Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn bao gồm 8 bước sau:
Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng:
- KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thông tin theo mẫu (BM 01).
- Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu BM 02 và cung cấp các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, ĐKBS.
Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trị một phần hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm.Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin từ Chủ xe.
Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
- Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm TNDS bắt buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH.
Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trình này.
- Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia, tình hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm TNDSHH. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBS hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm.
- Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.
- Từ chối chào phí đối với các khách hàng:
- Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra xe trực tiếp.
- Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các thông tin.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm
- Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng. Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp cho Chủ xe.
- Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì cần giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của Chủ xe như thế nào là tốt nhất.
- Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các bước.
Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Công ty để có phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp (BM.03 – Tờ trình cấp BH xe trên phân cấp).
72 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2002 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn GMIC: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng và chuyên nghiệp mới là bài toán hiệu nghiệm để giữ chân khách hàng.
GMIC chọn cho mình một hướng đi riêng, mà nền tảng là xây dựng các mục tiêu tăng trưởng dựa trên chất lượng dịch vụ và lòng tin như: hỗ trợ nhanh, dịch vụ chu đáo, thái độ phục vụ tốt.
Thông qua chiến dịch kích cầu bảo hiểm xe cơ giới từ 01/11/2011. Công ty tiếp tục cung cấp mũ, bình chữa cháy cho các đơn vị. Nhân việc cuối năm khi các đối thủ đang xao nhãng kinh doanh, Đề nghị các đơn vị tập trung đẩy mạnh các sản phẩm bảo hiểm có khuyến mại ra thị trường như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm vật chất xe ô tô để tăng tốc doanh thu.
2.2 Tổng quan về thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Việt nam hiên nay.
2.2.1 Tổng quan về thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ
Tổng quan thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2010 cho thấy nhìn chung các Doanh nghiệp Bảo hiểm hoàn thành xong lộ trình tăng vốn pháp định lên đủ 300 tỉ đồng. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tới tăng hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro, khai thác, giám định bồi thường, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng không để tình trạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm kéo dài. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín, thương hiệu, lựa chọn đối tác chiến lược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng đến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm, tăng thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng, bưu điện và các tổ chức khác.
Tuy nhiên tình trạng cạnh tranh hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm vẫn còn phổ biến. Thiên tai xảy ra tại Miền Trung làm cho các Doanh nghiệp Bảo hiểm phải sử dụng dự phòng giao động lớn để giải quyết bồi thường (ước đạt 500 tỉ đồng).
Tổng doanh thu Bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.165 tỉ đồng, tăng 26% so với 2009, với tốp dẫn đầu là: Bảo Việt (4.383 tỉ đồng), PVI (3.410 tỉ đồng), Bảo Minh (2.147 tỉ đồng), Pjico (1.526 tỉ đồng), PTI (655 tỉ đồng).
Các Doanh nghiệp mới có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao là: MSIG 327,2% (172 tỉ đồng), Groupama 228% (22,4 tỉ đồng), ACE 198,6% (42 tỉ đồng), Bảo Ngân 93% (130 tỉ đồng), Fubon 98,3% (71,42 tỉ đồng), Hùng Vương 95% (35,86 tỉ đồng), SVIC 93% (275,6 tỉ đồng).
Các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu cao bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới ước đạt 5.256 tỉ đồng (tăng 20.1%); Bảo hiểm tài sản, kỹ thuật ước đạt 3.733 tỉ đồng (tăng 30,4%); Bảo hiểm sức khỏe ước đạt 2.514 tỉ đồng (tăng 28,3%); Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt ước đạt 1.500 tỉ đồng (tăng 55,2%), Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.210 tỉ đồng (tăng 26,7%).
Các doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao (chưa kể dự phòng bồi thường cho tổn thất đã xảy ra chưa giải quyết) là: Bảo Minh 51%, Bảo Việt 37%, SVI 36,6%.
Các nghiệp vụ có tỉ lệ bồi thường cao là: Bảo hiểm xe cơ giới 45,4%; Bảo hiểm thiết bị điện tử 44,3%; Bảo hiểm cháy nổ 41,6%; Bảo hiểm sức khỏe 40,9%. Nhìn chung tỉ lệ bồi thường đã giảm đi đáng kể so với năm 2009.
