Trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, chưa chú trọng đến tính thẩm mỹ và thị hiếu khách hàng thì đến nay công ty đã đầu tư thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh những mặt hàng kinh doanh truyền thống như: giỏ mây tre, mành tre, chiếu, bàn, ghế song mây công ty đã có thêm mặt hàng khác như tủ, giường song mây, tranh nghệ thuật song mây. đã góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu của công ty. Hơn nữa các mặt hàng này không chỉ dừng lại ở các mặt hàng thiết yếu mà còn có các mặt hàng xa xỉ. Khi đời sống của con người tăng lên thì nhu cầu làm đẹp cũng tăng theo, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phát triển mạnh còn thể hiện nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các nước rất lớn bởi vì hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng của các nước sản xuất. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang rất lớn, nhất là một số sản phẩm của Việt Nam đã được đánh giá là có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo rất cao được nhiều nước ưa chuộng.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động xuất khẩu hàng song, mây, tre công ty TNHH Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, ghế, giường, tủ... đến các tác phẩm nghệ thuật được mô phỏng theo các danh họa nổi tiếng trên thế giới như các bức tranh bằng mành, các loại mành tre treo tường, ảnh chân dung v.v...
Cùng với khả năng lao động dồi dào, nhàn rỗi (vì sản xuất chế biến hàng mây tre đan cho đến nay vẫn là nghề phụ của nhà nông) ngoài ra Việt Nam còn có nguồn nguyên liệu dồi dào rất đa dạng như song, mây, tre, nứa, lá cọ ... ở khắp mọi nơi mà hầu như không cần chuyên canh chăm bón. Việc tổ chức sản xuất hàng song mây tre đan để xuất khẩu được phát huy cao độ trong những năm gần đây (nhất là từ sau đại hội lần thứ 7 của Đảng). Do đặc thù là một nước có nền sản xuất nhỏ, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên mạng lưới sản xuất hàng mây tre xuất khẩu ở Việt Nam được phân bổ rộng khắp các địa phương trong cả nước. Mạng lưới sản xuất này được tập trung vào hai loại hình sản xuất cơ bản đó là cơ sở sản xuất chuyên nghiệp thường tập trung ở các thành phố, thị xã, thứ hai là các cơ sở sản xuất dưới dạng hợp tác xã nông nghiệp (sản xuất theo bộ phận, lấy hộ gia đình làm cơ sở) hoặc ở từng vùng, từng làng xã có nghề truyền thống.
Cũng do tính chất về nguyên liệu và điều kiện về khí hậu của Việt Nam, cùng với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng hàng hoá của thị trường thế giới, nên việc sản xuất công nghiệp mặt hàng này phải được thực hiện theo một qui trình chặt chẽ kể từ khi khai thác, chế biến đến khâu sản xuất hoàn chỉnh để đóng gói bao bì... Để hạn chế sự thay đổi màu sắc, sự phá hoại của côn trùng đối với sản phẩm hàng hoá. Thí dụ: Đối với tre, nứa, song mây các loại không thể tuỳ tiện khai thác lúc nào cũng được vì vào những tháng đầu xuân, lượng glucô trong cây rất lớn, độ ẩm lại cao, khó phơi khô nên dễ bị côn trùng và mốc phát triển làm cho nguyên liệu, hàng hoá hay bị hỏng. Hay đối với cây Đót làm chổi lại chỉ thu hoạch vào những tháng giáp tết Nguyên Đán, vì nếu khai thác sớm hơn Đót sẽ bị non không thể làm chổi được, ngược lại nếu để ra giêng mới khai thác Đót sẽ bị già làm chổi sẽ bị giòn, dễ gẫy. Sau khi khai thác xong, nguyên liệu phải được phơi khô, sơ chế và xử lý chống mối mọt, chống mốc ngay, nếu không nguyên liệu sẽ hỏng hoặc kém phẩm chất sẽ không thể dùng vào làm hàng xuất khẩu được. Tiếp đó được các nghệ nhân và các thợ thủ công làm thành các sản phẩm. Sau khi tổ chức sản xuất lại giao sản phẩm làm ra cho các đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xuất. Cách làm này đã hạn chế phần nào năng lực sản xuất của Việt Nam, làm xuất hiện tình trạng ỷ lại (vì sẵn thị trường, sẵn mẫu mã) không chịu tư duy tìm kiếm thị trường mới, khai thác mẫu mã mới.
