac et la petite tailleuse chinoise)
* Rừng Na Uy (ノルウェイの森, Noruwei no mori)
* Nếu em không phải một giấc mơ (Et si c'était vrai...)
* Chuyện dài bất tận
* Nhóc Nicolas, những chuyện chưa kể
Sau một thời gian hoạt động, Nhã Nam đã có được lòng tin nơi độc giả và dần dần khẳng định ví trị của mình với những tác phẩm có giá trị, được biên dịch chính xác và chu đáo trong khâu biên tập cũng như trình bày
Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Về chính trị, luật pháp :
- Việt Nam đạt những thành công lớn về mặt đối ngoại, môi trường chính trị ổn định so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, ... nên trở thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tác động tích cực đến nền kinh tế tăng trưởng. Các doanh nghiệp kinh doanh trong nước nói chung và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản nói riêng yên tâm sản xuất, kinh doanh.
- Chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, mở rộng liên kết đầu tư với tư nhân, các công ty, tổ chức nước ngoài và việc cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa tạo cơ hội cho hoạt động của ngành trở nên đa dạng, phong phú và ngày càng có cơ hội tiếp cận với những công nghệ mới, tiên tiến hơn.
Cụ thể là điều 20 trong luật Xuất bản hiện hành đã quy định về việc liên kết xuất bản, trong đó đối tác liên kết và nhà xuất bản được liên kết về tổ chức bản thảo nhưng nhà xuất bản phải chịu trách nhiệm biên tập bản thảo đồng thời phải ký duyệt bản thảo trước khi in và chịu trách nhiệm về nội dung và tính phát lý của xuất bản phẩm. Điều này đã cho phép các doanh nghiệp tư nhân liên kết với các đơn vị nhà nước để xuất bản sách. Nó đã tạo một làn sóng mới trong đời sống xuất bản của Việt Nam và tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sách. Các nhà làm sách tư nhân tham gia vào thị trường với tư cách là người làm sách chứ không đơn thuần là người trung gian, chỉ tham gia vào khâu lưu thông sách. Thị trường sách đã đa dạng còn đa dạng hơn. Cũng chính với thuận lợi này nên những đơn vị tư nhân như công ty Nhã Nam đã có điều kiện tham gia trong việc tạo ra những đầu sách hay, hấp dẫn đến cho bạn đọc.
- Ngày 26/10/2004, Công ước Bern có hiệu lực tại Việt Nam cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường xuất bản của chúng ta. Các tác phẩm văn hoá nghệ thuật trong đó có xuất bản phẩm của chúng ta phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quyền sở hữu trí tuệ và tác quyền. Trước đây việc một nhà xuất bản muốn xuất bản một quyển sách nước ngoài là tương đối dễ dàng, họ chỉ cần có bản tiếng nước ngoài là sẽ mang về dịch sau đó cho xuất bản rộng rãi. Nhưng khi công ước Bern có hiệu lực thì việc xuất bản những quyển sách nước ngoài như vậy không thể tiếp tục được nữa. Điều này buộc rất nhiều đơn vị làm xuất bản phải có những bước chuyển mình mới. Họ phải liên lạc với đơn vị giữ tác quyền của tác phẩm hoặc chính tác giả của cuốn sách để mua bản quyền nếu muốn nó được xuất bản tại Việt Nam. Việc các nhà xuất bản Việt Nam mua bản quyển sách chính thống để xuất bản đồng nghĩa với những việc như cùng một đầu sách có nhiều đơn vị xuất bản hay những cuốn sách được xuất bản mà không có bản quyền bị chấm dứt.
Về kinh tế :
- Tăng trưởng kinh tế của cả nước trong các năm từ 2005 đến 2007 là tương đối cao (từ 8,0% - 8,5% ), nó tác động đến sức mua của người dân. Tuy nhiên tuy tăng trưởng kinh tế cao nhưng tình hình lạm phát đã ảnh hưởng xấu đến sức mua của người dân. Không chỉ vậy, lạm phát còn làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng lên dẫn tới việc giá của các sản phẩm đầu ra cũng tăng lên ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việt Nam vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài, các làn sóng đầu tư tăng mang đến cơ hội việc làm cho người dân, thu nhập tăng lên, theo đó nhu cầu về học tập, giáo dục, giải trí tăng lên. Nhưng cũng theo đó, yêu cầu về chất lượng của mỗi sản phẩm cũng tăng lên.
- Cạnh tranh hoạt động ngày càng gay gắt do nhiều thành phần kinh tế tham gia (về nguồn nhân lực, địa điểm kinh doanh, giá cả …) trong hoạt động xuất bản.