2.2.2 Thị trường kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới
Nhìn chung năm 2010 doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng cao đạt 5256 tỷ đồng tăng 20.1 % so với năm 2009.giảm hơn so với tốc độ tăng của năm 2009 (doanh thu 4.326 tỷ đồng, tăng 36,28% so với năm 2008). Tốc độ tăng của năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là do năm 2009 Chính phủ ban hành chính sách kích cầu trong việc giảm thuế ô tô nên số lượng xe tiêu thu tăng nhanh kể cả xe nhập khẩu, Thông tư 126 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) chủ xe cơ giới cho phép tăng phí từ 10% - 20% so với Quyết định 23 ngày 9/4/2007.
Theo hiệp hội bảo hiểm từ năm 2006 đến nay số lượng doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng từ 16 đến 29 công ty bảo hiểm trong và ngoài nước.Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm trong quý I năm 2011, PVI chiếm thị phần bảo hiểm lớn nhất đạt 23,9%, tiếp theo là Bảo Việt 22,7 , Bảo Minh 14.2%,PJICO 8,1%, PTI chiếm 4%, các doanh nghiệp bảo hiểm khác chiếm27,1 %.
Năm 2010 tình hình cạnh tranh đã hạ nhiệt hơn đã có 50% số lượng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có lãi về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện bảo hiểm không tương xứng với rủi ro, chấp nhận bảo hiểm vẫn còn song đã đã giảm nhiều so với năm 2009. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng tới tăng hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý rủi ro, khai thác, giám định bồi thường, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng không để tình trạng thua lỗ về nghiệp vụ bảo hiểm kéo dài. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú ý đến xây dựng uy tín, thương hiệu, lựa chọn đối tác chiến lược có thể giúp và hợp tác, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh bảo hiểm. Nhiều Doanh nghiệp Bảo hiểm đã chú trọng đến phát triển sản phẩm mới, mở rộng các tiện ích gia tăng của sản phẩm, tăng thêm dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng kênh phân phối qua ngân hàng, bưu điện và các tổ chức khác.
2.3 Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty Cổ phần Bảo hiểm Thái Sơn.
2.3.1 Công tác khai thác
Thị trường bảo hiểm và hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam trong những năm vừa qua đã có bước phát triển nhanh chóng và đột phá để từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trước cơn bão khủng hoảng tài chính hiện nay đã đặt ra những thách thức mới cần phải vượt qua đối với các doanh nghiệp bảo hiểm để tiếp tục phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty bảo hiểm trong và ngoài nước thì việc khai thác bảo hiểm đối với các công ty bảo hiểm là rất quan trọng.
Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên của quy trình triển khai bảo hiểm, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng. Theo nguyên tắc hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo quy luật “số đông bù số ít”. Chỉ khi số lượng xe đủ lớn tham gia bảo hiểm thì mới hình thành được một quỹ tiền tệ tập trung chi trả cho chủ xe khi tai nạn xẩy ra và bù đắp các chi phí. Vì vậy khâu khai thác có ảnh hưởng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới nói riêng.
2.3.1.1 Quy trình khai thác.
Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường:
Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn bao gồm 8 bước sau:
Bước 1: Tiếp thị, tìm kiếm, xử lý thông tin khách hàng:
- KTV có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Chủ xe, tiếp nhận thông tin từ Chủ xe và xử lý thông tin, tất cả phải được cập nhật vào sổ ghi thông tin theo mẫu (BM 01).
- Khi nhận thông tin yêu cầu từ Chủ xe, KTV cần hướng dẫn Chủ xe kê khai đầy đủ mọi thông tin trong GYCBH theo mẫu BM 02 và cung cấp các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng như Quy tắc bảo hiểm, ĐKBS...
Khuyến cáo khách hàng về việc GCNBH/ HĐBH sẽ không có giá trị một phần hoặc toàn bộ trong trường hợp khách hàng kê khai sai hoặc không khai báo các chi tiết quan trọng có liên quan đến rủi ro yêu cầu bảo hiểm, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm.Thời gian thực hiện: ngay sau khi nhận được thông tin từ Chủ xe.
