MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
I. CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm công ty chứng khoán
2. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
2.1. Môi giới chứng khoán
2.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán
2.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán
2.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
2.5 Các hoạt động phụ trợ
3. Chức năng và vai trò của các công ty chứng khoán
3.1 Chức năng cơ bản của công ty chứng khoán
3.2 Vai trò của công ty chứng khoán
3.2.1 Đối với các tổ chức phát hành
3.2.2 Đối với các nhà đầu tư
3.2.3 Đối với thị trường chứng khoán
3.2.4 Đối với các cơ quan quản lý
II. HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Khái niệm hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
2. Phân loại hoạt động tự doanh chứng khoán
2.1. Hoạt động đầu tư ngân quỹ
2.2. Hoạt động đầu tư chênh lệch giá
2.3. Hoạt động đầu cơ
2.4. Hoạt động đầu tư phòng vệ
2.5. Hoạt động tạo lập thị trường
2.6. Hoạt động đầu tư nắm quyền kiểm soát
3. Mục đích tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
4. Những điều kiện và yêu cầu đối với công ty chứng khoán khi tiến hành hoạt động tự doanh chứng khoán
4.1. Điều kiện để thực hiện hoạt động tự doanh
4.2. Các yêu cầu đối với công ty chứng khoán
5. Vai trò của hoạt động tự doanh chứng khoán
5.1. Đối với CTCK
5.2. Đối với TTCK
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1. Các nhân tố chủ quan
1.1. Chính sách phát triển của công ty
1.2. Khả năng về nguồn nhân lực
1.3. Tiềm lực tài chính
1.4. Quy trình tự doanh chứng khoán
1.5. Công nghệ
1.6. Sự phát triển của các hoạt động khác
2. Các nhân tố khách quan
2.1. Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế
2.2. Tình hình chính trị- xã hội
2.3. Các quy định pháp lý
2.4. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
3. Kết quả kinh doanh chủ yếu
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Giới thiệu về bộ phận tự doanh chứng khoán
2. Quy trình tự doanh chứng khoán
2.1. Quy trình tự doanh trái phiếu
2.2. Quy trình tự doanh cổ phiếu
3. Nguồn vốn cho hoạt động tự doanh chứng khoán
3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu
3.2. Vốn vay
4. Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
4.1. Hoạt động tự doanh cổ phiếu
4.2. Hoạt động tự doanh trái phiếu
4.3. Hoạt động Repo, Rerepo
4.4. Hoạt động đầu tư ngân quỹ
4.5. Hoạt động tạo lập thị trường
III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động tự doanh chứng khoán
1.1. Thuận lợi
1.2 .Khó khăn
2. Thành tựu và hạn chế
2.1. Thành tựu
2.2. Hạn chế
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010
2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động tự doanh
2. Hoàn thiện chiến lược đầu tư, quy trình đầu tư
3. Củng cố nguồn vốn kinh doanh
4. Phát triển hoạt động phân tích
5. Phát triển các nghiệp vụ tự doanh mới
6. Đẩy mạnh các hoạt động có liên quan
7. Xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân lực
8. Xây dựng và đổi mới Công nghệ
III. KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với các cơ quan quản lý
1.1. Có quy định rõ ràng hơn về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán
1.2. Hoàn chỉnh cấu trúc thị trường
2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
2.1. Tăng thêm vốn hoạt động cho Agriseco
2.2. Phối hợp và hỗ trợ Agriseco hoạt động
