Khóa luận Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- SeABank- Thực trạng và một số giải pháp phát triển

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU .V

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .VI

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI . 3

1.1.Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại . 3

1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế . 3

1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế . 3

1.1.3. Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế . 5

1.1.3.1. Nguồn luật và công ước quốc tế . 5

1.1.3.2. Thông lệ và tập quán quốc tế . 6

1.1.3.3. Nguồn luật quốc gia . 7

1.1.4. Phân loại các phương thức thanh toán quốc tế . 8

1.1.4.1. Căn cứ vào chứng từ kèm theo . 8

1.1.4.2. Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán . 8

1.1.4.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán . 9

1.1.4.4. Căn cứ vào mục đích thanh toán . 9

1.2. Các phƣơng thức thanh toán quốc tế chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại . 9

1.2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance) . 9

1.2.2. Phương thức nhờ thu (Collection) . 12

1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) . 16

1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM . 20

1.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng . 20

1.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong ngân hàng: . 21

1.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng thanh toán quốc tế của NHTM . 23

1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá định lượng . 23

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá định tính . 24

1.5.Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của một số NHTM 25

1.5.1. Ngân hàng HSBC . 25

1.5.2. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam . 26

 

1.5.3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam . 27

KẾT LUẬN CHƢƠNG I . 28

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

SEABANK . 29

2.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á-SeABank . 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển . 29

2.1.2. Cơ cấu tổ chức . 30

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của SeABank giai đoạn 2007-2010 . 32