Tuy Việt Nam cũng là nước xuất khẩu hàng song, mây, tre nhưng kim ngạch xuất khẩu còn quá nhỏ so với các nước khác, chỉ đạt khoảng 0,15% kim ngạch của thế giới. Việt Nam cũng có chính sách khuyến khích xuất khẩu mặt hàng này (Hỗ trợ cung cấp các kênh thông tin và thị trường cho các doanh nghiệp), nhưng lại chưa tạo điều kiện thuận lợi và đầu tư thích đáng để phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất song, mây, tre. So với các nước trong khu vực tiềm năng của Việt Nam là không nhỏ nên cần phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng song, mây, tre tăng nhanh kim ngạch, để không dừng lại ở mức sau.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre của Việt Nam
(Đơn vị tính: 1.000 USD)
Năm
2000
2001
2002
2003
Tổng
Tổng kim ngạch
38.82
40.497
43.163
46.72
297.4
(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)
Tóm lại, qua một số vấn đề lý luận chung trên đây cho ta thấy rõ hơn về xuất khẩu và những hoạt động của doanh nghiệp thương mại, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam khi ra nhập WTO. Chương một còn đề cập đến những thuậnlợi và khó khăn về đặc điểm sản xuất và chế biến hàng song, mây, tre của Việt Nam. Nước ta có nhiều thuận lợi như: có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có nhiều đức tính tốt phù hợp với ngành nghề thủ công truyền thống này; có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm là môi trường thích hợp với sự phát triển của cây song, mây, tre vì vậy mà hầu hết các các địa phương trong cả nước đều có thể trồng được cây nguyên liệu này; công cụ sản xuất đơn giản dễ chế tạo nên ai cũng có thể sử dụng. Song song với những thuận lợi kể trên, ngành xuất khẩu hàng song, mây, tre cũng gặp phải những khó khăn như: Việt Nam chưa có chiến lược lâu dài cho việc phát triển ngành hàng song mây tre xuất khẩu, chưa thấy hết được ý nghĩa xã hội trong việc phát triển ngành hàng sẽ tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và thu về cho Nhà nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Ngoài ra Việt Nam còn gặp những khó khăn về khí hậu, nguồn nguyên liệu, công cụ sản xuất , những khó khăn này cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu song, mây, tre của Việt Nam.
Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam nói trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty Đông Nam á, vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong chương hai.
Chương 2
Tình hình xuất khẩu hàng song, mây, tre tại công ty đông Nam á
2.1 Vài nét khái quát về công ty TNHH Đông Nam á
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Đông Nam á là công ty xuất khẩu hàng song, mây, tre có tên giao dịch quốc tế là: South East Asia company limited. Công ty được thành lập ngày 1/10/2000 theo quyết định của Bộ Thương Mại, có văn phòng đại diện tại Phòng 502-610, Toà nhà CFM, 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.
Năm 2000 công ty bắt đầu đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc, công ty đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 2001 công ty có những khách hàng đầu tiên, năm 2002 đi dần vào ổn định. Đến năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt xấp xỉ 400,000USD, xuất khẩu sang 11 thị trường với 8 quốc gia trên thế giới. Ban đầu công ty có khoảng 15 cán bộ công nhân viên với 3 cơ sở sản xuất, 1 văn phòng đại diện tại Phòng 502- 610, Toà nhà CFM, 23 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội và 1 văn phòng đại diện tại TP - Hồ Chí Minh.
Công ty có vốn pháp định là 5tỷ VNĐ. Có tài khoản tiền Việt và ngoại tệ tại các ngân hàng khác nhau để đa dạng hóa các hoạt động giao dịch như: Vietcombank, Techcombank, ACB, Habubank.