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7910 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các doanh nghiệp vốn là khách hàng của NHNo&PTNT VN tại địa phương để triển khai các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khác như tư vấn tài chính, tư vấn niêm yết, bảo lãnh phát hành… Hệ thống đại lý nhận lệnh có mặt trên hầu khắp các tỉnh trên toàn quốc, Agriseco phối hợp với NHNo&PTNT VN để đặt các điểm nhận lệnh, hiện có 29 đại lý nhận lệnh trên 29 tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Đà Nẵng… Bên cạnh việc phát triển mạng lưới đại lý nhận lệnh về các địa phương, Agriseco cũng đang tích cực mở hàng loạt phòng giao dịch và đại lý nhận lệnh trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 6 năm thành lập và phát triển, Agriseco đã chứng kiến nhiều thời khắc quan trọng, có ảnh hưởng to lớn và lâu dài đến toàn bộ hoạt động của công ty. Có thể tóm tắt một số mốc lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của Agriseco trong bảng sau:
Bảng 2 Các sự kiện quan trọng của Agriseco
Thời gian
Sự kiện
20/12/2000
NHNO&PTNT VN quyết định thành lập Agriseco với số vốn điều lệ 60 tỷ đồng
04/05/2001
UBCKNN cấp Giấy phép kinh doanh
05/11/2001
Khai trương hoạt động tại Hà Nội
30/11/2001
Khai trương hoạt động Chi nhánh Agriseco tại Tp.HCM
05/2003
Đưa sản phẩm Repo ra thị trường
30/10/2003
Khai trương hoạt động Phòng Giao dịch Ngọc Khánh
01/2004
Nâng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng
11/2005
Nâng vốn điều lệ lên 150 tỷ đồng
06/2007
Nâng vốn điều lệ lên 700 tỷ đồng
(Nguồn: Agriseco)
Ra đời và đi vào hoạt động trong lúc TTCK Việt Nam bước vào giai đoạn khó khăn, thế mạnh của Agriseco không phải là hoạt động môi giới mà chính là hoạt động tự doanh, đặc biệt là tự doanh trái phiếu. Agriseco cũng là công ty chứng khoán tiên phong đưa ra nhiều sản phẩm mới cho thị trường, góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển TTCK non trẻ của Việt Nam.
2- Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Agriseco là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam , nên mô hình tổ chức và hoạt động của Agriseco chịu sự điều chỉnh của hai nguồn chính:
Chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Pháp luật liên quan đến tổ chức công ty và tài chính của Việt Nam
Agriseco là công ty TNHH một thành viên, được tổ chức theo mô hình Chủ tịch và Giám đốc công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp 1999. Tương tự như các ngân hàng thương mại quốc doanh khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cử Tổng Giám đốc kiêm Uỷ viên Hội đồng quản trị của mình đảm nhiệm vị trí Chủ tịch công ty chứng khoán trực thuộc. Giám đốc Agriseco là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Mô hình tổ chức của Agriseco được thể hiện ở sơ đồ dưới đây
Biểu đồ 1 Mô hình tổ chức của Agriseco
CHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PGĐ TÀI CHÍNH
PGĐ KINH DOANH
P. NGHIÊN CỨU& PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
P. KẾ TOÁN LƯU KÝ
P. KIỂM SOÁT
P. HÀNH CHÍNH
P. KINH DOANH
P.MÔI GIỚI & DVTC
P. GIAO DỊCH NGỌC KHÁNH
Về nhân sự, tính đến thời điểm 31/12/2006, Agriseco có 72 cán bộ, nguồn nhân lực khá nhỏ so với một số CTCK khác và không thể đảm bảo yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới.
Bảng 3 Cơ cấu cán bộ của Agriseco thời điểm 31/12/2006
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng số cán bộ, trong đó:
72
- Nam
36
50%
- Nữ
36
50%
- Cán bộ kinh doanh
38
52,8%
- Cán bộ hỗ trợ kinh doanh
34
47,2%
(Nguồn: Agriseco)
Bộ máy nhân sự của Agriseco có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, số lượng ít. Agriseco thường xuyên không đủ người làm việc, chỉ đủ duy trì các hoạt động tối thiểu, chưa nói đến dành người cho đào tạo dài hạn và phát triển nghiệp vụ mới. Cũng vì thiếu nhân lực nên đa số cán bộ là kiêm nhiệm, chuyên môn hoá không cao nên mức độ đầu tư thời gian và công sức cho một số mảng hoạt động bị giới hạn.
Thứ hai, cơ cấu chưa hợp lý. Tỷ trọng cán bộ kinh doanh trong tổng số nhân sự của Agriseco còn thấp do các bộ phận hỗ trợ chiếm khá nhiều nhân lực.
Thứ ba, chế độ lương bổng vẫn thực hiện bình quân chủ nghĩa, không gắn với kết quả lao động của nhân viên. Chế độ khen thưởng còn mang nặng tính hình thức, lại không kịp thời, chưa trở thành một động lực thúc đẩy hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ Agriseco.