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank . 36

2.2.1. Cơ sở pháp lý và tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại SeAbank . 36

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý . 36

2.2.1.2. Tổ chức hoạt động TTQT tại SeABank . 38

2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống SeABank . 39

2.2.2.1. Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu . 39

2.2.2.2. Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu . 42

2.2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank . 47

2.2.3.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ . 47

2.2.3.2. Khái quát hoạt động TTQT tại SeABank . 48

2.2.3.3. Thanh toán nhờ thu . 50

2.2.3.4. Thanh toán chuyển tiền . 52

2.2.3.5. Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ . 53

2.2.3.6. Thu nhập từ hoạt động TTQT . 54

2.3. Đánh giá hoạt động TTQT tại SeABank . 56

2.3.1. Những kết quả đạt được . 56

2.3.2. Những mặt hạn chế . 58

2.3.3. Nguyên nhân . 60

KẾT LUẬN CHƢƠNG II . 63

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – SEABANK . 64

3.1. Sự cần thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trƣớc xu thế

hội nhập . 64

3.2. Định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank . 66

3.2.1. Chiến lược kinh doanh của SeABank trong thời gian tới . 66

3.2.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của SeABank . 67

3.2. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank . 68

3.2.1. Nâng cao chất lượng của đội ngũ thanh toán viên quốc tế . 68

3.2.2. Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng . 70

3.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng . 73

3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu . 74

3.2.5. Đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ . 75

3.2.6. Xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp . 75

3.2.7. Mở rộng quan hệ đại lý trong nước và các khu vực tiềm năng trên toàn

thế giới . 77

3.3. Kiến nghị . 78

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ . 78

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . 80

3.3.3. Kiến nghị với SeAbank . 81

3.3.4. Đối với khách hàng. . 81

KẾT LUẬN CHƢƠNG III . 83

KẾT LUẬN . 84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85

pdf92 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4889 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- SeABank- Thực trạng và một số giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù không nhiều. Về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp có tỷ trọng ngày càng cao tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí, hạ lãi suất. Nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, đến năm 2010 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 43 % trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế phần lớn là tiền gửi giao dịch qua ngân hàng. Nguồn vốn dài hạn có xu hướng ngày càng giảm, nguồn vốn trung hạn tăng trưởng ổn định trong tổng nguồn vốn huy động.  Tình hình sử dụng vốn Với nguồn vốn huy động dồi dào, SeAbank không ngừng mở rộng nghiệp vụ tín dụng- nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Cùng với việc mở rộng quy mô cho vay và nâng cao chất lượng các khoản vay, ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp duy trì các khách hàng truyền thống, cũng như tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần, không ngừng hoàn thiện các quy trình tín dụng … ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được. 35 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu dƣ nợ tại SeABank 2007-2010 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng dƣ nợ 19.626 16.746 24.009 39.890 Phân theo thành phần kinh tế DN nhà nước 981 1.004 960 1.595 DN ngoài quốc doanh 10.794 8.708 12.004 23.934 Hộ sản xuất 7.851 7.034 11.045 14.361 Phân theo kỳ hạn Nợ ngắn hạn 14.712 11.722 17.286 29.518 Nợ trung hạn 3.000 3.350 4.081 6.382 Nợ dài hạn 1914 1.674 2.642 