Đến nay, công ty đã có đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, có trình độ cao đẳng, đại học với các cơ sở sản xuất tại 3 làng nghề ở Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Đông Nam á
P.Kinh Doanh 1
P.Kinh Danh 2
P. Tổ Chức
P.Kế Hoạch
Phó Giám Đốc
Giám Đốc
P. Giới thiệu sản phẩm
P.Kế Tóan
Tài Chính
* Quyền hạn của công ty
Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế với tất cả các tổ chức và cá nhân trong nước và quốc tế, mở rộng văn phòng đại diện của mình ở tất cả các nước trên thế giới đã có thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong nước và ngoài nước. Được quyền bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty kinh doanh hạch toán độc lập, có con dấu công ty.
* Ban giám đốc
Xuất phát từ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ và qui mô hoạt động của mình, công ty đã xây dựng bộ máy quản lý gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
Giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, các cán bộ công nhân viên về mọi mặt hoạt động của công ty quản lý.
Một phó giám đốc công ty là người giúp việc và tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực được phân công.
* Các phòng ban và đơn vị trực thuộc.
Phòng tổ chức: Xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh xuất khẩu của công ty với phương châm gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học. Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ, sử dụng cán bộ đúng năng lực, đúng chuyên môn, xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, lựa chọn phương thức trả lương ngoài ra còn làm công tác chính sách xã hội. Có trách nhiệm tổ chức công tác hành chính quản trị, đối nội và đối ngoại, mua sắm các trang thiết bị văn phòng, tổ chức bố trí nơi làm việc, phòng họp, phòng hội thảo... Quản lý và điều hành đội xe phục vụ cho hoạt động của công ty. Bảo vệ, quản lý người ra vào công ty, quản lý vật tư tài sản của công ty trong và ngoài giờ làm việc.
Phòng kế toán - tài chính: Có trách nhiệm quản lý tiền vốn, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính, hạch toán giá thành, hàng tháng, hàng quí, hàng năm phải lập báo cáo định kỳ, lên bảng cân đối tài sản, lập kế hoạch thu chi trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã được thực hiện.
Phòng kế hoạch: Đây là phòng trung tâm của công ty, quyết định sự tồn tại của công ty, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong công tác thị trường. Phát triển thị trường cũ xây dựng thị trường mới, giúp giám đốc tiếp đón, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế với các đoàn khách trong và ngoài nước. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn công ty, xây dựng chiến lược lâu dài, phát triển ngành hàng, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thu mua hàng từ nơi sản xuất.
Phòng kinh doanh 1: Chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng mây, tre đan.
Phòng kinh doanh 2: Chuyên kinh doanh xuất khẩu hàng song mây
Ngoài các phòng ban thuộc khối văn phòng, Công ty Đông Nam á còn có 1 chi nhánh tại số 91 Nguyễn Thái Học - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh. Chi nhánh này có nhiệm vụ thay mặt cho công ty tiếp đón tất cả các đoàn khách đến giao dịch, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế với công ty khi họ đến TP Hồ Chí Minh. Giúp công ty giữ vững và phát triển thị trường ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ở phía Nam. Thay mặt công ty xuất khẩu những mặt hàng mà khách hàng yêu cầu xuất khẩu qua cảng Sài Gòn. Các cơ sở sản xuất của công ty nằm rải rác ở các địa phương như: Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định với chức năng sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ song mây tre và làm theo các mẫu mã có sẵn từ phía bạn hàng. Tổng số nhân viên của công ty đến năm 2005 là 30 người, phần lớn là đạt trình độ đại học (60%), đặc biệt là 100% cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu đều có trình độ đại học, đây là một ưu thế của công ty về mặt nhân lực.
2.2 Thực tế xuất khẩu hàng song mây tre của công ty Đông Nam á
2.2.1 Động thái xuất khẩu
Công ty thực hiện nghiệp vụ chủ yếu là sản xuất và chế biến hàng song mây tre như: mây tre đan, song mây.
Hình 1 thể hiện giá trị hàng xuất khẩu của công ty Đông Nam á từ năm 2001 đến năm 2005.