Bước 2: Phân tích tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
- Tất cả các thông tin của KTV khi đánh giá rủi ro đều được điền vào mẫu GYCBH, đây là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong công tác khai thác bảo hiểm xe cơ giới, KTV phải hiểu rõ nội dung để hướng dẫn Chủ xe ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong GYCBH làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra mức chào phí bảo hiểm phù hợp. Bảo hiểm TNDS bắt buộc của Chủ xe không nhất thiết cần GYCBH.
Trong quá trình phân tích, đánh giá rủi ro, quan trọng nhất là phải kiểm tra xe khi được yêu cầu bảo hiểm. KTV bắt buộc phải kiểm tra chi tiết xe và ghi đầy đủ thông tin tại phần kiểm tra chi tiết xe trước khi cấp đơn bảo hiểm. KTV chịu trách nhiệm pháp lý trước Công ty về tính xác thực, Lãnh đạo các Đơn vị khai thác chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra quá trình này.
- Ngoài các thông tin trên GYCBH, KTV đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp Chủ xe, tìm hiểu thêm về công ty bảo hiểm từng tham gia, tình hình tổn thất năm trước đó, đặc biệt trong loại hình bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm TNDSHH. Khi Chủ xe yêu cầu bảo hiểm theo những ĐKBS hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, KTV cần phải chú ý hơn đến việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm. Các Đơn vị nên thường xuyên truy cập website của Cục đăng kiểm Việt Nam (www.vr.org.vn) để xác định những xe quá niên hạn cũng như thông tin về kiểm định xe cơ giới nhằm phục vụ việc khai thác bảo hiểm.
- Khi đã có các số liệu của Chủ xe, KTV có thể tư vấn cho Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị về chính sách khách hàng, công tác quản lý rủi ro, kiểm tra các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm.
- Từ chối chào phí đối với các khách hàng:
- Không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- Kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm và đối tượng được bảo hiểm khi đối chiếu với các thông tin thu được trong quá trình kiểm tra xe trực tiếp.
- Thời gian thực hiện: không quá 1 ngày kể từ khi thu thập đầy đủ các thông tin.
Bước 3: Xem xét đề nghị bảo hiểm
- Sau khi có đầy đủ các thông tin Chủ xe cung cấp trong GYCBH, kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng... Phòng khai thác Đơn vị tiến hành tính toán mức phí phù hợp cho Chủ xe.
- Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của các công ty khác thì cần giải thích rõ cho Chủ xe biết với mức phí, mức trách nhiệm, thì quyền lợi của Chủ xe như thế nào là tốt nhất.
- Thời gian thực hiện: không quá 1/2 ngày kể từ khi thực hiện đầy đủ các bước.
Khi nhận được yêu cầu bảo hiểm của những Chủ xe có giá trị bảo hiểm lớn, trên phân cấp, tính chất đặc thù, phức tạp, các KTV đề xuất với Lãnh đạo Phòng khai thác, Lãnh đạo Đơn vị, Phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo Công ty để có phương án đàm phán theo quy trình trên phân cấp (BM.03 – Tờ trình cấp BH xe trên phân cấp).
Bước 4: Đàm phán chào phí
- Sau khi phương án bảo hiểm đã được Lãnh đạo Đơn vị duyệt, KTV tiến hành chào bảo hiểm theo mẫu chào phí bảo hiểm (BM.04).
- Khi nhận được bản chào phí, Chủ xe sẽ có phản hồi, KTV tiến hành các bước như sau:
Chủ xe chấp nhận bản chào phí bảo hiểm, tiến hành theo bước A.
Nếu Chủ xe không chấp nhận bản chào phí bảo hiểm hiện tại, KTV và Lãnh đạo Đơn vị tiến hành thảo luận và đàm phán với Chủ xe để sửa đổi bản chào phí theo bước B.
- Sau khi tiến hành bước B mà bản chào phí vẫn không đáp ứng được yêu cầu của Chủ xe, KTV, Lãnh đạo Đơn vị có thể thông báo bằng văn bản từ chối nhận bảo hiểm theo bước C.