Tuy còn nhiều bất cập, trong thời gian qua đội ngũ cán bộ nhân viên đã đóng góp một phần không nhỏ trong thành công của Agriseco Ngược lại, Agriseco cũng luôn chú trọng việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, vận dụng chế độ để đảm bảo thu nhập hợp lý cho nhân viên, xây dựng môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp để gắn kết nhân viên với công ty. Việc Agriseco duy trì được đội ngũ cán bộ, hầu như không hề hao hụt trong khi nạn “chảy máu chất xám” trở nên phổ biến trong giai đoạn bùng nổ thành lập các CTCK (cuối 2006, đầu 2007) là minh chứng rõ rệt cho sự thành công trong chính sách nhân sự của Agriseco.
3- Kết quả kinh doanh chủ yếu
Bắt đầu hoạt động từ năm 2001, đến năm 2002 Agriseco đã có lãi. Doanh thu và lợi nhuận cũng liên tục tăng theo thời gian. Điều đáng nói ở đây là tốc độ tăng trưởng rất thuyết phục, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 4 Một số chỉ tiêu tăng trưởng của Agriseco
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu
4.473
10.720
31.850
231.476
259.401
594.242
Chi phí
5.176
7.919
27.738
219.707
243.022
543.141
Lợi nhuận
-703
2.801
4.112
11.769
16.379
51.101
(Nguồn: Agriseco)
Cả doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Agriseco đều có mức tăng trưởng cao. Đặc biệt, các chỉ tiêu của năm 2004 đều gấp 7-8 lần mức thực hiện của năm 2003, thể hiện bước đột phá lớn trong hoạt động kinh doanh của Agriseco. Năm 2006, doanh thu và chi phí cao gấp 2,2 – 2,3 lần năm 2005 song lợi nhuận lại tăng 3,1 lần, chứng tỏ chất lượng kinh doanh của Agriseco có cải tiến rõ rệt.
Biểu đồ dưới đây sẽ minh họa tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Agriseco qua các năm:
Biểu đồ 2 Tăng trưởng lợi nhuận của Agriseco giai đoạn 2001-2006
(Nguồn: Agriseco)
Agriseco cũng đã triển khai đầy đủ các nghiệp vụ Môi giới, Tư vấn, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành, Quản lý danh mục đầu tư nhưng giữa các nghiệp vụ có sự khác biệt lớn về quy mô. Trong đó nghiệp vụ Tự doanh luôn chiếm vị trí chủ chốt còn các nghiệp vụ khác như Tư vấn, Môi giới… chỉ có vai trò thứ yếu.
Sự phát triển không đồng đều này được lý giải bởi những điều kiện kinh doanh đặc thù của Agriseco như mạnh về vốn, thiếu nhân sự…, nên Agriseco chỉ tập trung nguồn lực cho một lĩnh vực sở trường. Tuy nhiên cũng vì vậy mà giữa các nghiệp vụ chưa thật sự cân đối, chưa có sự hỗ trợ thích đáng cho nhau để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. Đây cũng là vấn đề Agriseco cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
Ta cùng xem xét mức độ đóng góp của các nghiệp vụ kinh doanh vào kết quả hoạt động của Agriseco qua bảng số liệu sau:
Bảng 5 Doanh thu từ các nghiệp vụ kinh doanh của Agriseco
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Môi giới
7
72
263
1.329
1.159
9.089
Tự doanh
4.466
9.636
23.946
217.756
238.341
572.203
Bảo lãnh phát hành
889
6.508
5.854
1.853
3.987
Quản lý danh mục đầu tư
8
18,5
3.718
19
Thu khác
122,5
1.125
6.518,5
14.139
8994
Tổng
4.473
10.720
31.850
231.476
259.401
594.242
(Nguồn: Agriseco)
Năm 2001 là năm đầu tiên Agriseco đi vào hoạt động. Do phải đầu tư cho cơ sở vật chất ban đầu, lại chưa triển khai được nhiều nghiệp vụ nên nguồn thu chủ yếu từ phí môi giới và lãi tiền gửi ngân hàng. Trong năm này, Agriseco bị lỗ 703 triệu đồng.
Đến năm 2002, cùng với sự phát triển của thị trường, hoạt động của Agriseco cũng tiến triển theo chiều hướng tích cực, không những bù đắp được chi phí bỏ ra mà đã có lãi. Cơ cấu doanh thu có sự chuyển biến đáng kể, trong đó phải kể đến khoản thu lớn từ việc làm đại lý phát hành kỳ phiếu cho NHNo&PTNT VN.