Hình 1 : Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu của công ty
Đông Nam á từ năm 2001 đến năm 2005
(Chú thích: hàng mây tre đan: là sản phẩm sản xuất ra sử dụng nguyên liệu là mây và tre. Còn mặt hàng song mây là sản phẩm sản xuất ra sử dụng nguyên liệu chính là song, mây là sản phẩm phụ)
Qua hình1 ta nhận thấy tổng kim ngạch xuất khẩu cuả công ty Đông Nam á trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 đã tăng lên. Trong đó hàng mây tre đan chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty đã tăng lên khá nhanh và đều đặn. Cụ thể là năm 2001 tỷ trọng mặt hàng này chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty thì đến năm 2005 là 75%. Có được sự phát triển như vậy là do trong thời gian này công ty đã cải tiến mẫu mã, đưa ra được nhiều mẫu mã mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Mặt khác, hàng mây tre thường là những sản phẩm gọn gàng, nhỏ nhẹ như: túi xách, giỏ làn, mành tre, chiếu, …đều là những mặt hàng dễ vận chuyển nên mặt hàng này ngày càng chiếm được tỷ trọng cao hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Hàng song mây chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và tỷ trọng này đang giảm dần từ 38% năm 2001 xuống còn 25% năm 2005. Sở dĩ hàng song mây giảm liên tục như vậy là do những mặt hàng này rất cồng kềnh nên trong quá trình vận chuyển gặp nhiều khó khăn, chi phí vận chuyển cao.
Trước kia công ty chỉ kinh doanh các mặt hàng đơn điệu, chưa chú trọng đến tính thẩm mỹ và thị hiếu khách hàng thì đến nay công ty đã đầu tư thiết kế mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh những mặt hàng kinh doanh truyền thống như: giỏ mây tre, mành tre, chiếu, bàn, ghế song mây… công ty đã có thêm mặt hàng khác như tủ, giường song mây, tranh nghệ thuật song mây... đã góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu của công ty. Hơn nữa các mặt hàng này không chỉ dừng lại ở các mặt hàng thiết yếu mà còn có các mặt hàng xa xỉ. Khi đời sống của con người tăng lên thì nhu cầu làm đẹp cũng tăng theo, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu phát triển mạnh còn thể hiện nhu cầu giao lưu văn hoá giữa các nước rất lớn bởi vì hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét truyền thống văn hoá riêng của các nước sản xuất. Chính vì vậy nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này đang rất lớn, nhất là một số sản phẩm của Việt Nam đã được đánh giá là có tính thẩm mỹ và độ tinh xảo rất cao được nhiều nước ưa chuộng.
2.2.2 Thị trường xuất khẩu của Công ty Đông Nam á
2.2.2.1 Khái quát chung
Tính đến thời điểm 2005, công ty đã có quan hệ giao dịch với 12 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có hàng trăm thương nhân và các tổ chức kinh tế có các hợp đồng xuất khẩu lớn cụ thể và thường xuyên. Trong các quan hệ buôn bán của mình, công ty luôn xác định thị trường chính là các nước ở Châu á - Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...) và EU (Pháp, Hà Lan, Đức).
Bảng 4 Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre sang thị trường các nước của công ty Đông Nam á
từ năm 2001đến năm 2005
Năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre (USD)
Số thị trường xuất khẩu (Nước)
2001
258.456
4
2002
355.393
7
2003
374.330
8
2004
414.895
11
2005
416.926
12
(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty 2001-2005 )
Qua bảng 4 cho thấy: công ty Đông Nam á đã liên tục mở rộng thị truờng xuất khẩu từ năm 2001 đến năm 2005. Cụ thể là năm 2001 công ty mới xuất sang 4 nước đạt kim ngạch 258.456 USD đến năm 2005 đã xuất khẩu sang 12 nước với tổng kim ngạch là 416.926USD
2.2.2.2 Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty Đông Nam á
* Thị trường Nhật Bản
Trong suốt 10 năm qua, Nhật Bản là nước có nhu cầu lớn nhất về nhiều loại hàng hóa xuất - nhập khẩu tại Việt Nam. Nếu xét về thị trường tiêu thụ từng nước, thì Nhật Bản là thị trường lớn nhất về lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam kể từ năm 1991 ( năm 1991 chiếm 34,5%, năm 1998 gần 16%, năm 2000 gần 19% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ).