- Thời gian thực hiện: tùy thuộc vào việc đàm phán với Chủ xe.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, ký kết Hợp đồng bảo hiểm, lập Phụ lục HĐBH:
- Sau khi hoàn tất quá trình đàm phán, KTV tiến hành cấp GCNBH, chi tiết cấp GCNBH.
- Ký kết Hợp đồng bảo hiểm: Khi Chủ xe yêu cầu ký kết HĐBH, KTV lập HĐBH theo biểu mẫu để trình ký Lãnh đạo Đơn vị.
- Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ, sửa đổi nội dung HĐBH, KTV lập Phụ lục HĐBH theo biểu mẫu BM08.
- Thời gian thực hiện: 01 ngày.
Bước 6: Theo dõi thu phí tiếp nhận giải quyết mới
- KTV vào sổ phát sinh BM.05, lập bảng kê BM.05-1 & BM.05-2 chuyển 01 bản Phòng kế toán, 01 bản lưu tại Phòng nghiệp vụ trong hồ sơ khai thác.
- Sau khi gửi thông báo thu phí cho khách hàng (BM.06), KTV và cán bộ thống kê phối hợp cùng kế toán viên của phòng kế toán theo dõi đôn đốc nộp phí của Chủ xe.
- Sau khi thu phí, tiến hành cấp hóa đơn tài chính để thuận lợi cho việc kiểm tra nộp thuế, trả hoa hồng cho đại lý.
- KTV có trách nhiệm làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất... nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng, hoặc tái tục bảo hiểm sau này.
- Thời gian thực hiện: trong suốt thời gian GCNBH, HĐBH có hiệu lực.
Bước 7: Quản lý Hồ sơ khai thác, thông báo tái bảo hiểm, báo cáo nghiệp vụ
- Quản lý đơn bảo hiểm (Hồ sơ khai thác): các Hồ sơ khai thác này được lấy theo số Bảng kê thu phí bảo hiểm. Số bảng kê được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm.
Lưu trữ:- 01 bộ tại Phòng Nghiệp vụ (gồm cả hồ sơ trên phân cấp)
- 01 bộ tại Phòng Tài chính Kế toán của Đơn vị để theo dõi công nợ.
- Quản lý Hợp đồng bảo hiểm: Số HĐBH được đánh mã theo quy định, số nhảy được đánh liên tục theo thứ tự từ bé đến lớn theo từng năm và được ghi trong sổ phát sinh số HĐBH (BM.05).
Khi Chủ xe yêu cầu gia hạn nợ hoặc thay đổi nội dung HĐBH (có Giấy yêu cầu hoặc Công văn kèm theo), Đơn vị khai thác phải ký Phụ lục HĐBH. Trường hợp thay đổi nội dung HĐBH có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro, trên Phụ lục HĐBH Đơn vị khai thác phải tính thêm phí, thay đổi phải được chỉnh sửa đồng thời trên GCNBH. Phụ lục HĐBH được đánh mã theo quy định, đính kèm HĐBH, bổ sung vào Hồ sơ khai thác (bao gồm lưu trữ tại Phòng Nghiệp vụ và Phòng Kế toán Đơn vị).
- Báo tái bảo hiểm: Với những Hồ sơ trên phân cấp phải báo tái bảo hiểm theo quy định, định kỳ KTV, Kế toán viên có trách nhiệm lập hồ sơ báo tái gửi Phòng Nghiệp vụ, Phòng Tái bảo hiểm. Lãnh đạo Phòng Khai thác có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện quy trình này.
Thời gian thực hiện: theo định kỳ báo tái.
- Thực hiện các báo cáo nghiệp vụ: Các Đơn vị có nghĩa vụ thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định của Công ty.
Hàng tháng, các Đơn vị lập báo cáo nhanh (BM.15). Định kỳ mỗi quý, các Đơn vị lập báo cáo số liệu quý (BM.11) về ban Phi hàng hải để Công ty có số liệu đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Bước 8: Chăm sóc khách hàng
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, KTV phải thường xuyên quan tâm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn và ý kiến của Chủ xe để có thể đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời. Thời gian thực hiện: Trong suốt thời gian đơn GCNBH, HĐBH có hiệu lực
Sơ đồ 2: Quy trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới thông thường.