Năm 2003, mức lợi nhuận đã tăng lên rất nhiều so với các năm trước, doanh thu đột biến tăng 7 lần so với năm 2001. Trong năm này nguồn thu của Agriseco đã đa dạng hơn rất nhiều, do hầu hết các nghiệp vụ đã được triển khai, nhưng chủ yếu là từ nghiệp vụ Tự doanh và Bảo lãnh phát hành. Lợi nhuận cũng tăng đến 46,8% so với mức lợi nhuận thực hiện năm 2002.
Năm 2004, lợi nhuận của Agriseco đạt 11,769 tỷ đồng, tăng 186,2% so với năm 2003. Doanh thu từ nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành vẫn chiếm tỷ trọng cao, các nghiệp vụ môi giới, tư vấn, quản lý danh mục đầu tư chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn.
Năm 2005 là năm đầu tiên Agriseco có doanh thu từ tất cả các nghiệp vụ. Hoạt động tư vấn tài chính mới được triển khai đã mang lại 191 triệu đồng doanh thu cho Agriseco. Thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư tăng mạnh song doanh thu từ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành lại sụt giảm. Lợi nhuận năm 2005 đạt 16,379 tỷ, tăng 39,1% so với năm 2004.
Cùng với sự phát triển rực rỡ của TTCK Việt Nam , năm 2006 đánh dấu bước phát triển đột phá của Agriseco. Trừ hoạt động quản lý danh mục đầu tư sụt giảm do Luật chứng khoán quy định các CTCK không còn được thực hiện nghiệp vụ này, các nghiệp vụ khác đều có bước phát triển nhảy vọt so với năm 2005. Doanh thu bảo lãnh phát hành tăng 2,15 lần, doanh thu tự doanh tăng 2,4 lần, đặc biệt doanh thu môi giới tăng 7,84 lần. Con số lợi nhuận thu được là 51,1 tỷ, bằng 311,9% mức thực hiện của năm 2005.
Các con số trên chứng tỏ Agriseco đã tìm được hướng đi đúng đắn cho mình trong quá trình hoạt động. Đây là thành công quan trọng bước đầu trên con đường phát triển của Agriseco.
II - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1- Giới thiệu về bộ phận tự doanh chứng khoán
Bộ phận tự doanh của Agriseco là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất vào sự phát triển của Agriseco. Đây là bộ phận tiến hành hoạt động tự doanh cho công ty.
Bộ phận tự doanh của Agriseco hiện tại vẫn nằm trong Phòng Kinh doanh, nằm ở tầng 3 tại trụ sở của Agriseco Toà nhà C3, Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Phòng Kinh doanh có 14 người đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ như tự doanh cổ phiếu, tự doanh trái phiếu, repo, và bảo lãnh phát hành, tư vấn. Phòng được chia thành 3 bộ phận chính là Tự doanh, Tư vấn và Trái phiếu. Trong đó hoạt động tự doanh do bộ phận Tự doanh và bộ phận Trái phiếu đảm nhận. Bộ phận tự doanh có 5 người, thực hiện tự doanh cổ phiếu và bảo lãnh phát hành. Bộ phận Trái phiếu thực hiện tự doanh trái phiếu và Repo.
2- Quy trình tự doanh chứng khoán
Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn rất chú trọng tới việc xây dựng quy trình cho mọi hoạt động của công ty và hiện tại đã xây dựng quy trình cụ thể cho hầu hết các hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, để đổi mới theo kịp với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và của sự lớn mạnh của công ty nói riêng, Agriseco đã tích cực thực hiện điều chỉnh, và bổ sung vào quy trình các vấn đề phát sinh cũng như các quy định mới phù hợp hơn với thực tế hiện tại.
Các quy trình đã đề ra quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong công ty, cơ chế, trình tự thực hiện hoạt động tự doanh, các tiêu chí, điều kiện tiến hành hoạt động tự doanh. Dưới đây, khóa luận xin giới thiệu hai quy trình tự doanh của Agriseco
2.1 Quy trình tự doanh trái phiếu
Lập phương án kinh doanh: đề án kinh doanh được cán bộ tự doanh lập theo mẫu cụ thể của công ty, căn cứ vào một số điều kiện như: cân đối nguồn vốn, độ rủi ro, cơ cấu danh mục đầu tư….