Nhật Bản cũng là thị trường rộng lớn đối với nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, trong đó song, mây, tre là mặt hàng có nhu cầu lớn. Vì vậy Nhật Bản là nước có mức độ tiêu thụ hàng mây tre lớn nhất Châu á và cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới của công ty. Tuy nền công nghiệp chế biến phát triển mạnh nhưng với nhu cầu khổng lồ của nó, thị trường này vẫn phải nhập rất nhiều nguyên liệu. Đối với công ty Đông Nam á thì đây là một thị trường hấp dẫn và quan trọng. Xuất khẩu vào thị trường này, công ty Đông Nam á có một số thuận lợi sau:
Thứ nhất: do nhu cầu tiêu dùng mây tre trên thị trường Nhật Bản rất lớn và còn duy trì trong thời gian dài. Lý do quan trọng là người Nhật Bản có thói quen tiêu dùng mặt hàng này từ lâu đời. Theo phong tục của người Nhật Bản: tre trúc là biểu tượng của sự bình yên và cao quí. Vì vậy công ty càng phải tận dụng triệt để điều kiện này để mở rộng thị phần của mình ở Nhật Bản. Ngoài ra công ty Đông Nam á cũng cần chú ý đến việc sử dụng các hóa chất trong quá trình sản xuất hàng hóa và người Nhật rất quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường.
Thứ hai: nhu cầu hàng mây tre trên thị trường này không chỉ dừng lại ở nhu cầu thực muốn mà đã trở thành nhu cầu có thể thanh toán.
Thứ ba: Nhật Bản là nước công nghiệp hùng mạnh nên kinh tế phát triển cao, với mức GNP bình quân đầu người hàng năm là: 25.469USD. Với mức tăng GNP hàng năm là 4% vì vậy người Nhật sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm hợp với ý thích của họ.
Thứ tư: Nhật Bản thường nhập nguyên liệu là chủ yếu. Điều này làm tăng lượng xuất khẩu của công ty, vì trình độ sản xuất chế biến trong nước còn rất yếu kém, sản phẩm song, mây, tre của công ty chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao cấp của khách hàng. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn lớn cho công ty trong tương lai vì xuất khẩu nguyên liệu chỉ thu được lợi nhuận bằng một phần nhỏ của xuất khẩu thành phẩm. Do vậy công ty sẽ phải cố gắng cải tiến công nghệ để sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn cao có thể xuất khẩu ngay được.
Kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre của công ty Đông Nam á sang thị trường Nhật Bản luôn tăng lên từ 93.638USD năm 2001lên đến 183.098USD năm 2005
Bảng 5 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản của công ty
Đông Nam á trong giai đoạn 2001- 2005.
(Đơn vị: USD)
TT
Mặt hàng
2001
2002
2003
2004
2005
1
Song mây nguyên liệu
21.000
12.584
10.656
9.364
6.938
2
Hàng mây tre đan
52.928
71.886
92.360
115.379
150.246
3
Mành các loại
19.710
20.467
23.722
24.627
25.914
4
Tổng
93.638
104.937
126.738
149.364
183.098
(Nguồn: Báo cáo hoạt động xuất khẩu của công ty năm 2001-2005)
* Thị trường EU
Kể từ khi tăng thêm 10 thành viên mới ngày 1/5/2004, thị trường EU vốn đã rộng lớn nay càng rộng lớn hơn, với dân số 459 triệu người và thu nhập bình quân đầu người vào loại cao nhất thế giới nên EU được đánh giá là một thị trường có sức tiêu thụ mạnh. EU 25 thành viên có cùng chính sách thương mại và biện pháp quản lý xuất - nhập khẩu chung, là yếu tố thuận lợi cho xuất khẩu Việt Nam. Chính sách ưu đãi thuế quan phổ cập áp dụng cả 25 nước, thuế nhập khẩu mới nhìn chung thấp hơn thuế nhập khẩu cũ. Chính vì vậy mà những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này tăng nhanh, hiện nay chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Cùng với xu hướng đó kim ngạch xuất khẩu của công ty Đông Nam á vào thị trường này cũng tăng lên.