TRÁCH NHIỆM
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU
KTV
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Phòng
KTV
Lãnh đạo Đơn vị
KTV
Cán bộ thống kê
KTV
Kế toán viên
KTV
Tiếp thị, tìm kiếm,xử lý thông tin về khách hàng
Nhận thông tin từ khách hàng, phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét đề nghị bảohiểm
Đàm phán, chào phí
Xử lý trên phân cấp
Kết thúc thông báo cho khách hàng
Cấp GCNBH, ký kết HĐBH,
lập Phụ lục HĐBH
Theo dõi thu phí (đối với hợp đồng thu phí nhiều kì), trả hoa hồng, tái tục, giải quyết mới
Quản lý đơn bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm, báo tái bảo hiểm, báo cáo doanh thu
Chăm sóc khách hàng
I
II
C
A
B
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 7
Bước 8
Quy trình khai thác bảo hiểm trên phân cấp :
Bước 1: Nhận thông tin từ đơn vị cơ sở
Ban Phi Hàng Hải Công ty nhận thông tin về các dịch vụ trên phân cấp từ đơn vị cơ sở (bước I) phải có kèm theo phân tích, ý kiến đề xuất từ đơn vị theo mẫu (BM.03).
Bước 2: Xem xét đề xuất của đơn vị
- Cán bộ ban Phi Hàng Hải phải có trách nhiệm xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của Đơn vị để đưa ra ý kiến, nếu chưa đủ cơ sở quyết định thì có thể yêu cầu Đơn vị thu thập thêm thông tin, hoặc lấy thông tin từ bên ngoài. Nếu các yêu cầu nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải, lãnh đạo ban có quyền quyết định và đề xuất trình ban Tổng Giám Đốc xét duyệt theo bước A của quy trình.
- Trong quá trình xem xét, phân tích các ý kiến đề xuất của đơn vị nếu thấy không hợp lý hoặc thiếu các thông tin và nằm trong thẩm quyền của ban Phi Hàng Hải lãnh đạo ban có thể tiến hành thông báo từ chối theo bước C.
- Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày.
Bước 3: Ý kiến các bộ phận liên quan
- Nếu trong trường hợp các yêu cầu vượt mức của ban Phi Hàng Hải thì lấy thêm ý kiến từ ban tái bảo hiểm theo phương án B.
- Trong quá trình làm việc với ban tái bảo hiểm cần có biên bản làm việc, tờ trình duyệt có liên quan và sẽ được lưu trữ vào hồ sơ sau này.
- Thời gian thực hiện: Trong vòng 2 ngày
Bước 4: Chấp nhận bảo hiểm
- Các hồ sơ sau khi được giải quyết tại các bộ phận sẽ được Lãnh đạo Công ty chấp nhận và sẽ được tiến hành bước tiếp theo (II) của Sơ đồ quá trình khai thác bảo hiểm xe cơ giới.
- Nếu sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến từ các phòng ban liên quan hồ sơ không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm, lãnh đạo ban Phi Hàng Hải hoặc lãnh đạo Công ty sẽ tiến hành thông báo từ chối tới đơn vị theo bước C. Thời gian thực hiện: trong vòng 1/2 ngày.
Sơ đồ 3: Quá trình xử lý khai thác trên phân cấp.
TRÁCH NHIỆM
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
MÔ TẢ CÔNG VIỆC, TÀI LIỆU
Chuyên viên ban PHH
Lãnh đạo ban PHH
Ban Tái bảo hiểm
Lãnh đạo Công ty
Ban PHH
I
Nhận thông tin từ Đơn vị cơ sở
Xem xét đề xuất của Đơn vị
A
B
Các bộ phận liên quan
C
Từ chối
Chấp nhận bảo hiểm
II
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Nhận xét: Nhìn chung các giai đoạn trong quy trình khai thác đều quan trọng, mỗi giai đoạn có vai trò nhất định, đều ảnh hưởng tới quá trình khai thác kinh doanh. Tuy nhiên để hiệu quả khai thác đạt kết quả cao nhất, nhằm mục tiêu tăng số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, giảm chi phí liên quan khác thì giai đoạn đầu trong quy trình khai thác: tìm kiếm, tiếp thị, xử lý thông tin khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi khách hàng là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp bảo hiểm do vậy việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng đối với các doanh nghiệp bảo hiểm là rất quan trọng. Đối với công ty mới thành lập như công ty bảo hiểm Thái Sơn thì giai đoạn này lại càng cần thiết do vậy công ty luôn quan tâm chú trọng và mở rộng thị trường khai thác.