3.990 Phân theo loại tiền Nội tệ 17.074 14.234 20.407 34.305 Ngoại tệ 2.552 2.512 3.602 5.585 (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SeABank) Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tại SeABank là 39.890 tỷ đồng, tăng 166% so với năm 2009. Dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng dư nợ, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 36%, còn lại là cho vay doanh nghiệp nhà nước. Dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lần lượt chiếm tỷ trọng 74%,16%,10% tổng dư nợ. Dư nợ nội tệ và ngoại tệ quy đổi cũng biến dổi theo tổng dư nợ, chủ yếu là dư nợ nội tệ. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ nội tệ và ngoại tệ là 86% và 14%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 là 0,24% thì năm 2008 đã đạt đỉnh 2,14%, chỉ tiêu này đã giảm dần trong hai năm tiếp theo: 1,88% năm 2009 và 1,82% năm 2010. Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có những chuyển biến tích cực. 36  Kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank trong những năm qua đã đạt kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ, thể hiện qua bảng tổng hợp sau: 2007 2008 2009 2010 Thu nhập 1,562.15 2,926.89 1,884.61 2,250.70 Chi phí 1,263.19 2,753.93 1,424.81 1,621.70 Lợi nhuận sau thuế 298.96 172.96 459.8 629 0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 3,000.00 3,500.00 Tỷ đồ ng Kết quả kinh doanh SeABank 2007-2010 Biểu đồ 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SeABank 2007-2010 (nguồn: Báo cáo thường niên SeABank 2007-2010) Qua biểu đồ ta thấy lợi nhuận của ngân hàng năm 2007 là 298,96 tỷ đồng. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên lợi nhuận của ngân hàng chỉ đạt 172,96 tỷ đồng, chỉ bằng 58% lợi nhuận của năm 2007. Tuy nhiên, sau năm 2008, tình hình kinh doanh của ngân hàng bắt đầu tăng trưởng. Đến năm 2010, lợi nhụân sau thuế đạt 629 tỷ đồng, tăng 135% so với 458,8 tỷ đồng của năm 2009 và tăng 362% so với năm 2008. Những con số khả quan này cho thấy những cố gắng vượt bậc của SeABank để ngày càng khẳng định vị thế của ngân hàng trong hệ thống các NHTM Việt Nam. 2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 2.2.1. Cơ sở pháp lý và tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại SeAbank 2.2.1.1. Cơ sở pháp lý Cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, hoạt động TTQT tại SeABank chịu sự điều chỉnh của nguồn luật quốc gia như luật ngân hàng, luật các tổ chức tín dụng…Ngoài ra hoạt động TTQT còn chịu sự điều chỉnh của các luật điều chỉnh về xuất nhập khẩu, ngoại hối, các văn bản liên quan đến TTQT và các công 37 ước, thông lệ, tập quán quốc tế khác liên quan đến TTQT. Hoạt động TTQT của SeABank chịu sự điều chỉnh của hệ thống các văn bản luật thuộc các lĩnh vực:  Lĩnh vực hoạt động của hệ thống tài chính-ngân hàng Luật các tổ chức tín dụng 2004 Luật Ngân hàng Nhà Nước 2003 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005  Quản lý ngoại hối: Pháp lệnh ngoại hối 2005 Nghị đinh 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết pháp lệnh ngoại hối Thông tư 03/2008/TT-NHNN hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng. Quyết định 504/QQĐ-NHNN ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.  Liên quan đến hoạt động thanh toán Quyết định 50/2007/QĐ-NHNN ban hành mức thu phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Quyết định 1346/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định nhờ thu thương phiếu qua ngân hàng Quyết định 44/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về thủ tục nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm Quyết định 1233/2001/QĐ-NHNN về sửa đổi điều 15 quy chế mở L/C nhập hàng trả chậm Công văn 405/NHNN-QLNH về việc một số yêu cầu khi thực hiện mở L/C trả ngay. Quyết định 26/2006/NĐ-NHNN về việc ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cung ứng và sử dụng sec.  