Duyệt phương án kinh doanh: căn cứ quyền phán quyết tại Quy định về mua sắm chi tiêu, thủ trưởng đơn vị duyệt đề án kinh doanh, trường hợp vượt quyền phán quyết ký trình thủ trưởng cấp trên phê duyệt.
Thực hiện phương án kinh doanh:
Căn cứ đề án kinh doanh được duyệt, bộ phận tự doanh trái phiếu thỏa thuận thống nhất với khách hàng, soạn thảo hợp đồng, ký nháy và trình cấp trên phê duyệt.
Căn cứ hợp đồng đã được khách hàng và thủ trưởng đơn vị ký, bộ phận tự doanh trái phiếu đặt lệnh, bộ phận môi giới tiến hành thực hiện lệnh giao dịch đối với trái phiếu niêm yết hoặc bộ phận tự doanh trái phiếu thực hiện việc chuyển quyền sở hữu đối với trái phiếu chưa niêm yết.
Căn cứ hợp đồng, phòng kế toán- lưu ký thực hiện chuyển tiền, hạch toán, theo dõi và báo cáo.
Kiểm tra, kiểm soát: Kiểm tra trưởng công ty chỉ đạo việc kiểm tra kiểm soát tính hợp lệ của hợp đồng theo quy định của pháp luật và việc chi theo quy định của công ty.
Bên cạnh đó quy trình tự doanh trái phiếu của Agriseco quy định cụ thể các điều kiện mua bán trái phiếu, đấu thầu trái phiếu, điều kiện thực hiện Repo… tạo ra một cơ chế cho hoạt động tự doanh trái phiếu diễn ra thuận lợi.
2.2 Quy trình tự doanh cổ phiếu
* Thẩm quyền quyết định trong hoạt động tự doanh cổ phiếu
Hội đồng tự doanh là cơ quan cao nhất quyết định các vấn đề chủ yếu trong hoạt động tự doanh cổ phiếu. Hội đồng tự doanh bao gồm: Giám đốc công ty (Chủ tịch Hội đồng), kế toán trưởng, phụ trách bộ phận tự doanh cổ phiếu, trưởng hoặc phó phòng hành chính- tổng hợp, những thành viên khác nếu thấy cần thiết. Hội đồng tự doanh quyết định các vấn đề sau: phân chia tổ chức phát hành theo ngành và lựa chọn ngành để đầu tư, tổng hạn mức kinh doanh cổ phiếu, hạn mức kinh doanh cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết, tiêu chí tự doanh cổ phiếu, mức sinh lời dự kiến, bán cổ phiếu tự doanh khi lỗ.
Ban đầu tư quyết định các vấn đề cụ thể về hoạt động tự doanh cổ phiếu. Thành phần ban đầu tư: Giám đốc công ty (Trưởng ban Đầu tư), phụ trách bộ phận tự daonh cổ phiếu, một cán bộ bộ phận tự doanh cổ phiếu, một cán bộ phòng Hành chính tổng hợp. Ban đầu tư quyết định các vấn đề sau: cổ phiếu được phép tự doanh, hạn mức cho từng cổ phiếu, phê duyệt các thay đổi, phê duyệt các loại cổ phiếu, khối lượng và giá cổ phiếu dự kiến mua bán trong tuần, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện tự doanh cổ phiếu theo danh mục đầu tư đã được phê duyệt.
* Quy trình tự doanh cổ phiếu
Lập phương án kinh doanh: Cán bộ tự doanh lập phương án tự doanh dựa trên những phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế chung, tình hình cụ thể của công ty phát hành . Phương án tự doanh phải tuân thủ nguyên tắc, điều lệ của CTCK và phù hợp theo luật định, ngoài ra còn phải phụ thuộc vào hạn mức và danh mục đầu tư của công ty. Cán bộ phụ trách hiệu chỉnh phương án.
Duyệt phương án kinh doanh: phương án được trình lên Ban đầu tư để quyết định có đầu tư hay không.
Thực hiện phương án kinh doanh: Với cổ phiếu chưa niêm yết, bộ phận kinh doanh cổ phiếu tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán cổ phiếu và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu. Đối với cổ phiếu niêm yết, bộ phận kinh doanh cổ phiếu sẽ đặt lệnh, bộ phận môi giới thực hiện lệnh giao dịch. Bộ phận kinh doanh cổ phiếu tiếp tục theo dõi tiến trình đầu tư, thực hiện đánh giá hàng tháng, đánh giá đột xuất, để đưa ra những quyết định như bán đi, mua thêm hay giữ nguyên số cổ phiếu.