2.3.1.2 Kết quả khai thác BHVCXCG ở công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn
2.3.1.2.1 Số lượng khách hàng tham gia
Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu khi mới hoạt động. Công ty bảo hiểm Thái Sơn đã có những bước tiến vững chắc, doanh thu phí từ các nghiệp vụ bảo hiểm không ngừng gia tăng. xác định nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới là một mảng nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng trong ba năm qua toàn thể cán bộ công nhân viên đã ra sức thi đua phấn đấu gia tăng tổng doanh thu phí thực hành tiết kiệm để đạt được mục tiêu của tổng công ty đề ra.
Là mảng nghiệp vụ bảo hiểm được triển khai dưới hình thức tự nguyện, kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và nhận thức của người tham gia bảo hiểm cũng như vào sự tác động từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện nay, khách hàng tham gia nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn rất đa dạng bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đối tượng tham gia bảo hiểm cũng rất phong phú có cả môtô, ôtô, đầu kéo rơmooc…. Tuy nhiên do thời gian hoạt động chưa lâu và thời gian hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại trùng với thời kì suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động khai thác kinh doanh còn ở mức thấp và vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty.
Bảng 4:Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn năm 2008 - 2010
Đơn vị: xe
Năm
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tổng số xe thực tế lưu hành
19.810.022
22.781.525
28.249.091
Tổng số xe tham gia bảo hiểm
4.807
6.150
8.035
- Xe máy, xe gắn máy
1976
2360
2845
- Ô tô
2633
3545
4884
- Đầu kéo rơ móc
198
245
306
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối số xe tham gia bao hiểm
-
1343
1885
Tốc độ tăng liên hoàn số xe tham gia bảo hiểm (%)
-
27.9
30.65
Tỷ lệ số xe tham gia tham gia bảo hiểm trong năm (%)
0.000243
0.00027
0.000284
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng công ty CPBH Thái Sơn năm 2010)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số xe tham gia bảo hiểm qua các năm 2008 – 2010 ngày càng tăng qua các năm và chủ yếu tăng mạnh đối với số lượng xe ô tô tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới chiếm từ 50% đến 60% tổng số xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới qua các năm. Năm 2009 tăng 1343 xe tương ứng tăng 27.9% so với năm 2008, năm 2010 tăng 1885 xe tương ứng tăng 30.65% so với năm 2009. Tỷ lệ số xe tham gia bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG trong năm có xu hướng tăng dần qua các năm.Đạt được kết quả trên là do sự nỗ lực của toàn nhân viên trong công ty, cũng như các đại lý khai thác trên toàn quốc, ngoài số lượng xe cố định tham gia bảo hiểm vật chất của các công ty cổ phần liên kết tham gia bảo hiểm hàng năm công ty cũng mở rộng khai thác trên thị trường trong nước.
Hiện nay ở Công ty bảo hiểm Thái Sơn nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới chủ yếu khai thác đối với phương tiện là ôtô, đối với phương tiện xe cơ giới là môtô, xe máy chủ yếu bảo hiểm toàn bộ giá trị xe đối với một số đối tượng nhất định.Đối với phương tiện là ôtô, rơmooc Những phương tiện này có giá trị bảo hiểm lớn nếu có đủ điều kiện thì tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính có thể tham gia bảo hiểm toàn bộ giá trị xe, hoặc tham gia bảo hiểm bộ phận, các tổng thành của xe.