Về môi trường văn hóa – xã hội:
- Dân trí được tăng lên, tác động tích cực tới việc mua và đọc các xuất bản phẩm. Nhưng bên cạnh đó, do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông cũng như các loại hình giải trí khác đã ảnh hưởng tới văn hóa đọc cũng như thói quen đọc sách của người dân.
- Ý thức của người dân về việc thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ còn chưa cao. Nạn sách lậu vẫn tiếp tục hoành hành gây ra nhiều thiệt hại cho cả các doanh nghiệp và những người sử dụng.
Về công nghệ :
- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, chi phí kinh doanh được giảm đi. Các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in đã giúp chúng ta có những cuốn sách đẹp, chất lượng cao và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Những thuận lợi của Nhã Nam :
- Ưu thế đầu tiên của Nhã Nam và những doanh nghiệp tư nhân nói chung đó là sự gọn nhẹ trong bộ máy tổ chức. Toàn bộ lực lượng lao động trong công ty bao gồm ban giám đốc và các nhân viên là 41 người. Với số lượng người không quá lớn cùng với đặc điểm là những người trẻ nên tác phong làm việc nhanh,các chính sách của công ty được thông qua và dễ dàng được triển khai. Các thành viên trong công ty và ban lãnh đạo đều xuất phát là những người yêu sách, đặc biệt là sách văn học nên họ nhiệt tình và có trách nhiệm trong trong công việc, tôn chỉ kinh doanh của công ty là làm ra những cuốn sách hay, thu hút độc giả về mặt chất lượng, nội dung từ đó sẽ dẫn tới hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
- Ưu thế thứ 2 của Nhã Nam là Nhã Nam được khai sinh và điều hành bởi một nhóm 6 thanh niên xuất thân là nhà báo. Đây có thể nói là thuận lợi lớn nhất của Nhã Nam trong triển khai và thực hiện hoạt động PR cho doanh nghiệp. Trong khi bộ phận PR của các doanh nghiệp khác sẽ phải tốn nhiều công sức hơn để tạo dựng các mối quan hệ với các báo thì với gốc là những nhà báo, những thành viên sáng lập của Nhã Nam đã có sẵn trong tay các mối quan hệ với giới báo chí, điều này giúp các thông tin về Nhã Nam được truyền tải nhanh hơn và dễ dàng hơn trên các phương tiện truyền thông nói chung và báo chí nói riêng.
- Đội ngũ biên tập viên của Nhã Nam có lợi thế ở mảng văn học nước ngoài do khả năng ngoại ngữ tốt nên mảng sách Nhã Nam chọn để khai thác và tập trung vào là sách văn học, đặc biệt là văn học nước ngoài.Như chúng ta đều biết, mảng sách văn học là mảng sách chiếm thị phần rất lớn trong thị trường sách hiện nay, có thể nói nó chiếm đa số trong thị phần sách trên thị trường ( không kể sách giáo khoa học sinh). Đây là mảnh đất rất màu mỡ cho các doanh nghiệp khai thác, nhưng không đi theo hướng như các đơn vị khác mà Nhã Nam đi sâu vào chọn những sách văn học nước ngoài có chất lượng cao như những sách đoạt giải quốc tế hay những sách ăn khách ở nước ngoài và điều quan trọng là chúng chưa có mặt tại Việt Nam. Điều này đã giúp Nhã Nam chiếm được tình cảm của công chúng yêu sách là những người trẻ tuổi. Họ ham muốn được đọc những quyển sách đương đại có giá trị bên cạnh những cuốn sách thuộc hạng kinh điển đã xuất hiện rất lâu trên tủ sách của họ.
- Hơn thế nữa trong khi các Nhà xuất bản bị bó hẹp trong phạm vi nội dung sách được xuất bản dẫn đến phần nào hạn chế trong khâu lựa chọn bản thảo thì Nhã Nam là doanh nghiệp hoạt động trên cơ chế liên kết xuất bản nên họ được tự do tìm kiếm bản thảo với chủ đề đa dạng với tiêu chí duy nhất là bản thảo có chất lượng. Như vậy chúng ta thấy được một lợi thế của doanh nghiệp tư nhân trong khâu xuất bản.