Báo cáo: Bộ phận kinh doanh cổ phiếu có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ liên quan. Định kỳ, Bộ phận tự doanh cổ phiếu lập và gửi Báo cáo kết quả kinh doanh cổ phiếu trong kỳ cho Trưởng ban đầu tư .
Trong quy trình tự doanh cổ phiếu của Agriseco vẫn chưa có quy định về mức phân cấp phê duyệt cụ thể hay hạn mức tự quyết của mỗi cán bộ tự doanh để họ thêm chủ động nắm bắt cơ hội đầu tư.
3- Nguồn vốn cho hoạt động tự doanh chứng khoán
Một nguồn vốn dồi dào và ổn định là điều kiện vô cùng cần thiết để công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tự doanh có hiệu quả. Vốn dành cho hoạt động tự doanh của Agriseco được hình hình thành từ các nguồn sau
3.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Phát triển nguồn vốn chủ sở hữu luôn luôn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động của mọi doanh nghiệp, trong đó Agriseco cũng không phải ngoại lệ.
Khi mới được thành lập, vốn chủ sở hữu của Agriseco do NHNo&PTNT VN rót vốn và hình thành nên vốn điều lệ. Khi Agriseco đang hoạt động, ngoài vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu còn bao gồm một số nguồn vốn khác như lợi nhuận chưa phân phối cùng một số quỹ như Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ dự phòng tài chính…
Nguồn vốn chủ sở hữu của Agriseco tăng trưởng khá ổn định cùng thời gian, thể hiện ở số liệu trong bảng dưới đây
Bảng 6 Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của Agriseco
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Vốn chủ sở hữu, trong đó:
64,5
114,5
174,8
214,9
- Vốn Điều lệ
60
100
150
150
- Lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ
4,5
14,5
24,8
64,9
Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong Tổng nguồn vốn
5,77%
9,48%
7,30%
2,96%
(Nguồn: Agriseco)
Vốn chủ sở hữu của Agriseco trong giai đoạn 2003-2006 tăng rất nhanh, với tốc độ tăng bình quân là hơn 45%/năm. Vốn chủ sở hữu của năm 2006 đã đạt 214,9 tỷ đồng, bằng 3,3 lần so với năm 2003.
Để minh họa cho sự tăng trưởng này, ta cùng xem biểu đồ sau:
Biểu đồ 3- Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của Agriseco giai đoạn 2003-2006
Đơn vị : Tỷ đồng
Vốn điều lệ tăng do hầu như hàng năm NHNO&PTNT VN đều bổ sung thêm, nên Agriseco luôn nằm trong tốp các CTCK đứng đầu về vốn điều lệ của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó phần lợi nhuận chưa phân phối và các quỹ tích luỹ được qua hoạt động kinh doanh hàng năm cũng tăng mạnh nên vốn chủ sở hữu của Agriseco ngày càng phát triển.
Với đặc điểm chi phí vốn thấp, thời hạn dài (50 năm - bằng thời gian hoạt động của Agriseco) nên đây là nguồn vốn thích hợp cho các khoản đầu tư dài hạn. Tuy nhiên nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của Agriseco.
3.2 Vốn vay
Như đã trình bày ở mục 3.1 tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản của Agriseco trung bình qua 4 năm từ 2003 đến 2006 chỉ chiếm xấp xỉ 6,5%. Tức là khoảng 93,5% vốn của Agriseco hình thành từ các nguồn khác, chủ yếu là vốn vay. Đây là một tỷ lệ quá cao , hàm chứa những rủi ro lớn về thanh khoản trong hoạt động của Agriseco, nhưng lại hữu dụng khi thị trường tăng trưởng mạnh, hoạt động của công ty phát triển tốt. Thời gian qua Agriseco đã tận dụng tốt nguồn vốn vay này phát triển hoạt động, củng cố tiềm lực tài chính và tăng lợi nhuận.