2.3.1.2.2 Doanh thu phí bảo hiểm
Sau ba năm hoạt động và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới doanh thu phí bảo hiểm của công ty đã đạt được kết quả như sau:
Bảng 5: Doanh thu phí bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty cổ phần bảo hiểm Thái sơn giai đoạn 2008 – 2010
Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm 2009
Năm 2010
Doanh
thu phí
( trđ )
Lượng
tăng
(giảm)
tuyệt
đối
doanh
thu
phí
(trđ)
Tốc độ tăng doanh thu phí liên hoàn (%)
Doanh thu phí
( trđ )
Lượng tăng (giảm) tuyệt
đối doanh thu
phí
(trđ)
Tốc
độ
tăng doanh thu
phí
liên hoàn (%)
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc kỳ kế hoạch (trđ)
8500
15000
6500
76.5
25000
10000
66.67
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc kỳ thực hiện (trđ)
10328.2998
17525.5704
7197.27
69.7
29469.127
11943.56
68.15
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch ( % )
122.5
116.84
-
-
117.88
-
-
- Xe máy, xe gắn máy (trđ)
2879.89
4502.98
1623.09
56
7753.389
3250.409
72
- Ô tô (trđ)
7252.4858
12625.316
5372.83
74
21126.16
8500.84
67
- Đầu kéo, rơmooc
(trđ)
195.924
397.408
201.484
102.8
589.578
192.17
48
(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của công ty CPBH Thái Sơn)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu phí từ nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty Thái sơn qua các năm đều tăng vượt kế hoạch hàng năm đề ra về doanh thu khai thác.Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 2008 là cao nhất 122.5 %, năm 2009 và 2010 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tuy có tăng song tốc độ tăng chậm.Nguyên nhân do nền kinh tế đang lâm vào suy thoái nhu cầu về bảo hiểm cũng giảm.Doanh thu phí trên thực tế không chênh lệch nhiều so với kế hoạch đã đề ra điều này phản ánh bộ phận phân tích thị trường của công ty đã hoạt động tốt trong khoảng thời gian qua. Trên thực tế doanh thu phí năm 2009 tăng 7197.27 triệu đồng ( tăng 69.7 lần) so với năm 2008 , năm 2010 tăng 11943,56 triệu đồng ( Tăng 68.15) so với năm 2009. Trong đó doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm ô tô chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu phí hàng năm mà nghiệp vụ này khai thác được cụ thể doanh thu phí của ô tô năm 2008 là 7252,4858 triệu đồng chiếm 70.2%, năm 2009 là 12625,316 triệu đồng chiếm 72.04 %, năm 2010 là 21126,16038 triệu đồng chiếm 71.68%.
Đối với loại hình bảo hiểm vật chất cho xe máy, xe gắn máy hầu như các hợp đồng bảo hiểm đều là hợp đồng toàn bộ xe, doanh thu phí qua các năm cũng khá lớn chiếm từ 15%- 20% tổng doanh thu của nghiệp vụ này qua các năm.
Mặc dù thời gian đầu triển khai, công ty gặp không ít khó khăn như: kinh nghiệm quản lý và khai thác chưa có, chuyên môn của cán bộ nghiệp vụ nhìn chung chưa cao, nhận thức của đại bộ phận người dân về bảo hiểm còn hạn chế… Vì vậy kết quả cũng như hiệu quả khai thác còn thấp, trong đó số lượng xe tham gia loại hình bảo hiểm này không nhiều. Tuy nhiên với sự quan tâm của ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân viên khai thác của công ty cho nên năm 2010 số lượng xe tham gia bảo hiểm cũng như doanh thu phí tăng lên đáng kể 29469,12738 triệu đồng.Đạt được những kết quả trên là do:
- Trong kế hoạch khai thác hàng năm, công ty tập trung duy trì bảo hiểm ở các đầu mối trọng điểm là các tổ chức, các doanh nghiệp lớn, nhiều tiềm năng. Cân nhắc và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác của công ty trước sự cạnh tranh của các đối thủ khác.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các đầu mối khai thác bảo hiểm, các trạm đăng kiểm, hệ thống ngân hàng, mở hệ thống bán hàng trực tuyến giao sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng…
2.3.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất.
Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất có vai trò quan trọng trong quy trình khai thác, có ảnh hưởng tới trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt khâu này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ sẽ giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được số tiền bồi thường hoặc chi trả. Ngoài những lợi ích về kinh tế công tác đề phòng hạn chế tổn thất cũng mang ý nghĩa xã hội lớn. Tổn thất không xảy ra và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn (GMIC), thực trạng và giải pháp.doc