Các luật khác: 38 Luật doanh nghiệp 2005 Luật dân sự 2005 Luật thương mại 2005 Pháp luật về xuất nhập khẩu.  Các văn bản pháp lý mang tính chất quốc tế Các quy tắc, thông lệ và tập quán quốc tế do ICC ban hành (UCP 600, ISBP 681, URR 725, URC 522, ISP 98) và các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải. Ngoài ra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà có thế tham khảo thêm các công ước quốc tế khác.  Văn bản pháp lý trong hệ thống SeABank Quyết định 2004/QĐ- TGĐ về thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế trong hệ thống SeABank. 2.2.1.2. Tổ chức hoạt động TTQT tại SeABank  Nguyên tắc quản lý tập trung Tất cả các điện giao dịch TTQT phải được đệ trình cho Phòng TTQT Hội sở. Phụ trách phòng TTQT Hội sở hoặc người được ủy truyền chịu trách nhiệm cân đối, hạch toán tài khoản Nostro trước khi đẩy điện cho Phó Tổng giám đốc phụ trách hoặc người được ủy truyền đẩy điện đi nước ngoài. Để phục vụ cho việc kiểm tra bức điện, các Chi nhánh phải gửi hồ sơ cho Phòng TTQT Hội sở bằng fax, scan hoặc các phương tiện khác.  Nguyên tắc về thời gian xử lý điện - Điện đi: Hồ sơ và các bức điện được gửi cho phòng TTQT Hội sở sau 16 giờ ngày hôm trước và trước 09 giờ sáng ngày hôm sau sẽ được kiểm tra và xử lý trước 12 giờ trưa. Hồ sơ và các bức điện gửi cho Phòng TTQT Hội sở trước 16 giờ chiều sẽ được kiểm tra và xử lý trước 17 giờ cùng ngày. - Điện đến: Phụ trách Phòng TTQT Hội sở hoặc người được ủy quyền phải kiểm tra mã điện khi nhận điện. Nếu điện không thuộc phòng xử lý, thanh toán viên trả lại bức điện cho Chi nhánh liên quan chậm nhất vào 11 giờ 30 nếu nhận điện vào buổi sáng, 15 giờ 30 nếu nhận điện vào buổi chiều, đầu giờ ngày làm việc tiếp theo nếu nhận điện sau 15 giờ 30. 39  Chế độ báo cáo Các chi nhánh phải lập báo cáo về doanh thu phí, doanh thu ngoại tệ, các L/C đã mở trong tuần vào trước 15 giờ ngày thứ sáu. Đồng thời ngày 30 của tháng cuối mỗi quý lập “Báo cáo tình hình nhận và chi trả kiều hối” và gửi về Phòng TTQT Hội sở. 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống SeABank 2.2.2.1. Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu  Chuyển tiền đến từ nước ngoài - Bước 1-Nhận điện đến: Thanh toán viên (TTV) nhận hồ sơ điện đến từ mạng SWIFT sau đó chuyển điện thanh toán từ SWIFT vào T24. - Bước 2-Hạch toán giao dịch: TTV kiểm tra thông tin người hưởng. Nếu thông tin không hợp lệ, thông báo cho ngân hàng đại lý. Nếu thông tin hợp lệ thực hiện các bước tiếp sau. Sau đó TTV hạch toán thu phí và chuyển số tiền còn lại vào tài khoản người hưởng lợi. - Bước 3- Duyệt giao dịch: Kiểm soát viên kiểm tra các bút toán đợi duyệt và thông tin điện chuyển tiền, sau đó thực hiện duyệt giao dịch. - Bước 4- Phân phối chứng từ: TTV lưu lại trung tâm thanh toán: điện chuyển tiền gốc và phiếu hạch toán. Giao dịch viên tại chi nhánh tiến hành in báo có và in điện chuyển tiền, sau đó chuyển cho khách hàng.  L/C xuất khẩu * Thông báo L/C và sửa đổi L/C xuất khẩu: - Bước 1: Tiếp nhận L/C, sửa đổi L/C TTV nhận L/C gốc hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý. Nếu L/C hoặc sửa đổi L/C bằng thư, TTV đóng dấu RECEIVED và ghi nhận ngày giờ. Sau đó TTV xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của L/C và sửa đổi. - Bước 2: Thông báo L/C Thông báo trực tiếp cho người hưởng lợi: TTV nhập thông tin của L/C gốc, sửa đổi L/C vào hệ thống, thu phí và hạch toán ngoại bảng, in thông báo L/C cho khách hàng. Nếu L/C có yêu cầu xác nhận kèm theo, TTV tiến hành thông báo L/C kèm xác nhận và thu phí xác nhận. Tiếp theo kiểm soát viên duyệt giao dịch trên hệ thống, ký nháy lên thông báo L/C, trong trường hợp cần thiết điện SWIFT MT730 40 sẽ được đẩy lên trung tâm thanh toán. Tiếp theo Giám đốc ký duyệt thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C. Thông báo qua Ngân hàng thông báo khác: TTV có thể gửi thông báo bằng 2 cách: thông báo bằng SWIFT hoặc thông báo bằng thư gửi theo đường bưu điện, biên lai bưu điện là chứng từ giao nhận với