Chúng ta cùng xem xét về quy mô và tỷ trọng các loại vốn vay của Agriseco
Bảng 7 Chi tiết nguồn vốn vay của Agriseco
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Vốn vay ngân hàng mẹ
968,4
817,1
1.396
3.260
Vốn vay các ngân hàng khác
60
45
190
307,9
Huy động qua Repo
0
148
143
2.830
Tổng vốn huy động
1.028,4
1.010,1
1.729
6.397,9
(Nguồn: Agriseco)
Biểu đồ 4 Nguồn vốn vay của Agriseco giai đoạn 2003-2006
Đơn vị: Tỷ đồng
Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Agriseco, mà về số lượng tuyệt đối, nguồn vốn vay cũng liên tục tăng qua các năm. Lượng vốn vay năm 2005 tăng 71,2% so với năm 2004, lượng vốn vay năm 2006 tăng 270% so với năm 2005 và gấp 6,3 lần năm 2004. Trong đó vay từ ngân hàng mẹ vẫn là chủ yếu, trung bình chiếm 76,7% tổng lượng vốn vay.
Những năm đầu hoạt động, như năm 2003 thì tỷ trọng vốn vay từ ngân hàng mẹ trên tổng vốn vay là 94%. Năm 2004, hoạt động Repo góp phần huy động vốn cho Agriseco nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao, ở mức 15%. Tiến tới năm 2006 khi nghiệp vụ Repo được triển khai ngày một hiệu quả hơn làm tăng tỷ trọng vốn huy động từ hoạt động Repo từ 8% năm 2005 lên 44% vào năm 2006, làm giảm bớt sự phụ thuộc về vốn của Agriseco vào ngân hàng mẹ.
Để minh họa rõ cho sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn vay của Agriseco, ta xem xét biểu đồ sau
Biểu đồ 5 Cơ cấu nguồn vốn vay của Agriseco 2003-2006
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Nguồn vốn vay được Agriseco huy động từ các kênh sau:
Vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam . Ngân hàng mẹ luôn là chỗ dựa tài chính vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Agriseco. Tuy không ưu đãi lãi suất, nhưng mỗi năm NHNo&PTNT VN đều dành cho Agriseco một hạn mức tín dụng nhất định, không cần tài sản thế chấp.. Khi cần vốn kinh doanh, Agriseco có thể ký kết hợp đồng vay vốn trong phạm vi hạn mức đã được phê duyệt. Khi có tiền nhàn rỗi, Agriseco ngay lập tức trả nợ. Cơ chế rút vốn khá linh hoạt này đã hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động kinh doanh của Agriseco trong những năm qua.
Dư nợ của Agriseco đối với NHNo&PTNT VN gồm 3 loại kỳ hạn: dài hạn (10-15 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (dưới 1 năm).
Vay các Ngân hàng thương mại khác. Không ỷ lại vào nguồn vốn vay từ NHNo&PTNT VN , Agriseco vẫn tích cực tìm kiếm các khoản vay từ các ngân hàng thương mại bên ngoài. Mặc dù thời hạn các khoản vay này không dài, lại đòi hỏi có tài sản thế chấp nhưng lãi suất lại tương đối thấp, làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn bình quân của Agriseco.
Tuy nhiên gần đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách mới gây nhiều tranh cãi (Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007), chủ trương hạn chế nguốn tiền từ hệ thống ngân hàng chuyển sang kinh doanh chứng khoán bằng cách ngăn cấm các ngân hàng thương mại cho vay các CTCK trực thuộc, đồng thời quy định bắt buộc có tài sản thế chấp đối với những khoản cho vay các CTCK khác. Đây là một đòn giáng mạnh vào hoạt động của Agriseco, gây thiệt hại nặng nề về quy mô danh mục đầu tư, tổng tài sản, doanh thu cũng như lợi nhuận.
Vay vốn qua nghiệp vụ Repo. Nắm trong tay lượng trái phiếu lớn, Agriseco ký các hợp đồng mua bán có kỳ hạn (Repo) với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi. Thực chất, đây là hoạt động vay vốn với tài sản cầm cố là trái phiếu nhưng được thực hiện dưới hình thức giao dịch mua bán chứng khoán. Thời hạn của mỗi hợp đồng repo cũng rất linh hoạt, có thể kéo dài từ 2 tuần đến 12 tháng. Việc gối đầu liên tục nhiều nguồn vốn ngắn hạn giúp cho Agriseco có được nguồn vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động tự doanh của mình. Tuy nhiên việc quản lý dòng tiền lại khá phức tạp do có nhiều hợp đồng Repo, các hợp đồng này lại không khớp nhau về giá trị cũng như thời gian đáo hạn.