EU là khu vực mà công ty có lượng xuất khẩu rất lớn, nhất là trong mấy năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các nước này tăng nhanh trong hai năm (2004 - 2005). Sở dĩ có sự tăng nhanh là do trong thời gian này công ty nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu với số lượng mặt hàng nhiều hơn hẳn những năm trước đây. Năm 2004 so với năm 2003 thì kim ngạch tăng 20%, và năm 2005 so với năm 2004 tăng 32%. Kể từ năm 2001 đến nay kim ngạch của công ty vào thị trường này tăng 17,7% mỗi năm. Các nước Tây Ban Nha, Hà Lan, ý, Pháp, Thuỵ Điển, Đức là những khách hàng lớn của công ty ở khu vực này.
Sơ đồ dưới đây biểu thị cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng song, mây, tre của công tyvào các nước EU từ năm 2001 đến năm 2005.
Hình 2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của công ty Đông Nam á vào EU từ năm 2001 đến năm 2005.
Hình 2 cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của công ty vào thị trường EU tăng không ngừng từ 62% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2001 đến năm 2005 đã tăng lên 80%. Mặt hàng mành tre cũng rất được chú ý, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa cao, năm 2005 là 25.843USD chiếm tỷ trọng là 18%. Trong ba loại mặt hàng xuất khẩu của công ty, mặt hàng song mây có tỷ trọng giảm liên tục qua các năm, năm 2001 chiếm 27,8% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của công ty, đến năm 2005 con số này đã giảm xuống chỉ còn 2,5%. Những số liệu trên đây cho thấy mặt hàng nguyên liệu thô xuất khẩu của công ty ngày càng giảm, thay vào đó, công ty đã xuất khẩu được ngày càng nhiều những thành phẩm có giá trị kinh tế cao như: bàn ghế, giường tủ, giỏ xách…
Trong số các nước kể trên thì Hà Lan là thị trường đáng chú ý nhất, tuy Hà Lan chỉ là nước nhập khẩu hàng hóa của khu vực Đông Nam á đứng thứ hai EU, nhưng lại là nước nhập khẩu hàng song, mây, tre của các nước nhiều nhất ở khu vực này. Ngoài việc mua các sản phẩm của công ty, Hà Lan còn mua nguyên liệu và bán thành phẩm của công ty.
Xuất khẩu vào thị trường ở khu vực này công ty Đông Nam á có một số thuận lợi như sau: người tiêu dùng ở khu vực này ưa chuộng những sản phẩm đơn giản nhẹ nhàng, tiện lợi những sản phẩm này không đòi hỏi ở độ tinh xảo nên dễ sản xuất, chế biến. Thu nhập của dân cư ở khu vực này khá cao nên nhu cầu có khả năng thanh toán thuận lợi cho công ty mở rộng thị trường.
Tuy nhiên công ty cũng gặp phải một số khó khăn như thời tiết, khí hậu ở khu vực này khác hẳn với Việt Nam, do đó việc bảo quản sản phẩm sao cho phù hợp với khí hậu nước này là rất khó. Do đó, công ty phải cố gắng tìm biện pháp khắc phục sao cho giảm tối đa lượng hư hỏng hàng hoá để không ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của công ty.
* Thị trường Châu Mỹ và Châu úc
Đây là hai khu vực có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng song, mây, tre, nhưng ở cả hai khu vực này, công ty Đông Nam á mới chỉ tiến hành bán thăm dò sản phẩm nên kim ngạch xuất khẩu chưa lớn. Điều quan trọng là kết quả bán thử rất khả quan, tỷ lệ kim ngạch của công ty sang Châu úc tăng rất nhanh, trung bình từ năm 2002 đến 2005 kim ngạch tăng 2,5 lần/ năm.
Riêng các nước Mỹ và Canađa được công ty Đông Nam á xếp vào những thị trường có nhiều tiềm năng.
* Thị trường Châu Phi
Đây là thị trường khó xâm nhập do cách xa về mặt địa lý làm cho việc vận chuyển hàng hóa của công ty đến Châu Phi gặp nhiều khó khăn như: chi phí vận chuyển cao, thiếu thông tin về đối tác. Tuy nhiên đây lại là thị trường rất dễ tính, không đòi hỏi cao về thẩm mỹ, dân cư đông đúc vì vậy công ty cũng đang đầu tư tìm hiểu để không bỏ lỡ những cơ hội có thể có tại thị trường này.