khách hàng. Sau đó kiểm soát viên đẩy điện MT710, MT711 (nếu có) rồi giám đốc tiến hành duyệt điện. * Thanh toán L/C xuất khẩu: - Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ TTV tiếp nhận bộ chứng từ như quy định trong L/C, kiểm tra loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửi chứng từ hàng xuất. - Bước 2: Thực hiện đòi tiền + Nếu chứng từ phù hợp: Đòi tiền ngân hàng phát hành: TTV nhập thông tin chứng từ L/C xuất, nhập ngày tra soát tự động, hạch toán ngoại bảng và thu phí, in chỉ thị thanh toán theo mẫu, in hối phiếu đòi tiền. Sau đó trình giám đốc ký duyệt thư chỉ thị thanh toán, ký hậu hối phiếu, TTV đóng thành bộ gồm thư chỉ thị thanh toán cùng bộ chứng từ và hối phiếu để gửi ngân hàng phát hành. Đòi tiền ngân hàng hoàn trả: tương tự như đòi tiền ngân hàng phát hành, thêm váo đó, TTV đóng thành bộ thư chỉ thị thanh toán cùng hối phiếu đòi ngân hàng hoàn trả. + Chứng từ không phù hợp: Đòi tiền trực tiếp ngân hàng phát hành: TTV lập điện đòi tiền nêu rõ các điểm không phù hợp và chỉ thị trả tiền nếu được chấp nhận, lập thư chỉ thị thanh toán, in hối phiếu đòi tiền. Tiếp theo giám đốc ký duyệt thư chỉ thị thanh toán, ký hậu hối phiếu. Đòi tiền Ngân hàng hoàn trả: TTV không điện đòi tiền ngân hàng hoàn trả ngay mà chỉ lập thư gửi chứng từ yêu cầu ngân hàng phát hành khi chấp nhận thanh toán điện báo cho SeABank đòi tiền ngân hàng hoàn trả. Khi nhận được điện chấp nhận 41 thanh toán từ ngân hàng phát hành, TTV điện đòi tiền ngân hàng hoàn trả hoặc gửi thư đòi tiền cho ngân hàng hoàn trả. - Bước 3: Chuyển tiền về Trung tâm thanh toán nhận được báo Có của ngân hàng nước ngoài thì tiến hành ghi Có vào tài khoản treo TTQT của chi nhánh liên quan. - Bước 4: Thanh toán hoặc tất toán Thanh toán: TTV tại chi nhánh tiến hành ghi có vào tài khoản của khách hàng, hoặc tài khoản vay, hoặc tất toán tài khoản chiết khẩu nếu L/C đã được chiết khấu trước đó, thu lãi chiết khấu trên số ngày thực tế chiết khấu, thu phí theo biểu phí dịch vụ hiện hành, hạch toán ngoại bảng tất toán L/C, in báo có, báo nợ gửi cho khách hàng. Kiểm soát viên duyệt bản ghi thanh toán L/C. Tất toán (nếu chứng từ không được thanh toán): TTV xử lý chứng từ không được thanh toán, hạch toán ngoại bảng.  Nhờ thu xuất khẩu - Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ nhờ thu TTV tiếp nhận từ khách hàng các loại chứng từ, kiểm tra lại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ kể trên trước khi ký nhận chứng từ, đóng dấu RECEIVED và ghi rõ ngày, giờ nhận chứng từ trên thư yêu cầu gửi chứng từ hàng xuất của khách hàng và gửi ttrả lại cho khách hàng 01 liên. - Bước 2: Thực hiện đòi tiền Nhập liệu: TTV nhập thông tin chứng từ nhờ thu xuất, nhập ngày tra soát tự động, hạch toán ngoại bảng và thu phí, in thư nhờ thu kèm chứng từ. Duyệt giao dịch: Kiểm soát viên kiểm tra sự trùng khớp giữa thư yêu cầu nhờ thu của khách hàng và thư nhờ thu do thanh toán viên lập. Nếu thư nhờ thu chưa hợp lệ, kiểm soát viên gửi lại cho thanh toán viên sửa, nếu thư nhờ thu hợp lệ, kiểm soát viên ký duyệt chuyển sang bước tiếp theo, sau đó duyệt bản ghi trên hệ thống. Gửi chứng từ: TTV gửi thu nhờ thu kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu, theo dõi đường đi của chứng từ (lấy thông tin từ công ty chuyển phát nhanh/bưu điện), lập hồ sơ theo dõi bộ chứng từ nhờ thu xuất với đầy đủ thông tin cần thiết. - Bước 3: Chuyển tiền về 42 Trung tâm thanh toán thực hiện ghi có tài khoản treo chờ thanh toán của chi nhánh theo quy trình chuyển tiền đến từ nước ngoài. - Bước 4: Thanh toán Ngân hàng nước ngoài thanh toán: Trung tâm thanh toán nhận được báo Có từ ngân hàng nước ngoài thì thực hiện ghi có tiền về vào tài khoản treo chờ thanh toán tương ứng của chi nhánh. TTV nhập liệu thanh toán nhờ thu tại chi nhánh, kiểm soát viên duyệt thanh toán nhờ thu. Ngân hàng nước ngoài không thanh toán: Khi phía nước ngoài từ chối thanh toán nhờ thu, TTV phải thông báo ngay cho khách hàng vào yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản về việc xử lý chứng từ. Căn cứ công văn trả lời của khách hàng, TTV lập ngay điện MT499 trình phụ trách phòng ký gửi ngân hàng thu hộ. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho khách hàng, nếu không nhận được ý kiến về việc xử lý bộ chứng từ đó, ngân hàng sẽ yêu cầu ngân hàng thu hộ trả lại chứng từ 2.2.2.2. Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu  Chuyển tiền đi nước ngoài - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ TTV kiểm tra số lượng: lệnh chuyển tiền 02 bản gốc, các chứng từ khác tùy thuộc vào mục đích của người chuyển tiền được quy định trong phụ lục; kiểm tra thông tin chứng từ phải có đầy đủ thông tin theo quy định; kiểm tra hạn mức đảm bảo giá trị lệnh chuyển tiền nằm trong hạn mức (nếu có). Nếu chứng từ không đạt yêu cầu, TTV chuyển trả lại và yêu cầu khách hàng bổ sung làm mới. - Bước 2: Phê duyệt hồ sơ Kiểm soát viên ký duyệt chấp nhận hồ sơ, giám đốc phê duyệt hồ sơ, thanh toán viên gửi lại khách hàng liên 02 lệnh chuyển tiền. - Bước 3: Nhập liệu vào hệ thống: TTV kiểm tra số dư trên các tài khoản ghi nợ: tài khoản tiền gửi của khách hàng, tài khoản treo chờ thanh toán nội bộ của phòng có giao dịch phát sinh, tài khoản tiền mặt tại quỹ trong trường hợp chuyển tiền bằng tiền mặt. TTV nhập thông tin lệnh chuyển tiền, hạch toán thu phí. 43 - Bước 4: Duyệt cấp 1 Duyệt trong hạn mức: kiểm soát viên kiểm tra nội dung lệnh chuyển tiền như nội dung kiểm tra bước 1: kiểm tra các bút toán đợi duyệt và thông tin điện chuyển tiền, nếu giao dịch hợp lệ, duyệt trên T24, nếu không hợp lệ, thông báo để TTV sửa chữa, bổ xung lệnh chuyển tiền. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm khi duyệt những cảnh báo của hệ thống. Duyệt ngoài hạn mức: giám đốc duyệt thấu chi trong trường hợp tài khoản ghi nợ bị thấu chi. - Bước 5- Duyệt cấp 2 : Phụ trách trung tâm thanh toán hoặc người được phân công duyệt điện theo thời gian nhận điện trong quy định.  L/C nhập khẩu * Phát hành L/C nhập khẩu: - Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở LC: Bộ phận Tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C từ khách hàng đối với các nguồn vốn thanh toán: Vốn tự có ký quỹ dưới 100%, Vốn vay theo món hoặc bảo lãnh, Nguồn vốn khác (Vốn hỗn hợp, vốn đối ứng, vốn bảo lãnh của bên thứ ba). Bộ phận TTQT tiếp nhận hồ sơ xin mở LC: từ khách hàng ký quỹ 100%, từ bộ phận Tín dụng đối với các nguồn vốn nêu trên. TTV kiểm tra nội dung Yêu cầu mở LC. Nếu nội dung không rõ ràng, các điều kiện, chỉ thị có sự mâu thuẫn, TTV hướng dẫn và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh bổ sung trước khi phát hành L/C. Thư yêu cầu phát hành L/C phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản và chữ ký của Kế toán trưởng nếu có. Mọi sửa chữa trên Thư yêu cầu phát hành L/C phải có chữ ký xác nhận của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền yêu cầu phát hành L/C. TTV không tự động sửa chữa hoặc bổ sung các chi tiết thay khách hàng. - Bước 2: Duyệt hồ sơ mở LC: TTV lập “Tờ trình duyệt mở L/C” đối với hồ sơ mở L/C ký quỹ 100% bằng vốn tự có. Cán bộ tín dụng lập “Tờ trình duyệt mở L/C” đối với các trường hợp khác. Tùy theo điều kiện cụ thể tại các đơn vị chi nhánh, TTV có thể lập “Tờ trình duyệt mở L/C” đối với các khách hàng đã có hạn mức bảo lãnh và tín dụng thường xuyên. 