- Lợi thế của Nhã Nam còn nằm ở chính mảng đề tài mà họ chủ yếu khái thác đó là mảng sách văn học dịch. Chúng ta đều biết những quyển sách nổi tiếng thế giới được yêu thích thì rất phong phú và đa dạng nên đây chính là là một nguồn bản thảo rất dồi dào cho khai thác và có thể nói là nguồn bản thảo vô tận. Trong cái kho bản thảo kể như là bất tận đấy,Nhã Nam có thể dễ dàng hơn trong việc chọn lọc những bản thảo hay, phù hợp với thị hiếu của thị trường sách Việt Nam cũng như phù hợp với những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó có những đầu sách hấp dẫn mang đến cho bạn đọc.
Khó khăn của công ty:
- Khó khăn đầu tiên đối với doanh nghiệp là khi Nhã Nam ra đời, trên thị trường đã có rất đông các công ty và doanh nghiệp làm về sách. Họ là những công ty lâu năm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất bản. Sự cạnh tranh giữa các đơn vị là rất lớn. Một doanh nghiệp mới ra đời và nhất là doanh nghiệp tư nhân như Nhã Nam thì áp lực cạnh tranh là không hề nhỏ chút nào. Không những thế ,tại thời điểm ra đời, có những doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong ngành xuất bản làm ăn chụp giật, họ chỉ chạy theo lợi ích kinh tế nên có những cái nhìn chưa chính xác từ phía các cơ quan chức năng về sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân trong công tác xuất bản.
- Khi chọn mảng sách văn học nước ngoài làm đối tượng khai thác chính, Nhã Nam đã tự biết phải đứng trước một thực trạng của ngành xuất bản Việt Nam – đó là việc bảo vệ tác quyền. Để thương thuyết, mua được một bản thảo hay đã là khó. Trước đây, các đơn vị làm về lĩnh vực xuất bản những sách văn học dịch nước ngoài nói chung và sách dịch từ tiếng nước ngoài nói riêng rất sợ vấn đề bản quyền. Họ thường chỉ làm các sách ở các đất nước mà bản quyền chưa có gì rắc rối hoặc những quyển sách hết hạn bảo hộ tác quyền. Còn những quyển sách nội dung cao ở các nước phương Tây thì hầu như không có bởi khó khăn về bản quyền. Doanh nghiệp Nhã Nam đã phải tự liên lạc với các đơn vị giữ tác quyền bên nước ngoài, hoặc với tác giả để có được những bản thảo tốt. Áp lực cạnh tranh đã lớn là thế nhưng để có được những bản thảo hay và có bản quyền, Nhã Nam phải mua, điều này dẫn tới chi phí để cho ra đời một cuốn sách của họ sẽ bị đội lên so với các đơn vị khác.
- Tình trạng sách lậu tràn lan ở thị trường sách Việt Nam, các tác giả cũng như các đơn vị giữ bản quyền của cuốn sách thường rất ngại và họ không muốn bán cho các doanh nghiệp Việt Nam vì họ không thể kiểm soát được số lượng sách sẽ được xuất hiện trên thị trường của chúng ta. Mặt khác, sách lậu cũng làm cho doanh số bán của công ty bị giảm đi, nhiều đầu sách được đầu tư một cách công phu nhưng doanh số bán ra không được như mong muốn, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Khó khăn tiếp theo của Nhã Nam là việc sách của Nhã Nam là sách dịch từ tiếng nước ngoài. Để có được bản thảo hay đã không đơn giản, việc Việt hóa thành công một tác phẩm đó để người đọc có thể cảm nhận được hết cái hay,cái tài tình trong nguyên tác lại là một việc đòi hỏi sự đầu tư lớn. Từ trước, hoạt động dịch sách của chúng ta thường có cách làm việc tự phát, nhỏ lẻ và không tập trung. Chất lượng sách dịch có xu hướng giảm sút, có rất nhiều sách dịch trên thị trường nhưng lại không đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Chính vì lý do này, Nhã Nam buộc phải đầu tư kỹ lưỡng trong khâu dịch các bản thảo.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên doanh nghiệp phải chủ động và tích cực trong việc thực hiện các hoạt động marketing trong đó có công cụ PR để có thể mang lại hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh của mình.
: Công tác PR trong hoạt động của công ty Nhã Nam
Vị trí của PR trong cơ cấu tổ chức
Để đánh giá tầm quan trọng của PR trong hoạt động của Nhã Nam chúng ta có thể xem xét vai trò và chức năng của PR trong tổ chức bộ máy vận hành của công ty.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC TRUYỀN THÔNG
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR
- Nơi đảm nhiệm thực hiện chức năng PR cho Nhã Nam là phòng PR nội bộ của công ty (Nhã Nam không sử dụng dịch vụ PR của các công ty cung cấp dịch vụ PR bên ngoài). Bộ phậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QT15.docx