Năm 2006, công ty Đông Nam á vẫn đầu tư và duy trì phát triển các mặt hàng chuyên doanh song, mây, tre xuất khẩu, cố gắng khai thác thương nhân, thị trường để phát triển mặt hàng mới. Đặc biệt là ở hai khu vực Châu á - Thái Bình Dương và EU, đồng thời vẫn duy trì phát triển các thị trường khác. Kết quả công ty đã phát triển thêm được nhiều thương nhân, ký thêm được nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng mây tre, tăng được kim ngạch xuất khẩu, đảm bảo cho công ty hoàn thành kế hoạch năm 2006 và còn kim ngạch gối đầu cho sản xuất và kinh doanh năm 2007.
2.3 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của công ty Đông Nam á.
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được
2.3.1.1 Những kết quả đạt được
Mối quan hệ với làng nghề: Trong hoạt động sản xuất, công ty Đông Nam á đã tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ thường xuyên với các làng nghề truyền thống trong nước, có thể nói đây là một điểm mạnh của công ty. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước nhưng các làng nghề truyền thống được khuyến khích phát triển. Hiện tại công ty đã có sự hợp tác với các làng nghề ở Hà Tây, Nam Định và Hưng Yên. Tại các làng nghề này, các thợ thủ công làm theo đơn đặt hàng theo yêu cầu và quy cách của công ty. Thông qua các làng nghề này, công ty có thể giải quyết được các đơn đặt hàng với khối lượng lớn đảm bảo tiến độ kinh doanh giữ được uy tín với khách hàng. Cơ cấu mặt hàng đang được đa dạng hoá, thay đổi theo thị hiếu của khách hàng và đặc điểm của từng thị trường trên thế giới, duy trì và ổn định được hoạt động kinh doanh của mặt hàng song, mây, tre.
Về thị trường: Trong kinh doanh, uy tín của công ty Đông Nam á ngày càng được khẳng định trên thị trường. Công ty luôn giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng, ngay cả những thị trường khó tính như EU và Mỹ cũng chấp nhận sản phẩm của công ty. Điều này cho thấy công ty Đông Nam á đang dần dần tạo được một thế đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu hàng song, mây, tre. Công ty cũng đã mở rộng và đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường mới là Bắc Mỹ và trong tương lai sẽ hướng tới thị trường Châu Phi, đặc biệt là thị trường Châu á với các nước lớn truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Bên cạnh việc xuất khẩu các mặt hàng song, mây, tre, công ty bắt đầu thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu uỷ thác nhằm tăng lợi nhuận kinh doanh; tổ chức gia công, mở rộng sản xuất đồ song, mây, tre,...tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người lao động.
Đối với thị trường nội địa, công ty đã biết duy trì và nhanh chóng thiết lập hệ thống các cửa hiệu bán và giới thiệu sản phẩm ở các khu vực như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh... tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế để quảng bá sản phẩm.
Hàng năm, công ty còn tổ chức các lớp học thêm để nâng cao trình độ cho đội ngũ quản lý và nâng cao tay nghề cho thợ thủ công; chú trọng đầu tư mới cho dây truyền công nghệ nhằm tăng năng suất lao động.
Về lao động: Hiện nay công ty đã có sự hợp tác với 10 nghệ nhân và một đội ngũ thợ thủ công lành nghề hơn 200 người. Những nghệ nhân này đều là những người thuộc gia đình có truyền thống làm mây tre lâu đời, nắm giữ những bí quyết của nghề nên đã tạo ra được cho công ty những mặt hàng độc đáo, đáp ứng thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh những nghệ nhân là đội ngũ thợ thủ công. Phần lớn những thợ thủ công này là con cháu của những nghệ nhân nói trên, họ tiếp nối truyền thống gia đình nên họ có lòng yêu nghề và tinh thần làm việc hăng say. Chính vì vậy mà thu nhập của người lao động cũng dần đi vào ổn địnhvà tăng lên. Năm 2003, thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động tại công ty Đông Nam á là 750 nghìn đồng, đến năm 2005 là 1,2 triệu đồng.
Về máy móc công nghệ: Công ty cũng đang từng bước trang bị máy móc thiết bị (như máy chẻ, máy mài, máy đánh bóng…) cho mỗi cơ sở sản xuất để giảm bớt công việc tay chân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V7074.DOC