44 Kiểm soát viên duyệt kiểm soát bộ hồ sơ cùng “Trình duyệt mở L/C” và chuyển cho Ban Giám đốc đơn vị thành viên phê duyệt. Nếu hạn mức liên quan đến L/C vượt quá thẩm quyền của Giám đốc, hồ sơ được chuyển qua phòng Tái thẩm định chờ duyệt. - Bước 3: Nhập liệu phát hành LC thông thường Khi hồ sơ mở L/C đã được duyệt, nếu khách hàng chưa có tài khoản ký quỹ thì TTV tiến hành mở tài khoản ký quỹ và tài khoản thanh toán cho khách hàng, tiến hành nhập thông tin mở L/C trên T24 - Bước 4: Duyệt cấp 1 Các thông tin hợp lệ: Kiểm soát viên kiểm tra các thông tin khớp đúng hồ sơ mở L/C. Giám đốc căn cứ trên hồ sơ mở L/C do kiểm soát viên chuyển tới, Giám đốc chi nhánh hoặc người phụ trách được ủy quyền ký duyệt điện MT700. TTV gửi điện đã ký duyệt cho khách hàng. Các thông tin không hợp lệ: nếu có sai sót, kiểm soát viên thông báo cho TTV để sửa chữa. - Bước 5- Duyệt cấp 2 : Trung tâm thanh toán nhận hồ sơ L/C liên quan đến nội dung điện và hạn mức nếu có gửi lên bởi chi nhánh (qua fax…), phụ trách trung tâm thanh toán thực hiện duyệt điện trên menu quy định. * Sửa đổi, hủy L/C nhập khẩu: - Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ mở sửa đổi, hủy LC Bộ phận Tín dụng tiếp nhận hồ sơ sửa đổi tăng giá trị L/C từ khách hàng đối với các nguồn vốn thanh toán: Vốn tự có ký quỹ dưới 100%, Vốn vay theo món hoặc bảo lãnh, Nguồn vốn khác (Vốn hỗn hợp, vốn đối ứng, vốn bảo lãnh của bên thứ ba. Bộ phận TTQT tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, hủy L/C đối với các trường hợp sửa đổi còn lại. - Bước 2: Nhập liệu sửa đổi, hủy L/C thông thường Kiểm soát viên duyệt kiểm soát hồ sơ sửa đổi, hủy L/C và chuyển cho Ban Giám đốc đơn vị thành viên phê duyệt. Giám đốc ký duyệt hồ sơ sửa đổi, hủy LC nếu đồng ý. - Bước 3: Nhập liệu sửa đổi, hủy LC thông thường 45 TTV nhập thông tin sửa đổi, hủy LC trên T24 . Sửa đổi, hủy không yêu cầu sự đồng ý của người hưởng: chỉ thực hiện khi có giấy tờ chỉ rõ yêu cầu sửa đổi của người hưởng. Sửa đổi, hủy có yêu cầu sự đồng ý của người hưởng: chỉ nhập Gửi điện yêu cầu sửa đổi, không sửa đổi bản ghi L/C trên hệ thống, thu phí, ký quỹ (nếu có), in bản thảo điện MT707 và kiểm tra lại. - Bước 4: Duyệt cấp 1 Kiểm soát viên kiểm tra thông tin sửa đổi, hủy và các bút toán chưa duyệt, nếu có sai sót, kiểm soát viên thông báo cho TTV để sửa chữa, duyệt cấp 1 bản ghi sửa đổi, hủy L/C. Giám đốc ký duyệt điện in MT707. TTV gửi điện đã ký duyệt cho khách hàng. - Bước 5: Duyệt cấp 2 Trung tâm thanh toán nhận hồ sơ sửa đổi, hủy L/C liên quan đến nội dung điện và hạn mức nếu có gửi lên bởi chi nhánh (qua fax,..). Phụ trách trung tâm thanh toán thực hiện duyệt điện trên Menu quy định. * Thanh toán L/C nhập khẩu: - Bước 1: Nhận và kiểm tra chứng từ TTV nhận được bộ chứng từ cùng Thư đòi tiền từ nước ngoài gửi về, thanh toán viên đóng dấu “RECEIVED” ghi ngày giờ nhận lên chứng từ. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ, SeABank phải hoàn tất việc kiểm tra bộ chứng từ. - Bước 2: Kiểm soát viên duyệt Phiếu kiểm tra chứng từ. - Bước 3: Đăng ký chứng từ TTV nhập liệu đăng ký chứng từ vào hệ thống. Kiểm soát viên duyệt đăng ký chứng từ trên hệ thống căn cứ trên quyết định thanh toán hay không thanh toán của giám đốc/trung tâm thanh toán. Đối với bộ chứng từ không có sai sót thì in Giấy thông báo chứng từ hàng nhập gửi khách hàng. Đối với bộ chứng từ có sai sót thì in Thông báo chứng từ hàng nhập có sai sót, yêu cầu khách hàng trả lời trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng. 46 Kiểm soát viên ký nháy lên giấy thông báo chứng từ hàng nhập. Giám đốc phê duyệt Giấy thông báo chứng từ hàng nhập. - Bước 4: Thanh toán hoặc từ chối thanh toán Đối với bộ chứng từ không có sai sót: TTV hạch toán tiền thanh toán L/C, hạch toán thu phí và ngoại bảng, lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn, trình cho kiểm soát hoặc phụ trách phòng duyệt, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên. Sau đó TTV trình giám đốc ký hậu vận đơn và thực hiện bàn giao chứng từ cho khách hàng. Đối với bộ chứng từ có sai sót: TTV lập điện thông báo chứng từ sai sót và từ chối thanh toán gửi ngân hàng nước ngoài ghi rõ „Chúng tôi đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông‟. Nếu khách hàng chấp nhận sai sót và đồng ý thanh toán thì thực hiện như đối với bộ chứng từ không có sai sót. Nếu khách hàng từ chối, thực hiện tra soát với ngân hàng đại lý. Trong vòng 05 ngày không có phản hồi của ngân hàng nước ngoài thì tiến hành trả lại chứng từ cho ngân