Vay vốn qua nghiệp vụ Repo là một phương thức huy động vốn thành công của Agriseco, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động vốn của công ty (2003 chưa xuất hiện, 2004 là 15% và đến năm 2006 tỷ trọng này đã là 44%). Áp dụng phương thức này, Agriseco đa dạng hoá được nguồn vốn của mình, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn huy động qua nghiệp vụ Repo không phải vô tận. Nó bị giới hạn bởi chính lượng tài sản mang ra thế chấp để vay vốn, tức là số lượng trái phiếu mà Agriseco nắm giữ.
Trong thời gian tới, lượng vốn vay của Agriseco chắc chắn sẽ phải giảm so với trước do Bộ Tài Chính đã quy định tỷ lệ tổng nợ của công ty chứng khoán không đươc vượt quá 6 lần vốn chủ sở hữu (điều 27 khoản 1 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007). Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với Agriseco trong việc đảm bảo nguồn vốn để mở rộng kinh doanh.
4- Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
4.1 Hoạt động tự doanh cổ phiếu
Đến tháng 04/2003, Agriseco mới bắt đầu triển khai tự doanh cổ phiếu. TTCK lúc này còn ảm đạm, thiếu cả hàng hoá và khách hàng. Mục tiêu của Agriseco lúc đó là thí điểm tự doanh cổ phiếu trong thời hạn 01 năm, chú trọng việc xây dựng quy trình nghiệp vụ, bảo toàn vốn, không đặt cao chỉ tiêu lợi nhuận. Tổng vốn đầu tư dành cho tự doanh cổ phiếu chỉ là 2 tỷ. Kết quả là Agriseco đã xây dựng được danh mục đầu tư gồm 5 loại cổ phiếu niêm yết, thu về 117 triệu đồng lợi nhuận.
Sang năm 2004, khi kết thúc giai đoạn thí điểm, Agriseco tiếp tục rót thêm 16 tỷ nữa cho hoạt động tự doanh. Danh mục đầu tư cuối năm 2004 đã bao gồm 10 loại cổ phiếu niêm yết và 3 cổ phiếu chưa niêm yết, lợi nhuận thu được là 362 triệu đồng.
Hoạt động tự doanh cổ phiếu năm 2005 của Agriseco hầu như không có dấu ấn nào đáng kể. Danh mục đầu tư vẫn được duy trì từ năm 2004, có chăng là một vài giao dịch cổ phiếu niêm yết nhằm khắc phục lỗi của hoạt động môi giới. Lợi nhuận thu được là 1,67 tỷ đồng, chủ yếu do cổ tức mang lại.
Năm 2006 là năm TTCK Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, giá trị giao dịch tăng vọt, giá cả cổ phiếu tăng lên mỗi ngày làm cho thị trường sôi động hơn bao giờ hết. Tuy vậy hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco vẫn hết sức trầm lắng. Giá trị danh mục cổ phiếu chưa niêm yết lên 10,61 tỷ. Giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết cũng tăng thêm 4,7 tỷ, nhưng không phải do đầu tư mới mà là kết quả của việc cổ phiếu SCD (đầu tư trên thị trường OTC từ năm 2004) được đưa lên niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Lợi nhuận vì vậy cũng chỉ dừng lại ở mức 1,99 tỷ.
Nhìn chung, hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco mới phát triển ở mức hết sức hạn chế, quy mô quá nhỏ so với các hoạt động tự doanh khác. Đây lại chính là hoạt động có tỷ suất sinh lời cao mà Agriseco lại chưa tập trung phát triển, đây là một hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tự doanh của Agriseco
Bảng 8 Kết quả hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Khối lượng giao dịch (cổ phiếu)
240.800
92.050
33.570
204.550
Giá trị giao dịch
4,67
5,22
1,09
7,89
Giá trị danh mục đầu tư
1,65
13,55
13,21
18,75
- Cổ phiếu niêm yết
1,65
4,18
3,84
8,14
- Cổ phiếu chưa niêm yết
-
9,37
9,37
10,61
Lợi nhuận
0,12
0,36
1,67
1,99
(Nguồn: Agriseco)
4.2 Hoạt động tự doanh trái phiếu
Hoạt động tự doanh trái p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ckhoan (16).doc