hàng nước ngoài. - Bước 5- Duyệt cấp 1 : Kiểm soát viên duyệt điện thanh toán hoặc từ chối tạo ở bước 2 trên hệ thống, ký duyệt chứng từ xuất trình ở bước 2. - Bước 6- Duyệt cấp 2 : Trung tâm thanh toán duyệt cấp 2 và đẩy điện thanh toán hoặc từ chối ra khỏi hệ thống. - Bước 7: Tất toán (nếu không thanh toán LC) Nếu khách hàng không thanh toán, TTV tiến hành: hạch toán ngoại bảng, hạch toán giải tỏa ký quỹ, hạch toán thu phí. Kiểm soát viên duyệt tất toán L/C trên hệ thống  Nhờ thu nhập khẩu - Bước 1: Tiếp nhận chứng từ TTV tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu, đóng dấu RECEIVED và ghi ngày giờ nhận. Kiểm soát viên xác thực và kiểm tra tính hợp lệ của lệnh nhờ thu. TTV nhập thông tin nhờ thu, hạch toán các bút toán thu phí, in Giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập. 47 Kiểm soát viên tiến hành kiểm tra hồ sơ theo hướng dẫn. Giám đốc phê duyệt Giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập để TTV thông báo cho khách hàng về tình trạng của bộ chứng từ nhờ thu. - Bước 2: Quyết định thanh toán: Nếu khách hàng đồng ý thanh toán: TTV chỉ giao chứng từ cho khách hàng trong các trường hợp sau: khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn (đối với nhờ thu theo D/A), khi nhận được thanh toán nhờ thu của khách hàng (đối với nhờ thu D/P). TTV lập điện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vào ngày đáo hạn (đối với nhờ thu trả chậm), hạch toán các bút toán chuyển tiền thanh toán, thu phí và ngoại bảng, chuyển toàn bộ hồ sơ cho kiểm soát viên. Nếu khách hàng từ chối thanh toán: TTV lập điện trình kiểm soát viên, thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu và chi rõ „Chúng tối đang giữ chứng từ chờ sự định đoạt của các ông‟. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo mà vẫn không nhận được chỉ thị của ngân hàng nhờ thu mà không chịu trách nhiệm gì. Trường hợp có vướng mắc phải báo ngay cho phụ trách phòng để xử lý. - Bước 3- Duyệt cấp 1 : Kiểm soát viên duyệt cấp 1 giao dịch trên hệ thống nếu đồng ý quyết định ở bước 2 và ký duyệt chứng từ được liệt kê ở bước 2. - Bước 4: Duyệt cấp 2 Trung tâm thanh toán duyệt cấp 2 và đẩy điện đi ngân hàng nước ngoài. 2.2.3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại SeABank 2.2.3.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Gắn liền với hoạt động TTQT là hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rõ ràng nếu không thực hiện tốt hoạt động này thì cũng không thể triển khai tốt hoạt động TTQT. Vì thế, Ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm phát triển mảng hoạt động này. Hiện nay, SeABank phát triển những sản phẩm ngoại hối sau: Mua bán ngoại tệ, vay gửi trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ, uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước, cho vay VNĐ theo lãi suất USD. 48 B ảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ Đơn vị: triệu USD Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng (+)/giảm (-) Doanh số mua vào 2,956.78 3,132.55 + 5,9% Doanh số bán ra 2,756.45 2,868.23 + 4,0% Tổng doanh số 5,713.23 6,000.78 + 5,0% Lãi (tỷ VNĐ) 70,56 76,23 + 8,0% (Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại SeABank 2009-2010, số liệu trên bao gồm USD và các loại ngoại tệ khác quy đổi ra USD). Trong năm 2010, diễn biến tỷ giá khá phức tạp. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá hai lần vào tháng 2 và tháng 10 nhưng khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do vẫn ở mức cao, có thời điểm lên đến 10%. Những bất ổn của thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái tiếp tục gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng. Tuy nhiên, SeABank vẫn duy trì được mức tăng trưởng trong hoạt động này. Năm 2010, doanh số ngoại tệ mua vào tăng 5,9%, doanh số ngoại tệ bán ra tăng 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á- SeABank- Thực trạng và một số giải pháp phát triển.pdf
Tài liệu liên quan